Giá trị lớn trong nền kinh tế thị trường | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Giá trị lớn trong nền kinh tế thị trường | Đại học Sư Phạm Hà Nộivới những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40367505
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA: LỊCH SỬ
BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: LỊCH SỬ VĂN MINH VIỆT NAM
TÊN CHỦ ĐỀ: Trình bày thời gian, cách thức, con đường du nhập của
văn minh Ấn Độ vào Việt Nam thời cổ trung đại. Phân tích và đánh giá ảnh
hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Ấn Độ đến văn minh Việt Nam thời cổ trung đại.
Sinh viên thực hiện: Hoàng Minh Tâm Lớp: K7B Hà Nội, tháng 8 năm 2023 lOMoAR cPSD| 40367505 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................1
NỘI DUNG................................................................................................2
1. Thời gian, cách thức, con đường du nhập của văn minh Ấn Độ vào
Việt Nam thời cổ trung đại.........................................................................2
2. Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh
Việt Nam thời cổ trung đại.........................................................................3
2.1. Chính trị..............................................................................................3
2.1.1. Tổ chức bộ máy nhà nước................................................................3
2.1.2. Luật pháp..........................................................................................4 2.2. Văn
hóa............................................................................................... 4 2.2.1. Tôn
giáo................................................................................ ............4 2.2.2. Chữ viết, văn
học..............................................................................4 2.2.3. Kiến trúc, điêu
khắc..........................................................................6 2.2.4. Lễ
hội.................................................................................. ..............7
KẾT LUẬN...............................................................................................7
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................8 lOMoAR cPSD| 40367505 MỞ ĐẦU
Trong đào tạo giáo viên “Lịch sử văn minh Việt Nam ’’ là học phần đào tạo chuyên ngành,
có chức năng cung cấp kiến thức và kĩ năng tổng quát về văn minh Việt Nam qua các thời
kỳ trong lịch sử dân tộc đến hiện nay, nhận thức đúng những thành tựu và giá trị kết tinh
của văn minh Đại Việt và vấn đề bảo tồn, phát triển những giá trị và thành tựu văn minh là
cơ sở hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trong công tác giảng dạy,
là mục tiêu, yêu cầu cần đạt mà giáo viên và chương trình giáo dục hướng đến cho học sinh.
Lịch sử loài người là sự nối tiếp nhau của các nền văn minh. Từ rất sớm trên đất nước Việt
Nam đã hình thành ba nền văn minh cổ lớn là văn minh Văn Lang - Âu Lạc (Bắc Bộ), văn
minh Chăm Pa (Trung Bộ) và văn minh Phù Nam (Nam Bộ). Ấn Độ và Việt Nam là hai
quốc gia đã có những mối giao lưu kinh tế và văn hóa từ lâu đời. Đơn giản từ một hoạt động
thuần tuý trao đổi hàng hóa, những “thương lái đường dài” đầu tiên đó của thế giới trở thành
cầu nối của những nền văn hóa khác nhau. Ngay từ thời tiền sử các cư dân Việt Nam đã
sớm có quan hệ giao lưu buôn bán với các nước xung quanh như: các nước trong khu vực
Đông Nam Á, Trung Quốc, Mãi Lai và đặc biệt là Ấn Độ một trong bốn cái nôi lớn của văn
minh phương Đông cổ đại đã sớm có ảnh hưởng lớn đến nền văn minh Việt Nam.Văn hóa
Ấn Độ đã lan tỏa và ảnh hưởng đến nhiều vùng đất của Việt Nam. Những dấu tích khảo cổ
học ở các di chỉ Óc Eo (Nam Bộ), Mỹ Sơn, Trà Kiệu (Trung Bộ), những công trình tháp
Chăm trải dọc suốt các dải đất miền Trung như Ninh Thuận, Bình Thuận đã nói lên điều đó.
