Flickr - nội dung làm bài đồ án cuối kỳ - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Flickr - nội dung làm bài đồ án cuối kỳ - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
Flickr 1. Giới thiệu
Loại trang web: Dịch vụ lưu trữ hình ảnh, video. Ngôn ngữ:
English, French, German, Chinese, Indonesian, Italian,
Korean, Portuguese, Spanish, Vietnamese. Thành lập:
Vancouver, British Columbia, Canada, February 10, 2004. Trụ sở chính: San Francisco, California, U.S Cha đẻ: Stewart Butterfield. Caterina Fake. Công ty: Ludicorp (2004-2005). Yahoo! Inc (2005-2017). Oath (2017-2018). SmugMug (2018-present). Người dùng: 112 million.
Phí tiêu dùng: Flickr Pro, có giá 5,99 đô la một tháng (hoặc 4,17 đô la một
tháng nếu bạn trả tiền hàng năm). Nhưng nếu bạn muốn
duy trì gói miễn phí và có hơn 1.000 ảnh, bạn sẽ muốn
chuyển tất cả ảnh của mình sang một dịch vụ khác, chẳng hạn như Google Photos.
Flickr là một trang mạng và bộ dịch vụ web chia sẻ hình ảnh, và một nền
tảng cộng đồng trực tuyến, được xem như một kiểu mẫu sớm nhất cho ứng dụng Web 2.0
Flickr là một dịch vụ hỗ trợ quảng cáo, miễn phí cho công chúng, cho
phép người dùng tải ảnh kỹ thuật số lên từ máy tính của họ và chia sẻ
chúng trực tuyến với các nhóm riêng tư hoặc thế giới nói chung. Vào đầu
những năm 2000, nó đã giành được một đội ngũ những người đam mê
đang phát triển nhanh chóng nhờ sức mạnh của nhiều tính năng mạng xã
hội, đáng kể nhất là khả năng người dùng thảo luận về ảnh trực tuyến.
Stewart Butterfield và Caterina Fake ra mắt Flickr vào năm 2004.
Cải tiến quan trọng ban đầu của nó là sử dụng “gắn thẻ miễn phí”, một tính
năng cho phép người dùng liên kết các thẻ siêu dữ liệu, từ khóa có thể tìm
kiếm của sáng tạo của riêng họ với bất kỳ bức ảnh nào họ đã xem, do đó
tạo ra một mạng lưới liên kết rộng lớn và cho phép người dùng trên khắp
thế giới khám phá tác phẩm của nhau. Bằng cách phát triển một “nền tảng
dân gian” mở rộng nhưng không bị kiểm soát, Flickr đã tiết kiệm được chi
phí quá cao cho việc tạo các liên kết và nhóm tập trung.
Flickr có một kho hình có đến 6 tỷ hình ảnh (tính đến tháng 8 năm 2011).
Tháng 3 năm 2013 đã có tổng số 87 triệu thành viên chính thức và hơn 3,5
triệu bức ảnh mới được tải lên mỗi ngày. 2. Lịch sử
Flickr được phát triển bởi Ludicorp, một công ty được thành lập vào năm
2002 ở Vancouver, British Columbia, Canada. Ludicorp phát hành Flickr
vào tháng 2 năm 2004. Dịch vụ gốc chưa có công cụ ban đầu được tạo ra
cho Game Neverending của Ludicorp, một trò chơi trực tuyến nhiều người
chơi. Flickr đã thông qua một dự án khả thi hơn và dự án Game
Neverending được xếp vào tủ.
Hiện thân ban đầu của Flickr tập trung vào phòng chat tập thể có tên gọi là
FlickrLive với khả năng trao đổi hình ảnh thời gian thực. Cũng có sự nhấn
mạnh trong việc thu thập hình ảnh tìm thấy trên web chứ chưa phải là hình
ảnh do người dùng chụp. Những thay đổi sau đó tập trung hơn vào việc tải
hình lên và sắp xếp ở phía sau cho người dùng cá nhân và phòng chat lùi
lại ở sơ đồ web. Nó đã bị được loại bỏ khi hệ thống phía sau của Flickr
thay đổi để loại bỏ nền tảng mã của Game Neverending.
Một số tính năng chủ chốt của Flickr không thuộc về bản ban đầu là thẻ
ghi ảnh, đánh dấu ảnh làm ảnh ưa thích, nhóm các ảnh với nhau theo sở
thích, đang chờ được cấp bằng sáng chế.
Vào tháng 3 năm 2005, Công ty Yahoo! đã mua lại Ludicorp và Flickr.
