Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 22 (Nâng cao)
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 22 (Nâng cao). Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 22 giúp ích cho học sinh khi ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức của tuần học. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 22 Đề 1
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
“Cây bàng lá nõn xanh ngời
Ngày ngày chim đến tìm mồi chíp chiu
Đường xa gánh nặng sớm chiều
Kê cái đòn gánh bao nhiêu người ngồi
Đêm qua em ngủ đi rồi
Thấy bàng bỗng lớn, tốt tươi lạ thường
Thấy cả Bác Hồ về làng
Cũng ngồi ở gốc cây bàng của em…”
(Cây bàng, Trần Đăng Khoa)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bài thơ viết về loài cây nào? A. Cây bàng B. Cây ổi C. Cây đa D. Cây gạo
Câu 2. Đặc điểm của loài cây đó là gì? A. Thân cây cao lớn B. Lá nõn xanh ngời C. Hoa mọc từng chùm D. Cành cây khẳng khiu
Câu 3. Loài cây đã đem lai những ích lợi gì?
A. Nơi chim đến tìm mồi
B. Con người ngồi dưới gốc cây nghỉ ngơi
C. Bảo vệ quê hương, xóm làng D. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Khi nhân vật em ngủ đã thấy điều gì? A. Thấy bàng bỗng lớn
B. Tốt tươi lạ thường C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Vị ngữ trong câu: “Ngày ngày chim đến tìm mồi chíp chiu” là gì? A. Ngày ngày B. Chim đến
C. đến tìm mồi chíp chiu
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 6. Nhân vật lịch sử nào được nhắc đến trong bài thơ? A. Bác Hồ B. Kim Đồng C. Võ Thị Sáu D. Tố Hữu
Câu 7. Phần gạch chân trong câu: “Đêm qua em ngủ đi rồi” trả lời cho câu hỏi gì? A. Làm gì? B. Là gì? C. Như thế nào? D. Vì sao?
Câu 8. Nêu cảm nhận của em về bài thơ?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Tô màu vào các từ có nghĩa trái ngược với từ đẹp: đẹp đẽ mũi mĩm xấu tệ xinh xắn xấu mù tuyệt vời xấu xí xinh đẹp hùng vĩ
Bài 2. Xác định vị ngữ của các câu trong đoạn văn dưới đây:
“Triều đình được mẻ cười vỡ bụng. Tiếng cười thật dễ lây. Ngày hôm đó, vương
quốc nọ như có phép mầu làm thay đổi.”
Bài 3. Xếp các chữ ngôi sao vào ô thích hợp để tạo thành từ ngữ hoàn chỉnh: 1. đ p ẽ 2. x n h x n ẹ ắ i đ III. Viết
Bài 1. Viết chính tả Quê hương (Trích)
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn tả cây cho bóng mát được trồng ở trường. Đề 2
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
“Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát
lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ấm và dưỡng khí
thảo mộc thở ra từ bình minh. Ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên
những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó
bao qua một lớp thủy tinh.
Tía nuôi tôi đi trước, bên lưng lủng lẳng chiếc túi da beo, lưng mang cái gùi tre
đan đã trát chai, tay cầm chà gạc lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đầu con dao
rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mấu cong ở đầu lưỡi dao dài
có đến sáu bảy tấc ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi.
Thằng Cò đội cái thúng to tướng, trong thúng đụng một vò nước, mấy gói cơm nắm
và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại, trên thúng úp chiếc nón lá rách. Tôi
đã chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi
mượn của nhà đi ngoài xóm bìa rừng từ chiều hôm qua. Con Luốc chạy tung tăng
sục sạo trong các bụi cây.”
(Trích Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả vào thời điểm nào? A. Buổi sáng B. Buổi trưa C. Buổi chiều D. Buổi tối
Câu 2. Thời tiết trong rừng như thế nào? A. Trời không gió B. Không khí mát lạnh C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 3. Nhân vật chính trong đoạn trích là ai? A. Tía nuôi tôi B. Thằng Cò C. Tôi
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 4. Nhân vật tía nuôi tôi mang theo những vật dụng gì?
A. bên lưng lủng lẳng chiếc túi da beo
B. lưng mang cái gùi tre đan đã trát chai
C. tay cầm chà gạc lâu lâu D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Vị ngữ trong câu: “Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh.” là gì? A. Buổi sáng B. Đất rừng C. Đất rừng thật là D. Thật là yên tĩnh
Câu 6. Nhân vật thằng Cò đang làm gì?
A. đội cái thúng to tướng
B. chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé
C. chạy tung tăng sục sạo trong các bụi cây
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 7. Khung cảnh thiên nhiên hiện lên như thế nào? A. Ồn ào, náo nhiệt.
B. Yên tĩnh, không khí mát lạnh và rất đẹp.
C. Đông đúc tấp nập người qua lại. D. Nóng nực, yên tĩnh.
Câu 8. Nêu cảm nhận của em về đoạn trích trên?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Tìm vị ngữ ở cột B phù hợp với chủ ngữ ở cột A để tạo thành câu hoàn chỉnh: A B Bác Hồ
trở nên hiện đại và phát triển. Quê hương
chảy êm đềm qua xóm làng. Dòng sông
được vẽ bằng màu nước. Bức tranh
là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Đáp án:
Bài 2. Tìm vị ngữ phù hợp để thay cho dấu : a. Đàn ong… b. Chú ếch… c. Cái xe đạp… d. Hoa đào…
Bài 3. Quan sát bức tranh, đặt câu có sử dụng từ ngữ thuộc nhóm từ Cái đẹp: Đáp án: III. Viết
Bài 1. Viết chính tả:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn ngắn tả cây cho bóng mát được trồng ở trường. Xác định
chủ ngữ, vị ngữ của một câu trong bài. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về loài cây nào? A. Cây bàng
Câu 2. Đặc điểm của loài cây đó là gì? B. Lá nõn xanh ngời
Câu 3. Loài cây đã đem lai những ích lợi gì? D. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Khi nhân vật em ngủ đã thấy điều gì? C. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Vị ngữ trong câu: “Ngày ngày chim đến tìm mồi chíp chiu” là gì?