Với bài tiểu luận này sẽ làm rõ thời gian, cách thức, con đường du nhập của văn minh Ấn
Độ vào Việt Nam thời cổ trung đại. Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ
đến văn minh Ấn Độ đến văn minh Việt Nam thời cổ trung đại. NỘI DUNG
1. Thời gian, cách thức, con đường du nhập của văn minh Ấn Độ vào Việt Nam thời cổ trung đại -
Từ thời cổ đại sự giao lưu buôn bán được thực hiện thông qua hai con đường chủ yếu
là đường bộ và đường biển. Các thương nhân đã tạo ra hai con đường đã đi vào lịch sử nhân
loại: con đường tơ lụa và con đường hương liệu. Trên những con đường hoang, khách buôn
tụ nhau ca hát, kể cho nhau nghe về phong tục tập quán xứ mình, về kiến thức khoa học,
triết lý, tôn giáo, thế giới quan. Từ đầu công nguyên, từ cái nền chung là cơ tầng văn hóa
bản địa Đông Nam Á, những cư dân ở đây đã bắt đầu gặp làn sóng văn hóa Ấn Độ đến đây
theo chân các thương gia và những nhà truyền đạo một cách hòa bình. -
Thời gian du nhập của văn minh Ấn Độ vào Việt Nam: theo nguồn tài liệu của các
sửgia vào những thế kỷ đầu Công nguyên văn minh Ấn Độ đã được du nhập vào vùng Đông
Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. 1 Downloaded by oanh ngo
(ngothikimoanhvtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40367505 -
Cách thức du nhập của văn minh Ấn Độ đếnViệt Nam : khác với văn minh Trung
Hoaảnh hưởng đến văn minh Việt Nam bằng cách cưỡng bức thông qua bành trướng xâm
lược, thì văn minh Ấn Độ ảnh hưởng đến văn minh Việt Nam một cách hòa bình, tự nguyện. -
Các con đường du nhập của văn minh Ấn Độ đến Việt Nam: thông qua đưởng biển bằng3 con đường chính
+ Thứ nhất là con đường thương mại:Vai trò của biển trong đời sống của cư dân Chăm Pa
và Phù Nam rất lớn, là “ ngã tư đường” hay “cầu nối” của các tuyến đường thương mại trên
thế giới. Vào những thế kỉ đầu Công nguyên thuyền bè của nhiều nước đã qua lại trên vùng
biển Đông Nam Á để buôn bán và trao đổi các sản vật. Do nhu cầu trao đổi hàng hóa tuyến
đường giao lưu thương mại giữa Ấn Độ và các nước Đông Nam Á ngày càng trở nên quan
trọng. Tuyến đường mà các nhà lái buôn vào nước ta hầu hết là các dải đất ven biển miền
Trung như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Nam. Đây là những vùng
địa bàn cư trú của cư dân người Chăm cổ. Bởi vậy nên vùng này là vùng chịu ảnh hưởng
sâu sắc nhất của văn minh Ấn Độ.
+ Thứ hai là con đường truyền giáo: Cùng với quá trình giao lưu thương mại, truyền giáo
cũng là một con đường du nhập văn minh Ấn Độ vào Việt Nam. Ngay từ đầu Công nguyên
Phật giáo đã được du nhập vào Việt Nam thông qua các truyền thuyết các nhà truyền giáo
đã đến và dừng chân tại Luy Lâu, điều này đã tạo điều kiện để du nhập các thành tự văn
minh Ấn Độ. Luy Lâu đã trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lớn thời bấy giờ.
+ Thứ ba, là con đường di cư: Vào thế kỷ III TCN dưới triều vua Chandragupta tình trạng
chiếm đoạt đất đai do sự gia tăng dân số diễn ra một cách mạnh mẽ đã tạo ra một sức ép
lớn đối với cư dân Ấn Độ và một trong những giải pháp mà vua Ấn Độ nghĩ ra lúc đó là
chính sách di dân. Cư dân Ấn Độ theo đường biên giới Myanmar tràn xuống vùng Đông
Nam Á tạo ra nhiều yếu tố văn hóa mới. 2.
Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Việt
Namthời cổ trung đại.
Văn minh Ấn Độ ảnh hưởng đến văn minh Việt Nam khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực
của chính trị và văn hóa biểu hiện rõ nét nhất là ảnh hưởng đến 2 vương quốc cổ Chăm Pa và Phù Nam.
