Ghi chép phần Phật giáo môn cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Ghi chép phần Phật giáo môn cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (PHIL177)
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Phật giáo (Sự ra đời,quá trình xâm nhập và đặc điểm phật giáo VN)?
1. Sự ra đời của Phật giáo:
Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng TK 6 TCN, người sáng lập là thái tử
Siddhartha (Tất Đạt Đa). Thời kỳ này xã hội Ấn Độ chia làm bốn đẳng cấp cách biệt
nhau… Đẳng cấp Bà la môn (tu sĩ) - địa vị cao nhất; đẳng cấp Sát đế lỵ (vương công
quý tộc, chiến binh); đẳng cấp Vệ xá (thợ thủ công, thương nhân, nông dân); đẳng cấp
Thủ đà la (nô lệ); ngoài ra còn có một tầng lớp người thuộc hàng cùng khổ dưới đáy
xã hội, bị mọi người khinh rẻ.
Trước khi có sự ra đời của đạo Phật, mâu thuẫn giữa các đẳng cấp trên hết sức
gay gắt được thể hiện trong những cuộc đấu tranh mang tính chất toàn xã hội. → Nỗi
bất bình của thái tử về sự phân chia đẳng cấp, kỳ thị màu da và đồng cảm với nỗi khổ
của muôn dân là những nguyên nhân hình thành tôn giáo mới.
Song, bỏ qua những truyền thuyết về Tất Đạt Đa tìm đường cứu khổ cho chúng
sinh mà sáng lập ra đạo Phật thì có thể thấy rằng thực chất Phật giáo ra đời là do kết
quả của cuộc đấu tranh gay gắt giữa các giai cấp, đấu tranh giữa thần quyền và thế
quyền, giữa những người nắm kinh tế của xã hội và những người nắm tư tưởng xã hội.
Cuộc đấu tranh ấy đã lôi kéo đông đảo quần chúng nghèo khổ tham gia. Thay bằng
thành quả bình đẳng thật sự nơi trần gian, quần chúng đã nhận được sự bình đẳng
trong tư tưởng, nơi gọi là cõi Niết bàn của nhà Phật.
2. Nội dung cơ bản của đạo Phật:
Thực chất, đạo Phật là học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. –“Ta chỉ dạy
một điều: khổ và khổ diệt.” (Đức Phật)
Cốt lõi của học thuyết: Tứ diệu đế (4 chân lý kì diệu) và Tứ thánh đế (4 chân lý thánh).
Toàn bộ giáo lý Phật giáo được xếp thành 3 tạng (tạng: chứa đựng).
Kinh tạng: các bài thuyết pháp của Phật và 1 số đệ tử.
Luật tạng: các lời Phật dạy về giới luật và nghi thức sinh hoạt của chúng tăng.
Luận tạng: những lời bàn luận.
Đạo Phật là một tôn giáo vô thần, không cùng bản chất với mọi tôn giáo khác.
Đạo Phật không quan niệm về Đấng sáng tạo ra thế giới. Thế giới tự nó vận
động và phát triển thông qua luật vô thường nhân quả.
Do sự bất đồng ý kiến trong giải thích kinh Phật, đạo Phật chia làm 2 phái:
Phái Thượng Tọa: xu hướng bảo thủ, chủ trương bám sát kinh điển, giữ
nghiêm giáo luật. Phật tử phải tự giác ngộ cho bản thân mình; chỉ thờ
Phật Thích Ca và chỉ tu đến bậc La Hán. → pt lên phía Bắc (TQ; Triều
Tiên; Nhật Bản;...) → Bắc Tông.
Phái Đại Chúng: chủ trương không cố chấp theo kinh điển, khoan dung
trong thực hiện giáo Phật; thu nạp tất cả những ai muốn quy y; giác ngộ
cho nhiều người; thờ nhiều Phật; tu qua bậc La Hán, Bồ Tát đến Phật. Tự
xưng là Đại Thừa và gọi phái Thượng Tọa là Tiểu Thừa. → pt xuống
phía Nam (Đông Nam Á) → Nam Tông.
