-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 19 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 19 giúp ích cho học sinh khi ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức của tuần học. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây. Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 19 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 19 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 19 giúp ích cho học sinh khi ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức của tuần học. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây. Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 19 (Nâng cao)
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 19 Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
“Đời Hùng Vương thứ sáu
Nước nhà đang bình yên
Bỗng giặc Ân khát máu
Sang xâm lấn nước mình Chúng đem quân bạo ngược Đốt phá bao xóm làng Khắp
đường quê bến nước Xác chết nằm ngổn ngang
Vua cầm lòng không được Sai sứ giả mau mau
Tìm người tài giúp nước
Mong thoát nạn binh đao
Thuở ấy làng Phù Đổng
Có một chuyện kỳ khôi
Cậu bé tên là Gióng
Ba tuổi, chưa nói cười
Một hôm loa vang gọi
Của sứ giả: - Loa loa!
Ai là người tài giỏi
Mau ra cứu nước nhà!
Gióng đang nằm trên võng
Lắng nghe, bật dậy ngay
Vội bảo với mẹ Gióng
- Mẹ mời sứ vào đây!
Mẹ sững sờ ngạc nhiên
Nhìn con như kẻ lạ
Dù nửa ngờ nửa tin
Vẫn ra mời sứ giả”
(Trích Thánh Gióng, Nguyễn Lãm Thắng)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc thực hiện yêu cầu dưới đây:
Câu 1. Nhân vật được nhắc tới trong bài thơ là ai? A. Thánh Gióng B. Trần Quốc Toản C. Mạc Đĩnh Chi D. Sơn Tinh
Câu 2. Giặc Ân sang xâm lược nước ta vào lúc nào?
A. Đời Hung Vương thứ sáu
B. Đời Hùng Vương thứ mười tám
C. Đời Hùng Vương thứ nhất
D. Đời Hùng Vương thứ mười
Câu 3. Kẻ thù đã gây ra những tội ác gì? A. Đót phá xóm làng B. Giết hại người dân C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 4. Nhà vua sai sứ giả đi làm gì?
A. Đánh giặc cứu nước
B. Tìm người tài giúp nước
C. Cầu xin sự giúp đỡ của nước khác
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 5. Câu “- Mẹ mời sứ vào đây!” thuộc kiểu câu gì? A. Câu kể B. Câu cầu khiến C. Câu cảm thán D. Câu nghi vấn
Câu 6. Người mẹ có thái độ như thế nào trước lời đề nghị của Thánh Gióng? A. Sững sờ ngạc nhiên B. Nửa ngờ nửa tin C. Vui vẻ, mừng rỡ D. Cả A, B đều đúng
Câu 7. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm: “Nước nhà đang bình yên”
A. Nước nhà như thế nào? B. Nước nhà ở đâu? C. Nước là là gì? D. Nước nhà làm gì?
Câu 8. Đặt một câu kể có chứa từ: ngạc nhiên
II. Luyện từ và câu Bài 1. Nối: 1. Những chú ong a. được đan bằng len 2. Quả hồng b. đã chín. 3. Chiếc áo c. làm việc chăm chỉ. 4. Cái đàn d. còn rất mới. Đáp án:
Bài 2. Viết 2 - 3 câu miêu tả bức tranh dưới đây: Đáp án:
Bài 3. Đặt câu nghi vấn cho câu trả lời sau:
a. Con đang ở nhà bạn Hùng.
b. Tớ đã làm bài tập về nhà rồi. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Lượm Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng
Bài 2. Viết đoạn văn miêu tả một loài cây mà em thích. Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
“Một buổi chiều, tôi đứng bờ đầm nước, trông ra. Khi hoàng hôn xuống, mặt nước
trời bỗng sáng lên trong giây lát, đượm vẻ bao la khêu gợi vô hạn lòng giang hồ.
Bỗng sau lưng có tiếng ồn ào. Quay lại, tôi thấy một Dế Trũi đương đánh nhau với
hai mụ Bọ Muỗm. Hai mụ Bọ Muỗm vừa
xông vào vừa kêu om sòm. Ai đã nói rằng
"vừa đánh trống vừa ăn cướp", lúc ấy tôi
đã thấy tận mắt cái cảnh thật đúng câu ví
vậy. Hai mụ giơ chân, nhe cặp răng dài
nhọn, đánh tới tấp. Trũi bình tĩnh, dùng
càng gạt đòn rồi bổ sang. Hai càng Trũi
móc toẽ đằng trước, khi hươi lên, coi oai như cặp chuỳ đồng.
