-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Động từ độc lập - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa
Động từ độc lập - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn hóa dân gian 43 tài liệu
Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Động từ độc lập - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa
Động từ độc lập - Văn hóa dân gian | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn hóa dân gian 43 tài liệu
Trường: Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Khánh Hòa
Preview text:
Động từ độc lập Mục lục 1.
Khái niệm:.........................................................................................................1 2.
Phân loại:..........................................................................................................1
Nội động từ: ( động từ vô tác).............................................................................1
Ngoại động từ: ( động từ chuyển tác)..................................................................2 1. Khái niệm:
VD: 1 vd có cả động từ độc lập và thường không dùng độc lập
Đó là các động từ có thể được dùng một mình trong một chức năng cú pháp của câu. chúng
có thể hoàn thành các chức năng cú pháp trong câu.
VD: đi, làm, chạy, nhảy, múa, bơi,.... 2. Phân loại:
Dựa vào ý nghĩa và khả năng chi phối các thành tố phụ chúng thường được phân thành hai
nhóm nội động từ và ngoại động từ
Nội động từ: ( động từ vô tác)
Ý nghĩa: chỉ hoạt động trạng thái tự thân không tác động đến một đối tượng nào khác
Hình thức kết hợp: ở trong câu chúng không thể có thành tố phụ chỉ đối tượng chịu sự tác động
Ví dụ: đi, đứng, nằm, ngồi, nghỉ ngơi, lo lắng, hồi hộp
Nội động từ gồm các nhóm nhỏ tiêu biểu như sau:
Nhóm chỉ tư thế (1) : đứng, nằm, ngồi, quỳ,.....
Nhóm chỉ sự tự di chuyển (2) : đi, chạy, bò, bay, nhảy, bơi, lặn, lê, trườn,...
Trong nhóm này có các động từ chỉ sự tự di chuyển có hướng: ra, vào, lên, xuống,
sang, qua, lại, về, lui, tiến,...
Nhóm động từ chỉ quá trình (3) : chạy, rơi, cháy, rụng, úa, héo, chết, sống,...
Nhóm chỉ trạng thái tâm lý, sinh lý(4) : băn khoăn, hồi hộp, lo sợ, đau đớn, mỏi mệt,
ray rứt, thao thức,...
Nhóm chỉ trạng thái tồn tại (5) : có, còn, mất, hết, mọc, lặn, tàn, tan tác,...
VD1: Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài (SGK Ngữ Văn 12- tập 2, trang 8)
Trong bóng tối, Mị đứng(1) im
lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng
nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi
( 2) theo những cuộc chơi, những đám chơi "Em không
yêu (4) , quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào...". Mị vùng(2) bước đi. Nhưng
tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa
đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai (3)
cỏ. Mị thổn thức (4) nghĩ mình không bằng con ngựa.
VD2: Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài (SGK Ngữ Văn 12- tập 2, trang 14) 1
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén (4)
bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị
tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây
mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây
trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng(4), Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi(2) ngay...”,
rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khụy xuống(2), không bước(2) nổi. Nhưng trước cái chết (3) có
thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên (2), chạy(2). VD3:
Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng.
Ngoại động từ: ( động từ chuyển tác)
Ý nghĩa: chỉ những hoạt động có chuyển đến, tác động đến một đối tượng nào đó
Hình thức kết hợp: Khi dùng trong câu, các động từ này thường đòi hỏi thành tố phụ chỉ
đối tượng chịu sự tác động.
Ví dụ: (động từ + thành tố phụ chỉ đối tượng): đá bóng, xây nhà, diệt giặc, phá hàng rào,
kiến thiết đất nước, lập chính quyền, xây dựng quan điểm tư tưởng...
Căn cứ vào ý nghĩa tiểu phạm trù và khả năng chi phối các thành tố phụ sau, các ngoại
động từ có thể chia tách thành một số nhóm nhỏ:
Các động từ tác động: chỉ hành động tác động vào đối tượng, hoặc làm hình thành đối
tượng, hoặc huỷ diệt đối tượng hay làm biến đổi đối tượng.
VD: ( Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài (SGK Ngữ Văn 12- tập 2, trang 4)
“Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi , thái cỏ
ngựa , dệt vải
, chẻ củi
hay đi cõng nước dưới khe
suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.”
Sau các động từ này luôn có thành tố phụ chỉ đối tượng.
