-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 2
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 2 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 2. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 2
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 2 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 2. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 - CTST Đề 1
I. Đọc hiểu văn bản
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân…
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm)
Đọc và chọn đáp án trả lời đúng:
Câu 1. Nhân vật “em bé cu Tai” đang làm gì? A. ngủ B. chơi đùa C. trò chuyện
Câu 2. Người mẹ trong bài đang làm gì? A. cắt lúa B. giã gạo C. nấu cơm
Câu 3. Tìm những câu thơ thể hiện tình cảm của người mẹ dành cho đứa con?
Câu 4. Cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ?
III. Luyện từ và câu
Câu 1. Sắp xếp các từ sau vào nhóm:
a. Danh từ chung chỉ người
b. Danh từ chung chỉ đồ vật
Các từ: xe đạp, bà ngoại, bút mực, đồng hồ, máy bay, chị gái, ông nội, cái cốc,
bàn ghế, em bé, tờ giấy, thước kẻ.
Câu 2. Viết đoạn mở bài, kết bài cho bài văn kể chuyện về một người có tấm lòng nhân hậu.
Câu 3. Thi tìm nhanh các danh từ riêng chỉ tên sông hoặc núi. III. Viết
Đề bài: Viết bài văn kể chuyện về một người có tấm lòng nhân hậu. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật “em bé cu Tai” đang làm gì? A. ngủ
Câu 2. Người mẹ trong bài đang làm gì? B. giã gạo
Câu 3. Tìm những câu thơ thể hiện tình cảm của người mẹ dành cho đứa con?
- Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
- Mẹ thương a-kay,
Câu 4. Cảm xúc của em khi đọc bài thơ?
Xúc động trước tình cảm của người mẹ. III. Luyện tập
Câu 1. Sắp xếp các từ sau vào nhóm:
a. Danh từ chung chỉ người: bà ngoại, chị gái, ông nội, em bé
b. Danh từ chung chỉ đồ vật: xe đạp, bút mực, đồng hồ, máy bay, cái cốc, bàn
ghế, tờ giấy, thước kẻ
Câu 2. Viết đoạn mở bài, kết bài cho bài văn kể chuyện về một người có tấm lòng nhân hậu.
- Mở bài: Trong cuộc sống, mỗi người đều có một hoàn cảnh khác nhau.
Người có cuộc sống giàu sang, người có cuộc sống nghèo khổ. Tấm lòng nhân
hậu giúp cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn. Và tôi có biết đến một
người có tấm lòng nhân hậu.
- Kết bài: Câu chuyện về (nhân vật có tấm lòng nhân hậu) khiến tôi cảm thấy
vô cùng xúc động. Và tôi đã nhận ra bài học quý giá cho bản thân. Chúng ta
cần biết yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh.
Câu 3. Thi tìm nhanh các danh từ riêng chỉ tên sông hoặc núi:
⚫ Sông: Hồng, Đà, Đuống, Tiền, Hậu, Hương,...
⚫ Núi: Hàm Lợn, Ba Vì, Hồng Lĩnh, Bạch Mã,...
Câu 4. Viết bài văn kể chuyện về một người có tấm lòng nhân hậu.
Nhà chị Hương chỉ cách nhà em một khu vườn đẹp. Hàng ngày, em thường
sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Hôm ấy chị đến rủ em sang nhà
bà Tư chơi, thấy việc làm của chị đối với bà Tư, em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.
Bà Tư năm nay đã ngoài bảy mươi, sức khỏe yếu đi nhiều so với mây năm
trước. Chị Hương bảo:
– Bà có năm người con đều hi sinh trong kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà
được chính phủ phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
Bà không có cháu chắt gì cả, sống thui thủi một mình nên chị Hương thương
bà lắm. Thường ngày, chị sang giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo,
đấm lưng, bóp chân… cho bà những lúc trời trở gió. Không ruột rà máu mủ,
không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu quý bà Tự như bà ruột của mình.
Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân
chị gọi hai, ba tiếng, không thấy bà trả lời. Chị bảo em: “Mình đẩy cửa vào
đi!”. Vừa bước vào nhà, chị Hương đã la to: “Bà làm sao thế hở bà? Bà bị
bệnh ư? Chị vội giở chiếc chăn bông lên, lay gọi bà. Mãi sau mới thấy bà mở
mắt, trở mình nhìn chị Hương và em rồi thều thào nói trong hơi thở: “Hai
cháu đến với bà đó à! Bà thấy chóng mặt từ tối hôm qua, sáng nay muốn dậy mà không dậy được”.
– Suốt mấy ngày nay, bà chưa ăn gì, hở bà! Cháu tệ quá, không biết sang giúp bà!
Chị quay sang em, nói vội:
– Em ngồi đây bóp chân bóp tay và xoa dầu cho bà, chị ra tìm mua cái gì cho
bà ăn rồi chị vào ngay.
Nhìn theo bóng chị vội vã khuất sau hàng rào râm bụt, em cảm thấy lòng
mình dâng lên một tình thương và một sự cảm phục. Đời chị cũng quá ư vất
vả và bất hạnh. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một
người mẹ. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn
cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn, bóng chiếc của người đời mà chị đem
tình thương của mình sưởi ấm cho bà Tư và cho bao nhiêu người khác cùng
cảnh ngộ. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Giờ đây nghĩ lại những lời
ca tụng của mọi người về đức hạnh của chị, em lại càng hiểu chị hơn. Đang
miên man suy nghĩ thì đã thấy chị trên tay cầm tô cháo đang bốc hơi nghi
ngút, nhanh nhẹn bước vào. Đặt tô cháo lên bàn, chị đến bên giường nhỏ nhẹ:
– Để cháu đỡ bà dậy, bà ăn cháo cho khỏe, bà nhé!
