-
Thông tin
-
Quiz
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Học kì 1 | Chân trời sáng tạo
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo Học kì 1 sẽ cung cấp cho các bạn các phiếu bài tập từ tuần 1 đến 18, có đáp án chi tiết cho từng tuần. Các dạng bài tập Tiếng Việt 4 bám sát chương trình học trên lớp, giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức của môn Tiếng Việt. Nội dung kiến thức thuộc sách Chân trời sáng tạo. Mời tham khảo ngay sau đây.
Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Học kì 1 | Chân trời sáng tạo
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Chân trời sáng tạo Học kì 1 sẽ cung cấp cho các bạn các phiếu bài tập từ tuần 1 đến 18, có đáp án chi tiết cho từng tuần. Các dạng bài tập Tiếng Việt 4 bám sát chương trình học trên lớp, giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức của môn Tiếng Việt. Nội dung kiến thức thuộc sách Chân trời sáng tạo. Mời tham khảo ngay sau đây.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (CTST) 111 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:






































































































Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
Bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 - CTST
Tiếng Việt - Tuần 1
I. Luyện đọc diễn cảm Em yêu mùa hè, Có hoa sim tím
Mọc trên đồi quê,
Rung rinh bướm lượn.
Thong thả dắt trâu
Trong chiều nắng xế, Em hái sim ăn
Trời, sao ngọt thế!
Gió mát lưng đồi, Ve ngân ra rả, Trên cao lưng trời Diều ai vừa thả. Em yêu mùa hè Có trái sim ngọt, Em yêu đồi quê Có cơn gió mát.
(Em yêu mùa hè, Nguyễn Thanh Toàn)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ sáng tác theo thể thơ nào? A. bốn chữ B. năm chữ C. sáu chữ
Câu 2. Đâu là từ chỉ người? A. hoa sim B. em C. nắng
Câu 3. Các danh từ có trong khổ thơ thứ ba?
A. gió, lưng, đồi, ve, trời, sim
B. gió, lưng, đồi, ve, trời, bướm
C. gió, lưng, đồi, ve, trời, diều
Câu 4. Tình cảm của bạn nhỏ trong bài thơ? A. yêu mến B. ghét bỏ C. tức giận III. Luyện tập
Câu 1. Tìm danh từ trong các từ sau?
a. to lớn, xinh đẹp, gầy gò, con gà
b. học tập, vui chơi, máy tính, chạy nhảy
c. bức tranh, rung rinh, lấp ló, xì xào Câu 2.
a. Tìm các danh từ chỉ cây cối
b. Tìm các danh từ chỉ phương tiện giao thông
Câu 3. Đặt câu có các từ sau: cây hồng, ngôi sao
Câu 4. Đọc bài văn sau và xác định mở bài, thân bài, kết bài:
Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu
đến nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ.
Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Cậu
bé vẽ hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán ngán. Thầy Vê-rô-ki- ô bèn bảo:
- Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không
có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng
của từng quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được. Thầy lại nói:
- Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một
cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con
muốn vẽ bất cứ cái gì cũng đều có thể vẽ được như ý.
Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.
Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa
kiệt xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng
lớn trên thế giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-
nác-đô đa Vin-xi còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kỹ sư và là nhà bác học
lớn của thời đại Phục hưng. (Vẽ trứng)
Câu 5. Kể lại câu chuyện Người ăn xin (Tuốc-ghê-nhép). Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ sáng tác theo thể thơ nào? A. bốn chữ
Câu 2. Đâu là từ chỉ người? B. em
Câu 3. Các danh từ có trong khổ thơ thứ ba?
C. gió, lưng, đồi, ve, trời, diều
Câu 4. Tình cảm của bạn nhỏ trong bài thơ? A. yêu mến III. Luyện tập
Câu 1. Tìm danh từ trong các từ sau? a. con gà b. máy tính c. bức tranh Câu 2.
a. Các danh từ chỉ cây cối: cây hồng, cây sung, cây phượng, cây mít, cây tùng, cây chanh…
b. Các danh từ chỉ phương tiện giao thông: xe đạp, ô tô, tàu hỏa, máy bay, tàu điện ngầm, xe máy… Câu 3.
Ông nội đã trồng một cây hồng trong vườn nhà em.
Ban đêm, những ngôi sao phát sáng lấp lánh trên bầu trời.
Câu 4. Đọc bài văn sau và xác định mở bài, thân bài, kết bài:
⚫ Mở bài: Từ đầu đến “Vê-rô-ki-ô dạy dỗ”
⚫ Thân bài: Tiếp theo đến “miệt mài tập vẽ” ⚫ Kết bài: Còn lại Câu 5.
Hôm ấy, tôi đang đi trên phố. Bỗng nhiên, một người ăn xin có vẻ đã lớn tuổi
bước đến trước mặt tôi. Tôi nhìn thấy đôi mắt của ông đỏ đọc và giàn giụa
nước mắt. Đôi môi nhợt nhạt, còn quần áo thì rách tả tơi.
Ông già bàn tay sưng húp ra. Đôi mắt cầu xin sự giúp đỡ. Thấy vậy, tôi lục
tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng không có tiền, không có đồng hồ hay đến cả một chiếc găng tay.
Người ăn xin vẫn đợi tôi. Bàn tay chìa ra, run rẩy. Tôi chẳng biết thế nào, liền
nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông và nói:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi bằng đôi mắt ướt đẫm. Rồi đôi môi tái nhợt của ông nở
nụ cười rạng rỡ. Ông cụ cũng nắm lấy tay tôi:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu. Như vậy là cháu đã cho lão rồi!
Lúc này, tôi chợt hiểu cả tôi cũng vừa nhận được một điều đẹp đẽ từ ông lão.
Tiếng Việt - Tuần 2
I. Luyện đọc diễn cảm:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân…
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật “em bé cu Tai” đang làm gì? A. ngủ B. chơi đùa C. trò chuyện
Câu 2. Người mẹ trong bài đang làm gì? A. cắt lúa B. giã gạo C. nấu cơm
Câu 3. Tìm những câu thơ thể hiện tình cảm của người mẹ dành cho đứa con?
Câu 4. Cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ? III. Luyện tập
Câu 1. Sắp xếp các từ sau vào nhóm:
a. Danh từ chung chỉ người
b. Danh từ chung chỉ đồ vật
Các từ: xe đạp, bà ngoại, bút mực, đồng hồ, máy bay, chị gái, ông nội, cái cốc,
bàn ghế, em bé, tờ giấy, thước kẻ.
Câu 2. Viết đoạn mở bài, kết bài cho bài văn kể chuyện về một người có tấm lòng nhân hậu.
Câu 3. Thi tìm nhanh các danh từ riêng chỉ tên sông hoặc núi.
Câu 4. Viết bài văn kể chuyện về một người có tấm lòng nhân hậu. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật “em bé cu Tai” đang làm gì? A. ngủ
Câu 2. Người mẹ trong bài đang làm gì? B. giã gạo
Câu 3. Tìm những câu thơ thể hiện tình cảm của người mẹ dành cho đứa con?
- Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
- Mẹ thương a-kay,
Câu 4. Cảm xúc của em khi đọc bài thơ?
Xúc động trước tình cảm của người mẹ. III. Luyện tập
Câu 1. Sắp xếp các từ sau vào nhóm:
a. Danh từ chung chỉ người: bà ngoại, chị gái, ông nội, em bé
b. Danh từ chung chỉ đồ vật: xe đạp, bút mực, đồng hồ, máy bay, cái cốc, bàn
ghế, tờ giấy, thước kẻ
Câu 2. Viết đoạn mở bài, kết bài cho bài văn kể chuyện về một người có tấm lòng nhân hậu.
- Mở bài: Trong cuộc sống, mỗi người đều có một hoàn cảnh khác nhau.
Người có cuộc sống giàu sang, người có cuộc sống nghèo khổ. Tấm lòng nhân
hậu giúp cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn. Và tôi có biết đến một
người có tấm lòng nhân hậu.
- Kết bài: Câu chuyện về (nhân vật có tấm lòng nhân hậu) khiến tôi cảm thấy
vô cùng xúc động. Và tôi đã nhận ra bài học quý giá cho bản thân. Chúng ta
cần biết yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh.
Câu 3. Thi tìm nhanh các danh từ riêng chỉ tên sông hoặc núi:
⚫ Sông: Hồng, Đà, Đuống, Tiền, Hậu, Hương,...
⚫ Núi: Hàm Lợn, Ba Vì, Hồng Lĩnh, Bạch Mã,...
Câu 4. Viết bài văn kể chuyện về một người có tấm lòng nhân hậu.
Nhà chị Hương chỉ cách nhà em một khu vườn đẹp. Hàng ngày, em thường
sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Hôm ấy chị đến rủ em sang nhà
bà Tư chơi, thấy việc làm của chị đối với bà Tư, em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.
Bà Tư năm nay đã ngoài bảy mươi, sức khỏe yếu đi nhiều so với mây năm
trước. Chị Hương bảo:
– Bà có năm người con đều hi sinh trong kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà
được chính phủ phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
Bà không có cháu chắt gì cả, sống thui thủi một mình nên chị Hương thương
bà lắm. Thường ngày, chị sang giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo,
đấm lưng, bóp chân… cho bà những lúc trời trở gió. Không ruột rà máu mủ,
không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu quý bà Tự như bà ruột của mình.
Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân
chị gọi hai, ba tiếng, không thấy bà trả lời. Chị bảo em: “Mình đẩy cửa vào
đi!”. Vừa bước vào nhà, chị Hương đã la to: “Bà làm sao thế hở bà? Bà bị
bệnh ư? Chị vội giở chiếc chăn bông lên, lay gọi bà. Mãi sau mới thấy bà mở
mắt, trở mình nhìn chị Hương và em rồi thều thào nói trong hơi thở: “Hai
cháu đến với bà đó à! Bà thấy chóng mặt từ tối hôm qua, sáng nay muốn dậy mà không dậy được”.
– Suốt mấy ngày nay, bà chưa ăn gì, hở bà! Cháu tệ quá, không biết sang giúp bà!
Chị quay sang em, nói vội:
– Em ngồi đây bóp chân bóp tay và xoa dầu cho bà, chị ra tìm mua cái gì cho
bà ăn rồi chị vào ngay.
Nhìn theo bóng chị vội vã khuất sau hàng rào râm bụt, em cảm thấy lòng
mình dâng lên một tình thương và một sự cảm phục. Đời chị cũng quá ư vất
vả và bất hạnh. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một
người mẹ. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn
cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn, bóng chiếc của người đời mà chị đem
tình thương của mình sưởi ấm cho bà Tư và cho bao nhiêu người khác cùng
cảnh ngộ. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Giờ đây nghĩ lại những lời
ca tụng của mọi người về đức hạnh của chị, em lại càng hiểu chị hơn. Đang
miên man suy nghĩ thì đã thấy chị trên tay cầm tô cháo đang bốc hơi nghi
ngút, nhanh nhẹn bước vào. Đặt tô cháo lên bàn, chị đến bên giường nhỏ nhẹ:
– Để cháu đỡ bà dậy, bà ăn cháo cho khỏe, bà nhé!
Nhìn chị đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây, mẹ em
cũng chăm sóc ngoại em như chị Hương bây giờ.
Câu chuyện về chị Hương khiến em cảm thấy vô cùng xúc động và cảm phục.
Và em đã nhận ra bài học quý giá cho bản thân. Chúng ta cần biết yêu thương,
chia sẻ với mọi người xung quanh.
Tiếng Việt - Tuần 3
I. Luyện đọc diễn cảm
Ngày Huế đổ máu, Chú Hà Nội về, Tình cờ chú cháu, Gặp nhau Hàng Bè.
Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh, Ca-lô đội lệch, Mồm huýt sáo vang, Như con chim chích,
Nhảy trên đường vàng… (Lượm, Tố Hữu)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật Lượm gặp nhân vật xưng “chú” ở đâu? A. Hàng Bè (Huế) B. Hà Nội C. Sài Gòn
Câu 2. Nhân vật Lượm hiện lên với hình dáng thế nào? A. Khỏe mạnh B. Mập mạp C. Loắt choắt
Câu 3. Lượm được so sánh với? A. Con chim chích B. Con chim sẻ C. Con chim sáo III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ sau: khen ngợi, sửng sốt
Câu 2. Động từ là gì? Nêu ví dụ.
Câu 3. Tìm động từ trong đoạn văn sau:
“Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn ở một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm
mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.”
(Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
Câu 4. Viết mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện
đã nghe, đã đọc ca ngợi lòng dũng cảm. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật Lượm gặp nhân vật xưng “chú” ở đâu? A. Hàng Bè (Huế)
Câu 2. Nhân vật Lượm hiện lên với hình dáng thế nào? C. Loắt choắt
Câu 3. Lượm được so sánh với? A. Con chim chích III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Cô giáo khen ngợi bạn Đào trước lớp.
⚫ Tôi rất sửng sốt khi Bình phải ra về. Câu 2.
Động từ là từ chỉ hoạt động hoặc trạng thái của sự vật. Ví dụ như chạy, nhảy, hát,... Câu 3.
Động từ: đem, đến, chôn, đắp, thành, đứng, nghĩ
Câu 4. Viết mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện
đã nghe, đã đọc ca ngợi lòng dũng cảm.
- Mở bài gián tiếp: Dũng cảm là một đức tính vô cùng tốt đẹp của con người.
Tôi đã được nghe rất nhiều câu chuyện ca ngợi về lòng dũng cảm. Nhưng câu
chuyện ấn tượng nhất là về…
- Kết bài mở rộng: Câu chuyện về… ngợi cho tôi bài học giá trị. Nhờ có lòng
dũng cảm, chúng ta có thể đương đầu với mọi thử thách. Mỗi người hãy biết
sống dũng cảm để cuộc đời trở nên ý nghĩa hơn.
Tiếng Việt - Tuần 4
I. Luyện đọc diễn cảm:
“Mặt trời lặn xuống bờ ao
Ngọn khói xanh lên, lúng liếng
Vườn sau gió chẳng đuổi nhau
Lá vẫn bay vàng sân giếng
Xóm ngoài, nhà ai giã cốm
Làn sương lam mỏng, rung rinh
Em nhỏ cưỡi trâu về ngõ
Tự mình làm nên bức tranh
Rào thưa, tiếng ai cười gọi
Trông ra nào thấy đâu nào
Một khoảng trời trong leo lẻo
Thình lình hiện lên ngôi sao
Những muốn kêu to một tiếng
Thu sang rồi đấy! Thu sang!
Lòng bỗng nhớ ông Nguyễn Khuyến
Cõng cháu chạy rông khắp làng…”
(Khi mùa thu sang, Trần Đăng Khoa)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về mùa nào trong năm?
Câu 2. Câu thơ nói về hoạt động của con người?
Câu 3. Theo em, mùa thu hiện lên như thế nào trong bài thơ? III. Luyện tập
Câu 1. Tìm động từ trong đoạn thơ sau: “Dù ở gần con Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” (Con cò, Chế Lan Viên)
Câu 2. Thi tìm thành ngữ so sánh. Ví dụ: Khỏe như voi
Câu 3. Đặt câu với các từ sau: đoàn kết, gắn kết.
Câu 4. Viết đơn gửi thầy cô giáo lớp em để xin nghỉ học. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ viết về mùa thu.
Câu 2. Câu thơ nói về hoạt động của con người:
⚫ Xóm ngoài, nhà ai giã cốm
⚫ Em nhỏ cưỡi trâu về ngõ
⚫ Rào thưa, tiếng ai cười gọi
⚫ Cõng cháu chạy rông khắp làng… Câu 3.
Theo em, mùa thu hiện đẹp đẽ, tràn đầy sức sống. III. Luyện tập Câu 1.
Các động từ gồm có: ở, lên, xuống, tìm, yêu, lớn, là, đi, hết, theo.
Câu 2. Thi tìm thành ngữ so sánh.
Đẹp như tiên, xấu như ma, nhanh như cắt, chậm như rùa, ngu như bò, chậm
như sên, cao như núi, dai như đỉa, rẻ như bèo, đắt như tôm tươi,... Câu 3.
⚫ Lớp chúng em là một tập thể đoàn kết.
⚫ Buổi tham quan đã giúp gắn kết các thành viên trong lớp. Câu 4.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…, ngày ... tháng... năm 20... ĐƠN XIN NGHỈ HỌC
Kính gửi: Đỗ Thu Hương, GVCN lớp 4A2
Em tên là: Nguyễn Minh Hoàng Học sinh lớp: 4A1
Hôm nay, thứ sáu ngày… tháng… năm, em sẽ cùng bố mẹ đi du lịch ở Đà
Nẵng. Vì vậy, em viết đơn này để xin phép cô được nghỉ học. Em xin hứa sau
khi đi học lại sẽ chép lại bài học và làm bài tập đầy đủ.
Em xin chân thành cảm ơn! Người làm đơn Hòang Nguyễn Minh Hoàng
Tiếng Việt - Tuần 5
I. Luyện đọc diễn cảm
Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, quê ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi
học xong bậc trung học ở Sài Gòn, năm 1935, ông sang Pháp học đại học.
Ông theo học cả ba ngành kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không.
Ngoài ra, ông còn miệt mài nghiên cứu kĩ thuật chế tạo vũ khí.
Năm 1946, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông rời bỏ cuộc
sống đầy đủ tiện nghi ở nước ngoài, theo Bác Hồ về nước. Ông được Bác Hồ
đặt tên mới là Trần Đại Nghĩa và giao nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo vũ khí
phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trên cương vị Cục trưởng
Cục Quân giới, ông đã cùng anh em miệt mài nghiên cứu, chế ra những loại
vũ khí có sức công phá lớn như ba-dô-ca, súng không giật, bom bay tiêu diệt
xe tăng và lô cốt của giặc.
(Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Tên thật của anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa? A. Trần Đại Nghĩa B. Phạm Quang Lễ C. Nguyễn Tiến Long
Câu 2. Trần Đại Nghĩa đã đi du học ở đâu? A. Pháp B. Anh C. Nga
Câu 3. Ông theo học ngành gì? A. kĩ sư cầu cống
B. kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện
C. kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không
Câu 4. Khi trở về nước, ông được giao nhiệm vụ gì?
A. nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
B. trực tiếp tham gia chỉ huy quân đội
C. Cả 2 đáp án trên đều đúng III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ: gia đình, yêu thương.
Câu 2. Tìm các câu ca dao về tình cảm gia đình.