C. Đến tìm mồi chíp chiu
Câu 6. Nhân vật lịch sử nào được nhắc đến trong bài thơ? A. Bác Hồ
Câu 7. Phần gạch chân trong câu: “Đêm qua em ngủ đi rồi” trả lời cho câu hỏi gì? A. Làm gì?
Câu 8. Bài thơ dễ hiểu, giàu cảm xúc.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Tô màu vào các từ có nghĩa trái ngược với từ đẹp: đẹp đẽ mũi mĩm xấu tệ xinh xắn xấu mù tuyệt vời xấu xí xinh đẹp hùng vĩ
Bài 2. Xác định vị ngữ của các câu trong đoạn văn dưới đây:
Câu thứ 1: được mẻ cười vỡ bụng
Câu thứ 2: thật dễ lây
Câu thứ 3: như có phép mầu làm thay đổi
Bài 3. Xếp các ngôi sao vào ô thích hợp để tạo thành từ ngữ hoàn chỉnh: 1. đ ẹ p đ ẽ 2. x i n h x ắ n III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết. Bài 2. Gợi ý:
Trên sân trường có trồng rất nhiều cây phượng. Thân cây to lớn, khoảng ba người
mới ôm vừa. Những cành cây giống như những cánh tay sải dài đến hàng mét. Rễ
phượng to lớn, nổi cả lên mặt đất. Thân cây to lớn là vậy, nhưng lá phượng lại rất
nhỏ bé, mong manh. Lá phượng chỉ to bằng nửa đầu ngón tay, đan lại với nhau
thành nhiều tầng. Hoa phượng thường có năm cánh. Hoa không mọc riêng rẽ mà
thành từng chùm. Khi nở, hoa phượng xòe ra như bướm, bốn cánh màu đỏ, cánh
kia trắng ngà điểm nhiều chấm đỏ dày và cứng hơn. Nhị hoa thì vươn dài, đầu to,
mang túi phấn hơi cong. Hè về, hoa phương nở lại khiến chúng em cảm thấy xôn
xao. Em rất thích cây phượng. Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả vào thời điểm nào? A. Buổi sáng
Câu 2. Thời tiết trong rừng như thế nào? C. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Nhân vật chính trong đoạn trích là ai? C. Tôi
Câu 4. Nhân vật tía nuôi tôi mang theo những vật dụng gì? D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Vị ngữ trong câu: “Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh.” là gì? D. Thật là yên tĩnh
Câu 6. Nhân vật thằng Cò đang làm gì?
A. đội cái thúng to tướng
Câu 7. Khung cảnh thiên nhiên hiện lên như thế nào?
B. Yên tĩnh, không khí mát lạnh và rất đẹp.
Câu 8. Đoạn trích đã miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên đất rừng phương Nam.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Tìm vị ngữ ở cột B phù hợp với chủ ngữ ở cột A để tạo thành câu hoàn chỉnh:
⚫ Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
⚫ Quê hương trở nên hiện đại và phát triển.
⚫ Dòng sông chảy êm đềm qua xóm làng.
⚫ Bức tranh được vẽ bằng màu nước.
Bài 2. Tìm vị ngữ phù hợp để thay cho dấu :
a. Đàn ong chăm chỉ tìm mật trong vườn.
b. Chú ếch đang cất tiếng kêu vang.
c. Cái xe đạp vẫn còn rất mới.
d. Hoa đào đã nở rộ, báo hiệu xuân về. Bài 3.
Đầm sen nở hoa trông thật đẹp đẽ làm sao! III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Tập làm văn Gợi ý:
Một mùa hè nữa lại về. Hàng phượng vĩ trên sân trường lại khoe sắc rực rỡ. Em
rất yêu thích loài hoa này.
Cây phượng cao lớn, đã có tuổi đời bằng với tuổi của ngôi trường. Thân cây to,
phải ba bốn người mới ôm vừa. Lớp vỏ màu nâu đậm xù xì, in hằn dấu vết của thời
gian. Tán phượng rộng lớn như một chiếc ô khổng lồ tỏa bóng mát xuống sân
trường. Cành lá xanh tươi, đung đưa trong gió. Chiếc rễ to tướng, ngoằn ngoèo nổi gồ lên mặt đất.
Hoa phượng nở thành từng chùm. Mỗi bông hoa có năm cánh. Bốn cánh có màu đỏ,
mềm mại. Khi nở, hoa phượng xòe ra như bướm. Bốn cánh màu đỏ, cánh còn lại
có màu trắng ngà điểm nhiều chấm đỏ dày và cứng hơn. Nhị hoa thì vươn dài, đầu
to, mang túi phấn hơi cong. Đến lúc hoa tàn, từ đài hoa mọc ra quả phượng, rất đẹp.
Trong hàng phượng vĩ, tiếng ve bắt đầu kêu râm ran. Dưới ánh nắng vàng, hoa
phượng rực rỡ và tiếng ve râm ran khiến cho mỗi cô cậu học trò đều cảm thấy xôn xao, tiếc nuối.
Hoa phượng đã trở thành một biểu tượng của mùa hè. Em cảm thấy yêu biết bao
loài cây đã gắn bó với thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ của chúng em.
Câu văn: Hoa phượng/ nở thành từng chùm.(Chủ ngữ/vị ngữ)