Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 24 (Nâng cao)
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 24 (Nâng cao). Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo - Tuần 24 giúp ích cho học sinh khi ôn tập, củng cố lại toàn bộ kiến thức của tuần học. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 24 Đề 1
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
“Mùa xuân hoa nở đẹp tươi
Bướm con bướm mẹ ra chơi hoa hồng
Bướm mẹ hút mật đầu bông
Bướm con đùa với nụ hồng đỏ hoe * Vui
sao khi chớm vào hè
Xôn xao tiếng sẻ tiếng ve báo mùa
Rộn ràng là một cơn mưa
Trên đồng bông lúa cũng vừa uốn câu.”
(Mùa xuân - mùa hè, Trần Đăng Khoa)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Bài thơ viết về mùa nào trong năm? A. Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Cả A, B đều đúng
Câu 2. Trong khổ thơ thứ nhất, mùa xuân được nhắc đến có gì đặc biệt? A. Hoa nở đẹp tươi B. Tiết trời ấm áp C. Lễ hội rộn ràng D. Cây cối phát triển
Câu 3. Âm thanh nào báo hiệu hè về? A. Tiếng ve B. Tiếng sẻ C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 4. Chủ ngữ trong câu: “Bướm con bướm mẹ ra chơi hoa hồng” là gì? A. Bướm con B. bướm mẹ C. Bướm con bướm mẹ D. ra chơi hoa hông
Câu 5. Vị ngữ trong câu: “Trên đồng bông lúa cũng vừa uốn câu” là gì? A. Trên đồng B. Bông lúa C. cũng vừa uốn câu
D. Bông lúa cũng vườ uốn câu
Câu 6. Nêu cảm nhận của em về bài thơ?
Câu 7. Đặt câu với các từ: xôn xao, rộn ràng.
Câu 8. Hoàn thành câu có chủ ngữ là: Mùa xuân…
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
a. Tôi đang làm bài tập về nhà môn Toán.
b. Chiếc khăn của bà còn rất mới.
Bài 2. Đặt câu có chủ ngữ: a. Hòa bình… b. Đàn lợn…
Bài 3. Xác định câu chủ đề của đoạn văn dưới đây:
Những kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học rất đẹp. Sáng hôm đó, em thức dậy thật
sớm. Bảy giờ sáng, mẹ đưa em đến trường. Trên đường, em cảm vừa háo hức, vừa
lo lắng. Ngôi trường Tiểu học rộng lớn, khang trang. Mẹ đi gửi xe, rồi đưa em vào
lớp học. Cô giáo đã đứng trước cửa lớp để chào đón chúng em. Chào tạm biệt mẹ,
em được cô giáo đưa vào lớp. Buổi học đầu tiên, chúng em được làm quen với
nhau. Em cảm thấy rất hạnh phúc khi nhớ về ngày hôm đó. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Mùa xuân nho nhỏ (Trích) Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn tả một cây hoa em yêu thích. Đề 2
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
“Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối
cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ
một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.
Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước
trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân
người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên
xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì
thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông
và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao.
Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước
giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi
đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của
buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.
Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn.
Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh
diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm
bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những
mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi
lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.” (Chiều ngoại ô)
Đọc và khoanh tròn trước đáp án đúng:
Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh vật vào thời gian nào? A. Buổi sáng B. Buổi trưa C. Buổi chiều D. Buổi tối
Câu 2. Câu văn nào miêu tả vẻ đẹp của cánh đồng?
A. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một
khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao.
B. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang
thoảng hương lúa chín và hương sen.
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
D. Cả 2 đáp án trên đều sai
Câu 3. Nhân vật tôi cảm thấy thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là gì?
A. Được thả diều cùng lũ bạn
B. Được câu cá cùng lũ bạn
C. Được chơi trốn tìm cùng lũ bạn
D. Được ngắm trăng cùng các bạn
Câu 4. Câu văn nhận xét về vẻ đẹp của chiều ngoại ô gì?
A. Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh.
B. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu. C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 5. Vị ngữ trong câu: “Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao.”?
A. Diều cốc, diều tu, diều sao B. đua nhau bay lên cao
C. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. D. bay lên cao
Câu 6. Câu chủ đề của văn bản là?
A. Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. những mảnh hồn ấu thơ
bay lên với biết bao khát vọng
B. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước
giá mình có một đôi cánh.
C. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng.
D. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo
những cánh diều lên tận mây xanh.
Câu 7. Tình cảm của tác giả được gửi gắm trong bài thơ là gì? A. Tình yêu quê hương B. Tình cảm bạn bè C. Tình cảm gia đình D. Tình cảm thầy trò
Câu 8. Nêu cảm nhận của em về bức tranh chiều ngoại ô?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Gạch chân dưới vị ngữ trong các câu sau:
a. Chú chim vừa mới bay đi kiếm mồi.
b. Em bé nằm ngủ ngon lành.
c. Gà con kêu vang tìm mẹ.
d. Ngoài đường, xe cộ đi lại tấp nập. Bài 2. Nối: 1. Bác Hoài
a. có cái đuôi lông rực rỡ 2. Con gà b. vừa đi chợ về 3. Nhà em c. đã lặn sau lũy tre. 4. Ông mặt trời d. gồm năm thành viên
Bài 3. Viết đoạn văn có câu chủ đề:
Ngôi nhà của em rất đẹp…. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Tôi đi học (Trích)
Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương
thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi
trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này
tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên
tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi,
vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.
