Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 25 (Nâng cao)
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 25 (Nâng cao). Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Cánh diều - Tuần 25 giúp học sinh ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức của tuần học.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CD)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TUẦN 25 Đề 1
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
“Sứ giả vội đi ngay
Trong lòng vui ra mặt
Ngựa phóng như tên bay
Về kinh thành tức khắc
Gióng cười bảo mẹ rằng:
- Bây giờ con đói lắm
Mẹ nấu cơm con ăn
Để con thêm sức mạnh
Bao nhiêu nồi cơm nếp
Cả làng thổi, đem sang
Gióng ta ăn sạch hết
Không một chút ngại ngần
Rồi vươn vai đứng dậy
Thoắt hoá thành chàng trai
Đưa tay chân vung vẫy
Oai phong không nhường ai
Các lò rèn trong nước
Bận rộn suốt ngày đêm
Đúc ngựa, nón, gậy sắt
Mang về cho Gióng xem
Gióng cầm gậy uốn thử
Gậy liền gãy làm đôi
Gióng nhảy lên lưng ngựa
Ngựa khuỵu chân tức thời
Mọi người đều kinh ngạc
Trước sức mạnh siêu nhiên
Bèn đúc ngựa gậy khác
Nặng đến trăm người khiêng
Gióng liền đội nón sắt
Tay cầm gậy vội vàng
Nhảy phốc lên lưng ngựa
Ngựa tung chân hí vang
Gióng từ biệt mẹ hiền Và bà con làng xóm
Cùng lớp lớp thanh niên
Rầm rập xông ra trận
Giặc Ân tràn khắp lối
Cướp của rồi đốt nhà
Bức hiếp dân vô tội
Trẻ già đều không tha
Gióng cau mày giận dữ
Thúc ngựa sắt xông lên
Giặc huênh hoang chống cự
Gậy Gióng dập chết liền
Ngựa sắt càng thêm khoái
Phun lửa đốt thành tro
Bất ngờ gậy sắt gãy
Gióng không hề âu lo
Vội cúi xuống bên đường
Nhổ bụi tre làm gậy
Quất vào đầu đối phương
Giặc thua to, cút chạy.
Đánh đuổi xong giặc Ân
Cùng đoàn quân chiến thắng
Gióng cưỡi ngựa qua làng
Nhằm Sóc Sơn bay thẳng.
Người đời sau tưởng nhớ
Đến công đức của ông
Nên lập đền thờ tự
Đức Phù Đổng Thiên Vương.”
(Trích Thánh Gióng, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc và chọn đáp án đúng, hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Thánh Gióng yêu cầu mẹ làm gì? A. Nấu cơm cho ăn B. Gợi sứ giả đến
C. Nhờ hàng xóm giúp đỡ D. Đi ra đồng làm việc
Câu 2. Những câu thơ miêu tả sự thay đổi của Thánh Gióng?
A. Rồi vươn vai đứng dậy
Thoắt hoá thành chàng trai B. Đưa tay chân vung vẫy Oai phong không nhường ai C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 3. Các lò rèn trong nước bận rộn đúc những gì? A. Ngựa sắt B. Gậy sắt C. Nón sắt D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Giặc Ân gây ra những tội ác gì?
A. Cướp của rồi đốt nhà
B. Bức hiếp dân vô tội C. Giúp đỡ dân nghèo D. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Khi Gióng đang đánh giặc thì điều bất ngờ gì đã xảy ra? A. Gậy sắt gẫy B. Gióng bị thương C. Ngựa sắt chạy mất
D. Không có đáp án đúng
Câu 6. Vị ngữ trong câu: “Gióng không hề lo âu”? A. Gióng B. không hề C. không hề lo lâu D. Gióng không hề
Câu 7. Khổ thơ cuối cùng kể về sự việc gì?
A. Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân
B. Thánh Gióng bay về trời
C. Thánh Gióng về thăm cha mẹ
D. Nhân dân lập đền thờ tưởng nhớ Thánh Gióng
Câu 8. Em có cảm nhận gì về nhân vật Thánh Gióng?
II. Luyện từ và câu Bài 1. Nối: 1. Thánh Gióng a. hoảng hốt bỏ chạy. 2. Việt Nam
b. là một vị anh hùng dân tộc. 3. Nhân dân
c. là đất nước kiên cường. 4. Giặc Ân
d. Lập đền thờ Thánh Gióng. Đáp án:
Bài 2. Tìm trạng ngữ trong các câu dưới đây:
a. Trên trời, những đám mây đang trôi chầm chậm.
b. Trong bể, cá vàng tung tắng bay lượn.