Trong suốt tuần lễ ngày 28 tháng 6 tất cả các nội dung đã được chuyển từ
máy chủ ở Canada sang máy chủ ở Hoa Kỳ, dẫn đến tất cả các dữ liệu đã
được chuyển sang luật liên bang của Hoa Kỳ. Flickr đã trở thành một dịch
vụ chia sẻ ảnh thống trị, tăng danh sách người dùng đã đăng ký từ 250.000
lên hơn 2.000.000 trong vòng chưa đầy một năm.
Vào ngày 16 tháng 5 năm 2006 Flickr đã cập nhật dịch vụ từ
bản Beta sang "Gamma" với sự thay đổi về thiết kế và cấu trúc. Theo trang
các câu hỏi thường gặp, thuật ngữ "Gamma", hiếm khi dùng trong quy
trình phát triển phần mềm, có nghĩa là một cách dùng châm biếm để chỉ
rằng dịch vụ lúc nào cũng được kiểm tra bởi người dùng, và nó sẽ không
bao giờ ngừng phát triển. Đối với tất cả các tính năng, thì dịch vụ hiện nay
được xem là một bản phát hành ổn định.
Vào ngày 29 tháng 12 năm 2006 giới hạn tải lên đã được tăng lên 100MB
một tháng (từ 20MB) và bỏ Tài khoản cấp cao, cho phép tải lên không giới
hạn dành cho những tài khoản này (lên tới 2GB mỗi tháng).
Vào tháng 1 năm 2007, Flickr thông báo rằng thành viên "Old Skool",
những thành viên có từ trước khi Yahoo! sở hữu, sẽ được yêu cầu phải tích
hợp tài khoản của họ vào Yahoo! ID trước ngày 15 tháng 3 để tiếp tục sử
dụng dịch vụ This move was criticized by some users.
Flickr sau đó đã thêm giới hạn là 3.000 địa chỉ liên lạc và 75 thẻ thông tin
cho hình. Những tài khoản trước đây có trên 3.000 liên hệ sẽ không thể
thêm được nữa cho đến khi loại bỏ bớt, giới hạn thẻ cũng được áp dụng
tương tự. Giới hạn về liên hệ không còn tồn tại.
Vào tháng 6 năm 2007 Flickr đổi dòng ghi chú trên logo, giờ là 'Flickr
LOVES YOU' thay vì 'Flickr GAMMA'. Logo Flickr loves you 3. Tính năng Tổ chức
Flickr cho phép người đăng hình xếp thể loại cho hình bằng cách sử dụng
"thẻ" từ khóa (một dạng siêu dữ liệu), cho phép người tìm kiếm dễ tìm
hình liên quan đến chủ đề như tên nơi chốn hoặc chủ đề. Flickr cho phép
tiếp cận nhanh vào hình được ghi thẻ với những khóa phổ biến nhất. Vì nó
hỗ trợ thẻ quyền do người dùng tạo ra, Flickr liên tục được ghi chú như
một hình mẫu cơ bản của việc sử dụng tốt folksonomy, mặc dù Thomas
Vander Wal cho rằng Flickr không phải là ví dụ tốt nhất của
folksonomy. Ngoài ra, Flickr là webite đầu tiên hiện thực mây thẻ.
Flickr cũng cho phép người dùng xếp thể loại hình vào "tập hợp", hoặc
nhóm hình ảnh có cùng tựa đề. Tuy nhiên, tập hợp thì uyển chuyển hơn
phương pháp tổ chức tập tin dựa theo thư mục truyền thống, vì một hình
có thể thuộc về một tập hợp, nhiều tập hợp, hoặc chẳng tập hợp nào cả.
(Nguyên lý này tương tự như "nhãn" trong Gmail của Google). Các tập
hợp của Flickr đại diện một dạng siêu dữ liệu hơn là cấu trúc vật lý.
Những tập hợp có thể được nhóm thành "bộ sưu tập", và bộ sưu tập lại
được nhóm lại trong những bộ sưu tập lớn hơn.
Cuối cùng, Flickr cho phép một API dịch vụ web toàn diện cho phép lập
trình viên tạo ra các ứng dụng có thể thực hiện hầu hết bất cứ chức năng
nào mà người dùng có thể làm được trên trang Flickr. Quản lý truy cập
Flickr cung cấp cả lưu trữ hình ảnh ở mức độ riêng tư và công cộng.
