-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 11
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 11. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 11 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 11. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 11
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 11. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 11 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 11. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 11 - CTST Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
“... Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc
Anh vội vàng nằng nặc
- Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi, mời Bác ngủ!
- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau
Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.”
(Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ)
Đọc và trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Vì sao Bác lại không ngủ?
Câu 3. Suy nghĩ của em về hình ảnh Bác trong bài thơ?
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Cho đoạn văn:
Bọn nhện chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm sừng
sững giữa lối đi một anh nhện gộc. Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng
củng những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ. (Dế Mèn phiêu lưu kí)
Tìm trong bài 2 danh từ, 2 động từ, 2 tính từ.
Câu 2. Sử dụng từ điển, tra nghĩa của các từ sau: hạnh phúc, yên tĩnh, thủ đô, nhật kí.
Câu 3. Đặt câu theo mẫu: a. Ai thế nào? b. Ai làm gì? III. Viết
Đề bài: Viết giấy mời bạn đến dự sinh nhật của mình. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ.
Câu 2. Vì Bác Hồ lo lắng cho đoàn dân công ngủ ngoài rừng vào đêm nay khi ngoài trời đang mưa.
Câu 3. Hình ảnh Bác hiện lên ấm áp, giàu tình yêu thương.
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Cho đoạn văn:
⚫ Danh từ: nhện, đường
⚫ Động từ: chăng, nhìn
⚫ Tính từ: lủng củng, hung dữ Câu 2.
⚫ hạnh phúc: trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện
⚫ yên tĩnh: ở trạng thái không có tiếng ồn, tiếng động hoặc không bị xáo động
⚫ thủ đô: thành phố đứng hàng đầu của một quốc gia, nơi làm việc của chính phủ
và các cơ quan trung ương
⚫ nhật kí: những điều ghi chép hằng ngày
Câu 3. Đặt câu theo mẫu:
a. Bạn Hồng vừa xinh đẹp lại tốt bụng.
b. Bác nông dân đang cấy lúa trên cánh đồng. III. Viết Gợi ý:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…, ngày… tháng… năm… GIẤY MỜI
Tôi là Đỗ Ánh Dương xin mời bạn Nguyễn Minh Hà.
Đến dự: Buổi tiệc sinh nhật của tôi.
Thời gian: 20 giờ, ngày… tháng… năm… Địa điểm: Số nhà….
Tôi rất mong được đón tiếp bạn! Người gửi Dương Đỗ Ánh Dương Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu
tập trống đồng hết sức phong phú.
Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong
cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao
nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công
nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc,..
Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con
người lao động, đánh cá, săn bắn, Con người đánh trống, thổi kèn. Con người cầm
vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần
linh,…Đó là con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân văn sâu sắc. Bên cạnh
và xung quanh con người đầy ý thức làm chủ ấy là những cánh cò bay lả bay la,
những chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng,…Đó đây, hình tượng
ghép đôi muông thú, nam nữ còn nói lên sự khao khát cuộc sống ấm no, yên vui của người dân. (Trống đồng Đông Sơn)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Trống đồng Đông Sơn đa dạng về?
A. Hình dáng, kích thước
B. Phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Nổi bật trên hoa văn trống đồng là gì?
A. Hình ảnh con người hòa với thiên nhiên
B. Hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh C. Hình con chim bay
Câu 3. Những hình ảnh về con người và thiên nhiên trên trống đồng thể hiện ước mong gì?
A. Thể hiện ước mong cuộc sống ấm no, yên vui của người dân.
B. Thể hiện khát vọng hòa bình
C. Thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc
Câu 4. Bài viết Trống đồng Đông Sơn đã thể hiện thái độ gì? A. Xấu hổ B. Vui vẻ C. Tự hào
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Sử dụng từ điển, giải thích nghĩa của các từ: yên vui, ấm no.
Câu 2. Thêm trạng ngữ cho các câu dưới đây:
a. Em được đi siêu thị cùng với mẹ.
b. Bé Hoài đang chơi đá bóng. c. Chị Thảo đi học.
Câu 3 (*) Cho đoạn thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
a. Tìm 2 danh từ, 2 động từ trong đoạn thơ.
b. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. III. Viết
Đề bài: Viết giấy mời bạn đến dự sinh nhật của mình.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Trống đồng Đông Sơn đa dạng về? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 2. Nổi bật trên hoa văn trống đồng là gì?
A. Hình ảnh con người hòa với thiên nhiên
Câu 3. Những hình ảnh về con người và thiên nhiên trên trống đồng thể hiện ước mong gì?
A. Thể hiện ước mong cuộc sống ấm no, yên vui của người dân.
Câu 4. Bài viết Trống đồng Đông Sơn đã thể hiện thái độ gì? C. Tự hào
II. Luyện từ và câu Câu 1.
⚫ yên vui: bình yên, vui vẻ
⚫ ấm no: đầy đủ về vật chất, không lo đói khổ
Câu 2. Thêm trạng ngữ cho các câu dưới đây:
a. Sáng chủ nhật, em được đi siêu thị cùng với mẹ.
b. Bé Hoài đang chơi đá bóng trên sân nhà.
c. Chị Thảo đi học bằng xe buýt. Câu 3. (*) a.
⚫ Danh từ: mặt trời, đoàn thuyền
⚫ Động từ: xuống, cài b. Biện pháp tu từ:
⚫ So sánh “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”
⚫ Nhân hóa “Sóng đã cài then đêm sập cửa”. III. Viết Học sinh tự viết.