Câu 3. Tìm động từ trong đoạn thơ trên: Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà
Những năm cây súng Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông… (Hạt gạo làng ta)
Câu 4. Kể về một việc làm thể hiện tình cảm của em với người thân. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Tên thật của anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa? B. Phạm Quang Lễ
Câu 2. Trần Đại Nghĩa đã đi du học ở đâu? A. Pháp
Câu 3. Ông theo học ngành gì?
C. kĩ sư cầu cống, kĩ sư điện và kĩ sư hàng không
Câu 4. Khi trở về nước, ông được giao nhiệm vụ gì?
A. nghiên cứu chế tạo vũ khí phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Gia đình của em có bốn thành viên.
⚫ Em rất yêu thương bố mẹ. Câu 2.
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. *
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy. *
Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. *
Anh em như chân như tay,
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. *
Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mộ mẹ ruột đau như dần.
Câu 3. Động từ trong đoạn thơ: trút, theo, đi Câu 4.
Gợi ý: Các thành viên trong gia đình của em rất yêu thương và trân trọng
nhau. Đối với em, chị Hà là người thân thiết và gắn bó nhất. Năm nay, chị
mười bảy tuổi. Hiện tại, chị đang là học sinh lớp mười hai. Chị rất xinh xắn,
ngoan ngoãn. Thành tích học tập của chị rất tốt. Năm nào, chị cũng được học
sinh giỏi. Mỗi khi có bài khó, em lại nhờ chị giảng cho. Em vô cùng ngưỡng
mộ và tự hào về chị. Năm nay, chị của em sẽ thi đại học. Ước mơ của chị là
trở thành một luật sư. Vậy nên chị rất bận rộn ôn tập. Phần lớn thời gian đều ở
trường hoặc lớp học thêm. Em mong rằng chị Hà sẽ thi đỗ đại học để có thể
thực hiện được ước mơ của mình.
Tiếng Việt - Tuần 6
I. Luyện đọc diễn cảm
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu Cho con gà mái ấp
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt * Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
(Trích Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Trên đường hành quân, anh bộ đội nghe thấy gì?
Câu 2. Hình ảnh người bà hiện lên như thế nào?
Câu 3. Anh bộ đội chiến đấu vì điều gì? III. Luyện tập
Câu 1. Tìm các động từ chỉ hoạt nghệ thuật?
Câu 2. Tính từ là gì? Cho ví dụ về tính từ?
Câu 3. Tìm các tính từ trong đoạn sau: “Dù ở gần con Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” (Con cò)
Câu 4. Viết bài văn thuật lại một việc tốt em hoặc bạn bè, người thân đã làm. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Trên đường hành quân, anh bộ đội nghe thấy tiếng gà trưa.
Câu 2. Hình ảnh người bà hiện lên giản dị, tần tảo.
Câu 3. Anh bộ đội chiến đấu vì: đất nước, quê hương và người bà. III. Luyện tập
Câu 1. Các động từ chỉ hoạt động nghệ thuật: sáng tác, biểu diễn, ca hát, múa hát,... Câu 2.
Tính từ là từ miêu tả đặc điểm (hình dáng, màu sắc, âm thành, hương vị,...)
hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
Ví dụ: xinh xắn, tốt bụng, nhanh nhẹn, to béo,...
Câu 3. Các tính từ gồm: gần, xa Câu 4.
Việc tốt giúp lan tỏa những điều đẹp đẽ. Chắc hẳn, mỗi người đều đã từng làm
được một việc tốt. Và tôi cũng vậy.
Vào thứ hai tuần trước, lớp tôi có giờ kiểm tra môn văn. Vào giờ ra chơi, tôi
ngồi ôn lại bài. Bỗng nhiên, một bàn tay đập nhẹ vào vai tôi. Sau đó, một giọng nói vang lên:
- Quỳnh Chi ơi, cậu có bút bi không?
Tôi quay lại, nhận ra là Nguyệt Hằng. Tôi liền hỏi bạn:
- Cậu quên không mang bút à? Nguyệt Hằng liền nói:
- Bút của tớ hết mực rồi. Tớ quên mất không mang bút dự phòng.
Nghe vậy, tôi liền vui vẻ nói:
- Mình cho bạn mượn chiếc bút của mình này!
Bạn mỉm cười rồi nói lời cảm ơn tôi.
- Cảm ơn Quỳnh Chi nhiều nhé.
Sau giờ kiểm tra hôm đó, Nguyệt Hằng đã mang trả bút cho tôi. Nhưng tôi nói
với bạn cầm lấy chiếc bút để viết bài trong buổi học hôm đó. Kết thúc buổi
học, Hằng chạy đến trả bút rồi đợi tôi cùng ra về. Trên đường đi, chúng tôi đã trò chuyện rất vui vẻ.
Tuy việc làm rất nhỏ, nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc. Tôi sẽ cố gắng làm thêm
nhiều việc tốt hơn nữa.
Tiếng Việt - Tuần 7
I. Luyện đọc diễn cảm
Em yêu Tổ quốc của em
Có đồng lúa biếc, có miền dừa xanh
Có hoa thơm, có trái lành
Có dòng sông soi bóng vành trăng yêu
Bờ tre cõng tiếng sáo diều
Khúc dân ca lại dặt dìu lời ru
Bốn mùa là bốn câu thơ
Ngọt ngào, nồng ấm giữa bờ ca dao
Dãy Trường Sơn ngun ngút cao
Mây chen lá, suối rì rào hát ca
Đèo sương ngậm ánh trăng ngà
Rừng vàng ngan ngát ngàn hoa khoe màu
Biển Đông khẳm những chuyến tàu
Đầy khoang cá nặng hẹn nhau ngày về
Cánh buồm căng gió say mê
Làn sóng xanh mãi vỗ về yêu thương
Dọc ngang biết mấy nẻo đường
Thắm trang sử Việt, rạng chương anh hùng
Bao nhiêu chiến thắng lẫy lừng
Làm nên Tổ quốc kiêu hùng hôm nay.
(Em yêu Tổ quốc của em, Nguyễn Lãm Thắng)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Tình cảm của nhân vật “em” với Tổ quốc? Câu thơ nào thể hiện điều đó?
Câu 2. Những địa danh được nhắc đến trong bài thơ?
Câu 3. Bốn khổ thơ đầu nói về điều gì?
Câu 4. Khổ thơ cuối nói về điều gì? III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ rực rỡ, mát mẻ.
Câu 2. Tìm các tính từ chỉ đặc điểm hình dáng của con người?
Câu 3. Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
a. Ngày mai, lớp em sẽ đi tham quan ở Hà Nội.
b. Trên bầu trời, những cánh chim đang bay lượn.
c. Em đi đến trường bằng xe đạp.
d. Ngôi nhà của em nằm trên đường Nguyễn Du.
Câu 4. Viết đoạn mở bài trực tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn thuật
lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân,... đã làm. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản Câu 1.
⚫ Tình cảm của nhân vật “em” với Tổ quốc là yêu mến, tự hào
⚫ Câu thơ thể hiện: Em yêu Tổ quốc của em
Câu 2. Những địa danh được nhắc đến trong bài thơ: dãy Trường Sơn, biển Đông
Câu 3. Bốn khổ thơ đầu nói về vẻ đẹp thiên nhiên của Tổ quốc.
Câu 4. Khổ thơ cuối nói về lịch sử vẻ vang của Tổ quốc. III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Chùm phượng vĩ nở rực rỡ cả một góc sân.
⚫ Trời vừa mưa xong nên thời tiết rất mát mẻ.
Câu 2. Các tính từ chỉ đặc điểm hình dáng của con người: cao, gầy, béo, thấp,
lùn, mảnh mai, gầy gò, thanh mảnh, to béo,...
Câu 3. Tìm trạng ngữ trong các câu sau: a. Ngày mai b. bầu trời c. xe đạp d. đường Nguyễn Du
Câu 4. Viết đoạn mở bài trực tiếp và đoạn kết bài mở rộng cho bài văn thuật
lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân,... đã làm.
- Mở bài trực tiếp: Trong cuộc sống, mỗi người đều từng làm được một việc
tốt. Và tôi cũng như vậy. Điều đó khiến tôi rất hạnh phúc và tự hào về bản thân.
- Kết bài mở rộng: Việc tốt giúp lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Chính vì vậy, tôi tự hứa cần phải tích cực làm việc tốt nhiều hơn. Mỗi người
hãy cùng nhau đóng góp một phần nhỏ bé để xây dựng xã hội văn minh và đẹp đẽ hơn.
Tiếng Việt - Tuần 8
I. Luyện đọc diễn cảm
Người ta gọi cô là Gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy
nhanh, lúc chạy chậm tuỳ theo thời tiết. Trên mặt sông, mặt biển, cô giúp cho
những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả.
Cô đưa mây về làm mưa trên các miền đất khô cạn. Vì tính cô hay giúp người
nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai cũng biết ngay: - Cô Gió kìa! - Cô Gió kìa!…
- Cô Gió ơi! - Các bạn hoa tầm xuân đua nhau gọi - Cô đi đâu mà vội thế? Ở
đây chơi với chúng em một chút nào!
- Lát nữa nhé! - Cô Gió vừa vội vã bay đi vừa trả lời - Tôi còn vội đi giúp cho
bạn Đào bên kia một chút. Bà bạn ấy ốm, bạn ấy quạt cho bà mỏi tay lắm rồi…
Tiếng cô Gió thoảng qua rồi biến mất.
(Trích Cô Gió mất tên, Xuân Quỳnh)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Đặc điểm ngoại hình của cô Gió?
Câu 2. Công việc của cô Gió là gì?
Câu 3. Tình cảm của mọi người dành cho cô Gió?