Bài 3. Gạch chân dưới phần trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
a. Đàn gà đang nằm trong vườn.
b. Những chú chim bay lượn trên bầu trời. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả:
Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán (Trích)
Ngô Quyền là một vị tướng nổi tiếng mưu lược, võ nghệ tinh thông. Ông được
Dương Đình Nghệ giao quyền cai quản Ái Châu (thuộc Thanh Hóa ngày nay).
Năm 937, Dương Đình Nghệ bị con nuôi là Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền
kéo quân ra hỏi tội Công Tiễn. Công Tiễn run sợ, cho người sang cầu cứu vua Nam
Hán. Vua Nam Hán muốn nhân nước ta có loạn mà đánh chiếm, liền sai thái tử
Hoằng Tháo đem chiến thuyền, theo sông Bạch Đằng tiến vào nước ta. Bấy giờ,
được sự ủng hộ của mọi người, Ngô Quyền đã diệt được Kiều Công Tiễn.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Kể lại câu chuyện: Danh tướng Lý Thường Kiệt. Đề 2
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
“Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một
hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi
thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.
Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng
lên đòi lại thanh gươm thần. Khi thuyền
rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con
rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt
nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm
thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên
cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ
hoàn gươm lại cho Long Quân!”.
Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy
thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn
thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.”
(Trích Sự tích hồ Gươm)
Đọc và khoanh tròn trước đáp án đúng:
Câu 1. Giặc xâm lược được nhắc đến trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là? A. Giặc Minh B. Giặc Ân C. Giặc Thanh D. Giặc Hán
Câu 2. Thời điểm diễn ra sự việc trong đoạn trích là khi nào?
A. Trước khi giặc Minh sang xâm lược
B. Khi giặc Minh sang xâm lược
C. Một năm sau khi đuổi giặc Minh
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 3. Long Quân sai con vật nào xuống đòi lại gươm thần? A. Đại bàng B. Rùa Vàng C. Mãng xà D. Cáo
Câu 4. Lê Lợi trả gươm cho Long Quân ở đâu? A. Hồ Tây B. Hồ Xuân Hương C. Hồ Tả Vọng D. Hồ Con Rùa
Câu 5. Chủ ngữ trong câu: “Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao
nữa và tiến về phía thuyền vua.” là gì? A. Con Rùa Vàng
B. Con Rùa Vàng không sợ người C. không sợ người
D. không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua
Câu 6. Trạng ngữ trong câu: “Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại
thanh gươm thần.” là gì? A. Nhân dịp đó B. Long Quân
C. sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 7. Sau sự kiện trả lại gươm thần, hồ Tả Vọng có tên là gì? A. Hồ Gươm B. Hồ Hoàn Kiếm C. Hồ Tây Cả A, B đều đúng
Câu 8. Theo em, truyện Sự tích hồ Gươm đã giải thích điều gì?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Cho biết tác dụng của các trạng ngữ dưới đây:
a. Chín giờ tối, mọi người đã đi ngủ.
b. Chú thỏ đang chạy nhảy trong rừng.
c. Vì trời lạnh, nên bé Thỏ phải mặc thêm áo.
d. Để đạt được kết quả cao, Hùng đã chăm chỉ học tập.
Bài 2. Điền trạng ngữ thích hợp:
a. …., tôi đang ngồi làm bài tập về nhà.
b. Lũ trẻ đang chơi đá bóng…. .
c. …, các loài vật đang tổ chức cuộc thi chạy. Đáp án:
Bài 3. Quan sát tranh, đặt câu có sử dụng trạng ngữ thích hợp: ….……… ….…….. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Đất nước (Trích) Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết bài văn tả con vật, trong đó có sử dụng ít nhất một trạng ngữ. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Thánh Gióng yêu cầu mẹ làm gì? A. Nấu cơm cho ăn
Câu 2. Những câu thơ miêu tả sự thay đổi của Thánh Gióng? C. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Các lò rèn trong nước bận rộn đúc những gì? D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Giặc Ân gây ra những tội ác gì? D. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Khi Gióng đang đánh giặc thì điều bất ngờ gì đã xảy ra? A. Gậy sắt gẫy
Câu 6. Vị ngữ trong câu: “Gióng không hề lo âu”? C. không hề lo lâu
Câu 7. Khổ thơ cuối cùng kể về sự việc gì?