Các động từ chỉ sự di chuyển đối tượng trong không gian:
VD: Trích Chiếc thuyền ngoài xa-Nguyễn Minh Châu SGK, Ngữ Văn 12 tập 2, trang 70
“ Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên
bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim, lúc ngẩng lên thấy
một chuyện hơi lạ: một chiếc thuyền lưới vó mà tôi đoán là trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo
thẳng vào trước mặt tôi .”
Sau các động từ này, ngoài bổ ngữ chỉ đối tượng còn có bổ ngữ chỉ hướng và đích dịch chuyển
Các động từ chỉ hoạt động phát nhận (cho, lấy) như: cho, tặng, trả, vay, lấy cướp,
hiến dâng , biếu, thu, nộp, lấy trộm, lấy cắp...
Đó là các hoạt động cho ai cái gì, hoặc nhận của ai cái gì.
Trong câu, các động từ này đòi hỏi hai thành tố phụ đi sau để được trọn nghĩa: thành tố phụ
chỉ vật nhận (hoặc vật phát) và thành tố phụ chỉ kẻ được nhận hoặc chịu tổn thất (kẻ phát). VD: Họ
thư viện rất nhiều sách mượn 2
Anh ấy chuyển bức thư cho tôi
VD: Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài (SGK Ngữ Văn 12- tập 2, trang 4)
“Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí , bố của
thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai
vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ.”
Các động từ chỉ hoạt động nối kết các đối tượng (ít nhất là hai) như: nói, hòa, trộn.
pha, liên kết, kết hợp, hợp nhất, thống nhất, sáp nhập,....
Chúng đòi hỏi hai thành tố phụ chỉ các đối tượng được nối kết với nhau.
VD: Trích Tranh Đông Hồ -Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam, SGK Ngữ văn 10,
Chân trời sáng tạo, tập 1, trang 84
“ Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: vỏ con điệp ( sò biển) được nghiền nát, trộn
với hồ rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó”
Các động từ chỉ hoạt động cầu khiến, sai khiến: bắt, sai, khiến, mời, đề nghị, yêu cầu,
khuyên bảo, rủ, lệnh, cử, cắt, bảo.....
Đây là các hoạt động tác động đến một đối tượng khác và khiến đối tượng này phải thực
hiện ( hoặc không thực hiện ) một hành động, hay phải chuyển sang một trạng thái nào đó.
Vì vậy trong câu, động từ loại này đòi hỏi hai thành tố phụ để trọn nghĩa:
Thành tố phụ thứ nhất chỉ đối tượng chịu sự sai khiến, thường được biểu hiện
bang danh từ (cụm danh từ) hoặc đại từ
Thành tố phụ thứ hai chỉ nội dung sai khiến, thường được biểu hiện bằng động
từ (cụm động từ). Chúng trả lời cho các câu hỏi sai khiến ai?, làm gì? VD:
Xong xuôi, ổng biểu tôi bứt
cho ổng một nắm dây cóc kèn
. Phần ổng thì lo đốn một đống
cây mốp tươi, chặt ra khúc chừng ba tấc.
(Trích Bắt sấu rừng U Minh Hạ -Sơn Nam SGK, Ngữ Văn 12 tập 2, trang 53)
Hoạt động sai khiến, cầu khiến có thể có nhiều mức độ khác nhau: bắt - yêu cầu đề nghị - mời - khuyên...
Gần với hoạt động sai khiến là hoạt động gây khiến: gây ra cho đối tượng một trạng thái nào
đó, một hệ quả nào đó. Các động từ gây khiến cũng đòi hỏi hai thành tố phụ đi sau, nhưng
thành tố phụ chỉ đối tượng có thể biểu hiện các vật.
VD: (Trích Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, SGK Ngữ Văn 12, tập 2, trang 46)
‘Tnú không cứu được vợ con. Tối đó Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh m
ột cây sắt / vào ngang bụng nó
, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó.”
VD: (Trích Bắt sấu rừng U Minh Hạ -Sơn Nam SGK, Ngữ Văn 12 tập 2, trang 53)
Xong xuôi, ổng biểu tôi bứt cho ổng một nắm dây cóc kèn. Phần ổng thì lo đốn một đống
cây mốp tươi, chặt ra khúc chừng ba tấc.
Các động từ chỉ hoạt động đánh giá đối tượng: Các động từ này cũng đòi hỏi hai thành tố phụ đi sau: 3
Thành tố phụ chỉ đối tượng chịu sự đánh giá, thường được biểu hiện bằng danh từ
(cụm danh từ) hoặc đại từ.