Câu 4. Suy nghĩ của em về nhân vật cô Gió? III. Luyện tập
Câu 1. Gạch dưới từ không phải là tính từ trong mỗi dãy dưới đây:
a. xanh lét, vàng tươi, đen kịt, ăn uống, gầy gò, máy tính, thơm tho, xấu xí, cây hồng, bay nhảy.
b. siêng năng, điện thoại, học tập, nhân hậu, độc ác, bàn ghế, xấu xa, hiền lành, cửa sổ, máy bay.
Câu 2. Đặt câu với các từ: nhân hậu, hiền hòa.
Câu 3. Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho các câu sau:
a. Những bông hoa đã bắt đầu nở rộ.
b. Ông mặt trời lặn dần. c. Bố em đi công tác.
d. Hùng cùng các bạn đang đá bóng.
Câu 4. Viết báo cáo cho một buổi thảo luận nhóm của nhóm em. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Đặc điểm ngoại hình của cô Gió: không có hình dáng, màu sắc
Câu 2. Công việc của cô Gió là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh,
lúc chạy chậm tuỳ theo thời tiết. Trên mặt sông, mặt biển, cô giúp cho những
chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa
mây về làm mưa trên các miền đất khô cạn.
Câu 3. Tình cảm của mọi người với cô Gió: yêu mến, trân trọng
Câu 4. Suy nghĩ của bản thân về cô Gió: tốt bụng vì luôn giúp đỡ mọi người xung quanh.
Câu 1. Gạch dưới từ không phải là tính từ trong mỗi dãy dưới đây:
a. xanh lét, vàng tươi, đen kịt, ăn uống, gầy gò, máy tính, thơm tho, xấu xí, cây hồng, bay nhảy.
b. siêng năng, điện thoại, học tập, nhân hậu, độc ác, bàn ghế, xấu xa, hiền lành, cửa sổ, máy bay. Câu 2.
⚫ Bà ngoại của em là một người nhân hậu.
⚫ Dòng sông của quê tôi chảy hiền hòa.
Câu 3. Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho các câu sau:
a. Trong khu vườn nhỏ, những bông hoa đã bắt đầu nở rộ.
b. Ông mặt trời lặn dần sau lũy tre làng.
c. Bố em đi công tác từ tuần trước.
d. Hùng cùng các bạn đang đá bóng trong sân vận động của trường. Câu 4.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…, Ngày… tháng… năm…
BÁO CÁO THẢO LUẬN NHÓM 1
Kính gửi: Cô Nguyễn Thu Trà - GVCN lớp 4A1, Trường Tiểu học Hai Bà Trưng
Nhóm 1 đã tổ chức thảo luận để sơ kết tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam như sau: 1. Về học tập:
- Cá nhân có thành tích học tập xuất sắc: Nguyễn Hoài Thương
- Cá nhân có nhiều cố gắng: Trần Thu Hà 2. Về rèn luyện:
- Các thành viên trong nhóm đạt kết quả rèn luyện tốt.
- Cá nhân tích cực tham gia phong trào của trường, lớp: Đỗ Hà Trang, Hoàng Anh Sơn. Người viết báo cáo Ngọc Đỗ Minh Ngọc
Tiếng Việt - Tuần 9
I. Luyện đọc diễn cảm
“Xưa kia, người ta cứ nghĩ rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một
chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và muôn ngàn vì sao phải quay xung quanh cái
tâm này. Người đầu tiên bác bỏ ý kiến sai lầm đó là nhà thiên văn học Ba Lan
Cô-péc-ních. Năm 1543, Cô-péc-ních cho xuất bản một cuốn sách chứng
minh rằng chính trái đất mới là một hành tinh quay xung quanh mặt trời. Phát
hiện của nhà thiên văn học làm cho mọi người sửng sốt, thậm chí nó còn bị
coi là tà thuyết vì nó ngược với những lời phán bảo của Chúa trời.
Chưa đầy một thế kỷ sau, năm 1632, nhà thiên văn học Ga-li-lê lại cho ra đời
một cuốn sách mới cổ vũ cho ý kiến của Cô-péc-ních. Lập tức, tòa án quyết
định cấm cuốn sách ấy và mang Ga-li-lê ra xét xử. Khi đó, nhà bác học đã gần bảy chục tuổi.
Bị coi là tội phạm, nhà bác học già buộc phải thề từ bỏ ý kiến cho rằng trái đất
quay. Nhưng vừa bước ra khỏi tòa án, ông đã bực tức nói to:
- Dù sao trái đất vẫn quay!
Ga-li-lê phải trải qua những năm cuối đời trong cảnh tù đày. Nhưng cuối cùng,
lẽ phải đã thắng. Tư tưởng của hai nhà bác học dũng cảm đã trở thành chân lý
giản dị trong đời sống ngày nay.”
(Dù sao trái đất vẫn quay)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Xưa kia con người vẫn nghĩ gì về trái đất?
A. Trái đất là trung tâm của vũ trụ
B. Trái đất quay quanh mặt trời
C. Trái đất quay quanh mặt trăng
Câu 2. Ai là người đầu tiên bác bỏ ý kiến trái đất là trung tâm của vũ trụ? A. Cô-péc-ních B. Anhxtanh C. E-đi-xơn
Câu 3. Khi bước ra khỏi tòa án, nhà thiên văn học Ga-li-lê đã nói gì? A. Tôi không có tội.
B. Trái đất quay quanh mặt trời.
C. Dù sao trái đất vẫn quay!
Câu 4. Văn bản cho thấy Cô-péc-ních và Ga-li-lê là người như thế nào?
A. Họ là những con người trí tuệ, sáng suốt khi đã tìm ra chân lý
B. Họ là những con người dũng cảm khi dám đi ngược lại với chung với xã
hội chứ không từ bỏ chân lý C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
“Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh
phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được
nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.” (Những hạt thóc giống)
Tìm hai danh từ, hai động từ, hai tính từ.
Câu 2. Tìm thành ngữ so sánh có các động từ: a. nhanh b. chậm
Câu 3. Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm thú vị của em ở trường. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Xưa kia con người vẫn nghĩ gì về trái đất?
A. Trái đất là trung tâm của vũ trụ.
Câu 2. Ai là người đầu tiên bác bỏ ý kiến trái đất là trung tâm của vũ trụ? A. Cô-péc-ních
Câu 3. Khi bước ra khỏi tòa án, nhà thiên văn học Ga-li-lê đã nói gì?
C. Dù sao trái đất vẫn quay!
Câu 4. Văn bản cho thấy Cô-péc-ních và Ga-li-lê là người như thế nào? C. Cả 2 đáp án trên. III. Luyện tập
Câu 1. Cho đoạn văn sau:
“Ngày xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh
phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo trồng và giao hẹn: ai thu được
nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.” (Những hạt thóc giống)
⚫ Danh từ: ngày xưa, vua ⚫ Động từ: tìm, phát ⚫ Tính từ: cao, nhiều
Câu 2. Tìm thành ngữ so sánh có các động từ:
a. nhanh: nhanh như thỏ, nhanh như cắt, nhanh như chớp,
b. chậm: chậm như sên, chậm như rùa Câu 3.
Những hoạt động trải nghiệm đem đến thật nhiều bổ ích. Và tôi cũng đã có
một hoạt động trải nghiệm như vậy ở trường.
Vừa qua, trường em đã tổ chức hoạt động trải nghiệm “Ngày hội đọc sách”.
Hoạt động diễn ra trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật. Thầy cô và học sinh
trong trường đã tích cực tham gia. Trước đó, cô tổng phụ trách đã tổ chức một
buổi họp để phổ biến vấn đề. Các lớp trưởng đã đi họp và ghi chép lại những nội dung quan trọng.
Theo yêu cầu, mỗi khối sẽ có hai lớp phụ trách các gian hàng sách. Nhiệm vụ
của chúng em là sắp xếp và phân loại sách, bán sách và tổng kết lại thành quả.
Các học sinh trong trường có thể tham gia đóng góp những cuốn sách cho
gian hàng. Từ sáng thứ sáu, trên sân trường, mười gian hàng đã được dựng.
Lớp em đã được phân công phụ trách một gian hàng. Chiều thứ sáu, chúng em
đã lên nhận sách và mang đến gian hàng để sắp xếp gọn gàng. Sáng hôm sau,
rất nhiều người đến tham gia. Không khí ngày hội rất sôi nổi. Mọi người vừa
chọn sách, vừa trò chuyện. Số tiền thu được từ việc bán sách sẽ được ủng hộ
cho các bạn học sinh vùng cao.
Em cảm thấy hoạt động trải nghiệm này thật ý nghĩa. Em mong rằng có thể
tham gia thêm nhiều hoạt động như vậy. Đỗ Minh Ngọc
Tiếng Việt - Tuần 10
I. Luyện đọc diễn cảm
Hồi ấy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có một người bạn tên là Lê.
Một hôm, Bác Hồ hỏi bác Lê:
- Anh có yêu nước không? Bác Lê trả lời: - Có chứ!
- Anh có thể giữ bí mật không? - Có!
- Tôi muốn đi ra nước ngoài xem Pháp và các nước khác họ làm như thế nào.
Sau đó, trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình cũng mạo hiểm.
Anh có muốn đi với tôi không? Bác Lê sửng sốt:
- Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi? - Đây, tiền đây!
Vừa nói. Bác Hồ vừa giơ hai tay ra và tiếp:
- Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Anh đi với tôi chứ? (Theo Trần Dân Tiên)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật lịch sử nào được nhắc đến trong bài?