Tôi đứng ngắm và khen thầm. Xưa nay tôi vẫn có ý coi thường các cậu Dế Trũi -
Dế Trũi quê kệch, mình dài thuồn thuỗn, bốn mùa mặc ái gi-lê trần. Nhưng bây giờ,
nhìn anh Trũi nhanh nhẹn này, tôi hiểu rằng không nên chỉ xem bề ngoài mà coi
thường ai một cách hồ đồ như vậy.
Trũi gan góc, một chống với đôi mà mà địch thủ vẫn luôn luôn bị cú đòn đau.
Nhưng hai mụ Bọ Muỗm cứ vừa đánh vừa kêu, làm cho họ nhà Bọ Muỗm ở ruộng
lúa gần đấy nghe tiếng. Thế là cả một bọn Bọ muỗm lốc nhốc chạy ra. Trũi biết thế
nguy, lủi khỏi vòng chiến nhảy bòm xuống dòng nước, bơi sang bên này. Cách
nước rồi, yên trí, Trũi lại nghênh ngang đứng hướng về bên kia, giơ chân, giơ
càng doạ lại bọn Bọ Muỗm vừa kéo tới. Thấy thế, bọn Bọ Muỗm tức, bật lên một
cử chỉ bất ngờ là chúng bay ào sang rợp cả mặt nước.
Trũi ta không dè bọn Bọ Muỗm bay mau thế. Anh ta chỉ kịp giơ hai cái càng răng
cưa tròn xoe lên thì đã thấy không biết bao nhiêu răng, móc đánh, chém tới tấp
xuống. Trũi ngã quay. Lũ kia xô cưỡi lên. Nhất định có án mạng phen này.
Tôi vội nhẩy tới. Bọn Bọ Muỗm hốt hoảng bay đi hết. Trũi nằm chỏng gọng, bất
tỉnh nhân sự. Tôi vực về cửa hang, lấy nước phun vào mặt Trũi.”
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
Giải thích từ ngữ:
⚫ hồ đồ: không phân biệt rõ ràng, lẫn lộn đúng sai
⚫ thuồn thuỗn: dài thượt ra, trông không đẹp mắt (thường nói về bộ phận cơ thể)
⚫ chỏng gọng: nằm giơ ngược chân cẳng lên giữa khoảng trống
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Các nhân vật trong đoạn trích trên gồm có? A. Dế Mèn B. Dế Trũi C. Bọ Muỗm
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 2. Dế Mèn đã thấy sự việc gì xảy ra?
A. Dế Trũi đánh nhau với Bọ Muỗm
B. Dễ Trũi đang trò chuyện với Bọ Muỗm
C. Dế Trũi đang đào hang
D. Dế Trũi đang nằm ngủ
Câu 3. Vì sao xưa nay, Dế Mèn vẫn có ý coi thường các cậu Dế Trũi?
A. Vì Dế Trũi lười biếng, ham chơi
B. Vì Dế Trũi yếu ớt, gầy gò
C. Vì Dế Trũi quê kệch, mình dài thuồn thuỗn, bốn mùa mặc ái gi-lê trần
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 4. Câu: “Tôi đứng ngắm và khen thầm.” thuộc kiểu câu gì? A. Câu kể B. Câu cảm thán C. Câu nghi vấn D. Câu cầu khiến
Câu 5. Dế Trũi có tính cách như thế nào? A. Nhanh nhẹn B. Gan góc C. Dũng cảm
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 6. Dế Mèn đã làm gì khi thấy Dễ Trũi gặp nạn? A. Bỏ mặc Dế Trũi B. Tìm người đến giúp C. Nhảy tới giúp
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 7. Đặt câu với các từ: coi thường, gan góc
Câu 8. Em có nhận xét gì về nhân vật Dế Trũi?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Đặt câu phù hợp với nội dung của tranh: a. b. Đáp án:
Bài 2. Sắp xếp các từ ngữ trong các dòng dưới đây và chép lại thành câu hoàn chỉnh:
a. Chim én/bay lượn/đang/trên bầu trời.
b. có/thành viên./bốn/Gia đình/em/của
c. rất/em/thích/Ngay từ nhỏ/đá bóng./đã
d. Bức tranh/vẽ/bằng/được/màu nước.
Bài 3. Hoàn thành câu dưới đây:
a… sáng lấp lánh trên bầu trời
b. Ngọn núi thật… làm sao! c. Chùm phượng vĩ… d. Đàn ong … III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Sầu riêng (Trích)
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm
đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu
riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín
quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.
Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Bài 2. Viết đoạn văn tả một loài cây mà em thích, trong đó có một câu cảm. Đáp án Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật chính trong bài thơ là ai? A. Thánh Gióng
Câu 2. Giặc Ân sang xâm lược nước ta vào lúc nào?
A. Đời Hung Vương thứ sáu
Câu 3. Kẻ thù đã gây ra những tội ác gì? C. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Nhà vua sai sứ giả đi làm gì?
B. Tìm người tài giúp nước
Câu 5. Câu “- Mẹ mời sứ vào đây!” thuộc kiểu câu gì? B. Câu cầu khiến
Câu 6. Người mẹ có thái độ như thế nào trước lời đề nghị của Thánh Gióng? D. Cả A, B đều đúng
Câu 7. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm: Nước nhà đang bình yên
A. Nước nhà như thế nào?
Câu 8. Đặt câu: Tôi cảm thấy rất ngạc nhiên về câu chuyện của bạn.
II. Luyện từ và câu Bài 1. Nối: 1 - c 2 - b 3 - d 4 - a Bài 2. Viết câu:
Bức tranh vẽ phong cảnh làng quê Việt Nam. Tranh vẽ cánh đồng lúa chín vàng
ươm. Các bác nông dân đang gánh lúa về. Bài 3. Đặt câu: a. Con đang ở đâu?
b. Cậu đã làm bài tập về nhà chưa? III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết. Bài 2. Gợi ý:
Phượng là cây của tuổi học trò. Thân cây phượng khá cao lớn. Vỏ cây xù xì, có
màu nâu sẫm. Lá phượng nhỏ li ti. Hoa phượng nở vào mùa hè. Bông hoa có năm
cánh. Bốn cánh màu đỏ, mỏng manh. Một cánh dày hơn, có đốm trắng. Nhìn từ xa,
cây phượng thật rực rỡ. Hoa phượng gắn bó với học trò chúng em. Em rất yêu loài cây này. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong đoạn trích trên gồm có?
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Câu 2. Dế Mèn đã thấy sự việc gì xảy ra?
A. Dế Trũi đánh nhau với Bọ Muỗm
Câu 3. Vì sao xưa nay, Dế Mèn vẫn có ý coi thường các cậu Dế Trũi?
C. Vì Dế Trũi quê kệch, mình dài thuồn thuỗn, bốn mùa mặc ái gi-lê trần
Câu 4. Câu: “Tôi đứng ngắm và khen thầm.” thuộc kiểu câu gì? A. Câu kể
Câu 5. Dế Trũi có tính cách như thế nào?
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 6. Dế Mèn đã làm gì khi thấy Dễ Trũi gặp nạn? C. Nhảy tới giúp Câu 7. Đặt câu:
- Tôi rất coi thường những người vô ý thức.
- Cậu ta là một tên gan góc đấy!
Câu 8. Dễ Trũi rất dũng cảm, gan góc.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Đặt câu phù hợp với nội dung của tranh:
a. Mọi người trong gia đình đang gói bánh trưng.
b. Mẹ đang ru em bé ngủ.
Bài 2. Sắp xếp các từ ngữ trong các dòng dưới đây và chép lại thành câu hoàn chỉnh:
a. Chim én đang bay lượn trên bầu trời.
b. Gia đình của em có bốn thành viên.
c. Ngay từ nhỏ, em đã rất thích đá bóng.
d. Bức tranh được vẽ bằng màu nước.
Bài 3. Hoàn thành câu dưới đây:
a. Ngôi sao sáng lấp lánh trên bầu trời
b. Ngọn núi thật hùng vĩ làm sao!
c. Chùm phượng vĩ nở đỏ rực.
d. Đàn ong kiếm mật trong vườn hoa. III. Viết Bài 1. Viết chính tả: Học sinh tự viết. Bài 2. Gợi ý:
Vào dịp sinh nhật, em được bạn Hoa tặng cho một cây xương rồng. Cây được trồng
trong một chiếc chậu hình trái tim. Chậy cây mới đẹp làm sao! Cây xương rồng có
hình cầu, to bằng nắm tay của em. Chúng có những khe rỗng tạo thành các múi.
Xương rồng không có lá. Từ các khe trên thân cây mọc ra các nhánh gai. Gai
xương rồng nhọn, nếu đâm vào tay thì rất đau. Xương rồng không cần tưới nhiều
nước, rất dễ chăm sóc. Em tự hứa sẽ chăm sóc cây xương rồng cẩn thận vì đó là
món quà của người bạn thân nhất tặng mình.
Câu cảm thán: Chậy cây mới đẹp làm sao!