Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 28 (Nâng cao)
Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 28 (Nâng cao). Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 28 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 28.
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 28
Đề ①
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
“Nắng chiều ở quê ngoại
Óng ả vàng ngọn chanh
Lích chích trên cành khế
Tiếng chim trong lá xanh.
Những ngày ở quê ngoại Tắm mát trên dòng sông Rất nhiều hoa cỏ lạ Thoang
thoảng hương trên đồng. Em đi trên bờ lúa
Lấp lánh những giọt sương
Một ngày thật êm ả
Hiền như cỏ ven đường.
Rồi mai về thành phố
Bao nhiêu là khói xe
Miên man em cứ nhớ
Quê ngoại với nắng hè.”
(Quê ngoại, Phạm Thanh Chương)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Bạn nhỏ về quê ngoại vào mùa nào? A. Mùa xuân B. Mùa hè C. Mùa thu D. Mùa đông
Câu 2. Bài thơ nhắc đến những loài cây nào ở quê ngoại? A. Cây chanh B. Cây khế C. Cây lúa D. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Bạn nhỏ cảm nhận vẻ đẹp của quê ngoại qua những giác quan nào? A. Thị giác, thính giác B. Thính giác, cảm giác C. Khứu giác, xúc giác D. Cả A, C đều đúng
Câu 4. Nội dung của bài thơ là gì?
A. Vẻ đẹp của một bản làng người dân tộc trong những ngày hè nắng đẹp.
B. Vẻ đẹp của quê ngoại trong những ngày hè mà bạn nhỏ được về chơi.
C. Tình yêu của bạn nhỏ đối với thành phố nơi mình sinh ra và lớn lên
D. Kỉ niệm về một chuyến đi tham quan đáng nhớ với những người bạn của mình.
Câu 5. Chủ ngữ trong câu: “Em đi trên bờ lúa” là gì? A. Em B. đi C. trên bờ lúa D. Không có chủ ngữ
Câu 6. Khi trở về thành phố, bạn nhỏ có tâm trạng gì? A. Nhờ về quê ngoại
B. Sung sướng khi trở về nhà
C. Buồn bã khi trở về thành phố D. Không có tâm trạng
Câu 7. Tình cảm của bạn nhỏ dành cho quê ngoại là gì? A. Chán nản, ghét bỏ B. Yêu mến, tự hào C. Thất vọng, buồn bã D. Không có tình cảm
Câu 8. Nêu cảm nhận của em khi đọc bài thơ?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Xác định trạng ngữ chỉ phương tiện:
a. Em đến trường bằng xe đạp.
b. Chú chim bay lượn bằng đôi cánh. Bài 2. Đố vui? a. Có cán cầm tay Giúp bé hàng ngày Đánh răng sạch bóng Là cái gì? b. Dệt từ sợi bông Mà lại có công Giúp người rửa mặt
Đố biết là gì?
Bài 3. Hoàn thiện câu dưới đây:
a. Trong lớp học, cô giáo….
b. Hôm nay, trường của tôi…
c. … sẽ đi công tác khoảng một tháng.
d. đang nấu ăn trong bếp. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Cây đa quê hương (Trích)
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Nói đúng hơn, đó là cả
một toà cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm
không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Đỉnh chót vót giữa trời xanh, đến những
con quạ đậu trên cao, nhìn cũng chẳng rõ. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những ụ,
những hình thù quái lạ như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió
chiều gảy lên những điệu nhạc li kì, có khi tưởng chừng như ai cười ai nói trong cành, trong lá.
Bài 2. Viết đoạn mở bài, kết bài cho bài văn tả cây cối.
Đề ②
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong
năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt
qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù
toả trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây
nhuộm màu biến hoá muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra
một chân trời rực rỡ.
Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối Hai,
Đồng Mô, Ao Vua,… nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu,
xanh ngát bạch đàn những đồi Măng đòi Hòn. Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân. Phơi
phới mùa hội đua chen của cây cối. Lượn giữa những hồ nước vòng quanh đảo cao
hồ thấp là những con thuyền mỏng manh, những chiếc ca-nô rẽ sóng chở du khách
dạo chơi nhìn ngắm. Hơn một nghìn héc-ta hồ nước lọc qua tầng đá ong mát rượi,
trong veo, soi bóng bầu trời thăm thẳm, chập chờn cánh chim bay mỏi. Lác đác
trong cánh rừng trẻ trung là những căn nhà gỗ xinh xắn. Tiếng chim gù, chim gáy
khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.
(Vời vợi Ba Vì, Võ Văn Trực)
Đọc và chọn đáp án đúng hoặc trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Địa danh được nhắc đến trong bài là gì? A. Ba Vì B. Tam Đảo C. Phú Yên D. Vĩnh Phúc
Câu 2. Câu văn nêu nhận xét chung về vẻ đẹp của Ba Vì là?
A. Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong
năm, từng giờ trong ngày.
B. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh
biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích.
C. Phơi phới mùa hội đua chen của cây cối.
D. Hơn một nghìn héc-ta hồ nước lọc qua tầng đá ong mát rượi, trong veo, soi
bóng bầu trời thăm thẳm, chập chờn cánh chim bay mỏi.
Câu 3. Câu văn: “Những đám mây nhuộm màu biến hoá muôn hình, nghìn
dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ.” có sử dụng hình ảnh? A. So sánh B. Nhân hóa C. Cả A, B đều đúng
D. Không có đáp án đúng
Câu 4. Câu văn nào miêu tả vẻ đẹp của rừng cây ở Ba Vì?
A. Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối
Hai, Đồng Mô, Ao Vua,… nổi tiếng vẫy gọi.
B. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu, xanh ngát bạch đàn những đồi Măng đòi Hòn.
C. Lác đác trong cánh rừng trẻ trung là những căn nhà gỗ xinh xắn.
D. Tiếng chim gù, chim gáy khi gần, khi xa như mở rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.
Câu 5. Trạng ngữ trong câu: “Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì
biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày.” là gì?
A. Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, B. Vẻ đẹp của Ba Vì
C. từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày D. Cả A, C đều đúng
Câu 6. Chủ ngữ trong câu: “Tiếng chim gù, chim gáy khi gần, khi xa như mở
rộng mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.” là gì?
A. Tiếng chim gù, chim gáy B. khi gần, khi xa
C. như mở rộng mãi ra
D. như mở rộng mãi ra
Câu 7. Vẻ đẹp của Ba Vì được cảm nhận qua những giác quan nào? A. Thị giác B. Thính giác C. Xúc giác
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 8. Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên Ba Vì.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Gạch chân dưới trạng ngữ chỉ phương tiện trong các câu:
a. Chúng tôi được thực hành bằng một chiếc máy tính hiện đại.
b. Cô giáo dặn dò chúng em bằng một giọng nói nhẹ nhàng.
c. Chiếc bánh được gói bằng hộp giấy.
d. Gia đình của em về quê bằng máy bay.
Bài 2. Điền chủ ngữ thích hợp:
Các bà, Các chị, Người các buôn làng, Mấy anh thanh niên, Tây Nguyên, Hàng trăm con voi
đang tiến về bãi. kéo về nườm nượp. khua chiêng rộn ràng. đeo những
vòng bạc, vòng vàng. mặc những chiếc váy thêu rực rỡ. Hôm nay, thật tưng bừng. (Theo Lê Tấn)
Bài 3. Quan sát tranh, đặt câu có sử dụng trạng ngữ chỉ phương tiện: ….……… ….……. III. Viết
Bài 1. Viết chính tả: Đất nước (Trích)
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết bài văn tả cây cối, trong đó có câu sử dụng trạng ngữ chỉ phương tiện. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Bạn nhỏ về quê ngoại vào mùa nào? B. Mùa hè
Câu 2. Bài thơ nhắc đến những loài cây nào ở quê ngoại? D. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Bạn nhỏ cảm nhận vẻ đẹp của quê ngoại qua những giác quan nào? D. Cả A, C đều đúng
Câu 4. Nội dung của bài thơ là gì?
