-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 12
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 12. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 12 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 12. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 12
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 12. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 12 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 12. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12 - CTST Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
“Một con Cọp từ trong rừng sâu đi ra, thấy một anh nông dân bé nhỏ cùng một con
Trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước nặng nề, lâu lâu lại bị anh
nông dân quất cho một roi vào mông. Trâu vẫn nhẫn nại kéo cày, Cọp lấy làm ngạc
nhiên. Đến trưa mở cày, Cọp liền đi lại gần trâu hỏi:
– Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để Người đánh đập khổ sở như vậy?
Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp:
– Người tuy nhỏ, nhưng Người có trí khôn, anh ạ!
Cọp nghe nói đến “trí khôn” không hiểu, tò mò hỏi:
– Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào?
Trâu không biết giải thích ra sao cho Cọp hiểu được, đành trả lời qua quýt:
– Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa! Muốn biết rõ thì hỏi Người ấy!
Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân, ôn tồn tói:
– Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không?
Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói :
– Trí khôn của tôi để ở nhà. Để tôi về lấy cho anh xem! Anh cần dùng tôi sẽ cho một ít.
Cọp nghe nói, mừng lắm.
Anh nông dân đứng dậy, giả đi về nhà. Được mấy bước, như sực nhớ ra điều gì, anh ta quay lại nói:
– Nhưng mà tôi đi vắng, lỡ anh ăn mất trâu của tôi thì sao?
Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp:
– Hay là thôi, chịu khó để tôi buộc tạm anh vào gốc cây này cho tôi được yên tâm.
Cọp ưng thuận. Anh nông dân bèn lấy dây thừng trói Cọp thật chặt, rồi chất rơm
xung quanh, vừa châm lửa đốt vừa nói:
– Đây! Trí khôn của ta đây!
Cọp cháy sém cả lông, gầm thét, giãy giụa.
Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra cười. Không may, hàm trên va vào đá, gãy mất cả răng.
Mãi sau, dây thừng cháy đứt, Cọp thoát khỏi, ba chân bốn cẳng cút thẳng vào rừng,
không dám ngoảnh nhìn lại.
Từ đó Cọp sinh ra, con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, dấu tích những
vết cháy, còn Trâu thì chẳng con nào có hàm răng trên cả.” (Trí khôn của ta đây)
Đọc và trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Kể tên các nhân vật trong truyện.
Câu 2. Cọp hỏi trâu điều gì? Trâu trả lời ra sao?
Câu 3. Anh nông dân đã trả lời Cọp như thế nào?
Câu 4. Truyện giải thích cái gì?
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Đặt câu với từ tí tách, thuần dưỡng.
Câu 2. (*) Tìm sự vật được nhân hóa và từ ngữ nhân hóa trong các câu sau: a.
“Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”
(Cây dừa, Trần Đăng Khoa)
b. Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với
nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”
(Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?
a. Tôi đi dọc lối vào khu vườn.
b. Bỗng từ trên cây cáo, một con chim sẻ lao xuống.
c. Buổi chiều, tôi cùng các bạn vệ sinh lớp học.
d. Trên đường về nhà, tôi đã giúp một cụ bà sang đường. III. Viết
Đề bài: Viết một bức thư cho người thân để thăm hỏi và kể về tình hình gia đình của em.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật: Cọp, Trâu, anh nông dân Câu 2.
⚫ Cọp hỏi Trâu sao trông khỏe khoắn mà lại để Người đánh đập khổ sở.
⚫ Trâu trả lời rằng Người tuy nhỏ, nhưng có trí khôn. Câu 3.
Anh nông dân đã trả lời câu hỏi của Cọp: trí khôn để ở nhà, nếu Cọp muốn xem sẽ
về lấy; nhưng sợ Cọp ăn mất Trâu nên đề nghị buộc tạm Cọp vào gốc cây. Câu 4.