2.1. Chính trị
2.1.1. Tổ chức bộ máy nhà nước -
Mô hình nhà nước: quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo kiểu Mandala.
Cảhai quốc gia cổ Chăm Pa và Phù Nam đều tiếp thu mô hình chính trị của Ấn Độ. Theo
thuật ngữ Ấn Độ Mandala nghĩa là “ sự độc lập trong liên lập’’. Trong đó, nhiều tiểu quốc
thuần phục một vương quốc bá quyền. 2
Downloaded by oanh ngo (ngothikimoanhvtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40367505 -
Vương quốc Chăm Pa đã tiếp nhận mô hình Madalacủa Ấn Độ và biến đổi nó trở
thànhmô hình điển hình cho chính trị của mình. Các vua Chăm chia đất nước thành 4/5 tiểu
quốc và ranh giới giữa các tiểu quốc được ấn định bằng những ngọn đèo. Mỗi tiểu quốc
được thiết lập dựa trên yếu tố thiêng đó là:
+ Núi thiêng là nơi thờ thần Shiva
+ Sông thiêng là nơi thờ nữ thần Ganga - vợ Shiva
+ Cửa biển thiêng thường là trung tâm kinh tế như các cảng thị và nơi trao đổi buôn bán hàng hóa.
+ Thành phố thiêng là trung tâm vương quyền như hoàng thành nơi ở của hoàng tộc và lãnh chúa.
+ Đất thiêng hay thánh đô là trung tâm tín ngưỡng nơi thờ tự thần linh và tổ tiên. -
Như vậy, một tiểu quốc ở vùng Quảng Nam là Amravati cũng được hình thành bở yếutố trên.
Núi thiêng là núi Mahaparvata hay núi Mỹ Sơn
Sông thiêng là sông Thu Bồn
Cửa thiêng là cửa biển Hội An
Thành phố thiêng là thành phố Sư Tử ở Trà Kiệu
Đất thiêng là khu đền thờ tại Mỹ Sơn Srisanbhadresvara.
+ Các tiểu quốc Chăm Pa đều có kinh đô riêng với các tổ chức kinh tế, quân sự độc lập. Mỗi
tiểu quốc lại bao gồm nhiều tiểu quốc nhỏ hơn đứng đầu là những thủ lĩnh. -
Vương quốc Phù Nam chịu sự ảnh hưởng của thể chế Madala có phần ít hơn một
phầndo ảnh hưởng ít nhiều của nền chính trị Trung Hoa. Cho nên thể chế chính trị của Phù
Nam là một thể chế yếu đó là lý do tại sao Phù Nam chỉ tồn tại được trong một thời gian
ngắn ngay sau đó thì nhanh chóng suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính vào thế kỷ VII. 2.1.2. Luật pháp -
Trên những văn bia và các tác phẩm điêu khắc không có ghi lại bất cứ thiết chế pháp
luật nào. Tuy nhiên cùng với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Ấn Độ đối với quyền lực của mình
các vị vua thường đồng nhất uy quyền của mình với thần thánh. -
Qua các ghi chép của Mã Đoan một thông ngôn của Trịnh Hòa vào thế kỷ XV có thể
chota thấy phần nào của luật pháp Chăm Pa thời kỳ đó. 2.2. Văn hóa 2.2.1. Tôn giáo
* Đối với Chăm Pa: -
Thế kỷ VII, Ấn Độ giáo chủ yếu là giáo phái Siva đã trở thành tôn giáo chính thức củavua chúa Chăm Pa. 3 Downloaded by oanh ngo
(ngothikimoanhvtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40367505 -
Dưới sự trị vì của vương triều Gangaraji các tôn giáo Ấn Độ lần lượt du nhập vào
ChămPa. Tuy nhiên, Siva vẫn là tôn giáo chính thức của vua chúa Chăm Pa. -
Tín ngưỡng của người Chăm trước khi tôn giáo Ấn Độ gia nhập vào vẫn chưa có tư
liệunào phản ánh, nhưng bằng những di chỉ khảo cổ trong văn hóa Sa Huỳnh ta có thể thấy
mộ chum điên hình và có chóp kèm theo đồ tùy táng. Mang đặc trưng của cư dân nông
nghiệp Chăm Pa theo tín ngưỡng đa thần. -
Phật giáo du nhập vào Chăm Pa vào thế kỷ IX trong vương triều Indrapura với kinh
đô làĐồng Dương. Lúc bấy giờ Đồng Dương được coi là trung tâm Phật giáo Chăm Pa và
là tu viện Phật giáo quan trọng của phật giáo Đại Thừa ở Đông Nam Á.