Câu 2. Bác Hồ muốn ra nước ngoài để làm gì?
Câu 3. Qua mẩu truyện, em có suy nghĩ gì về Bác Hồ? III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ: tài trí, thông minh.
Câu 2. Chọn các từ rất, quá, hơi điền vào chỗ trống:
a. Hoa là một học sinh [ ] chăm chỉ.
b. Bức tranh này đẹp [ ]!
c. Chiếc áo [ ] nhỏ so với cậu.
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Như thế nào?
a. Hoa vừa xinh đẹp lại tốt bụng.
b. Ngọn núi thật hùng vĩ.
c. Giọng nói của cô giáo rất ấm áp.
d. Lan có mái tóc mềm mượt và đen nhánh.
Câu 4. Thuật lại một sự việc đã để lại cho em nhiều ấn tượng trong lễ kỉ niệm
ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 ở trường hoặc lớp em. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật lịch sử: Bác Hồ - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 2. Bác Hồ muốn ra nước ngoài để xem Pháp và các nước khác họ làm
như thế nào. Sau đó, trở về giúp đồng bào chúng ta.
Câu 3. Qua mẩu truyện, em cảm thấy Bác Hồ là một người giàu lòng yêu nước. III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Mạc Đĩnh Chi có tài trí hơn người.
⚫ Hùng là một cậu bé thông minh và hiểu chuyện.
Câu 2. Chọn các từ rất, quá, hơi điền vào chỗ trống:
a. Hoa là một học sinh [ rất ] chăm chỉ.
b. Bức tranh này đẹp [ lắm ]!
c. Chiếc áo [ hơi ] nhỏ so với cậu.
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi: Như thế nào?
a. Hoa vừa xinh đẹp lại tốt bụng.
b. Ngọn núi thật hùng vĩ.
c. Giọng nói của cô giáo rất ấm áp.
d. Lan có mái tóc mềm mượt và đen nhánh.
Câu 4. Thuật lại một sự việc đã để lại cho em nhiều ấn tượng trong lễ kỉ niệm
ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 ở trường hoặc lớp em.
Đối với mỗi thầy cô, học sinh, ngày Nhà giáo Việt Nam (20 tháng 11) có ý
nghĩa vô cùng trọng đại. Bởi vậy, các trường học trên cả nước đều long trọng
tổ chức lễ mít tinh kỉ niệm ngày lễ này. Trường học vào ngày này luôn sạch sẽ
và đẹp đẽ hơn mọi ngày. Những hàng ghế được sắp xếp thẳng tắp trên sân
trường. Phía trên sân khấu, dòng chữ “Lễ kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam”
được in chính giữa tấm băng rôn trông vô cùng nổi bật. Buổi lễ bắt đầu vào
đúng bảy giờ ba mươi phút. Một hồi trống giòn giã vang lên yêu cầu học sinh
ổn định chỗ ngồi. Sau đó là những tiết mục văn nghệ mở màn. Em đặc biệt ấn
tượng với lời phát biểu của thầy hiệu trưởng. Giọng nói của thầy trầm áp và
truyền cảm biết bao. Những lời dặn dò của thầy khiến em cảm thấy thấm thía.
Em thêm biết ơn thầy cô giáo, những người lái đò thầm lặng. Kết thúc lời phát
biểu của thầy hiệu trưởng, một tràng pháo tay vang lên giòn giã. Buổi lễ mít
tinh tiếp tục diễn ra với phần khen thưởng giáo viên, học sinh có thành tích tốt.
Cuối cùng, chị Thảo Nguyên, đại diện cho học sinh khối năm lên phát biểu lời
tri ân dành cho các thầy cô. Sau khi kết thúc buổi lễ, em cùng các bạn đã gửi
tặng những bó hoa tươi thắm đến thầy cô. Từ tận đáy lòng, em cảm thấy vô
cùng biết ơn các thầy cô giáo, vì đã dạy dỗ chúng em nên người.
Tiếng Việt - Tuần 11
I. Luyện đọc diễn cảm
“... Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc
Anh vội vàng nằng nặc
- Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi, mời Bác ngủ!
- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau
Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.”
(Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Vì sao Bác lại không ngủ?
Câu 3. Suy nghĩ của em về hình ảnh Bác trong bài thơ? III. Luyện tập
Câu 1. Cho đoạn văn:
Bọn nhện chăng từ bên nọ sang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm
sừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc. Nhìn vào các khe đá chung quanh,
tôi thấy lủng củng những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ. (Dế Mèn phiêu lưu kí)
Tìm trong bài 2 danh từ, 2 động từ, 2 tính từ.
Câu 2. Sử dụng từ điển, tra nghĩa của các từ sau: hạnh phúc, yên tĩnh, thủ đô, nhật kí.
Câu 3. Đặt câu theo mẫu: a. Ai thế nào? b. Ai làm gì?
Câu 4. Viết giấy mời bạn đến dự sinh nhật của mình. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ.
Câu 2. Vì Bác Hồ lo lắng cho đoàn dân công ngủ ngoài rừng khi ngoài trời đang mưa.
Câu 3. Hình ảnh Bác hiện lên ấm áp, giàu tình yêu thương. III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Danh từ: nhện, đường
⚫ Động từ: chăng, nhìn
⚫ Tính từ: lủng củng, hung dữ Câu 2.
⚫ hạnh phúc: trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện
⚫ yên tĩnh: ở trạng thái không có tiếng ồn, tiếng động hoặc không bị xáo động
⚫ thủ đô: thành phố đứng hàng đầu của một quốc gia, nơi làm việc của chính
phủ và các cơ quan trung ương
⚫ nhật kí: những điều ghi chép hằng ngày
Câu 3. Đặt câu theo mẫu:
a. Bạn Hồng vừa xinh đẹp lại tốt bụng.
b. Bác nông dân đang cấy lúa trên cánh đồng. Câu 4. Gợi ý:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
…, ngày… tháng… năm… GIẤY MỜI
Tôi là Đỗ Ánh Dương xin mời bạn Nguyễn Minh Hà.
Đến dự: Buổi tiệc sinh nhật của tôi.
Thời gian: 20 giờ, ngày… tháng… năm… Địa điểm: Số nhà….
Tôi rất mong được đón tiếp bạn! Người gửi Dương Đỗ Ánh Dương
Tiếng Việt - Tuần 12
I. Luyện đọc văn bản
“Một con Cọp từ trong rừng sâu đi ra, thấy một anh nông dân bé nhỏ cùng
một con Trâu đang cày dưới ruộng. Trâu cặm cụi đi từng bước nặng nề, lâu
lâu lại bị anh nông dân quất cho một roi vào mông. Trâu vẫn nhẫn nại kéo cày,
Cọp lấy làm ngạc nhiên. Đến trưa mở cày, Cọp liền đi lại gần trâu hỏi:
– Này, trông anh khỏe thế, sao anh lại để Người đánh đập khổ sở như vậy?
Trâu trả lời khẽ vào tai Cọp:
– Người tuy nhỏ, nhưng Người có trí khôn, anh ạ!
Cọp nghe nói đến “trí khôn” không hiểu, tò mò hỏi:
– Trí khôn là cái gì? Nó như thế nào?
Trâu không biết giải thích ra sao cho Cọp hiểu được, đành trả lời qua quýt:
– Trí khôn là trí khôn, chứ còn là cái gì nữa! Muốn biết rõ thì hỏi Người ấy!
Cọp thong thả bước lại chỗ anh nông dân, ôn tồn tói:
– Trí khôn của anh đâu, cho tôi xem một tí có được không?
Anh nông dân suy nghĩ một lát rồi nói :
– Trí khôn của tôi để ở nhà. Để tôi về lấy cho anh xem! Anh cần dùng tôi sẽ cho một ít.
Cọp nghe nói, mừng lắm.
Anh nông dân đứng dậy, giả đi về nhà. Được mấy bước, như sực nhớ ra điều gì, anh ta quay lại nói:
– Nhưng mà tôi đi vắng, lỡ anh ăn mất trâu của tôi thì sao?
Cọp đang băn khoăn chưa biết trả lời thế nào thì anh nông dân đã nói tiếp:
– Hay là thôi, chịu khó để tôi buộc tạm anh vào gốc cây này cho tôi được yên tâm.
Cọp ưng thuận. Anh nông dân bèn lấy dây thừng trói Cọp thật chặt, rồi chất
rơm xung quanh, vừa châm lửa đốt vừa nói:
– Đây! Trí khôn của ta đây!
Cọp cháy sém cả lông, gầm thét, giãy giụa.
Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra cười. Không may, hàm trên va vào đá, gãy mất cả răng.
Mãi sau, dây thừng cháy đứt, Cọp thoát khỏi, ba chân bốn cẳng cút thẳng vào
rừng, không dám ngoảnh nhìn lại.
Từ đó Cọp sinh ra, con nào trên mình cũng có những vằn đen dài, dấu tích
những vết cháy, còn Trâu thì chẳng con nào có hàm răng trên cả.” (Trí khôn của ta đây)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Kể tên các nhân vật trong truyện.
Câu 2. Cọp hỏi trâu điều gì? Trâu trả lời ra sao?
Câu 3. Anh nông dân đã trả lời Cọp như thế nào?
Câu 4. Truyện giải thích cái gì? III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với từ tí tách, thuần dưỡng.
Câu 2. Tìm sự vật được nhân hóa và từ ngữ nhân hóa trong các câu sau: a.
“Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”
(Cây dừa, Trần Đăng Khoa)
b. Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật
với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”
(Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?
a. Tôi đi dọc lối vào khu vườn.
b. Bỗng từ trên cây cáo, một con chim sẻ lao xuống.
c. Buổi chiều, tôi cùng các bạn vệ sinh lớp học.
d. Trên đường về nhà, tôi đã giúp một cụ bà sang đường.
Câu 4. Viết một bức thư cho người thân để thăm hỏi và kể về tình hình gia đình của em. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật: Cọp, Trâu, anh nông dân Câu 2.
⚫ Cọp hỏi Trâu sao trông khỏe khoắn mà lại để Người đánh đập khổ sở.
⚫ Trâu trả lời rằng Người tuy nhỏ, nhưng có trí khôn. Câu 3.
Anh nông dân đã trả lời câu hỏi của Cọp: trí khôn để ở nhà, nếu Cọp muốn
xem sẽ về lấy; nhưng sợ Cọp ăn mất Trâu nên đề nghị buộc tạm Cọp vào gốc cây. Câu 4.
Truyện giải thích nguyên nhân trên mình cọp có những vằn đen dài và trâu không có hàm răng trên. III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Tiếng mưa rơi tí tách ngoài hiên nhà.
⚫ Những chú chó sói đã được thuần dưỡng.
Câu 2. Tìm sự vật được nhân hóa và từ ngữ nhân hóa trong các câu sau: a.
“Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”
(Cây dừa, Trần Đăng Khoa)
b. Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật
với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”
(Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng) a.
⚫ Sự vật được nhân hóa: cây dừa
⚫ Từ ngữ nhân hóa: dang tay, gật đầu b.
⚫ Sự vật được nhân hóa: miệng, tai, mắt, chân, tay
⚫ Từ ngữ nhân hóa:lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, sống thân mật, tị
Câu 3. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì?
a. Tôi đi dọc lối vào khu vườn.
b. Bỗng từ trên cây cáo, một con chim sẻ lao xuống.
c. Buổi chiều, tôi cùng các bạn vệ sinh lớp học.
d. Trên đường về nhà, tôi đã giúp một cụ bà sang đường. Câu 4.
…, ngày… tháng… năm… Ông bà nội kính mến,
Cháu là Phương Chi ạ. Năm mới đã sắp đến. Do tình hình dịch bệnh căng
thẳng, cháu không thể về thăm ông bà. Vì vậy, cháu đã viết bức thư này. Đầu
thư, cháu xin gửi lời hỏi thăm sức khỏe tới ông bà. Chúc ông bà một năm mới
an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Cháu mong rằng ông bà sẽ luôn khỏe
mạnh, bình an và vui vẻ!
Ở dưới quê, mọi người đã chuẩn bị Tết đến đâu rồi ạ? Còn về gia đình của
cháu, bố mẹ vẫn khá bận rộn với công việc. Nhưng cả hai vẫn dành thời gian
chuẩn bị cho dịp Tết. Cháu chỉ học nốt tuần này là được nghỉ Tết. Học kì một
vừa kết thúc, cháu được đạt được danh hiệu học sinh giỏi. Cháu còn được cô
giáo đã tuyên dương cháu trước cả lớp nữa. Ông bà có cảm thấy tự hào về cháu không ạ?
Ông bà ơi, cháu cảm thấy rất buồn vì không được về quê đón Tết. Cháu nhớ
những chiếc bánh chưng của ông. Cháu nhớ cả những món ăn do bà ngoại nấu.
Năm nay, cháu cũng không được nhận lì xì của ông bà. Cháu cảm thấy khá
buồn và mong rằng dịch bệnh sẽ sớm qua đi. Đến hè, cháu sẽ xin bố mẹ cho về quê thăm ông bà.
Cuối thư, cháu mong ông bà giữ gìn sức khỏe. Chúc ông bà đón Tết vui vẻ
nhưng vẫn không quên phòng dịch. Cháu rất yêu ông bà! Cháu của ông bà Phương Chi
Tiếng Việt - Tuần 13
I. Luyện đọc diễn cảm
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…
Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu! (Bầm ơi)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Xác định thể thơ
Câu 2. Đoạn thơ là lời của ai?
Câu 3. Người mẹ đang làm công việc gì?
Câu 4. Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ? III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ: tài trí, tài nghệ
Câu 2. Đặt 2 câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.
Câu 3. Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
a. Hôm qua, em đã được xem một trận thi đấu bóng đá.
b. Ngày kia, bác Hà về quê thăm ông bà nội.
c. Cuối tuần, em được nghỉ học.
d. Mùa hè, chúng em phải tạm biệt mái trường thân yêu.
Câu 4. Viết thư điện tử cho một người bạn mới quen hoặc một người bạn ở xa để hỏi thăm. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Thể thơ lục bát
Câu 2. Đoạn thơ là lời của người con.
Câu 3. Người mẹ đang làm công việc cấy lúa.
Câu 4. Hình ảnh người mẹ hiện lên với vẻ vất vả, tần tảo. III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Cậu bé ấy có tài trí hơn người.
⚫ Tài nghệ của bác Năm đã đạt đến mức điêu luyện. Câu 2.
⚫ Chị Ong đang chăm chỉ tìm mật.
⚫ Ông mặt trời đã thức giấc sau một đêm dài.
Câu 3. Tìm trạng ngữ trong các câu sau: a. Hôm qua b. Ngày kia c. Cuối tuần d. Mùa hè Câu 4. Thư mới TP. Hà Nội Chào Tuấn Hùng,
Đầu thư, tớ xin gửi lời hỏi thăm sức khỏe đến cậu và gia đình. Tớ rất vui khi
nhận được thư của cậu. Đặc biệt, tớ rất ấn tượng với thành tích học tập của
cậu trong năm học vừa rồi. Tớ xin được chúc mừng cậu. Tớ cũng rất vui khi
cậu đã làm quen được với môi trường học tập mới.
Còn về tớ, năm học vừa rồi, tớ cũng đạt được thành tích học tập khá tốt. Kết
quả thi của môn Toán và Tiếng Việt của tớ đều được mười điểm. Tớ còn đại
diện cho lớp mình tham dự cuộc thi “Trạng Nguyên Tiếng Việt” do nhà
trường tổ chức. Tuy tớ không giành được giải thưởng, nhưng đã biết thêm
nhiều kiến thức bổ ích.
Thư đã dài, tớ xin phép dừng bút ở đây. Tớ mong chúng ta sẽ giữ liên lạc
thường xuyên qua thư nhé! Chúc cậu học tập tốt! Bạn của cậu Hoàng Hà
Tiếng Việt - Tuần 14
I. Luyện đọc diễn cảm
Ngay từ nhỏ, cậu bé Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã rất thích vẽ. Cha cậu đưa cậu
đến nhờ nhà danh họa Vê-rô-ki-ô dạy dỗ.
Suốt mười mấy ngày đầu, thầy Vê-rô-ki-ô chỉ cho Lê-ô-nác-đô vẽ trứng. Cậu
bé vẽ hết quả này đến quả khác và đã bắt đầu tỏ vẻ chán ngán. Thầy Vê-rô-ki- ô bèn bảo:
- Con đừng tưởng vẽ trứng là dễ! Trong một nghìn quả trứng xưa nay không
có lấy hai quả hoàn toàn giống nhau đâu. Muốn thể hiện thật đúng hình dáng
của từng quả trứng, người họa sĩ phải rất khổ công mới được. Thầy lại nói:
- Tập vẽ đi vẽ lại quả trứng thật nhiều lần, con sẽ biết quan sát sự vật một
cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên giấy vẽ một cách chính xác. Đến lúc ấy, con
muốn vẽ bất cứ cái gì cũng đều có thể vẽ được như ý.
Lê-ô-nác-đô hiểu ra và miệt mài tập vẽ.
Sau nhiều năm khổ luyện, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi đã trở thành nhà danh họa
kiệt xuất. Các tác phẩm của ông được trân trọng trưng bày ở nhiều bảo tàng
lớn trên thế giới, là niềm tự hào của toàn nhân loại. Không những thế, Lê-ô-
nác-đô đa Vin-xi còn là nhà điêu khắc, kiến trúc sư, kĩ sư và là nhà bác học
lớn của thời đại Phục hưng. (Vẽ trứng)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Liệt kê các nhân vật trong truyện.
Câu 2. Từ nhỏ, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi yêu thích gì?
Câu 3. Ban đầu, thầy giáo yêu cầu Lê-ô-nác-đô phải học vẽ cái gì? Vì sao
thầy giáo yêu cầu như vậy?
Câu 4. Bài học rút ra khi đọc truyện? III. Luyện tập
Câu 1. Tìm hình ảnh nhân hóa trong đoạn văn sau:
a. Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế
nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. (Dế Mèn phiêu lưu kí)
b. Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! (Con chuồn chuồn nước)
Câu 2. Viết 3 điều nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường.
Câu 3. Gạch chân dưới trạng ngữ trong các câu sau:
a. Tết đến, trẻ con cảm thấy háo hức vì được mua quần áo mới.
b. Để giúp đỡ các bạn nhỏ vùng cao, em đã ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập.
c. Chú chim nhỏ đang ở trong chiếc tổ nhỏ bé của mình.
d. Hôm nay, cây cối trông thật thiếu sức sống.
Câu 4. Viết một đoạn văn kể về ước mơ của em. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Các nhân vật trong truyện: Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi, thầy giáo, người cha
Câu 2. Từ nhỏ, Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi yêu thích vẽ.
Câu 3. Ban đầu, thầy giáo yêu cầu Lê-ô-nác-đô phải học vẽ trứng. Vì thầy
giáo muốn Lê-ô-nác-đô biết quan sát sự vật một cách tỉ mỉ và miêu tả nó trên
giấy vẽ một cách chính xác.