3. Quá trình xâm nhập và phát triển:
Đạo Phật được truyền bá vào Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên bằng hai con đường cơ bản: Đường thủy thông qua con 🚢
đường buôn bán với thương gia Ấn Độ ngay từ
đầu công nguyên. Phật giáo Giao Châu lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông. Đường bộ
🏃 thông qua giao lưu văn hóa với Trung Quốc khoảng TK IV -
TK V. Trung Quốc khi ấy cũng tiếp nhận Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ
nhưng là Phật giáo Đại thừa Bắc tông – đã lấn át, thay thế luồng Nam tông trước đó.
Từ Buddha theo tiếng Hán là Phật-đồ, vào tiếng Việt được rút lại thành
Phật; từ đây Phật dần thay thế cho từ Bụt. Bụt chỉ còn trong các quán
ngữ với nghĩa ban đầu (gần chùa gọi Bụt bằng anh → vì quá thân thuộc
với người bề trên mà sinh ra suồng sã; quên cả lễ nghĩa, phép tắc); hay
chuyển nghĩa thành ông tiên trong các truyện dân gian…
Từ TQ, có 3 tông phái Phật giáo được truyền vào VN: Thiền tông (tĩnh tâm; trí
tuệ → phổ biến giới thượng lưu), Tịnh Độ tông (trong sáng; sự giúp đỡ từ bên
ngoài → giới bình dân → phổ biến khắp VN ) và
Mật tông (bí mật, phép tu huyền bí, mật chú, ấn quyết,... → hòa vào tín ngưỡng
cầu đồng, yểm bùa,... của VN).
=> Như vậy Phật giáo Việt Nam mang cả sắc thái Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc.
Đạo Phật truyền vào Việt Nam không phải thông qua con đường chiếm lược,
không phải do sự cưỡng chế của Trung Hoa mà thông qua đường giao thương
buôn bán. Đạo Phật đến bằng con đường hòa bình; những giáo lý của đạo Phật
về bình đẳng, bắc ái, cứu khổ cứu nạn…gần gũi với cư dân Việt Nam do đó dễ được chấp nhận.
Đạo Phật truyền bá ở Việt Nam tính đến nay đã khoảng 2000 năm, trải qua các
thời kỳ lịch sử, Phật giáo từ lâu vốn đã đi sâu vào quần chúng nhân dân Việt
Nam, gắn bó với sinh hoạt cộng đồng của người Việt một cách tự nhiên. →
Phật giáo được tôn là Quốc giáo.
Thời Lý - Trần, Phật giáo đạt đến độ cực thịnh - toàn dân theo Phật, rất
nhiều chùa, tháp có quy mô lớn hoặc kiến trúc độc đáo được xây dựng
vào thời kì này như chùa Phật Tích, chùa Diên Hựu (Một Cột), chùa Phổ
Minh, chùa Quỳnh Lâm, hệ thống chùa Yên Tử, tháp Bình Sơn,... Hay
theo sách vở Trung Hoa truyền tụng về An Nam tứ đại khí gồm: tượng
Phật chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh) - bằng đồng, cao 6 trượng (24m);
tháp Bảo Thiên (HN) (1057 - Lý Thánh Tông) - 12 tầng, cao 20 trượng,
bằng đá và gạch (tầng 12 bằng đồng), từng là đệ nhất danh thắng đế đô;
chuông Quy Điền (1101 - Lý Nhân Tông) - bằng đồng, đường kính 1,5
trượng, cao 3 trượng; Vạc Phổ Minh (thời Trần Nhân Tông) (chùa Phổ
Minh - Nam Định) - sâu 4 thước, rộng 10 thước, >7tấn.
Nhà Lê lấy Nho giáo làm Quốc giáo → Phật giáo dần suy thoái.
Đầu TK XVIII - Quang Trung có tâm chấn hưng lại đạo Phật nhưng vì vua mất
sớm nên vẫn chưa thu được kết quả.
TK XX, phong trào chấn hưng Phật giáo nổi lên, bắt đầu ở các đô thị miền Nam.
Những năm 30, các hội Phật giáo ở Bắc kì, Trung kì được thành lập.
Đạo Phật thân thiết tới nỗi dường như mỗi người VN nếu không theo tôn giáo
khác thì theo đạo Phật hoặc có cảm tình với đạo Phật.
