-
Thông tin
-
Quiz
Đồng phạm - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Đồng phạm - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật hình sự(DHLH) 31 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Đồng phạm - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Đồng phạm - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự(DHLH) 31 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
ĐỒNG PHẠM I. Khái niệm
- Điều 17 BLHS: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng
thực hiện một tội phạm
1. Những dấu hiệu về mặt khách quan
- Có hai 2 người trở lên: Đủ điều kiện chủ thể của tội phạm (Điều 12 +
không rơi vào điều 21: Có năng lực TNHS lực điều kiển hành vi và đủ tuổi chịu TNHS>) Trong trường hợp tội phạm
được thực hiện là tội phạm có chủ thể đặc biệt thì dấu hiệu chủ thể đặc
biệt chỉ đòi hỏi ở người đồng phạm là người thực hành.
- Cùng thực hiện tội phạm: có một trong các dạng hành vi:
+ Hành vi thực hiện tội phạm: Thực hiện hành vi được mô tả trong
CTTP=> Người thực hành
+ Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm: tổ chức thực hiện hành vi
được mô tả trong CTTP=> Người tổ chức
+ Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm: Xúi giục người
khác thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP => Người xúi giục
+ Hành vi giúp người khác thực hiện tội phạm: Giúp sức người
khác thực hiện hành vi được mô tả trong CTTP => Người giúp sức
Trong đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gia nhưng không đòi
hỏi nhất thiết phải như vậy và có thể chỉ có một loại hành vi tham gia.
Người đồng phạm có thể tham gia với 1 loại hành vi nhưng cũng có thể
tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau. Họ có thể tham gia từ đầu
nhưng cũng có thể tham gia khi tội phạm đã xảy ra nhưng chưa kết thúc
Để chứng minh cùng thực hiện 1 tội phạm => Hành vi của người này là
tiền đề, tạo điều kiện cho hành vi của người khác.
- Cùng thực hiện tội phạm:
+ Có 1 trong 4 dạng hành vi
+ Hành vi của người này là tiền đề, tạo điều kiện cho hành vi của người
khá hành vi tất cả những người tham gia có sự liên hệ với nhau. Hành vi
của mỗi người là điều kiện hỗ trợ cho sự hoạt động chung. Có thể tất cả
những người đồng phạm đều trực tiếp thực hiện tội phạm và tổng hợp
hành vi của họ tạo thành hành vi phạm tội có đủ những dấu hiệu của
CTTP nhất định. Nhưng cũng có thể chỉ có một hoặc 1 số người trực tiếp
thực hiện tội phạm còn những người khac chỉ có hành vi góp phần vào
việc thực hiện tội phạm. Hậu quả thiệt hại của tội ohamj là kết quả chung
do hoạt động của tất. cả những người tham gia vào việc thực hiện tội phạm đưa lại.
2. Những dấu hiệu về mặt chủ quan. - Lỗi cố ý: + Về lí trí
Nhận thức được hành vi của mình và người khác là nguy hiểm
Thấy trước hậu quả do hành vi của mình và của người khác gây ra.
Lấy ví dụ thể hiện nhiều người cùng thực hiện tội phạm nhưng
mình không biết là họ thực hiện tội phạm cùng mình => không có đồng phạm. + Về ý chí
Mong muốn có hoạt động chung
Mong muốn (cố ý trực tiếp) hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra (cố ý gián tiếp) - Mục đích phạm tội:
+ Mục đích là dấu hiệu bắt buộc Cùng mục đích.
Chấp nhận mục đích: Chỉ ra mục đích của họ khác nhau nhưng
biết rõ mục đích của nhau.
+ Mục đích không là dấu hiệu bắt buộc => Vấn đề mục đích không đặt ra.
Trong trường hợp tội phạm được thực hiện là tội phạm có dấu hiệu bắt
buộc, đồng phạm đòi hỏi những người đồng ohamj phải có chung mục
đích được phản ánh trong CTTP hoặc biết rõ và tiếp nhận mục đích đó.
VD: Ngừi chở thuê cho những người khác trốn đi nước ngoài khi biết rõ
những người này có mục đich chống chính quyền nhân dân => Biết rõ và
tiếp nhận mục đích của nhau => Người chở thuê được coi là đồng phạm
mặc dù không có mục đích chống lại chính quyền nhân dân. Nếu không
thoả mãn dấu hiệu cũng mục đích sẽ không có đồng phạm => Chịu TNHS
độc lập với nhau. VD: A thuê B giết người với mục đích chống lại chính
quyền nhân dân nhưng B không biết mục đích đó => Không có đồng
phạm về tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.
