-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 14
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 14. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 14 với 2 đề bài tập cuối tuần, giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức môn Tiếng Việt của tuần 14. mời bạn đọc cùng tham khảo ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 14
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 14. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 14 với 2 đề bài tập cuối tuần, giúp học sinh ôn tập và củng cố kiến thức môn Tiếng Việt của tuần 14. mời bạn đọc cùng tham khảo ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 14 - CTST Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu
đến nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ.
Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Cậu
bé vẽ hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán ngán. Thầy Vê-rô-ki- ô bèn bảo:
- Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không
có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng
của từng quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được. Thầy lại nói:
- Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một
cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con
muốn vẽ bất cứ cái gì cũng đều có thể vẽ được như ý.
Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.
Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa
kiệt xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng
lớn trên thế giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-
nác-đô đa Vin-xi còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học
lớn của thời đại Phục hưng. (Vẽ trứng)
Đọc và trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Liệt kê các nhân vật trong truyện.
Câu 2. Từ nhỏ, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi yêu thích gì?
Câu 3. Ban đầu, thầy giáo yêu cầu Lê-ô-nác-đô phải học vẽ cái gì? Vì sao
thầy giáo yêu cầu như vậy?
Câu 4. Bài học rút ra khi đọc truyện?
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm hình ảnh nhân hóa trong đoạn văn sau:
a. Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế
nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. (Dế Mèn phiêu lưu kí)
b. Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! (Con chuồn chuồn nước)
Câu 2. (*) Viết 3 điều nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường.
Câu 3. Gạch chân dưới trạng ngữ trong các câu sau:
a. Tết đến, trẻ con cảm thấy háo hức vì được mua quần áo mới.
b. Để giúp đỡ các bạn nhỏ vùng cao, em đã ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập.
c. Chú chim nhỏ đang ở trong chiếc tổ nhỏ bé của mình.
d. Hôm nay, cây cối trông thật thiếu sức sống. III. Viết
Đề bài: Viết một đoạn văn kể về ước mơ của em.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong truyện: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, thầy giáo, người cha
Câu 2. Từ nhỏ, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi yêu thích vẽ.
Câu 3. Ban đầu, thầy giáo yêu cầu Lê-ô-nác-đô phải học vẽ trứng. Vì thầy
giáo muốn Lê-ô-nác-đô biết quan sát sự vật một cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên
giấy vẽ một cách chính xác.
Câu 4. Bài học: kiên trì rèn luyện sẽ giúp con người thành công.
II. Luyện từ và câu
Câu 1. a. Nhân hóa: chị Cốc
b. Nhân hóa: chú chuồn chuồn nước Câu 2. (*) - Nên làm:
⚫ Vứt rác đúng nơi quy định
⚫ Sử dụng nước tiết kiệm ⚫ Trồng nhiều cây xanh - Không nên làm:
⚫ Chặt phá rừng bừa bãi
⚫ Sử dụng bao bì ni-lông
⚫ Săn bắt các loài động vật quý hiếm
Câu 3. Gạch chân dưới trạng ngữ trong các câu sau:
a. Tết đến, trẻ con cảm thấy háo hức vì được mua quần áo mới.
b. Để giúp đỡ các bạn nhỏ vùng cao, em đã ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập.
c. Chú chim nhỏ đang ở trong chiếc tổ nhỏ bé của mình.
d. Hôm nay, cây cối trông thật thiếu sức sống. III. Viết Gợi ý:
Em tên là Nguyễn Thùy Trang. Năm nay, em tám tuổi. Hiện tại, em đang là
học sinh lớp 4A1. Trong các môn học, em thích nhất là Tiếng Việt. Lúc rảnh,
em thường đọc sách hoặc tập viết văn. Vì vậy, em ước mơ trở thành một nhà
văn. Vì vậy, em sẽ cố gắng rèn luyện. Tương lai, em mong muốn trở thành
một nhà văn nổi tiếng. Em sẽ nỗ lực để biến ước mơ thành sự thật. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Xti-vơn Hoóc-king là một trong những nhà khoa học nổi tiếng của thế giới.