4. Đặc điểm của Phật giáo VN:
Tính tổng hợp: – đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp và cũng là đặc trưng
nổi bật nhất của Phật giáo VN.
Khi vào VN, Phật giáo đã được tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng truyền
thống của dân tộc và tổng hợp chặt chẽ với chúng.
Hệ thống chùa Tứ pháp vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ
các vị thần tự nhiên: Mây, Mưa, Sấm, Chớp và thờ đá. Lối kiến
trúc phổ biến của chùa Vn là “tiền Phật hậu Thần” với việc đưa
thần thánh, thành hoàng, thổ địa, các anh hùng dân tộc vào thờ
trong chùa. Hầu như không chùa nào không để bia hậu, bát nhang
cho những linh hồn đã khuất.
Phật giáo VN tổng hợp các tông phái khác nhau. Ở VN, không có tông
phái Phật giáo nào thuần khiết.
Dòng thiền Tì-ni-đa-lưu-chi pha trộn với Mật giáo. Tiêu biểu là
thiền sư Vạn Hạnh, Nguyễn Minh Không,... (thời Lý) đều nổi tiếng giỏi pháp thuật.
Tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác – Nho, Đạo.
Kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời.
Vốn là 1 tôn giáo xuất thế nhưng vào VN lại trở nên rất nhập thế.
Các cao tăng được nhà nước mời tham chính hoặc cố vấn: vua
Đinh Tiên Hoàng phong cho sư Khuông Việt làm tăng thống; trước
khi đánh Tống, vua Lê Đại Hành đã hỏi ý kiến sư Vạn Hạnh;...
Khuynh hướng thiên về nữ tính: – đặc trưng bản chất của văn hóa nông nghiệp.
Bồ tát Quán Thế Âm về VN trở thành Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn
tay; người Tày Nùng gọi Phật Tổ Thích Ca là Mẹ Pựt Xích Ca,… Người
VN cũng tự tạo ra Phật Bà riêng như đứa con gái nàng Man thành Phật
Tổ VN, bà Man trở thành Phật Mẫu; rồi Quan Âm Thị Kính (Quan Âm
tống tử); Phật bà chùa Hương (Quan Âm Diệu Thiện, Bà chúa Ba);...
Các chùa: chùa Bà Dâu, chùa bà Đanh, chùa Bà Tướng,... Tính linh hoạt:
Coi trọng phúc đức, trung thực hơn đi chùa.
Coi trọng thờ cha mẹ, đồng nhất cha mẹ với Phật.
Có hiện tượng phá giới luật: cưới vợ cho sư.
Bản địa hóa: đầu Phật Bà chùa Hương còn có lọn tóc đuôi gà của người
phụ nữ VN; tượng Phật hiền hòa; chùa có mái cong.
Đồng nhất Phật với thần linh trong tín ngưỡng.
→ Tính tổng hợp và tính linh hoạt đã tạo điều kiện hình thành nhánh Phật giáo Hòa Hảo.
Ngoài đóng góp làm cho văn hóa Việt Nam thêm phong phú, khách quan thì
ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ là một đối trọng của ảnh hưởng văn hóa
Trung Hoa trên đất Việt. → Nó có tác dụng trung hòa ảnh hưởng quá mạnh mẽ
vào nền văn minh Trung Hoa; góp sức cùng cơ tầng văn hóa Việt cổ ngăn chặn
khuynh hướng đồng hóa của văn minh Trung Hoa; góp phần làm nên cái khác
của văn hóa Việt so với văn hóa Trung Hoa.
VD: Ở Thăng Long đời Lý, Hoàng Thành Thăng Long mở 4 cửa, nếu ở
phía cửa Bắc thờ thánh Trấn Vũ – một vị thần linh Trung Hoa được hội
nhập vào đất Việt thì ở cửa Đông lại thờ thần Bạch Mã là ảnh hưởng của
Ấn Độ, và cửa Tây Long thành được mang tên “Quảng Phúc Môn”, mở
ra phía Tây để mong phúc lớn rộng “phúc đẳng hà sa” của đức Phật ở Tây Thiên.