Nhìn chị đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây, mẹ em
cũng chăm sóc ngoại em như chị Hương bây giờ.
Câu chuyện về chị Hương khiến em cảm thấy vô cùng xúc động và cảm phục.
Và em đã nhận ra bài học quý giá cho bản thân. Chúng ta cần biết yêu thương,
chia sẻ với mọi người xung quanh. Đề 2
I. Đọc hiểu văn bản
Sáng sớm dắt trâu ra đồng
Cha mong kịp ngày gieo hạt
Mẹ bắc gầu tát bên sông
Đợi gặt mùa vàng ấm áp.
Từng nét phấn trên bục giảng
Gieo thành bao ước mơ xanh
Chồi non mỗi ngày vươn lớn
Cô gieo hoa trái ngọt lành.
Heo may gió mùa trở lạnh
Bà gom từng giọt nắng hồng
Dệt làm chiếc khăn thật ấm
Cháu quàng qua suốt mùa đông.
Bầu trời gieo mưa rồi nắng
Cho gió hong những đám mây
Cho cả trời sao lấp lánh
Đêm đêm ru giấc ngủ say.
Em biết thương bà, thương mẹ
Yêu cô, yêu cả bầu trời
- A, em sẽ gieo ngày mới
Giòn tan bằng một chuỗi cười! (Gieo ngày mới)
Đọc và chọn đáp án đúng cho câu hỏi:
Câu 1. Các nhân vật trong bài thơ gồm?
A. cha, mẹ, cô giáo, bà, em B. cha, mẹ, cô giáo, bà C. cha, mẹ, bà, em
Câu 2. Đâu là câu thơ viết về ngày mới của cha mẹ? A.
Sáng sớm dắt trâu ra đồng
Cha mong kịp ngày gieo hạt
Mẹ bắc gầu tát bên sông
Đợi gặt mùa vàng ấm áp. B.
Từng nét phấn trên bục giảng
Gieo thành bao ước mơ xanh
Chồi non mỗi ngày vươn lớn
Cô gieo hoa trái ngọt lành. C.
Bầu trời gieo mưa rồi nắng
Cho gió hong những đám mây
Cho cả trời sao lấp lánh
Đêm đêm ru giấc ngủ say.
Câu 3. Ngày mới của bà bắt đầu bằng việc? A. dắt trâu ra đồng
B. bắc gầu tát bên sông
C. dệt khăn quàng cho cháu
Câu 4. Nhân vật “em” gieo ngày mới bằng gì? A. đọc một cuốn sách B. hát một bài hát C. một chuỗi cười
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Viết các từ chỉ các buổi trong ngày.
Câu 2. Đặt câu với các từ sau: a. lon ton b. lấp lánh c. xanh tươi d. học tập
Câu 3. Gạch chân dưới các danh từ:
a. Con chuồn chuồn có đôi cánh mỏng manh
b. Con đường của làng em vừa được sửa lại.
c. Những bông hoa cùng nhau khoe sắc thắm. III. Viết
Đề bài: Viết đoạn mở bài trực tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn kể lại
câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu. Đáp án
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong bài thơ gồm?
A. cha, mẹ, cô giáo, bà, em
Câu 2. Đâu là câu thơ viết về ngày mới của cha mẹ? A.
Sáng sớm dắt trâu ra đồng
Cha mong kịp ngày gieo hạt
Mẹ bắc gầu tát bên sông
Đợi gặt mùa vàng ấm áp.
Câu 3. Ngày mới của bà bắt đầu bằng việc?
C. dệt khăn quàng cho cháu
Câu 4. Nhân vật “em” gieo ngày mới bằng gì? C. một chuỗi cười
II. Luyện từ và câu
Câu 1. Các từ chỉ các buổi trong ngày: buổi sáng, sáng trưa, buổi chiều, buổi tối, buổi đêm. Câu 2.
a. Em bé chạy lon ton trong sân.
b. Những ngôi sao trên bầu trời sáng lấp lánh.
c. Cánh đồng lúa xanh tươi.
d. Chúng em cố gắng học tập thật chăm chỉ.
Câu 3. Gạch chân dưới các danh từ:
a. Con chuồn chuồn có đôi cánh mỏng manh
b. Con đường của làng em vừa được sửa lại.
c. Những bông hoa cùng nhau khoe sắc thắm. III. Viết
- Mở bài gián tiếp: Lòng trung thực/lòng nhân hậu là một đức tính vô cùng tốt
đẹp của con người. Tôi đã được nghe rất nhiều câu chuyện ca ngợi về lòng
trung thực/lòng nhân hậu. Nhưng câu chuyện ấn tượng nhất là về…
- Kết bài mở rộng: Câu chuyện về… ngợi cho tôi bài học giá trị. Nhờ có lòng
lòng trung thực/lòng nhân hậu, chúng ta có thể đương đầu với mọi thử thách.
Mỗi người hãy biết sống lòng trung thực/lòng nhân hậu để cuộc đời trở nên ý nghĩa hơn.