Khi Hoóc-king còn nhỏ, bố đã tặng cho cậu một cái kính viễn vọng. Đó là
món quà mà Hoóc-king thích nhất. Cứ đến tối, Hoóc-king lại quan sát bầu trời
đêm qua kính viễn vọng. Một lần, cậu chỉ tay lên bầu trời đầy sao và hỏi bố:
“Chúng ta nhìn thấy các vì sao nhưng bố có biết quá trình hình thành của
chúng không?”. Bố trả lời: “Điều con hỏi từ trước tới giờ vẫn chưa ai lí giải
được.”. Hoóc-king tự tin nói: “Nhất định con sẽ tìm ra câu trả lời.”. Từ đó,
Hoóc-king thường xuyên quan sát bầu trời rồi tìm cách lí giải cho những thắc
mắc của mình. Bố mua cho cậu rất nhiều sách về Trái Đất và bầu trời, cậu lại
càng ham mê học hỏi, tìm tòi, khám phá.
Sau này, Hoóc-king trở thành nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại, có nhiều
đóng góp xuất sắc cho việc lí giải sự ra đời của các vì sao. (Cậu bé ham học hỏi)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Khi còn nhỏ, Hoóc-king đã được bố tặng cho món quà gì?
A. Một cái kính viễn vọng B. Một chiếc kính lúp
C. Một chiếc kính hiển vi
Câu 2. Cứ đến tối, Hoóc-king lại làm gì?
A. Đọc sách về thiên văn học
B. Quan sát bầu trời đêm qua kính viễn vọng
C. Ngắm các vì sao trên bầu trời
Câu 3. Khi lớn lên, Hoóc-king đã trở thành ai?
A. Nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại B. Một giáo viên ưu tú C. Một ca sĩ nổi tiếng
Câu 4. Theo em, Hoóc-king có những đức tính tốt đẹp gì? A. Ham học hỏi, tìm tòi B. Kiên trì, nỗ lực C. Cả 2 đáp án trên
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Đặt câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa với các sự vật sau: a. Con chó b. Bút chì c. Xe máy
Câu 2. Tìm từ có nghĩa khác với các từ trong nhóm:
a. chăm chỉ, siêng năng, lười biếng, cần cù
b. yêu thương, đố kị, yêu mến, yêu quý
c. hiền hậu, hiền lành, độc ác, hiền từ
d. thờ ơ, lo lắng, lo âu, lo sợ
Câu 3. (*) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Chiều nay, Hoa và em sẽ đi học bơi.
b. Bác Tai, Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng đến nhà lão Miệng.
c. Những khóm hoa hồng trong vườn đang khoe sắc rực rỡ.
d. Nụ cười của bé là hạnh phúc của mẹ.
e. Hồng, Đào và Lan là những người bạn tốt của nhau. III. Viết
Đề bài: Viết một đoạn văn kể về ước mơ của em.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Khi còn nhỏ, Hoóc-king đã được bố tặng cho món quà gì?
A. Một cái kính viễn vọng
Câu 2. Cứ đến tối, Hoóc-king lại làm gì?
B. Quan sát bầu trời đêm qua kính viễn vọng
Câu 3. Khi lớn lên, Hoóc-king đã trở thành ai?
A. Nhà khoa học kiệt xuất của nhân loại
Câu 4. Theo em, Hoóc-king có những đức tính tốt đẹp gì? C. Cả 2 đáp án trên
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Đặt câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa với các sự vật sau:
a. Chú chó nhỏ trông thật dễ thương.
b. Cậu bút chì chăm chỉ làm việc trong giờ học.
c. Bác xe máy nhích từng chậm chạp bước trên đường.
Câu 2. Tìm từ có nghĩa khác với các từ trong nhóm: a. lười biếng b. đố kị c. độc ác d. thờ ơ
Câu 3. (*) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a. ⚫ CN: Hoa và em ⚫ VN: sẽ đi học bơi b.
⚫ CN: Bác Tai, Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay
⚫ VN: cùng đến nhà lão Miệng. c.
⚫ CN: Những khóm hoa hồng
⚫ VN: đang khoe sắc rực rỡ d.
⚫ CN: Nụ cười của bé
⚫ VN: là hạnh phúc của mẹ. e. ⚫ CN: Hồng, Đào và Lan
⚫ VN: là những người bạn tốt của nhau. III. Viết Học sinh tự viết.