Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 23 (Nâng cao)
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 23 (Nâng cao). Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 23 giúp ích cho học sinh khi ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức của tuần học. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 23 Đề 1
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì gặp người tiên độ trì
Mang theo chuyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa
Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa
Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi
Đời cha ông với đời tôi
Như con sông với chân trời đã xa
Chỉ còn chuyện cổ thiết tha
Cho tôi nhận mặt ông cha của mình
Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”
(Trích Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bài thơ viết về? A. Chuyện cổ B. Quê hương C. Dòng sông D. Cánh đồng
Câu 2. Tình cảm của nhân vật tôi với chuyện cổ? A. Chán nản B. Yêu mến C. Thất vọng D. Ghét bỏ
Câu 3. Câu thơ: “Đời cha ông với đời tôi/Như con sông với chân trời đã xa” sử dụng biện pháp gì? A. Nhân hóa B. So sánh
Câu 4. Câu thơ: “Thị thơm thì giấu người thơm/Chăm làm thì được áo cơm
cửa nhà” gợi cho em đến truyện cổ tích nào? A. Thạch Sanh B. Cây tre trăm đốt C. Tấm Cám D. Sọ Dừa
Câu 5. Xác định vị ngữ trong câu: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi”? A. Tôi B. yêu C. chuyện cổ D. nước tôi
Câu 6. Câu thơ “Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”
gợi cho em nhớ đến truyện gì? A. Ếch ngồi đáy giếng
B. Đẽo cày giữa đường C. Thầy bói xem voi D. Đeo nhạc cho mèo?
Câu 7. Từ “chuyện cổ” có nghĩa là gì?
A. Câu chuyện được lưu truyền từ xa xưa
B. Loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống
C. Mượn truyện loài vật để nói truyện con người
D. Cả 3 đáp án đều sai
Câu 8. Nêu bài học mà em rút ra được sau khi đọc đoạn thơ trên?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Kể tên một số món ăn đặc sẳn của địa phương em.
Bài 2. Gạch chân dưới vị ngữ trong các câu sau:
a. Những chú gà trống đang cất tiếng gáy vang.
b. Nhà của em gồm có năm thành viên.
c. Ông nội là một người nhân hậu, hiền lành.
d. Anh Cường sẽ thi đấu cầu lông vào ngày mai. Bài 3. Đặt câu:
a. Có vị ngữ dùng để giới thiệu về nghề nghiệp.
b. Có vị ngữ dùng để nêu hoạt động trong lớp học. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Ai vô xứ Nghệ thì vô…
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn tả một loài hoa mà em yêu thích. Đề 2
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
“Nếu như hoa đào là đặc sản của miền Bắc, thì hoa mai vàng là đặc sản của miền
Nam. Mai vàng thuộc họ hoàng mai, vốn là một loại cây rừng. Cây mai vàng cũng
rụng lá vào mùa đông, thân lá mềm mại hơn cành đào. Hoa mai vàng mọc thành
chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Hoa mai vàng có mùi thơm e ấp và
kín đáo. Mai vàng có giống sau khi cho hoa còn kết trái màu đỏ nhạt bóng như
ngọc. Mai tứ quý là mai nở hoa bốn mùa, còn nhị độ mai là mai nở hai lần trong năm.
Người ta nhân giống mai bằng cách chiết cành hoặc trồng từ hạt. Có thể trồng mai
vàng ngoài vườn, vào bồn hay vào chậu cũng đều được. Mai ưa ánh sáng và đất
ẩm. Người miền Nam chơi hoa mai vàng vào những ngày Tết rất kiêng kị hoa héo.
Còn giống hoa mai nước gọi là mai chiếu thủy, cây lá nhỏ, hoa mọc thành chùm
trắng, nhỏ và thơm, thường trồng vào núi non bộ, ra hoa mùa xuân, cây và cành
được uốn tỉa thành cây thế.
Những năm gần đây, hoa mai vàng miền Nam đã được trồng nhiều ở miền Bắc.