D. Nhân dân lập đền thờ tưởng nhớ Thánh Gióng
Câu 8. Em có cảm nhận gì về nhân vật Thánh Gióng?
Thánh Gióng là một người có sức mạnh phi thường, vô cùng dũng cảm.
II. Luyện từ và câu Bài 1. Nối: 1 - b 2 - c 3 - d 4 - a
Bài 2. Tìm trạng ngữ trong các câu dưới đây: a. Trên trời b. Trong bể
Bài 3. Gạch chân dưới phần trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
a. Đàn gà đang nằm trong vườn.
b. Những chú chim bay lượn trên bầu trời. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết
Bài 2. Tập làm văn Gợi ý:
⚫ Lý Thường Kiệt đã làm gì để chủ động phá âm mưu xâm lược của địch?
⚫ Lần thức nhất vượt sông, quân địch bị đánh bại như thế nào?
⚫ Quân địch tiếp tục thảm bại như thế nào trong lần thứ hai vượt sông?
⚫ “Bài thơ thần” đã khích lệ quân sĩ như thế nào?
⚫ Lý Thường Kiệt đã làm gì để sớm kết thúc chiến tranh? Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Giặc xâm lược được nhắc đến trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là? A. Giặc Minh
Câu 2. Thời điểm diễn ra sự việc là khi nào?
C. Một năm sau khi đuổi giặc Minh
Câu 3. Long Quân sai con vật nào xuống đòi lại gươm thần? B. Rùa Vàng
Câu 4. Lê Lợi trả gươm cho Long Quân ở đâu? C. Hồ Tả Vọng
Câu 5. Vị ngữ trong câu: “Con Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và
tiến về phía thuyền vua.” là gì?
D. không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua
Câu 6. Trạng ngữ trong câu: “Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại
thanh gươm thần.” Là gì? A . Nhân dịp đó
Câu 7. Sau sự kiện trả lại gươm thần, hồ Tả Vọng có tên là gì? D. Cả A, B đều đúng
Câu 8. Giải thích về nguồn gốc tên gọi của Hồ Hoàn Kiếm.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Cho biết tác dụng của các trạng ngữ dưới đây: a. Xác định thời gian b. Xác định nơi chốn c. Cho biết nuyên nhân d. Cho biết mục đích
Bài 2. Điền trạng ngữ thích hợp:
a. Chín giờ, tôi đang ngồi làm bài tập về nhà
b. Lũ trẻ đang chơi đá bóng trên sân cỏ.
c. Trong rừng, các loài vật đang tổ chức cuộc thi chạy
Bài 3. Quan sát tranh, đặt câu có sử dụng trạng ngữ thích hợp:
- Những uốn sách đang nằm trên giá.
- Chú mèo đang nằm tắm nắng trước cửa nhà. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết Bài 2. Viết Gợi ý: (1) Mở bài
Giới thiệu chung về con vật mà em sẽ tả. (2) Thân bài a. Tả khái quát
⚫ Con vật thuộc giống loài gì?
⚫ Con vật hiện bao nhiêu tuổi?
⚫ Kích thước cơ thể như thế nào?
⚫ Chiều cao, dài, cân nặng của con vật?
⚫ Đặc điểm nổi bật nhất trên cơ thể (có hoặc không)?
b. Tả ngoại hình chi tiết
⚫ Bộ lông/bộ vảy/lớp da bên ngoài của con vật.
⚫ Phần đầu con vật: hình dáng, kích thước, các bộ phận ở đầu (mắt, tai, mũi, răng, ⚫ miệng…)
⚫ Phần chân/cánh/vây của con vật: hình dáng, kích thước, khả năng giúp cơ thể ⚫ di chuyển…
⚫ Phần đuôi (nếu có): hình dáng, kích thước, thường dùng để làm gì…
c. Tính cách, hoạt động
⚫ Tính cách: hiền lành, hung dữ
⚫ Hoạt động: ăn uống, vui chơi,… (3) Kết bài
Nêu tình cảm dành cho con vật, và những mong muốn tốt đẹp dành cho con vật đó.
* Chú ý: Nêu rõ câu có sử dụng trạng ngữ.