* Đối với Phù Nam: -
Phật giáo: Phù Nam được coi là một trung tâm Phật giáo quan trong của phương
Đôngtrong nhiều thế kỷ. Dưới ảnh hưởng củavăn minh Ấn Độ đã hình thành trường phái
Phật giáo mang đặc điểm Phù Nam vừa tiếp nhận cả Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nam
Tông. Tượng phật được đặt chung với các tượng Hindu giáo. Mặc dù trên thế giới hai tôn
giáo này xung đột với nhau nhưng ở Phù Nam thì ngược lai, hai tôn giáo này chung sống
hòa bình và hòa vào nhau trong văn hóa bản địa. -
Hindu giáo: hầu hết các thần linh của Ấn Độ đều xuất hiện ở Phù Nam. Điêu khắc
đãhình thành trường phái Visnu gồm 40 tượng đội mũ trụ, mặc áo dài chia thành 5 phong
cách. Thần Visnu được thần thánh hóa và trở thành một tôn giáo mới - Visnu giáo.
2.2.2. Chữ viết, văn học * Chữ viết: -
Có thể nói chữ Phạm hay chữ Sanskrit đã góp phần rất lớn đến sự ra đời của chữ viết
củacư dân Chăm Pa. Ngay từ sớm Chăm Pa đã tiếp xúc với nền văn minh Ấn Độ ngay từ
những thế kỷ tiếp giáp Công nguyên và tiếp nhận văn tự Ấn Độ ngay sau khi lập quốc. - Từ
đó cho đến khi vương quốc Chăm Pa chấm dứt sự tồn tại của mình, chữ Phạn luôn luôn là
chữ viết được dùng trong triều đình Chăm Pa. -
Song cũng như nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á, người Chăm đã sớm tiếp thu văn
tựcổ Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết của chính mình. -
Đặc điểm của chữ viết Chăm Pa là được ghi chép trên bia đá và nội dung thường
phảnánh những biết cố xảy ra đối với vương triều, ca ngợi công đức của vua và thần linh.
Từ thế kỷ IV đến thế kỷ XV các vănbia được khắc cả bằng văn tự Chăm cổ và chữ Sanskrit. 4
Downloaded by oanh ngo (ngothikimoanhvtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40367505
Sau thế kỷ XV, người Chăm đã viết chữ của mình trên các chất liệu khác như da,vải, giấy,tre... -
Bia Võ Cạnh có niên đại thế kỉ III - IV là bia chữ Phạn cổ nhất ở Đông Nam Á và
cũnglà bằng chứng đầu tiên về sự du nhập chữ Phạn vào Chămpa. -
Bia Đông Yên Châu nói về vị thánh Naga của vua Bhađravarman có niên đại thế kỉ
IV đãđược viết bằng chữ Chămpa cổ. -
Các nguồn sử liệu từ Trung Quốc cũng cho biết ngay từ trước thế kỉ VII, người Chăm
đãdùng văn tự của mình để ghi chép kinh sách và trao đổi thư từ. Năm 605, một viên tướng
của nhà Tùy là Lưu Phương sau khi bình định Giao Châu đã đem quân đánh Lâm Ấp thu về
18 thần chỉ bằng vàng và hơn 1350 bộ kinh phật và nhiều sách viết bằng chữ Chăm Pa. -
Sau đó từ thế kỉ XIII trở đi, chữ Chăm Pa cổ chuyển dạng sang kiểu chữ vuông của Bắc Ấn. -
Sau thế kỉ XV, chữ Chăm Pa trở lại nét cong và móc nhưng phóng khoáng hơn.