Truyện giải thích nguyên nhân trên mình cọp có những vằn đen dài và trâu không có hàm răng trên. III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Tiếng mưa rơi tí tách ngoài hiên nhà.
⚫ Những chú chó sói đã được thuần dưỡng. Câu 2. (*) a.
⚫ Sự vật được nhân hóa: cây dừa
⚫ Từ ngữ nhân hóa: dang tay, gật đầu b.
⚫ Sự vật được nhân hóa: miệng, tai, mắt, chân, tay
⚫ Từ ngữ nhân hóa:lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, sống thân mật, tị
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?
a. Tôi đi dọc lối vào khu vườn.
b. Bỗng từ trên cây cáo, một con chim sẻ lao xuống.
c. Buổi chiều, tôi cùng các bạn vệ sinh lớp học.
d. Trên đường về nhà, tôi đã giúp một cụ bà sang đường. Câu 4.
…, ngày… tháng… năm… Ông bà nội kính mến,
Cháu là Phương Chi ạ. Năm mới đã sắp đến. Do tình hình dịch bệnh căng thẳng,
cháu không thể về thăm ông bà. Vì vậy, cháu đã viết bức thư này. Đầu thư, cháu
xin gửi lời hỏi thăm sức khỏe tới ông bà. Chúc ông bà một năm mới an khang thịnh
vượng, vạn sự như ý. Cháu mong rằng ông bà sẽ luôn khỏe mạnh, bình an và vui vẻ!
Ở dưới quê, mọi người đã chuẩn bị Tết đến đâu rồi ạ? Còn về gia đình của cháu, bố
mẹ vẫn khá bận rộn với công việc. Nhưng cả hai vẫn dành thời gian chuẩn bị cho
dịp Tết. Cháu chỉ học nốt tuần này là được nghỉ Tết. Học kì một vừa kết thúc, cháu
được đạt được danh hiệu học sinh giỏi. Cháu còn được cô giáo đã tuyên dương
cháu trước cả lớp nữa. Ông bà có cảm thấy tự hào về cháu không ạ?
Ông bà ơi, cháu cảm thấy rất buồn vì không được về quê đón Tết. Cháu nhớ những
chiếc bánh chưng của ông. Cháu nhớ cả những món ăn do bà ngoại nấu. Năm nay,
cháu cũng không được nhận lì xì của ông bà. Cháu cảm thấy khá buồn và mong
rằng dịch bệnh sẽ sớm qua đi. Đến hè, cháu sẽ xin bố mẹ cho về quê thăm ông bà.
Cuối thư, cháu mong ông bà giữ gìn sức khỏe. Chúc ông bà đón Tết vui vẻ nhưng
vẫn không quên phòng dịch. Cháu rất yêu ông bà! Cháu của ông bà Phương Chi Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Không chỉ có cối xay gió và những cánh đồng hoa tuy líp bạt ngàn, đê biển cũng
được xem là hình ảnh biểu tượng cho tài năng và lòng yêu nước của người Hà Lan.
Là vùng đất thấp, Hà Lan đã nhiều lần trải qua thảm họa triều cường. Vì thế, chính
phủ đã xây dựng một con đê giữa biển có chiều dài 32km, rộng 90m, cao hơn 7m
so với mực nước biển. Công trình khổng lồ này vừa ngăn được sự tấn công của
nước biển, vừa giúp có thêm đất đai để xây dựng và trồng trọt. Nhờ nó, giao thông
cũng thuận lợi hơn nhiều. Trải qua hơn nửa thế kỉ, Hà Lan đã hoàn thành hệ thống
65 đê chắn sóng khổng lồ cùng với nhiều cửa van và đập nước di động.
Cùng với kim tự tháp ở Ai Cập, đường hầm qua eo biển Măng-xơ, kênh đào
Panama…, hệ thống đê biển ở Hà Lan được các nhà kiến trúc trên thế giới bầu
chọn là một trong mười công trình vĩ đại nhất hành tinh. (Kì quan đê biển)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Đâu được xem là hình ảnh biểu tượng cho tài năng và lòng yêu nước của người Hà Lan?