Người dùng khi tải một hình lên có thể thiết lập quản lý tính riêng tư và
xác định ai sẽ có thể xem được hình đó. Một bức ảnh có thể được gắn cờ
công cộng hoặc riêng tư. Hình riêng tư chỉ hiện hữu đối với người tải lên,
nhưng họ chúng cũng có thể được đánh dấu để bạn bè hoặc gia đình cũng
xem được. Những thiết lập về tính riêng tư cũng được quyết định bằng
cách thêm ảnh từ loạt ảnh của người dùng vào "group pool". Nếu một
nhóm là riêng tư thì tất cả các thành viên trong nhóm có thể xem. Nếu một
nhóm là công cộng thì bức ảnh cũng trở nên công cộng. Flickr cũng cung
cấp một "danh sách địa chỉ" có thể dùng để quản lý việc truy cập hình ảnh
đối với một số người dùng nhất định tương tự như LiveJournal.
Vào mùa thu 2006 Flickr tạo một hệ thống "guest pass" cho phép hình ảnh
riêng tư có thể được chia sẻ với những người không phải thành viên Flickr.
Ví dụ, một người có thể gửi email đến cha mẹ mình, những người có thể
không hề có tài khoản tại Flickr để cho phép họ xem ảnh riêng tư của
mình. Thiết lập này cho phép nhiều ảnh chia sẻ cùng lúc, hoặc tất cả các
ảnh dưới một thể loại riêng tư nào đó (bạn bè hoặc gia đình).
Vào tháng 3 năm 2007, Flickr thêm quản lý lọc nội dung mới cho phép
thành viên xác định mặc định loại hình ảnh nào họ thường tải lên (hình
chụp, tranh vẽ, hoặc hình chụp màn hình) và hình của họ "an toàn" (có
nghĩa là không vi phạm bất cứ điều gì) hay không, cũng như xác định từng
thông tin cá nhân cho từng ảnh. Thêm vào đó, người dùng có thể xác định
cùng tiêu chí khi tìm kiếm ảnh. Có một số hạn chế về tìm kiếm đối với vài
loại người dùng: người dùng không phải thành viên phải luôn dùng
SafeSearch, sẽ xóa các ảnh được ghi chú là có thể vi phạm điều gì đó,
trong khi thành viên có tài khoản Yahoo! được chỉ định là chưa đủ tuổi vị
thành niên có thể dùng SafeSearch hoặc SafeSearch vừa phải, nhưng
không thể tắt SafeSearch hoàn toàn.
Nhiều thành viên cho phép mọi người xem ảnh, tạo thành một cơ sở dữ
liệu cộng tác lớn gồm các hình được phân loại. Mặc định, những thành
viên khác có thể để lại bình luận về bất cứ hình gì có quyền xem, và trong
một số trường hợp thêm vào danh sách các thẻ ghi chú đi kèm với ảnh.
Tương tác và tương thích
Tính năng của Flickr bao gồm RSS và Atom feed và một API cho phép lập
trình viên độc lập mở rộng dịch vụ.
Tính năng nền tảng của trang dựa trên HTML và HTTP chuẩn, cho phép
tương thích rộng với các hệ điều hành và trình duyệt web. Organizr sử
dụng Ajax, phù hợp với phần lớn các trình duyệt hiện đại nhất, và phần lớn
các giao diện ghi thẻ và soạn thảo khác cũng sở hữu tính năng Ajax..
Hình có thể được đăng vào bộ sưu tập của người dùng thông qua đính kèm
email, cho phép tải lên trực tiếp từ nhiều điện thoại chụp hình và ứng dụng tương thích email.
Flickr đã được nhiều người dùng web xem là trang lưu trữ hình chính của
họ, đặc biệt là thành viên của các cộng đồng weblog. Thêm vào đó, nó phổ
biến với người dùng Linux và Macintosh, những người thường bị khóa
khỏi các trang chia sẻ hình vì nó yêu cầu phải cài đặt Windows/Internet
Explorer thì mới hoạt động được.
Flickr sử dụng vi định dạng Geo trên trang dành cho hơn 3 triệu hình được đánh thẻ Geo. Lưu trữ
Với tài khoản miễn phí, người dùng chỉ xem được 200 ảnh gần nhất mà họ
đã truyền lên. Những hình cũ hơn không bị xóa, và vẫn có thể xem được
qua URL (ví dụ liên kết từ trang web khác); tuy nhiên, họ sẽ không còn có
thể tiếp cận vào thẻ hình hoặc sửa chữa nó từ tài khoản Flickr được nữa.