Thành tố phụ chỉ nội dung đánh giá, thường được biểu hiện bằng các kết cấu
(làm) + danh từ (cụm danh từ) hoặc tính từ (cụm tính từ)
Ví dụ các động từ: cho, gọi, coi, công nhận, tôn, bầu, thừa nhận, đánh giá,....
VD: Trích Buổi học cuối cùng – SGK Ngữ Văn 10, Chân trời sáng tạo, tập 2, trang 78
“Chính để tôn vinh buổi học cuối cùng này mà thầy đã vận y phục đẹp ngày chủ nhật và
bây giờ tôi hiểu vì sao các cụ già trong làng lại đến ngồi ở cuối lớp học. Điều đó như nói
rằng các cụ tiếc đã không lui tới ngôi trường này thường xuyên hơn. Dường như đó cũng là
một cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng, và để trọn đạo
với Tổ quốc đang ra đi...”
Các động từ chỉ các hoạt động cảm giác, tri giác, nhận thức, suy nghĩ, nói năng.
Ví dụ: biết, nghĩ, nói, nhận thấy, thấy, phát biểu...
Các động từ này có thể chỉ có thành tố phụ chỉ đối tượng đi sau (được biểu hiện bằng danh
từ, cụm danh từ, đại từ), chẳng hạn: ( giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt – Bùi Minh Toán (Chủ
biên), Nguyễn Thị Loan trang 40 Tôi biết nó Tôi thấy cái ô tô
Nhưng các động từ này có thể có thành tố phụ chỉ nội dung cảm nghĩ nói năng. Loại thành
tổ phụ này có đặc điểm:
- Có cấu tạo là một cụm chủ vị:
- Có thể liên kết với động từ nhờ các quan hệ từ như rằng hoặc là.
VD: giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt – Bùi Minh Toán (Chủ biên), Nguyễn Thị Loan trang 40
Tôi biết là nó đi vắng
Nó thấy rằng cái ô tô chở đầy hàng
VD: Trích Vợ Nhặt – Kim Lân, SGK Ngữ Văn12, tập 2, trang 30
“Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn
nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy
ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.”
Giữa các tiểu loại và các nhóm động từ trên đây không phải có một đường ranh giới tuyệt
đối. Khi sử dụng trong hoạt động giao tiếp, các động từ có thể có sự chuyển hoá chuyển tiểu
loại, chuyển nhóm. Khi đó cả ý nghĩa của động từ, cả khả năng chi phối các thành tố phụ cũng thay đổi.
Ví dụ: động từ cho 4
- Là động từ phát nhận: chỉ hoạt động cho ai cái gì, và chi phối hai thành tố phụ chỉ người
nhận và vật đem cho (đều được biểu hiện bằng danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ)
VD: Nó cho tôi nhiều tiền. (giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt – Bùi Minh Toán (Chủ biên),
Nguyễn Thị Loan trang 40)
- Là động từ sai khiến (với nghĩa cho phép, tạo điều kiện) biểu hiện hoạt động tạo điều kiện
cho ai làm việc. Nó cũng chỉ phối hai thành tố phụ: một chỉ đối tượng (biểu hiện bằng danh
từ, cụm danh từ, đại từ) còn một chỉ nội dung sai khiến (được biểu hiện bằng động từ, cụm động từ). Ví dụ: Thầy giáo
cho học sinh nghỉ (giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt – Bùi Minh Toán (Chủ
biên), Nguyễn Thị Loan trang 40)
- Là động từ đánh giá (với nghĩa coi, công nhận), biểu hiện hoạt động công nhận ai là gì,
hoặc có phẩm chất gì. Nó cũng chi phối hai thành tố phụ, nhưng ngoài thành tố phụ thứ nhất
chỉ đối tượng, còn có thành tố phụ thứ hai chỉ nội dung đánh giá (có dùng từ là hoặc từ làm). Vi du: Tôi
cho anh ấy là người can đảm (giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt – Bùi Minh Toán
(Chủ biên), Nguyễn Thị Loan trang 41) NHẬN XÉT
- BÀI LÀM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG, VD PHONG PHÚ
- Cần hệ thống lại các nội dung đã trình bày
- Có bài tập vận dụng để khắc sau kiến thức, qua đó có thể kiểm chứng mức độ nhận
thức vấn đè của các bạn. Cần đề nghị các bạn cùng tương tác bài tập vận dụng. - 5