Việc trồng mai vàng ở đất Bắc cần nhất là tránh gió rét mùa đông. Những cây mai
vàng trồng ở miền Bắc thường cho hoa muộn vào cuối tháng hai âm lịch.” (Hoa mai vàng)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Hoa mai vàng là đặc sản của vùng miền nào? A. Miền Bắc B. Miền Trung C. Miền Nam D. Miền Tây
Câu 2. Mai vàng thuộc họ nào? A. Họ hoàng mai B. Họ mai tứ quý C. Họ nhất chi mai
D. Không có đáp án nào đúng
Câu 3. Hoa mai vàng có đặc điểm gì khác so với hoa đào?
A. Rụng lá vào mùa đông B. Thân cành mềm mại C. Hoa mọc thành chùm D. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Người ta nhân giống mai bằng cách nào? A. Chiết cành B. Trồng từ hạt C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Bài văn cho ta biết có mấy loại hoa mai? A. Một loại B. Hai loại C. Ba loại D. Bốn loại
Câu 6. Vị ngữ trong câu: “Những năm gần đây, hoa mai vàng miền Nam đã
được trồng nhiều ở miền Bắc.” là gì? A. Những năm gần đây B. hoa mai vàng miền Nam
C. đã được trồng nhiều D. ở miền Bắc
Câu 7. Giống hoa mai nước gọi là mai chiếu thủy có đặc điểm gì?
A. cây lá nhỏ, hoa mọc thành chùm trắng, nhỏ và thơm,
B. thường trồng vào núi non bộ, ra hoa mùa xuân,
C. cây và cành được uốn tỉa thành cây thế D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Em có nhận xét gì về loài hoa mai?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Tìm vị ngữ phù hợp thay cho trong mỗi dòng sau để tạo thành câu: a. Hoa đào b. Học sinh c. Ngọn núi d. Bức ảnh
Bài 2. Xác định vị ngữ, nêu tác dụng của vị ngữ trong mỗi câu sau:
a. Mẹ tôi là một kiến trúc sư nổi tiếng.
b. Minh Anh đang làm bài tập về nhà.
c. Hằng ngày, tôi đến trường từ sáu giờ ba mươi phút sáng.
d. Tôi và Hòa rất yêu mến và thân thiết với nhau.
Bài 3. Quan sát tranh, điền tên các loại bánh dưới đây. Tìm hiểu và cho biết các
loại bánh có vào dịp lễ nào? ….…….. ….……… ….……… III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Sơn Tinh, Thủy Tinh (Trích)
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái đẹp tuyệt trần, tên là Mị Nương.
Nhà vua muốn kén cho công chúa một người chồng tài giỏi.
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn công chúa. Một người là Sơn Tinh, chúa
miền non cao, còn người kia là Thủy Tinh, vua vùng nước thẳm.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết bài văn tả một loài hoa, trong đoạn văn có sử dụng hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về? A. Chuyện cổ
Câu 2. Tình cảm của nhân vật tôi với chuyện cổ? B. Yêu mến
Câu 3. Câu thơ: “Đời cha ông với đời tôi/Như con sông với chân trời đã xa” sử
dụng biện pháp tu từ gì? B. So sánh
Câu 4. Câu thơ: “Thị thơm thì giấu người thơm/Chăm làm thì được áo cơm cửa
nhà” gợi cho em đến truyện cổ tích nào? C. Tấm Cám
Câu 5. Xác định vị ngữ trong câu: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi”? A. Tôi
Câu 6. Câu thơ “Đẽo cày theo ý người ta/Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì” gợi
cho em nhớ đến truyện gì?
B. Đẽo cày giữa đường
Câu 7. Từ “chuyện cổ” có nghĩa là gì?
A. Câu chuyện được lưu truyền từ xa xưa
Câu 8. Bài thơ giúp em biết trân trọng và yêu mến chuyện cổ của nước mình hơn.
