FDI 2022 - Môn quản trị học - Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng
Nếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định thời hạn hoạt động thì tối thiểu thời hạn phải còn là 1 năm, tính từ ngày nộp hồ sơ mở chi nhánh công ty. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 49551302
ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CHI NHÁNH CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép thành lập chi nhánh khi đảm bảo các điều kiện sau:
1. Công ty nước ngoài phải hoạt động liên tục tối thiểu 5 năm, kể từ ngày được cấp giấy phép kinh doanh;
2. Nếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài quy định thời hạn hoạt động thì tối thiểu thời hạn phải còn là 1 năm, tính từ
ngày nộp hồ sơ mở chi nhánh công ty;
3. Ngành nghề hoạt động của chi nhánh phải dựa theo ngành nghề kinh doanh của
doanh nghiệp nước ngoài (trụ sở chính);
4. Nội dung hoạt động của chi nhánh phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong
các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
5. Công ty nước ngoài phải thuộc quốc gia, lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật công nhận tại các quốc gia, lãnh thổ đó;
6. Nếu chi nhánh công ty nước ngoài không đảm bảo được điều kiện 4 và điều kiện
5 thì thủ tục thành lập chi nhánh công ty nước ngoài phải được Bộ trưởng Bộ quản
lý chuyên ngành chấp thuận.
HỒ SƠ THÀNH LẬP CHI NHÁNH DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Để làm thủ tục mở chi nhánh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bộ hồ sơ bao gồm:
1. Thông báo thành lập chi nhánh công ty;
2. Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh công ty;
3. Quyết định thành lập chi nhánh của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/hội đồng quản trị;
4. Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh của hội đồng thành viên/hội đồng quản trị;
5. Văn bản bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh công ty;
6. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất làm trụ sở chi nhánh (*);
7. Bản sao điều lệ nội dung hoạt động của chi nhánh công ty; lOMoARcPSD| 49551302
8. Bản sao công chứng GPKD/các giấy tờ có giá trị tương đương;
9. Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh công ty;
10.Bản sao BCTC có kiểm toán/văn bản xác nhận nghĩa vụ thuế năm tài chính gần nhất. Lưu ý :
Tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thành tiếng Việt và công chứng.
(*) Đối với mục 6, tùy trường hợp mà bạn có thể sử dụng 1 trong các loại giấy tờ sau:
Bản sao biên bản ghi nhớ; Thỏa thuận thuê địa điểm; Bản sao tài liệu chứng minh thương
nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở chi nhánh; Bản sao tài liệu về
địa điểm dự kiến đặt trụ sở chi nhánh nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật
Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác
theo quy định của pháp luật.
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty có
vốn đầu tư nước ngoài
Theo quy định tại Biểu cam kết WTO, quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư thì
đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập công ty tại Việt Nam tùy theo
lộ trình cam kết sẽ được thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại chính
địa phương có trụ sở công ty hoặc tại các tỉnh thành khác của Việt Nam. Cũng theo biểu
cam kết WTO, hầu hết các công ty kinh doanh về sản xuất, và các ngành dịch vụ ngay
sau khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có nhu cầu phát sinh
thêm hoạt động kinh doanh tại các địa điểm nằm ngoài trụ sở chính của công ty đều có
quyền thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh theo thủ tục và hồ sơ như sau: Hồ sơ và
hướng dẫn ký hồ sơ thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài lOMoARcPSD| 49551302 STT Tên tài liệu Số lượng Ký đóng dấu Nội dung 1.
Thông báo thành lập chi nhánh 03
Đại diện theo pháp luật ký, đóng dấu tại trang cuối 2.
Quyết định thành lập chi nhánh 03
Chủ sở hữu ký, đóng dấu tại trang cuối 3.
Quyết định bổ nhiệm người 03
Đại diện ký đóng dấu tại cuối trang đứng đầu chi nhánh 4.
Biên bản hop về việc thành lập 03
Chủ tọa ký, đóng dấu, thư ký ký chi nhánh 5.
Thông báo mẫu dấu chi nhánh 03
Đại diện theo pháp luật ký, đóng dấu tại trang cuối 6. Hợp đồng ủy quyền 03
Đại diện theo pháp luật ký, đóng dấu tại trang cuối 7.
Bản sao Giấy chứng nhận đăng 02 ký doanh nghiệp 8.
Bản sao Chứng minh thư nhân 02
dân của người đứng đầu chi nhánh 9.
Hồ sơ theo điều kiện các ngành 03
nghề kinh doanh có điều kiện
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài
• Công ty có vốn đầu tư nước ngoài sau khi được thành lập tại Việt Nam theo quy định
của Luật Doanh nghiệp là pháp nhân Việt Nam do đó, thủ tục thành lập chi nhánh công
ty có vốn đầu tư nước ngoài được áp dụng như công ty vốn Việt Nam.
• Thời gian hoàn thành thủ tục thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài đối
với các công ty kinh doanh ngành nghề không có điều kiện từ 04-6 ngày bao gồm cả thủ tục khắc con dấu.
• Đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh ngành nghề có điều kiện như
y tế, giáo dục, bảo hiểm, du lịch, vận tải, thương mại,… thủ tục thành lập chi nhánh thông
thường từ 30-45 ngày do phải thực hiện thẩm tra xin ý kiến các bộ ban ngành, hoặc chấp
thuận đủ điều kiện hoạt động liên quan. Riêng đối với chi nhánh hoạt động thương mại
hàng hóa phải xin giấy phép thành lập cơ sở bản lẻ thứ nhất tại Sở Công thương. lOMoARcPSD| 49551302
Hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật Việt Nam
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP thì hợp pháp hóa lãnh sự
là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chức danh trên giấy
tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt
Nam. Tức là các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để được công nhận và có giá trị sử dụng
tại Việt Nam cần phải thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự. Ví dụ như các loại giấy tờ trong
hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy Chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp… là giấy tờ của nước ngoài như: Giấy Chứng nhận thành lập của tổ chức tại
nước ngoài, hộ chiếu của người nước ngoài, báo cáo tài chính, xác nhận nghĩa vụ thuế
của tổ chức tại nước ngoài…
Dựa trên kinh nghiệm tư vấn và làm việc với khách hàng nước ngoài, Công ty Luật Việt
An nhận thấy nhiều nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn với vấn đề này. Công ty Luật
Việt An xin tổng hợp và gửi đến Quý Khách hàng một số thông tin cơ bản liên quan như sau:
Tài liệu không cần thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự:
• Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam
và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
• Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
• Giấy tờ, tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
• Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu
phải hợp pháp hóa lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài. Nơi thực hiện:
Tại nước ngoài:
Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam tại nước ngoài là các cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện
chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Tại Việt Nam:
Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan được giao thẩm quyền
hợp pháp hóa lãnh sự trong nước. Ngoài ra, 26 Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương cũng được Bộ Ngoại giao ủy quyền thực hiện hợp pháp
hóa lãnh sự. Quý Khách hàng tham khảo danh sách này tại Cổng thông tin điện tử về
công tác lãnh sự của Bộ Ngoại giao: https://lanhsuvietnam.gov.vn.
Các giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự: lOMoARcPSD| 49551302
• Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
• Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
• Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
• Giấy tờ, tài liệu có chữ ký, con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc. Giấy tờ,
tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các tài liệu sử dụng khi làm việc với cơ quan nhà
nước phải bằng tiếng Việt. Vì vậy, trong một số trường hợp, sau khi tài liệu được hợp
pháp hóa lãnh sự, phải được dịch sang tiếng Việt và chứng thực một lần nữa mới sử
dụng để làm việc với cơ quan nhà nước tại Việt Nam.