-
Thông tin
-
Hỏi đáp
GIải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 15
Trọn bộ GIải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 15. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 15 giúp ích cho học sinh khi ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức của tuần học 15 môn tiếng Việt. Hãy cùng theo dõi nội dung được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
GIải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 15
Trọn bộ GIải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 15. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 15 giúp ích cho học sinh khi ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức của tuần học 15 môn tiếng Việt. Hãy cùng theo dõi nội dung được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 15 - CTST Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
Buổi tối như mọi bữa
Bé làm nũng nghiêng đầu:
- Chị ơi, chuyện cổ tích Kể cho em nghe nào!
... “Xưa có bà già nghèo
Chuyên mò cua bắt ốc
Một hôm bà bắt được
Một con ốc xinh xinh
Vỏ nó biêng biếc xanh
Không giống như ốc khác
Bà thương không muốn bán
Bèn thả vào trong chum
Rồi bà lại đi làm
Đến khi về thấy lạ:
Sân nhà sao sạch quá!
Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm
Vườn rau tươi sạch cỏ
Bà già thấy chuyện lạ Bèn cố ý rình xem
Thì thấy một nàng tiên
Bước ra từ chum nước
Bà già bèn bí mật
Đập vỡ vỏ ốc xanh
Rồi ôm lấy nàng tiên
Không cho chui vào nữa Hai mẹ con từ đó
Rất là yêu thương nhau...”
Bé nghe nghênh cái đầu
Mắt tròn xoe không chớp
Chị kể xong, bất chợt
Bé kêu lên rất to:
- Ứ ừ, biết rồi cơ
Chị phê bình em đấy!
(Nàng tiên ốc, Phan Thị Thanh Nhàn)
Đọc và trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Truyện cổ tích nào được kể lại trong bài thơ?
Câu 2. Bà lão đã nhặt được cái gì?
Câu 3. Khi bà lão đi làm về đã thấy điều gì?
Câu 4. Bài học sau khi đọc xong bài thơ?
III. Luyện từ và câu
Câu 1. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân:
a. Tôi là một học sinh gương mẫu.
b. Hai anh em rất yêu thương nhau.
c. Đứa bé khóc lên khi bị ngã.
d. Con đường vừa mới được làm xong.
Câu 2. Cho đoạn thơ sau:
“Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con.”
(Mèo con đi học, Phan Thị Vàng Anh)
a. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào? Nhân hóa như thế nào?
b. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hóa?
Câu 3. Lựa chọn đáp án thích hợp:
a. Tôi đang học bài. (Câu kể/Câu cảm)
b. Thu là một người bạn dễ thương. (Danh từ/Tính từ)
c. Năm nay, con có được học sinh giỏi không? (Câu hỏi/Câu cầu khiến)
d. Tôi đi đến trường bằng xe đạp. (Trạng ngữ chỉ nơi chốn/Trạng ngữ chỉ phương tiện). III. Viết
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Truyện cổ tích được kể lại trong bài thơ là Nàng tiên ốc
Câu 2. Bà lão đã nhặt được: một con ốc xinh xinh
Câu 3. Khi bà lão đi làm về đã thấy: sân nhà sạch sẽ, đàn lợn đã được cho ăn, cơm
nước nấu tinh tươm, vườn rau tươi sạch cỏ
Câu 4. Những người nhân hậu luôn được mọi người yêu mến và được sống hạnh phúc. III. Luyện tập Câu 1. a. Tôi là gì?
b. Hai anh em như thế nào?
c. Ai khóc lên khi bị ngã?
d. Cái gì vừa mới được làm xong?
Câu 2. Cho đoạn thơ sau:
“Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con.”
(Mèo con đi học, Phan Thị Vàng Anh) a.
⚫ Bài thơ trên đã nhân hóa con mèo.
⚫ Con mèo cũng có hành động giống con người: đi học, mang chiếc bút chì,
mang một mẩu bánh mì con con.
b. Hình ảnh gợi ra sự đáng yêu của chú mèo, giúp cho bài thơ trở nên sinh động
hơn và làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 3. Lựa chọn đáp án thích hợp: a. Câu kể b. Tính từ c. Câu hỏi
d. Trạng ngữ chỉ phương tiện Câu 4.
Tôi rất yêu mến và kính trọng ông nội. Năm nay, ông đã ngoài bảy mươi tuổi.
Nhưng ông còn khỏe mạnh, minh mẫn. Ông có dáng người đầy đặn. Lưng đã hơi
còng xuống. Khuôn mặt vuông chữ điền trông phúc hậu. Nụ cười của ông thật hiền
từ. Trước khi nghỉ hưu, ông là một thầy giáo. Rất nhiều thế hệ học trò kính trọng
và yêu mến ông. Vì vậy, tôi luôn cảm thấy tự hào và ngưỡng mộ về ông. Đối với
riêng tôi, ông là một tấm gương sáng. Ông đã dạy cho tôi rất nhiều bài học bổ ích.
Tôi luôn tự nhủ phải cố gắng học tập để trở thành một người có ích để ông cảm
thấy tự hào. Và tôi cũng mong ông nội của mình sẽ luôn khỏe mạnh, hạnh phúc. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
“Một tuần sau em gái tôi trở về trong vòng tay dang sẵn của cả bố và mẹ tôi: Bức
tranh của nó được trao giải nhất. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở
việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải”.
Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín
bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều
Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra
ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất
lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ
mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:
- Con có nhận ra con không?
Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự
ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến
thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”.