Theomột số nhà nghiên cứu, chữ Chăm Pa có 65 kí hiệu trong đó có 41 chữ cái và 24 chân
chữ bắt nguồn từ hệ thống chữ thảo của Ấn Độ. * Văn học:
- Hai tác phẩm sử thi của Ấn Độ là Mahabharata và Ramayana là tác phẩm có tác động
sâusắc nhất đối với nền văn học Đông Nam Á nói chung và văn học Chăm Pa nói riêng.
Đặc biệtlà Ramayana được phổ biến hơn cả.
- Trong văn học dân gian: dưới sự du nhập của 2 bộ sử thi Ấn Độ văn học dân gian thời
kỳnày vốn sống động và hiền hòa nay nay được linh động, tái sinh và phong phú thêm cho
kho tàng văn hóa dân gian.
- Từ nền tảng các câu truyện, bài văn, thơ mang tính truyền miệng trong dân gian nayđược
“Ấn hóa” cải biên và tạo tiền đề cho văn học chữ viết. Văn học viết bao gồm các thể loại
như bia ký, minh văn, sách,...
- Một bằng chứng duy nhất cho thấy sự hiện diện của sử thi Ramayana ở Chăm Pa làtượng
bốn bức phù điêu thế kỷ X (nay ở Bảo tàng Chăm - Đà Nẵng) có minh họa một số hình
ảnh trong đó có nhân vật hoàng tử Rama, nàng Sita, Lasman,... 2.2.3. Kiến trúc,
điêu khắc * Về kiến trúc:
- Đi cùng ảnh hưởng về tôn giáo là kiến trúc. Hầu hết các công trình kiến trúc của ChămPa
đều phục vụ cho nhu cầu tôn giáo.
- Trong suốt toàn bộ triều dài lịch sử của mình, mỗi ông vua khi lên nắm quyền đều ra
sứcxây dựng hoặc trùng tu các công trình tôn giáo để khẳng định sức mạnh của mình, cúng
tạ thần linh vì đã phù trợ sức mạnh và chiến thắng cho vương triều mình.
- Như các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cùng chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ,
vậtliệu cơ bản và chủ yếu để xây dựng đền tháp là gạch và đá. Có thể nói, Champa là bậc 5 Downloaded by oanh ngo
(ngothikimoanhvtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40367505
thầy về kĩ thuật chế tác gạch, trải qua bao thế kỉ, những tháp gạch Champa vẫn còn tươi
rói, màu sắc ánh hồng, vàng, không bị mọc rêu,các khối gạch được kết dính với nhau một
cách kì lạ mà cho đến ngày nay nhiều nhà khoa học vẫn chưa có thể giải mã hết. Trên tổng
thể thân tháp bằng gạch, những thợ điêu khắc đã chạm trổ các hoa văn, những con vật
thiên liêng của Hindu giáo hay cảnh sinh hoạt trong cung đình, rất sinh động và chân thật.
- Đặc điểm của gạch Champa là mềm, xốp nên khi dựng xong hình thể, dáng tháp hoàn
chỉnh, sau đó sẽ chạm, khắc, khảm lên tháp những môtip mà nhà vua và quần chúng nhân dân muốn gửi gắm vào.
- Tháp Champa thường gồm 3 tầng: trên cùng là đặt các vị thần quốc giáo, giữa thườngdiễn
tả hoạt động sống của cung đình, tầng đề cuối là tầng âm chỉ gia cố nền móng cho vững chắc không có trang trí.
- Mỗi một ngôi tháp chỉ có một lối vào chính cũng là vị trí đặt các nhân thần ( nhà vuađược
thần thành hóa), đồng thời là nơi thực hành các nghi lễ chính thức vào những ngày lễ trong
đại của Bàlamôn giáo. Các mặt còn lại đều là cửa giả và đóng kín.
- Hình thể của một tháp thu nhỏ dần khi càng lên cao. Trên chóp đỉnh thường đặt mộtLinga.
Người Champa đã tiếp thu kĩ thuật xây dựng tháp từ Ấn Độ, nhưng qua bàn tay nghệ nhân
Champa các khối tháp trở nên hài hòa, mạnh mẽ, dễ gần gũi nhưng đầy bí hiểm. Quan sát
tháp ở bất cứ vị trí đâu và vào lúc nào cũng thấy nét uy nghiêm tráng lệ và đầy tính đặc sắc.