A. Cối xay gió, hoa tuy líp B. Hoa tuy líp, đê biển
C. Cối xay gió, hoa tuy líp và đê biển
Câu 2. Chính phủ Hà Lan đã xây dựng một con đê giữa biển có kích thước như thế nào?
A. Chiều dài 32km, rộng 90m, cao hơn 7m so với mực nước biển
B. Chiều dài 33km, rộng 90m, cao hơn 7m so với mực nước biển
C. Chiều dài 34km, rộng 90m, cao hơn 7m so với mực nước biển
Câu 3. Vai trò của đê biển đối với đất nước Hà Lan?
A. vừa ngăn được sự tấn công của nước biển, vừa giúp có thêm đất đai để xây dựng và trồng trọt
B. giao thông cũng thuận lợi hơn nhiều C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Hệ thống đê biển ở Hà Lan được các nhà kiến trúc trên thế giới bầu chọn là gì?
A. Kì quan thiên nhiên thế giới
B. Một trong mười công trình vĩ đại nhất hành tinh
C. Tài nguyên phi vật thể thế giới
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Hoàn thiện câu dưới đây, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: a. Đàn bướm… b. Chiếc đồng hồ…
Câu 2. Sắp xếp các từ sau theo hai nhóm danh từ và tính từ: cây cối, con đường,
nhà cửa, xinh đẹp, mùa thu, hiền lành, bông hoa, buồn bã, Hà Nội, ồn ào, nhanh
nhẹn, sông núi, tươi tốt, máy tính, chăm chỉ, xấu xa, con mèo, công viên.
Câu 3. (*) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
Hàng trăm con voi đang tiến về bãi. Người các buôn làng kéo về nườm nượp. Mấy
anh thanh niên khua chiêng rộn ràng. Các bà đeo những vòng bạc, vòng vàng. Các
chị mặc những chiếc váy thêu rực rỡ. Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng. III. Viết
Đề bài: Viết một bức thư cho người thân để thăm hỏi và kể về tình hình gia đình của em.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Đâu được xem là hình ảnh biểu tượng cho tài năng và lòng yêu nước của người Hà Lan?
C. Cối xay gió, hoa tuy líp và đê biển
Câu 2. Chính phủ Hà Lan đã xây dựng một con đê giữa biển có kích thước như thế nào?
A. Chiều dài 32km, rộng 90m, cao hơn 7m so với mực nước biển
Câu 3. Vai trò của đê biển đối với đất nước Hà Lan? C. Cả 2 đáp án trên
Câu 4. Hệ thống đê biển ở Hà Lan được các nhà kiến trúc trên thế giới bầu chọn là gì?
B. Một trong mười công trình vĩ đại nhất hành tinh
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Hoàn thiện câu dưới đây, sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa:
a. Đàn bướm đang dạo chơi trong khu vườn của em.
b. Chiếc đồng hồ đánh thức em dậy. Câu 2.
⚫ Danh từ: cây cối, con đường, nhà cửa, mùa thu, bông hoa, Hà Nội, sông núi,
máy tính, con mèo, công viên.
⚫ Tính từ: xinh đẹp, hiền lành, buồn bã, ồn ào, nhanh nhẹn, tươi tốt, chăm chỉ, xấu xa. Câu 3. (*)
Hàng trăm con voi/ đang tiến về bãi. (CN - VN)
Người các buôn làng/ kéo về nườm nượp. (CN - VN)
Mấy anh thanh niên/ khua chiêng rộn ràng. (CN - VN)
Các bà đeo/ những vòng bạc, vòng vàng. (CN - VN)
Các chị/ mặc những chiếc váy thêu rực rỡ. (CN - VN)
Hôm nay, Tây Nguyên/ thật tưng bừng. III. Viết Học sinh tự viết.