-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 17
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 17. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 17 giúp ích cho học sinh khi ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức của tuần học. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 17
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 17. Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 17 giúp ích cho học sinh khi ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức của tuần học. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17 - CTST Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
“Đôi bàn tay nhỏ
Lướt trên phím đàn Bài nhạc ngân vang Trong chiều yên ả Đôi bàn tay nhỏ Giúp ông giúp bà Giúp mẹ giúp cha
Làm nhiều việc tốt Đôi bàn tay nhỏ
Viết dòng chữ xinh
Trang giấy trắng tinh
Điểm mười thắm đỏ Đôi bàn tay nhỏ
Còn biết nhiều điều Ai cũng mến yêu
Đôi bàn tay nhỏ.”
(Bàn tay nhỏ, Nguyễn Lãm Thắng)
Câu 1. Câu thơ “Đôi bàn tay nhỏ” được lặp lại mấy lần trong bài? A. 3 B. 4 C. 5
Câu 2. Đôi bàn tay đã giúp đỡ ông bà, cha mẹ việc gì? A. Làm nhiều việc tốt B. Học bài chăm chỉ C. Nấu cơm, quét nhà
Câu 3. Trong khổ thơ thứ ba, đôi bàn tay đã làm việc gì? A. Lướt trên phím đàn B. Viết dòng chữ xinh C. Làm nhiều việc tốt
Câu 4. Tình cảm của mọi người dành cho đôi bàn tay? A. Mến yêu B. Ghét bỏ C. Chán nản
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Hãy cho biết các câu sau thuộc kiểu câu gì? (Câu kể, câu cảm, câu cầu khiến)
a. Bà ngoại thường nấu cơm cho em ăn.
b. Cậu giúp tớ làm bài này nhé!
c. Trời hôm nay mới đẹp làm sao!
d. Chú chó nhà em có một bộ lông màu xám.
e. Đừng nói chuyện trong giờ học!
Câu 2. Xác định thành phần câu:
a. Hàng ngày, tôi đi học cùng với Lan Anh.
b. Tùng và Hùng là những người bạn tốt của nhau.
c. Trên bầu trời, chị mây đang dạo chơi.
Câu 3. Điền từ ngữ thích hợp theo gợi ý: quả trái chị cả … bát … thìa … hạt lạc … III. Viết (*)
Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn kể về ước mơ của bản thân, trong đó có sử dụng từ láy.
(*) Bài tập nâng cao Đáp án
Câu 1. Câu thơ “Đôi bàn tay nhỏ” được lặp lại mấy lần trong bài? C. 5
Câu 2. Đôi bàn tay đã giúp đỡ ông bà, cha mẹ việc gì? A. Làm nhiều việc tốt
Câu 3. Trong khổ thơ thứ ba, đôi bàn tay đã làm việc gì? B. Viết dòng chữ xinh
Câu 4. Tình cảm của mọi người dành cho đôi bàn tay? A. Mến yêu
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Hãy cho biết các câu sau thuộc kiểu câu gì? (Câu kể, câu cảm, câu cầu khiến) a. Câu kể b. Câu cầu khiến c. Câu cảm thán d. Câu kể. e. Câu cầu khiến
Câu 2. Xác định thành phần câu:
a. Hàng ngày/ tôi/ đi học cùng với Lan Anh. (Trạng ngữ - Chủ ngữ - Vị ngữ)
b. Tùng và Hùng/ là những người bạn tốt của nhau. (Chủ ngữ - Vị ngữ)
c. Trên bầu trời/ chị mây/ đang dạo chơi. (Trạng ngữ - Chủ ngữ - Vị ngữ)
d. Nhà em/ gồm có năm thành viên. (Chủ ngữ - Vị ngữ)
Câu 3. Điền từ ngữ thích hợp theo gợi ý: quả trái chị cả chị hai bát tô thìa muỗng hạt lạc đậu phộng III. Viết (*) Học sinh tự viết. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như
người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà
cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy tính nết
lại ăn xổi ở thì (thật chỉ vì ốm đau luôn, không làm được), có một cái hang ở cũng
chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.
(Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
Câu 1. Nêu tên nhân vật được miêu tả trong đoạn văn.
Câu 2. Đặc điểm về ngoại hình của nhân vật được miêu tả như thế nào?
Câu 3. Khi đọc đoạn văn, theo em, thái độ của người viết với nhân vật được miêu tả là gì?
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Đặt câu với các từ: mơ mộng, mơ ước
Câu 2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Hoàng là một học sinh (chăm chỉ/lười biếng).
b. Tôi rất thích đọc truyện (giáo khoa/trinh thám).
c. Bức tranh được vẽ rất (tỉ mỉ/giàu có).
d. Hôm qua, em được cô giáo (tuyên dương/bày tỏ) trước lớp.
Câu 3. Các câu dưới đây viết theo mẫu câu nào?
a. Thoa là học sinh lớp 4.
b. Chúng em đang làm bài tập Toán.
c. Những bông hoa hồng vô cùng xinh đẹp. III. Viết
Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về
tình cảm gia đình hoặc tình bạn. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật được miêu tả trong đoạn văn: Dế Choắt
Câu 2. Đặc điểm về ngoại hình của Dế Choắt: người gầy gò và dài lêu nghêu như
một gã nghiện thuốc phiện; cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như
người cởi trần mặc áo gi-lê; đôi càng bè bè, nặng nề; râu ria cụt có một mẩu và mặt
mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
Câu 3. Khi đọc đoạn văn, theo em, thái độ của người viết với nhân vật coi thường, ghét bỏ. III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Hương Liên là một cô gái mơ mộng.
⚫ Tôi mơ ước sẽ trở thành một phi hành gia.
Câu 2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Hoàng là một học sinh chăm chỉ.
b. Tôi rất thích đọc truyện trinh thám.
c. Bức tranh được vẽ rất tỉ mỉ.
d. Hôm qua, em được cô giáo tuyên dương trước lớp.
Câu 3. Các câu dưới đây viết theo mẫu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Cái gì như thế nào? Câu 4.
Em rất thích đọc truyện Thạch Sanh. Vì em cảm đã học được nhiều bài học bổ ích
qua câu chuyện này. Nội dung của truyện kể rằng ở quận Cao Bình, có hai vợ
chồng lớn tuổi nhưng chưa được một mụn con. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng sai
thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu bé sinh ra đã mồ côi cha, về sau người mẹ
cũng qua đời. Từ đó, cậu sống lủi thủi trong gốc đa. Cả gia tài chỉ có lưỡi búa cha
để lại, người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Có người hàng rượu tên là Lí Thông, thấy
Thạch Sanh khỏe mạnh, lân la đến gợi chuyện kết nghĩa huynh đệ. Không chỉ vậy,
hắn còn lừa Thạch Sanh đi canh miếu thay để nộp mạng cho chằn tinh. Thạch Sanh
giết chết chằn tinh nhưng lại bị Lý Thông cướp công. Vào ngày kén rể, công chúa
bị đại bàng bắt đi. Thạch Sanh đã bắn đại bàng, rồi cứu được công chúa nhưng lại
bị Lý Thông hãm hại. Cuối cùng, nhờ tiếng đàn, Thạch Sanh được minh oan. Còn
Lí Thông bị trừng trị. Thạch Sanh cưới được công chúa, đánh bại mười tám nước
chư hầu rồi được vua truyền ngôi cho. Truyện đã thể hiện được ước mơ về một xã
hội công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành còn kẻ xấu xa sẽ bị trừng trị.