Bài 2. Viết đoạn văn với câu chủ đề:
Trong thế giới loài hoa, tôi yêu thích nhất là… Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về mùa nào trong năm? D. Cả A, B đều đúng
Câu 2. Trong khổ thơ thứ nhất, mùa xuân được nhắc đến có gì đặc biệt? A. Hoa nở đẹp tươi
Câu 3. Âm thanh nào báo hiệu hè về? C. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Chủ ngữ trong câu: “Bướm con bướm mẹ ra chơi hoa hồng” là gì? C. Bướm con bướm mẹ
Câu 5. Vị ngữ trong câu: “Trên đồng bông lúa cũng vừa uốn câu” là gì? C. cũng vừa uốn câu
Câu 6. Bài thơ cho thấy bức tranh mùa xuân, mùa hè đẹp đẽ. Câu 7.
- Chúng tôi bàn tán xôn xao về người bạn mới.
- Không khí mùa xuân thật rộn ràng.
Câu 8. Hoàn thành câu: Mùa xuân thật xinh đẹp biết bao!
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
a. Tôi/đang làm bài tập về nhà môn Toán.
b. Chiếc khăncủa bà/còn rất mới.
Bài 2. Đặt câu có chủ ngữ:
a. Hòa bình rất quan trọng với nhân loại.
b. Đàn lợn đang nằm ngủ.
Bài 3. Xác định câu chủ đề của đoạn văn dưới đây:
Câu chủ đề: Những kỉ niệm của ngày đầu tiên đi học rất đẹp. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Tập làm văn Gợi ý:
Trong thế giới loài hoa, em thích nhất là những bông hoa đồng tiền. Mỗi bông hoa
đồng tiền có rất nhiều cánh. Từng lớp cánh hoa xếp chồng lên nhau thành hình tròn.
Ở chính giữa là nhị hoa thường có màu đen. Hoa đồng tiền có rất nhiều màu rực rỡ:
đỏ, vàng, cam, hồng… Vào mỗi dịp Tết, mẹ em thường mua những chậu hoa đồng
tiền để trong nhà để đem lại sự may mắn cho gia đình. Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh vật vào thời gian nào? C. Buổi chiều
Câu 2. Câu văn nào miêu tả vẻ đẹp của cánh đồng?
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng
Câu 3. Nhân vật tôi cảm thấy thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là gì?
A. Được thả diều cùng lũ bạn
Câu 4. Câu văn nhận xét về vẻ đẹp của chiều ngoại ô gì? C. Cả A, B đều đúng
Câu 5. Vị ngữ trong câu: “Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao.”? A. đua nhau bay lên cao
Câu 6. Câu chủ đề của văn bản là?
A. Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. những mảnh hồn ấu thơ
bay lên với biết bao khát vọng
Câu 7. Tình cảm của tác giả được gửi gắm trong bài thơ là gì? A. Tình yêu quê hương
Câu 8. Viết 2 - 3 câu nêu cảm nhận của em về bức tranh chiều ngoại ô?
Bức tranh chiều ngoại ô vừa đẹp đẽ, vừa giản dị.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Gạch chân dưới vị ngữ trong các câu sau:
a. Chú chim vừa mới bay đi kiếm mồi.
b. Em bé nằm ngủ ngon lành.
c. Gà con kêu vang tìm mẹ.
d. Ngoài đường, xe cộ đi lại tấp nập. Bài 2. Nối: 1 - b 2 - a 3 - d 4 - c
Bài 3. Viết đoạn văn có câu chủ đề:
Ngôi nhà của em rất đẹp. Nó mới được xây khoảng hai năm. Nhà gồm có ba tầng.
Diện tích khá rộng rãi. Tầng thứ nhất có phòng khách, phòng thờ và phòng bếp.
Tầng thứ hai có ba phòng ngủ và một phòng đọc sách. Tầng thứ ba là tầng thượng,
bố trồng khá nhiều cây cảnh. Mỗi tầng đều có nhà vệ sinh riêng. Bên ngoài, nhà
được sơn màu trắng sữa. Bên trong, mỗi phòng ngủ được sơn theo sở thích của
từng thành viên. Các phòng còn lại đều được sơn màu kem. Trong nhà có đầy đủ
đồ dùng cần thiết. Tôi rất thích ngôi nhà của mình. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết. Bài 2. Gợi ý:
Trong thế giới loài hoa, tôi yêu thích nhất là hoa cúc. Những bông hoa cúc có
nhiều cánh. Cánh hoa mỏng manh, mềm mại. Cúc mọc thành từng khóm, chen
chúc nhau như muốn đứng tựa vào nhau bởi thân mềm mảnh mai như cành liễu.
Hoa cúc có nhiều màu, nhưng phổ biến nhất là màu trắng và màu vàng. Hoa cúc nở
như muốn báo hiệu mùa thu đã về.