Tài khoản miễn phí không hoạt động trong 90 ngày liên tục sẽ tự động bị xóa. Lọc nội dung
Vào mùa xuân năm 2007 Flickr giới thiệu bộ lọc bắt buộc đối với tất cả
các hình và sẽ được kiểm tra lại để thiết lập mức độ phù hợp. Mặc định tất
cả các tài khoản Flickr được thiết lập trạng thái thích hợp cho thiểu sổ và
người dùng phải đổi chúng trong tài khoản của họ.
Flickr từ đó sử dụng thiết đặt này để thay đổi mức độ truy cập đến những
nội dung "không an toàn" đối với một số nước, bao gồm Hàn Quốc, Hồng
Kông, và Đức. Người dùng ở Đức đã phản đối việc mình bị gán quá ít
quyền lợi vào mùa hè năm 2007.
Bộ lọc của Flickr giả thiết rằng tất cả đều không an toàn và không nên đưa
ra công cộng cho đến một người trong đội ngũ quản lý xác nhận rằng tài
liệu đó là an toàn. Cho đến khi điều này xảy ra những người không có tài
khoản Yahoo và Flickr tài liệu không thể xem được chúng. Không có cách
nào vượt qua vấn đề ngoài việc nhận được sự đảm bảo từ quản lý Flickr.
Vào thời điểm viết bài, điều này có thể kéo dài đến một tháng.
Một trang Flickr không được đánh dấu an toàn chỉ có thể xem được bởi
những người trong cộng đồng đã đặt bộ lọc của họ cao hơn mặc định. Giấy phép
Flickr cho người dùng khả năng phát hành ảnh của họ dưới một số giấy
phép sử dụng chung. Những tùy chọn giấy phép chủ yếu bao gồm Creative
Commons 2.0 dựa trên ghi công và các giấy phép quản lý nội dung nhỏ -
mặc dù không cho chọn quy định và giấy phép cụ thể theo phiên bản. Như
đối với "tags", trang web cho phép dễ dàng tìm kiếm chỉ những hình có
giấy phép cụ thể nào đó.
Tích hợp với Yahoo Web Search
Từ ngày 24 tháng 8 năm
, một số tìm kiếm trên web 2006 Yahoo! sẽ trả về
kết quả hình ảnh từ Flickr, ví dụ như "ảnh vui" hay "ảnh du lịch".
4. Hướng dẫn cách sử dụng Flickr trên điện thoại
Cách tạo Album trên Flickr
Bước 1: Vuốt sang phải để vào mục cá nhân như trong hình >
chọn Camera Roll ( cuộn camera ) sau đó tiếp tục chạm vào Select
để chọn hình ảnh muốn thêm vào album
Lưu ý: để ảnh xuất hiện trong mục Camera roll (cuộn camera) người dùng
bắt buộc phải sử dụng camera để chụp ảnh. Kéo sang tab cuối cùng để vào
ứng dụng camera và tiến hành chụp những bức ảnh mong muốn và tạo hiệu ứng cho ảnh.
Hình ảnh hướng dẫn người dùng cách sử dụng Flickr: cách tạo album trên Flickr
Bước 2: Chạm vào hình ảnh muốn thêm vao album hoặc chạm
vào thời gian để chọn toàn bộ ảnh được tạo trong khoảng thời gian đó.
Hình ảnh hướng dẫn người dùng cách sử dụng Flickr: Chọn ảnh để thêm vào Album sắp tạo
Bước 3: Click vào ô hình vuông như trong hình để tạo album
Hướng dẫn cách sử dụng Flickr: Cách tạo album trên Flick
Bước 4: Chạm vào Add to Album để thêm vào Album sẵn có hoặc tạo album mới
Hình ảnh hướng dẫn thêm ảnh vào Album trên Flickr
Bước 5: Chọn Create Album để tạo Album mới trên Flickr
Hình ảnh hướng dẫn cách sử dụng Flick: Cách tạo album trên Flickr
Bước 6: đặt tên cho Album muốn tạo và chọn Save để lưu lại
Hình ảnh hướng dẫn cách sử dụng Flick: Đặt tên cho Album
Bước 7: Chạm vào Done để hoàn thành tạo Album
Hình ảnh hướng dẫn cách sử dụng Flickr: Hoàn thành thêm ảnh vào Album
Cách tải ảnh trên Flickr về điện thoại
Bước 1: Chạm vào ảnh muốn lưu trong Album, sau đó click vào button share
Hình ảnh hướng dẫn cách sử dụng Flickr: Cách tải ảnh trên Flickr về điện thoại
Bước 2: Chọn Save để lưu ảnh về điện thoại
Hình ảnh hướng dẫn cách sử dụng Flickr: Cách tải ảnh trên Flickr về điện thoại