-
Thông tin
-
Quiz
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 10
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 10. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 10 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 10. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 10
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 10. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 10 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 10. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:











Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 10 - CTST Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
Hồi ấy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn tên là Lê.
Một hôm, Bác Hồ hỏi bác Lê:
- Anh có yêu nước không? Bác Lê trả lời: - Có chứ!
- Anh có thể giữ bí mật không? - Có!
- Tôi muốn đi ra nước ngoài xem Pháp và các nước khác họ làm như thế nào.
Sau đó, trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình cũng mạo hiểm.
Anh có muốn đi với tôi không? Bác Lê sửng sốt:
- Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi? - Đây, tiền đây!
Vừa nói. Bác Hồ vừa giơ hai tay ra và tiếp:
- Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Anh đi với tôi chứ? (Theo Trần Dân Tiên)
Đọc và trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Nhân vật lịch sử nào được nhắc đến trong bài?
Câu 2. Bác Hồ muốn ra nước ngoài để làm gì?
Câu 3. Qua mẩu truyện, em có suy nghĩ gì về Bác Hồ?
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Đặt câu với các từ: tài trí, thông minh.
Câu 2. Chọn các từ rất, quá, hơi điền vào chỗ trống:
a. Hoa là một học sinh [ ] chăm chỉ.
b. Bức tranh này đẹp [ ]!
c. Chiếc áo [ ] nhỏ so với cậu.
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Như thế nào?
a. Hoa vừa xinh đẹp lại tốt bụng.
b. Ngọn núi thật hùng vĩ.
c. Giọng nói của cô giáo rất ấm áp.
d. Lan có mái tóc mềm mượt và đen nhánh. III. Viết
Đề bài: Thuật lại một sự việc đã để lại cho em nhiều ấn tượng trong lễ kỉ niệm
ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 ở trường hoặc lớp em. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật lịch sử: Bác Hồ - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2. Bác Hồ muốn ra nước ngoài để xem Pháp và các nước khác họ làm
như thế nào. Sau đó, trở về giúp đồng bào chúng ta.
Câu 3. Qua mẩu truyện, em cảm thấy Bác Hồ là một người giàu lòng yêu nước.
II. Luyện từ và câu Câu 1.
⚫ Mạc Đĩnh Chi có tài trí hơn người.
⚫ Hùng là một cậu bé thông minh và hiểu chuyện.
Câu 2. Chọn các từ rất, quá, hơi điền vào chỗ trống:
a. Hoa là một học sinh [ rất ] chăm chỉ.
b. Bức tranh này đẹp [ lắm ]!
c. Chiếc áo [ hơi ] nhỏ so với cậu.
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Như thế nào?
a. Hoa vừa xinh đẹp lại tốt bụng.
b. Ngọn núi thật hùng vĩ.
c. Giọng nói của cô giáo rất ấm áp.
d. Lan có mái tóc mềm mượt và đen nhánh. III. Viết Gợi ý:
Thuật lại một sự việc đã để lại cho em nhiều ấn tượng trong lễ kỉ niệm ngày
Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 ở trường hoặc lớp em.
Đối với mỗi thầy cô, học sinh, ngày Nhà giáo Việt Nam (20 tháng 11) có ý
nghĩa vô cùng trọng đại. Bởi vậy, các trường học trên cả nước đều long trọng
tổ chức lễ mít tinh kỉ niệm ngày lễ này. Trường học vào ngày này luôn sạch sẽ
và đẹp đẽ hơn mọi ngày. Những hàng ghế được sắp xếp thẳng tắp trên sân
trường. Phía trên sân khấu, dòng chữ “Lễ kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam”
được in chính giữa tấm băng rôn trông vô cùng nổi bật. Buổi lễ bắt đầu vào
đúng bảy giờ ba mươi phút. Một hồi trống giòn giã vang lên yêu cầu học sinh
ổn định chỗ ngồi. Sau đó là những tiết mục văn nghệ mở màn. Em đặc biệt ấn
tượng với lời phát biểu của thầy hiệu trưởng. Giọng nói của thầy trầm áp và
truyền cảm biết bao. Những lời dặn dò của thầy khiến em cảm thấy thấm thía.
Em thêm biết ơn thầy cô giáo, những người lái đò thầm lặng. Kết thúc lời phát
biểu của thầy hiệu trưởng, một tràng pháo tay vang lên giòn giã. Buổi lễ mít
tinh tiếp tục diễn ra với phần khen thưởng giáo viên, học sinh có thành tích tốt.