VD: Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản => cùng mục đích là chiếm đoạt tài sản.
- Khi thực hiện hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội, mỗi người đồng
phạm không chỉ cố ý với hành vi của mình mà còn biết và mong muốn sự
cố ý tham gia của những người đồng phạm khác. Mỗi người đều biết hành
vi của mình có tính gây thiệt hại cho xã hội và đều biết người khác cũng
có hành vi như vậy cùng với mình. Nếu chỉ biết mình mà không biết
người khác cũng có hành vi như vâỵ với mình thì chưa thoả mãn dấu hiệu
lỗi cố ý trong đồng phạm => Không có đồng phạm
VD: A nói dối để mượn xe B đi trộm cắp. B biết ý định thật của A nhưng
do tức thủ kho nên đã vờ vô tình cho mượn => A chỉ biết mình có hành vi
trộm cắp mà không biết B có hành vi cố ý giúp sức mình => Không đồng phạm.
- Những trường hợp không mong muốn có sự liên kết hành vi để cùng gây
ra hậu quả thiệt hại như trường hợp nhiều người cùng múc trộm dầu trong
bể chứa của cơ quan nhưng giữa họ không có sự rủ rê là trường hợp phạm tội riêng lẻ. II.
Các loại người trong đồng phạm 1. Người thực hành
- Khoản 3 Điều 17 BLHS: Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm - 2 trường hợp:
+ Người thực hành trực tiếp: Là người tự mình thực hiện hành vi
được mô tả trong CTTP. VD: Giết người => Trực tiếp cướp tính mạng của người khác.
VD: A,B giữ nạn nhân để C để thực hiện hành vi giao cấu với nạn
nhân => Hành vi của từng người đồng phạm không thoả mãn hết
dấu hiệu của CTTP tội hiếp dâm nhưng hành vi tổng hợp của
A,B,C lại thoả mãn các dấu hiệu đó => Tất cả đều là người thực hành.
+ Người thực hành gián tiếp: Người thực hành không tự mình thực
hiện hành vi được mô tả trong CTTP mà tác động để người khác
thực hiện nhưng người bị tác động lại không phải chịu TNHS (vì
không có năng lực chủ thể)
VD: A(17), B(18), C(13), A+B xui C đâm X => tổn thương 20%
=> A,B đồng phạm => Người thực hành gián tiếp: A,B không tự
mình thực hiện hành vi đâm C mà thông qua C
VD2: A(17), B(18), C(17), A+B xui C đâm X => tổn thương 20%
=> A,B,C là động phạm => C là người thực hành trực tiếp, A là người xúi giục.
Giống giữa người thực hành gián tiếp và người xúi giục: Không tự mình
thực hiện hành vi được mô tả CTTP và đều tác động đến người khác
Khác: +Nếu người bị tác động không bị chịu TNHS => Người thực hành gián tiếp
+ Người bị tác động bị chịu TNHS => Người xúi giục 2. Người tổ chức:
- Khoản 3 Điều 17 BLHS 2015: Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu,
chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
- Người chủ mưu: Người đề xướng chủ trương, phương hướng, hoạt động
của nhóm đồng phạm. Chủ mưu có thể trục tiếp điều khiển hoạt động của
tổ chứ nhưng cũng có thể không
- Người cầm đầu: Người thanh lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào
việc soạn thảo kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng
như đôn đốc, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm.
- Người chỉ huy: Người điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang.
Người tổ chức được coi là người có hành vi nguy hiểm nhất trong vụ đồng phạm. 3. Người xúi giục
- Tác động đến ý chí của người khác, khiến người khác phạm tội.
- Là người nghĩ ra việc phạm tội và đã thúc đẩy cho tội phạm đó được thực
hiện thông qua người khác. Nhưng cũng có thể chỉ có tác động thúc đẩy
người khác thực hiện ý định phạm tội đã có. 4. Người giúp sức
- Khoản 3 Điều 17 BLHS 2015: Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh
thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm III.
Các hình thức đồng phạm
1. Theo dấu hiệu chủ quan
- Đồng phạm có thông mưu trước
- Đồng phạm không có thông mưu trước
2. Theo dấu hiệu khách quan - Đồng phạm giản đơn - Đồng phạm phức tạp
Ông A cãi nhau với vợ => ra ngoài quán uống rượu với bạn => giãi bày tâm
tư, bức xúc => B thấy chia sẻ như vậy thì “ M thì m hiền đấy, phải t t giết
chết rồi” => Ông A nghe lời đấy thì chạy wa mua 1 bịch xăng => Hắt bình
xăng vào bà vợ => Đốt