Giá trị thặng dư tương đối - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao động tất yếu, do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
BÀI LÀM TỔ 4
DANH SÁCH THÀNH VIÊN TỔ 4
NỘI DUNG BÀI LÀM CHỦ ĐỀ TỔ 4
*Chủ đề: Tại sao nói: Giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối! I.
Giá trị thặng dư tương đối
a. Giá trị thặng dư tương đối là gì?
Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao
động tất yếu, do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao
động không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn.
b. Ý nghĩa, đặc điểm của giá trị thặng dư tương đối i. Ý nghĩa
Ý nghĩa của giá trị thặng dư tương đối là phản ánh mức độ hiệu quả và sức mạnh
sản xuất của một quốc gia hoặc khu vực. Nó thường được coi là một chỉ số quan
trọng để đo lường sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Khi một nền kinh tế phát triển, sự hiệu quả trong sản xuất tăng lên, dẫn đến việc
tạo ra giá trị thặng dư. ii. Đặc điểm
Cơ sở chung là giảm giá trị sức lao động
Trong sản xuất giá trị thặng dư tương đối, giảm giá trị lao động sẽ khiến thời gian
lao động tất yếu rút xuống và thời gian lao động thặng dư tăng lên. Do đó, để hạ
thấp giá trị lao động thì cần giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để
tái sản xuất sức lao động. II.
Giá trị thặng dư siêu ngạch
a. Giá trị thặng dư siêu ngạch là gì?
Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công
nghệ mGi sGm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp
hơn giá trị thị trường của nó.
Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực mạnh nhất để thúc đIy các nhà tư bản đổi
mGi công nghệ để tăng năng suất lao động cá biệt, đánh bại đối thủ của mình trong cạnh tranh.
b. Ý nghĩa, đặc điểm của giá trị thặng dư siêu ngạch i. Ý nghĩa
Giá trị thặng dư siêu ngạch là tạo ra giá trị thặng dư một cách hợp lý và hiệu quả
hơn, việc áp dụng khoa học công nghệ mGi vào sản xuất hàng hóa cũ giúp cho
doanh nghiệp đó ngày vàng tiến bộ hơn, phát triển hơn, sản xuất được nhiều hàng
hóa hơn, đem lại các giá trị mGi cho hàng hóa cũ của mình. Như vậy ý nghĩa đầu
tiên đó chính là đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp. ii. Đặc điểm
Giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời
Giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ xuất hiện nhanh chóng và cũng nhanh chóng mất
bị hay nói cụ thể hơn là thay thế. Bởi thị trường kinh tế hiện nay là cạnh tranh,
nếu như doanh nghiệp của bản áp dụng dây chuyển sản xuất như vậy đem lại lợi
nhuận cao thì ngay sau đó các doanh nghiệp khác cũng sẽ áp dụng cho mình để
tạo ra giá trị riêng cho hàng hóa của mình.
VGi thị trường luôn luôn thay đổi như vậy thì hàng hóa phải có sự khác biệt, sự
khác biệt đó sẽ đưa đến lợi nhuận khủng hơn những sản phIm khác. Nên sGm
muộn gì cũng phải áp dụng giá phương pháp công nghệ khác để tạo ra giá trị thặng dư siêu ngạch.
III. Tại sao nói giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị
thặng dư tương đối?
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tưGng của
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối vì:
Xét từng trường hợp thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nhanh
chóng xuất hiện rồi cũng lại nhanh chóng mất đi. Nhưng xét toàn bộ xã hội tư bản
thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Theo đuổi giá trị
thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đIy
các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, làm
cho năng suất lao động xã hội tăng lên nhanh chóng.
Giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng
năng suất lao động (mặc dù một bên là dựa vào tăng năng suất lao động cá biệt, còn
một bên dựa vào tăng năng suất lao động xã hội).
Sự khác nhau giữa giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối còn
thể hiện ở chỗ giá trị thặng dư tương đối do toàn bộ giai cấp các nhà tư bản thu
được. Xét về mặt đó, nó thể hiện quan hệ bóc lột của toàn bộ giai cấp các nhà tư
bản đối vGi toàn bộ giai cấp công nhân làm thuê. Giá trị thặng dư siêu ngạch chỉ do
một số nhà tư bản có kỹ thuật tiên tiến thu được. Xét về mặt đó, nó không chỉ biểu
hiện mối quan hệ giữa tư bản và lao động làm thuê, mà còn trực tiếp biểu hiện mối
quan hệ cạnh tranh giữa các nhà tư bản.
Từ đó, ta thấy rằng giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất
thúc đIy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mGi vào sản xuất,
hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm giá trị của hàng hóa.