- Và tiêu biểu cho công kiến trúc Chăm Pa phải kể đến là khu di tích Thánh Địa Mỹ Sơn -
Quảng Nam đã được UINESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1995. Bên
cạnh đó, dọc các tình dải ven biển miền Trung nước ta như Ninh Thuật, Bình Thuận, Khánh
Hòa,... nay vẫn tồn tại nhiều đền tháp Chăm. * Về điêu khắc: -
Các tác phầm điêu khắc của Ấn Độ như tượng Visnu, tượng Siva ảnh hưởng tới
điêukhắc Chăm Pa ở nhiều góc độ khác nhau. -
Thông qua các tượng phật như Phật Thích Ca, Quan Âm và các tượng Hin đu giáo
nhưtượng thần Visnu, Siva, Brama,... mang phong cách điêu khắc Ấn Độ. -
Điêu khắc nổi bật với ba loại phong cách là phù điêu Trà Kiệu, Chánh Lộ và phong cáchBình Định.
+ Ở Trà Kiệu tượng điêu khắc ăn mặc chỉnh tề, đầy sức sống tuy nhiên hơi căng thẳng.
+ Ở Chánh Lộ thì có phần uyển chuyển và mềm mại hơn
+ Ở Bình Đinh là giai đoạn suy thoái cho nên cũng có phần ảnh hưởng đến điêu khắc, đặc
điểm điêu khắc ở đây mang đường nét thô, không mềm mại, uyển chuyển và không sinh động. 6
Downloaded by oanh ngo (ngothikimoanhvtath5@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40367505 2.2.4. Lễ hội -
Người Chăm là dân tộc chịu tác động lớn và sâu sắc nhất của văn hóa Ấn Độ. Một lễ
hộimà người Chăm vẫn được lưu truyền đến nay là lễ hội Kate. -
Lễ hộ Kate có nguồn gốc từ Ấn Độ, được tổ chức vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm
khoảng ngày 25 tháng 9 đến 5 tháng 10 dương lịch hàng năm. -
Lễ hội Kate mang ý nghĩa để tưởng nhớ tổ tiên, thần linh và những anh hùng, người
cócông với đất nước. -
Trải qua sự chuyển mình của lịch sử nhưng lễ hội Kate - Ninh Thuận vẫn được giữ
gìnđúng những nét phong tục riêng như ban đầu vốn có của nó. KẾT LUẬN
Như vây, có thể nói rằng văn minh Ấn Độ đã du nhập vào nước ta từ những thế kỷ tiếp
giáp Công nguyên bằng hình thức giao lưu văn hóa thông qua thương mại, truyền đạo và
di dân được tiếp thu một cách hòa bình, tự nguyện không qua cưỡng bức. Văn hóa Ấn Độ
đã ảnh hướng sâu rộng trên các lĩnh vực của đời sống chính trị văn hóa của cư dân các
quốc gia cổ Chăm Pa và Phù Nam góp phần làm đa dạng, phong phú kho tàng nghệ thuật
và tạo điều kiện cho hai nền văn minh cổ này phát triển rực rỡ trên hành trình của nó, trở
thành những dấu ấn tuyệt đẹp cho bức tranh văn minh Việt Nam muôn màu muôn vẻ và
được lưu truyền cho đến ngày nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Dương Ninh, (2010), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục
2. Lương Ninh, Đinh Bảo Ngọc, (2004), Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo dục
3. Vũ Dương Ninh, Phan Văn Ban, Nguyễn Công Khanh, Đinh Trung Kiên, (1995), Lịch
sử Ấn Độ, NXB Giáo dục 4. Nguyễn Thị Hậu,Vài nét về Chăm Pa, nguyendu.com.vn,
https://nguyendu.com.vn/m/vi/vai-net-ve-van-champa
BBB909C0B2D35602AEE677C4DFE6E446.html 7 Downloaded by oanh ngo
(ngothikimoanhvtath5@gmail.com)