Cuối cùng, chị Thảo Nguyên, đại diện cho học sinh khối năm lên phát biểu lời
tri ân dành cho các thầy cô. Sau khi kết thúc buổi lễ, em cùng các bạn đã gửi
tặng những bó hoa tươi thắm đến thầy cô. Từ tận đáy lòng, em cảm thấy vô
cùng biết ơn các thầy cô giáo, vì đã dạy dỗ chúng em nên người. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Nhà họ Mạc ở Lũng Động sinh được một người con trai, đặt tên là Mạc Đĩnh
Chi. Cậu bé càng lớn càng thông minh, lại rất chăm chỉ học hành và có tài ứng đối mau lẹ.
Năm đó, Mạc Đĩnh Chi về kinh dự thi và đỗ đầu. Khi vào chầu, vua thấy dung
mạo của ông không đẹp nên muốn thử tài một lần nữa. Nhà vua ướm hỏi ông
về những điều cần có của một người thi đỗ. Mạc Đĩnh Chi tâu vua xin được
trả lời bằng giấy bút. Giây lát sau, ông dâng vua một bài phú có nhan đề
“Bông sen trong giếng ngọc” để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình.
Chữ Mạc Đĩnh Chi rất đẹp, bài phú lại hay, phô bày vẻ đẹp, hương thơm của
bông sen trong giếng nước. Nhờ bông hoa mà giếng trở thành giếng quý.
Xem xong bài phú, vua Trần Anh Tông quyết định chọn Mạc Đĩnh Chi làm
trạng nguyên của khoa thi ấy.
Với lòng yêu nước, thương dân, Mạc Đĩnh Chi đã làm được nhiều việc lớn cho đất nước. (Mạc Đĩnh Chi)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất gì?
A. Thông minh, lại rất chăm chỉ học hành
B. Có tài ứng đối mau lẹ C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Nhà vua đã thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách gì?
A. Ướm hỏi Mạc Đĩnh Chi về những điều cần có của một người thi đỗ
B. Truyền cho Mạc Đĩnh Chi sáng tác một bài thơ
C. Đưa ra một câu đố cho Mạc Đĩnh Chi
Câu 3. Xem xong bài phú, vua Trần Anh Tông quyết định chọn Mạc Đĩnh Chi làm? A. Thám hoa B. Bảng nhãn C. Trạng nguyên
Câu 4. Nhờ đâu Mạc Đĩnh Chi đã làm được nhiều việc lớn cho đất nước? A. Chức quan cao
B. Lòng yêu nước thương dân C. Cả 2 đáp án trên
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm từ ghép trong đoạn văn dưới đây:
Một tiếng reo to nổi lên, rồi ầm ầm hơn hai chục thanh niên cả nam lẫn nữ,
mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ. Họ
khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. (Thắng biển)
Câu 2. Tìm tính từ trong đoạn văn dưới đây:
“Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc
phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng
sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu.
Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.” (Dế Mèn phiêu lưu kí)
Câu 3. (*) Cho đoạn văn sau
“Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những
đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền
ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây
âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm
mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con
trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.” (Đường đi Sa Pa)
a. Hãy tìm một câu được viết theo mẫu Ai làm gì?
b. Tìm trong đoạn văn 2 động từ.
c. Đặt câu với động từ vừa tìm được. III. Viết
Đề bài: Thuật lại một sự việc đã để lại cho em nhiều ấn tượng trong lễ kỉ niệm
ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 ở trường hoặc lớp em.
(*) Bài tập nâng cao Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất gì? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Nhà vua đã thử tài Mạc Đĩnh Chi bằng cách gì?
A. Ướm hỏi Mạc Đĩnh Chi về những điều cần có của một người thi đỗ
Câu 3. Xem xong bài phú, vua Trần Anh Tông quyết định chọn Mạc Đĩnh Chi làm? C. Trạng nguyên
Câu 4. Nhờ đâu Mạc Đĩnh Chi đã làm được nhiều việc lớn cho đất nước?
B. Lòng yêu nước thương dân
II. Luyện từ và câu Câu 1.
Từ ghép: tiếng reo, thanh niên, dòng nước, sợi dây Câu 2.
Tính từ: gầy gò, dài, lêu nghêu, ngắn củn, hở, bè bè, nặng nề, xấu, cụt, ngẩn ngẩn, ngơ ngơ
Câu 3. (*) Cho đoạn văn sau
“Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những
đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền
ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây
âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm
mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con
trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.” (Đường đi Sa Pa)
a. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. b. Động từ: đi, ngắm c.
- Em bước đang chập chững tập đi.
- Tôi ngắm nhìn hàng trăm bông hoa trên cánh đồng. III. Viết Học sinh tự viết.