Câu 4. Bài học: kiên trì rèn luyện sẽ giúp con người thành công. III. Luyện tập
Câu 1. a. Nhân hóa: chị Cốc
b. Nhân hóa: chú chuồn chuồn nước Câu 2. - Nên làm:
⚫ Vứt rác đúng nơi quy định
⚫ Sử dụng nước tiết kiệm ⚫ Trồng nhiều cây xanh - Không nên làm:
⚫ Chặt phá rừng bừa bãi
⚫ Sử dụng bao bì ni-lông
Câu 3. Gạch chân dưới trạng ngữ trong các câu sau:
a. Tết đến, trẻ con cảm thấy háo hức vì được mua quần áo mới.
b. Để giúp đỡ các bạn nhỏ vùng cao, em đã ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập.
c. Chú chim nhỏ đang ở trong chiếc tổ nhỏ bé của mình.
d. Hôm nay, cây cối trông thật thiếu sức sống. Câu 4.
Em tên là Nguyễn Thùy Trang. Năm nay, em tám tuổi. Hiện tại, em đang là
học sinh lớp 4A1. Trong các môn học, em thích nhất là Tiếng Việt. Lúc rảnh,
em thường đọc sách hoặc tập viết văn. Vì vậy, em ước mơ trở thành một nhà
văn. Vì vậy, em sẽ cố gắng rèn luyện. Tương lai, em mong muốn trở thành
một nhà văn nổi tiếng. Em sẽ nỗ lực để biến ước mơ thành sự thật.
Tiếng Việt - Tuần 15
I. Luyện đọc diễn cảm:
Buổi tối như mọi bữa
Bé làm nũng nghiêng đầu:
- Chị ơi, chuyện cổ tích Kể cho em nghe nào!
... “Xưa có bà già nghèo
Chuyên mò cua bắt ốc
Một hôm bà bắt được
Một con ốc xinh xinh
Vỏ nó biêng biếc xanh
Không giống như ốc khác
Bà thương không muốn bán
Bèn thả vào trong chum
Rồi bà lại đi làm
Đến khi về thấy lạ:
Sân nhà sao sạch quá!
Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm
Vườn rau tươi sạch cỏ
Bà già thấy chuyện lạ Bèn cố ý rình xem
Thì thấy một nàng tiên
Bước ra từ chum nước
Bà già bèn bí mật
Đập vỡ vỏ ốc xanh
Rồi ôm lấy nàng tiên
Không cho chui vào nữa Hai mẹ con từ đó
Rất là yêu thương nhau...”
Bé nghe nghênh cái đầu
Mắt tròn xoe không chớp
Chị kể xong, bất chợt
Bé kêu lên rất to:
- Ứ ừ, biết rồi cơ
Chị phê bình em đấy!
(Nàng tiên ốc, Phan Thị Thanh Nhàn)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Truyện cổ tích nào được kể lại trong bài thơ?
Câu 2. Bà lão đã nhặt được cái gì?
Câu 3. Khi bà lão đi làm về đã thấy điều gì?
Câu 4. Bài học sau khi đọc xong bài thơ? III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân:
a. Tôi là một học sinh gương mẫu.
b. Hai anh em rất yêu thương nhau.
c. Đứa bé khóc lên khi bị ngã.
d. Con đường vừa mới được làm xong.
Câu 2. Cho đoạn thơ sau:
“Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con.”
(Mèo con đi học, Phan Thị Vàng Anh)
a. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào? Nhân hóa như thế nào?
b. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hóa?
Câu 3. Lựa chọn đáp án thích hợp:
a. Tôi đang học bài. (Câu kể/Câu cảm)
b. Thu là một người bạn dễ thương. (Danh từ/Tính từ)
c. Năm nay, con có được học sinh giỏi không? (Câu hỏi/Câu cầu khiến)
d. Tôi đi đến trường bằng xe đạp. (Trạng ngữ chỉ nơi chốn/Trạng ngữ chỉ phương tiện).
Câu 4. Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc với một người gần gũi, thân thiết. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Truyện cổ tích được kể lại trong bài thơ là Nàng tiên ốc
Câu 2. Bà lão đã nhặt được: một con ốc xinh xinh
Câu 3. Khi bà lão đi làm về đã thấy: sân nhà sạch sẽ, đàn lợn đã được cho ăn,
cơm nước nấu tinh tươm, vườn rau tươi sạch cỏ
Câu 4. Những người nhân hậu luôn được mọi người yêu mến và được sống hạnh phúc. III. Luyện tập Câu 1. a. Tôi là gì?
b. Hai anh em như thế nào?
c. Ai khóc lên khi bị ngã?
d. Cái gì vừa mới được làm xong?
Câu 2. Cho đoạn thơ sau:
“Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con.”
(Mèo con đi học, Phan Thị Vàng Anh) a.
⚫ Bài thơ trên đã nhân hóa con mèo.
⚫ Con mèo cũng có hành động giống con người: đi học, mang chiếc bút chì,
mang một mẩu bánh mì con con.
b. Hình ảnh gợi ra sự đáng yêu của chú mèo, giúp cho bài thơ trở nên sinh
động hơn và làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Câu 3. Lựa chọn đáp án thích hợp: a. Câu kể b. Tính từ c. Câu hỏi
d. Trạng ngữ chỉ phương tiện Câu 4.
Tôi rất yêu mến và kính trọng ông nội. Năm nay, ông đã ngoài bảy mươi tuổi.
Nhưng ông còn khỏe mạnh, minh mẫn. Ông có dáng người đầy đặn. Lưng đã
hơi còng xuống. Khuôn mặt vuông chữ điền trông phúc hậu. Nụ cười của ông
thật hiền từ. Trước khi nghỉ hưu, ông là một thầy giáo. Rất nhiều thế hệ học
trò kính trọng và yêu mến ông. Vì vậy, tôi luôn cảm thấy tự hào và ngưỡng
mộ về ông. Đối với riêng tôi, ông là một tấm gương sáng. Ông đã dạy cho tôi
rất nhiều bài học bổ ích. Tôi luôn tự nhủ phải cố gắng học tập để trở thành
một người có ích để ông cảm thấy tự hào. Và tôi cũng mong ông nội của mình
sẽ luôn khỏe mạnh, hạnh phúc.
Tiếng Việt - Tuần 16
I. Luyện đọc diễn cảm
An-đrây-ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ An-đrây-ca: “Bố khó thở lắm!…”. Mẹ liền
bảo An-đrây-ca đi mua thuốc. Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường
lại gặp đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi một lúc mới nhớ lời mẹ
dặn, em vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang vào nhà.
Bước vào phòng ông nằm, em hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra
ông đã qua đời. “Chỉ vì mình chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết.” -
An-đrây-ca oà khóc và kể hết mọi chuyện mẹ nghe. Mẹ an ủi em:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu. Ông đã mất từ lúc con ra khỏi nhà.
Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi khóc nức nở
dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, em vẫn luôn
tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được một ít năm nữa!”
(Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca, Tiếng Việt lớp 4, tập 1)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. An-đrây-ca được mẹ nhờ việc gì? A. Đi mua thuốc cho ông
B. Đi mua quần áo cho em trai. C. Đi mua rau cho mẹ
Câu 2. Vì sao An-đrây-ca quên mua thuốc cho ông?
A. Vì cậu mải chơi đá bóng.
B. Vì cậu mải nói chuyện với bạn.
C. Vì cậu mải làm việc nhà.
Câu 3. Khi về nhà, thấy ông đã mất, An-đrây-ca cảm thấy như thế nào? A. Vui vẻ, hạnh phúc B. Xót xa, hối hận C. Cả hai đáp án trên
Câu 4. Câu chuyện mang đến bài học gì?
A. Tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân.
B. Lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của chính mình. C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ: háo hức, mong đợi
Câu 2. Cho đoạn văn:
“Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:
– Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ
nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu: – Ẩu thế nhỉ! Bác chữ A đề nghị:
-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu
Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?”
(Cuộc họp của chữ viết, Trần Ninh Hồ)
Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa ở đâu? Xác định kiểu nhân hóa?
Câu 3. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm:
a. Chiếc điện thoại này có rất nhiều tiện ích.
b. Nhà em trồng rất nhiều cây cam trong vườn.
c. Hoa phượng là loài hoa của tuổi học trò.
d. Mùa xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc.
Câu 4. Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. An-đrây-ca được mẹ nhờ việc gì? A. Đi mua thuốc cho ông
Câu 2. Vì sao An-đrây-ca quên mua thuốc cho ông?
A. Vì cậu mải chơi đá bóng.
Câu 3. Khi về nhà, thấy ông đã mất, An-đrây-ca cảm thấy như thế nào? B. Xót xa, hối hận
Câu 4. Câu chuyện mang đến bài học gì? C. Cả 2 đáp án trên III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Tôi cảm thấy háo hức vì sắp được đi du lịch.
⚫ Cậu mong chờ điều gì vào năm học mới? Câu 2.
- Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: “Dấu Chấm nói”, “Cả mấy
dấu câu đều lắc đầu”, “Bác chữ A”, “anh Dấu Chấm” - Kiểu nhân hóa:
⚫ Sử dụng từ ngữ chỉ hoạt động của con người để chỉ hoạt động của sự vật:
“Dấu Chấm nói”, “Cả mấy dấu câu đều lắc đầu”
⚫ Sử dụng từ ngữ gọi người để gọi vật: “Bác chữ A”, “anh Dấu Chấm”
Câu 3. Đặt câu hỏi cho phần được in đậm:
a. Cái gì có rất nhiều tiện ích?
b. Nhà em trồng rất nhiều cây cam ở đâu?
c. Cái gì là loài hoa của tuổi học trò?
d. Khi nào cây cối đâm chồi nảy lộc? Câu 4.