II. Luyện từ và câu Bài 1. Gợi ý:
Đặc sản Hà Nội: phở, bún chả, cốm,…
Bài 2. Gạch chân dưới vị ngữ trong các câu sau:
a. Những chú gà trống đang cất tiếng gáy vang.
b. Nhà của em gồm có năm thành viên.
c. Ông nội là một người nhân hậu, hiền lành.
d. Anh Cường sẽ thi đấu cầu lông vào ngày mai. Bài 3. Đặt câu:
a. Có vị ngữ dùng để giới thiệu về nghề nghiệp: Bác Hoàng là một kĩ sư xây dựng.
b. Có vị ngữ dùng để nêu hoạt động trong lớp học: Chúng em đang chăm chú nghe giảng. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết. Bài 2. Gợi ý:
Mùa xuân về, hoa đào bắt đầu khoe sắc thắm. Những nụ hoa còn e ấp, chúm chím
giờ đã nở bung nở. Cánh hoa màu hồng nhạt, rất nhẹ nhàng và mềm mại. Nhiều
cánh hoa xếp chồng lên nhau. Ở giữa là nhụy hoa vàng óng như nắng. Điểm xuyết
giữa bông hoa là những chiếc lá xanh non. Lá không quá to, thon dài như chiếc
thuyền nhỏ bé đang bồng bềnh trên sóng nước. Hoa đào không có hương thơm
ngào ngạt như hoa li cũng không ngát như hoa bưởi mà tỏa ra thứ hương thơm dịu
nhẹ, thanh khiết. Hoa đào thật đẹp biết bao nhiêu! Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Hoa mai vàng là đặc sản của vùng miền nào? C. Miền Nam
Câu 2. Mai vàng thuộc họ nào? A. Họ hoàng mai
Câu 3. Hoa mai vàng có đặc điểm gì khác so với hoa đào? D. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Người ta nhân giống mai bằng cách nào? C. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Bài văn cho ta biết có mấy loại hoa mai? C. Ba loại
Câu 6. Vị ngữ trong câu: “Những năm gần đây, hoa mai vàng miền Nam đã
được trồng nhiều ở miền Bắc.” là gì?
C. đã được trồng nhiều
Câu 7. Giống hoa mai nước gọi là mai chiếu thủy có đặc điểm gì? D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Hoa mai là loài hoa đẹp, biểu tượng của mùa xuân ở miền Nam.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Tìm vị ngữ phù hợp thay cho trong mỗi dòng sau để tạo thành câu:
a. Hoa đào??thường nở vào mùa xuân.
b. Học sinh đang làm bài tập về nhà.
c. Ngọn núi trông thật hùng vĩ.
d. Bức ảnh được vẽ thật đẹp!
Bài 2. Xác định vị ngữ, nêu tác dụng của vị ngữ trong mỗi câu sau: a.
⚫ Vị ngữ: là một kiến trúc sư nổi tiếng
⚫ Vị ngữ dùng để giới thiệu b.
⚫ Vị ngữ: đang làm bài tập về nhà
⚫ Vị ngữ dùng để nêu hoạt động c.
⚫ Vị ngữ: đến trường
⚫ Vị ngữ dùng để nêu hoạt động d.
⚫ Vị ngữ: rất yêu mến và thân thiết với nhau.
⚫ Vị ngữ dùng để nêu tình cảm, cảm xúc
Bài 3. Quan sát tranh, điền tên các loại bánh dưới đây. Tìm hiểu và cho biết các
loại bánh có vào dịp lễ nào? bánh trung thu bánh trôi bánh chưng (Tết Trung thu) (Tết Hàn thực) (Tết Nguyên Đán) III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết. Bài 2. Gợi ý:
Trong thế giới loài hoa, tôi cảm thấy yêu thích nhất là cây hoa mai. Loài hoa này
thường được chơi vào dịp Tết.
Hoa mai là loài cây ưa tiết trời ấm áp. Cây được trồng chủ yếu ở khu vực phía Nam.
Gốc cây mai to lớn, xù xì. Các cành cây được uốn lượn theo nhiều dáng khác nhau.
Lá cây nhỏ và dài. Ở mép của mỗi chiếc lá đều có hình răng cưa.
Hoa mai thường mọc thành từng chùm nhỏ. Mỗi nụ hoa có năm cánh. Cánh hoa
nhỏ xíu, mềm mại, và rất mỏng manh. Ở chính giữa là những chiếc nhị hoa nhỏ xíu
có màu vàng cam. Mùa xuân, hoa mai bắt đầu bừng tỉnh. Những bông hoa nhỏ xinh báo hiệu mùa xuân.
Những cây mai đã trở thành một biểu tượng đẹp trong năm mới. Em cảm thấy loài
cây này thật đẹp biết bao!
Câu nhân hóa: Mùa xuân đến, hoa mai bắt đầu bừng tỉnh.