Vậy mà dưới mắt tôi thì…
- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói
rằng: “Không phải con đâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
(Bức tranh của em gái tôi, Tạ Duy Anh)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bức tranh của nhân vật em gái được trao giải gì? A. Giải Nhất B. Giải Nhì C. Giải Ba D. Giải Tư
Câu 2. Bức tranh của nhân vật em gái vẽ ai? A. Người mẹ B. Người anh trai C. Người bố D. Người chị gái
Câu 3. Chọn câu văn miêu tả tâm trạng của người anh khi nhìn thấy bức tranh như thế nào?
A. Tôi giật sững người.
B. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư?
C. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
D. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ.
Câu 4. Đoạn trích gửi gắm thông điệp gì?
A. Tình cảm anh em cảm động giữa người anh và em gái
B. Tình cảm trong sáng và tâm hồn nhân hậu giúp con người nhận ra lỗi lầm C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Tìm từ trái nghĩa với các từ ngữ chỉ đặc điểm sau: dài, to, hiền, gầy, xấu, nhanh, rộng, lạnh.
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi [ ] áo quần tươm tấ [ ] nhí nhảnh gọi
tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở
trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng [ ] Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở
cũng chìa ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận.
Mấy cậu đi trước sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu
không để lộ vẻ khó khăn gì hết.
Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi [ ]
[ ] Mẹ đưa bút thước cho con cầm.
Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:
[ ] Thôi để mẹ nắm cũng được [ ]
Tôi có ngay cái ý kiến vừa non nớt vừa ngây thơ này [ ] chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi [ ]
(Trích Tôi đi học, Thanh Tịnh)
Câu 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Mẹ tôi là một kiến trúc sư nổi tiếng.
b. Minh Anh đang làm bài tập về nhà.
c. Hằng ngày, tôi đến trường từ sáu giờ ba mươi phút sáng.
d. Tôi và Hòa đã đi chơi vào dịp cuối tuần. III. Viết (*)
Đề bài: Viết một bức thư cho một người bạn kể về tình hình học tập của em. Tìm
một động từ có trong bức thư.
(*): Bài tập nâng cao Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bức tranh của nhân vật em gái được trao giải gì? A. Giải Nhất
Câu 2. Bức tranh của nhân vật em gái vẽ ai? B. Người anh trai
Câu 3. Chọn câu văn miêu tả tâm trạng của người anh khi nhìn thấy bức tranh như thế nào?
C. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
Câu 4. Đoạn trích gửi gắm thông điệp gì? C. Cả A, B đều đúng
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Từ trái nghĩa: dài - ngắn to - nhỏ hiền - dữ gầy - béo xấu - xinh nhanh - chậm rộng - hẹp lạnh - nóng
Câu 2. Điền dấu câu thích hợp:
Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi [,] áo quần tươm tấ [,] nhí nhảnh gọi
tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở
trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng [.] Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở
cũng chìa ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận.
Mấy cậu đi trước sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu
không để lộ vẻ khó khăn gì hết.
Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi [:]
[-] Mẹ đưa bút thước cho con cầm.
Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:
[-] Thôi để mẹ nắm cũng được [.]
Tôi có ngay cái ý kiến vừa non nớt vừa ngây thơ này [:] chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi [.]
(Trích Tôi đi học, Thanh Tịnh)
Câu 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Mẹ tôi/ là một kiến trúc sư nổi tiếng. (chủ ngữ - vị ngữ)
b. Minh Anh/ đang làm bài tập về nhà. (chủ ngữ - vị ngữ)
c. tôi/ đến trường từ sáu giờ ba mươi phút sáng. (chủ ngữ - vị ngữ)
d. Tôi và Hòa/ đã đi chơi vào dịp cuối tuần. (chủ ngữ - vị ngữ) III. Viết (*) Thu Hoài thương nhớ,
Cậu và gia đình chuyển đến Mỹ đã được một tháng. Đầu thư, cho mình gửi lời hỏi
thăm tình hình sức khỏe của bố mẹ cậu nhé. Việc học tập tại một ngôi trường mới
của cậu có tốt không? Chắc hẳn, với tính cách của cậu sẽ nhanh chóng làm quen
được với nhiều bạn mới.
Còn mình, công việc học tập ở trường vẫn rất tốt Hoài ạ. Mình vẫn thường đạp xe
trên con đường mà chúng mình hay đi để đến trường. Ngôi trường vẫn chẳng có gì
thay đổi. Nhưng cả hai chúng mình thì đã thay đổi rồi nhỉ? Năm nay, chúng mình
lên lớp bốn. Sắp trở thành những học sinh cuối cấp nên cũng cảm thấy mình dường
có trách nhiệm hơn. Mình vẫn học ở lớp 4A cùng đa số các bạn cũ thôi. Cô giáo
chủ nhiệm của bọn mình là cô Hồng. Cô khá nghiêm khắc, nhưng giảng bài rất hay.
Mình rất thích học cô. Sau những tiết học căng thẳng, mình cùng các bạn vẫn
xuống sân trường chơi nhảy dây, trốn tìm… Không có gì thay đổi cả, chỉ là không
có bạn ở đây cùng mình nữa thôi.
Tuy rất buồn và không biết đến khi nào mới có thể gặp lại. Nhưng mình vẫn hy
vọng bạn ở bên đấy cố gắng học tập tốt. Nhớ thường xuyên viết thư cho mình nhé.
Hy vọng sẽ sớm được gặp lại bạn! Bạn tốt của cậu Thu Hương
(Động từ: chuyển, gửi, gặp…)