Em rất thích câu chuyện “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Vì
câu chuyện đã mở ra một thế giới phiêu lưu vô cùng hấp dẫn. Nội dung kể về
cuộc đời của cậu bé An. Sau ngày độc lập, An sống cùng ba mẹ ở thành phố.
Đến khi thực dân Pháp trở lại xâm lược, gia đình cậu phải di tản, chạy hết từ
vùng này đến vùng khác ở miền Tây Nam Bộ. Trên đường, cậu bị lạc mất cha
mẹ, trở thành đứa trẻ lang thang. Từ đó, An đã gặp gỡ với nhiều người, trong
đó có gia đình ông lão bán rắn. Cậu đã đi theo họ, trở thành con nuôi của ông
lão bán rắn. Kể từ đó, cậu đã có nhiều phiêu lưu hấp dẫn. Sau này, An còn
tham gia vào du kích. Khi đọc câu chuyện, em có cảm giác như đang được
phiêu lưu cùng với An vậy. Không chỉ vậy, em còn học được bài học giá trị.
Tiếng Việt - Tuần 17
I. Luyện đọc diễn cảm
Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc
phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng
sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu.
Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
Đã vậy tính nết lại ăn xổi ở thì (thật chỉ vì ốm đau luôn, không làm được), có
một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra
nhiều ngách như hang tôi.
(Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nêu tên nhân vật được miêu tả trong đoạn văn.
Câu 2. Đặc điểm về ngoại hình của nhân vật được miêu tả như thế nào?
Câu 3. Khi đọc đoạn văn, theo em, thái độ của người viết với nhân vật được miêu tả là gì? III. Luyện tập
Câu 1. Đặt câu với các từ: mơ mộng, mơ ước
Câu 2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Hoàng là một học sinh (chăm chỉ/lười biếng).
b. Tôi rất thích đọc truyện (giáo khoa/trinh thám).
c. Bức tranh được vẽ rất (tỉ mỉ/giàu có).
d. Hôm qua, em được cô giáo (tuyên dương/bày tỏ) trước lớp.
Câu 3. Các câu dưới đây viết theo mẫu câu nào?
a. Thoa là học sinh lớp 4.
b. Chúng em đang làm bài tập Toán.
c. Những bông hoa hồng vô cùng xinh đẹp.
Câu 4. Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe
về tình cảm gia đình hoặc tình bạn. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Nhân vật được miêu tả trong đoạn văn: Dế Choắt
Câu 2. Đặc điểm về ngoại hình của Dế Choắt: người gầy gò và dài lêu nghêu
như một gã nghiện thuốc phiện; cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng
sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê; đôi càng bè bè, nặng nề; râu ria cụt có
một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
Câu 3. Khi đọc đoạn văn, theo em, thái độ của người viết với nhân vật coi thường, ghét bỏ. III. Luyện tập Câu 1.
⚫ Hương Liên là một cô gái mơ mộng.
⚫ Tôi mơ ước sẽ trở thành một phi hành gia.
Câu 2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Hoàng là một học sinh chăm chỉ.
b. Tôi rất thích đọc truyện trinh thám.
c. Bức tranh được vẽ rất tỉ mỉ.
d. Hôm qua, em được cô giáo tuyên dương trước lớp.
Câu 3. Các câu dưới đây viết theo mẫu câu nào? a. Ai là gì? b. Ai làm gì? c. Cái gì như thế nào? Câu 4.
Em rất thích đọc truyện Thạch Sanh. Vì em cảm đã học được nhiều bài học bổ
ích qua câu chuyện này. Nội dung của truyện kể rằng ở quận Cao Bình, có hai
vợ chồng lớn tuổi nhưng chưa được một mụn con. Thấy họ tốt bụng, Ngọc
Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu bé sinh ra đã mồ côi cha, về
sau người mẹ cũng qua đời. Từ đó, cậu sống lủi thủi trong gốc đa. Cả gia tài
chỉ có lưỡi búa cha để lại, người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Có người hàng
rượu tên là Lí Thông, thấy Thạch Sanh khỏe mạnh, lân la đến gợi chuyện kết
nghĩa huynh đệ. Không chỉ vậy, hắn còn lừa Thạch Sanh đi canh miếu thay để
nộp mạng cho chằn tinh. Thạch Sanh giết chết chằn tinh nhưng lại bị Lý
Thông cướp công. Vào ngày kén rể, công chúa bị đại bàng bắt đi. Thạch Sanh
đã bắn đại bàng, rồi cứu được công chúa nhưng lại bị Lý Thông hãm hại. Cuối
cùng, nhờ tiếng đàn, Thạch Sanh được minh oan. Còn Lí Thông bị trừng trị.
Thạch Sanh cưới được công chúa, đánh bại mười tám nước chư hầu rồi được
vua truyền ngôi cho. Truyện đã thể hiện được ước mơ về một xã hội công
bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành còn kẻ xấu xa sẽ bị trừng trị.
Tiếng Việt - Tuần 18
I. Luyện đọc diễn cảm
“Nếu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
Chớp mắt thành cây đầy quả
Tha hồ hái chén ngọt lành.
Nếu chúng mình có phép lạ
Ngủ dậy thành người lớn ngay
Đứa thì lặn xuống đáy biển
Đứa thì ngồi lái máy bay.
Nếu chúng mình có phép lạ
Hái triệu vì sao xuống cùng
Đúc thành ông mặt trời mới
Mãi mãi không còn mùa đông.
Nếu chúng mình có phép lạ
Hóa trái bom thành trái ngon
Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.
Nếu chúng mình có phép lạ!
Nếu chúng mình có phép lạ!”
(Nếu chúng mình có phép lạ, Định Hải)
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Câu thơ nào được lặp lại trong bài?
Câu 2. Ở mỗi khổ thơ, bạn nhỏ mong ước điều gì?
Câu 3. Suy nghĩ, cảm nhận về ước mơ của bạn nhỏ trong bài? III. Luyện tập
Câu 1. Cho đoạn thơ:
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”
(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)
Tìm 2 danh từ, 2 động từ, 2 tính từ trong đoạn thơ.
Câu 2. Dùng từ điển để tìm hiểu nghĩa các từ sau: sáng rực, âm u
Câu 3. Đặt 2 câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Xác định kiểu nhân hóa được sử dụng.
Câu 4. Viết thư cho thầy cô giáo cũ để hỏi thăm và kể về tình hình học tập của em. Đáp án
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Câu thơ được lặp lại trong bài: “Nếu chúng mình có phép lạ”. Câu 2.
⚫ Khổ thơ 1: Ước cây mau lớn để đầy quả
⚫ Khổ thơ 2: Ước mình thành người lớn ngay để làm việc
⚫ Khổ thơ 3: Ước Trái Đất không còn mùa đông
⚫ Khổ thơ 4: Ước không còn bom đạn, những trái bom hóa thành trái ngon
chứa toàn kẹo với bi tròn
Câu 3. Ước mơ của bạn nhỏ trong bài: có ước mơ rất đơn giản và nhỏ bé,
nhưng cũng có ước mơ cao cả, lớn lao. III. Luyện tập
Câu 1. Cho đoạn thơ: ⚫ Danh từ: thuyền, gió
⚫ Động từ: lái, lướt ⚫ Tính từ: cao, xa Câu 2.
⚫ sáng rực: có ánh sáng bừng lên, toả mạnh ra xung quanh
⚫ âm u: thiếu ánh sáng tự nhiên, gây một cảm giác nặng nề
Câu 3. Đặt 2 câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Xác định kiểu nhân hóa được sử dụng.
- Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật: Chị mây chầm chậm trôi trên bầu trời.
- Dùng từ ngữ chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật: Ông trời
đang mặc một chiếc áo đen xì. Câu 4. … ngày, tháng… năm…
Cô Phương Hoài kính mến,
Em là Anh Thư, học trò cũ của cô ạ. Lời đầu thư, em xin được gửi lời hỏi
thăm sức khỏe đến cô. Còn em thì vẫn khỏe mạnh và vui vẻ ạ. Cô đã chuyển
công tác được hơn một năm. Em và các bạn trong lớp đều rất nhớ cô. Vì vậy,
em đã viết lá thư này để kể cho cô về tình hình học tập của em.
Năm nay, chúng em được học cô Phương Linh. Cô rất vui tính và thân thiện.
Cô giảng bài cũng dễ hiểu. Học kì một vừa rồi, kết quả học tập của em rất tốt.
Điểm thi môn Toán và Tiếng Việt đều được mười. Vào buổi sơ kết học kì I,
em đã được cô giáo đã tuyên dương cháu trước cả lớp. Em cảm thấy vô cùng
sung sướng và tự hào. Em còn đại diện cho cả lớp đi thi “Trạng Nguyên Nhí”
và giành giải nhất của khối nữa. Cô có tự hào về em không ạ?
Em vẫn nghe lời dặn dò của cô. Hằng ngày, em đã chăm chỉ luyện chữ viết.
Khi đọc thư, cô thấy chữ của em đã đẹp hơn chưa ạ? Cô ơi, cô nhớ về thăm
em và cả lớp nhé. Em rất mong nhận được thư trả lời của cô.
Em yêu cô nhiều lắm ạ! Học sinh của cô Anh Thư Nguyễn Anh Thư