B. Vẻ đẹp của quê ngoại trong những ngày hè mà bạn nhỏ được về chơi.
Câu 5. Chủ ngữ trong câu: Em đi trên bờ lúa là gì? A. Em
Câu 6. Khi trở về thành phố, bạn nhỏ có tâm trạng gì? A. Nhớ về quê ngoại
Câu 7. Tình cảm của bạn nhỏ dành cho quê ngoại là gì? B. Yêu mến, tự hào
Câu 8. Bài thơ giúp em thêm yêu mến, trân trọng quê hương hơn.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Xác định trạng ngữ chỉ phương tiện: a. bằng xe đạp b. bằng đôi cánh Bài 2. Đố vui? a. Bàn chải đánh răng b. Khăn rửa mặt
Bài 3. Hoàn thiện câu dưới đây:
a. Trong lớp học, cô giáo đang say sưa giảng bài.
b. Hôm nay, trường của tôi sẽ tổ chức lễ khai giảng.
c. Bố sẽ đi công tác khoảng một tháng.
d. Mẹ đang nấu ăn trong bếp. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết Bài 2.
- Thế giới loài cây rất phong phú. Mỗi cây đều có những vẻ đẹp và lợi ích riêng.
Với tôi, cây (tên cây) là loài cây mà tôi yêu thích nhất.
- (Tên cây) đã gắn bó với nhiều kỉ niệm đẹp đẽ của tôi. Và tôi cảm thấy vô cùng yêu mến loài cây này. Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Địa danh được nhắc đến trong bài là gì? A. Ba Vì
Câu 2. Câu văn nêu nhận xét chung về vẻ đẹp của Ba Vì là?
A. Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong
năm, từng giờ trong ngày.
Câu 3. Câu văn: “Những đám mây nhuộm màu biến hoá muôn hình, nghìn dạng
tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ” có sử dụng hình ảnh? C. Cả A, B đều đúng
Câu 4. Câu văn nào miêu tả vẻ đẹp của rừng cây ở Ba Vì?
B. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu, xanh ngát bạch đàn những đồi Măng đòi Hòn.
Câu 5. Trạng ngữ trong câu: “Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến
ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày.” là gì? D. Cả A, C đều đúng
Câu 6. Chủ ngữ trong câu: “Tiếng chim gù, chim gáy khi gần, khi xa như mở rộng
mãi ra không gian mùa thu xứ Đoài.” là gì?
A. Tiếng chim gù, chim gáy
Câu 7. Vẻ đẹp của Ba Vì được cảm nhận qua những giác quan nào?
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 8. Vẻ đẹp thiên nhiên Ba Vì rất hùng vĩ, thơ mộng.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Gạch chân dưới trạng ngữ chỉ phương tiện trong các câu:
a. Chúng tôi được thực hành bằng một chiếc máy tính hiện đại.
b. Cô giáo dặn dò chúng em bằng một giọng nói nhẹ nhàng.
c. Chiếc bánh được gói bằng hộp giấy.
d. Gia đình của em về quê bằng máy bay.
Bài 2. Điền chủ ngữ thích hợp:
Người các buôn làng đang tiến về bãi. Người các buôn làng kéo về nườm nượp. Mấy anh
thanh niên khua chiêng rộn ràng. Các bà đeo những vòng bạc, vòng vàng. Các chị mặc
những chiếc váy thêu rực rỡ. Hôm nay, Tây Nguyên thật tưng bừng. (Theo Lê Tấn)
Bài 3. Quan sát tranh, đặt câu có sử dụng trạng ngữ chỉ phương tiện: Cá thở bằng mang.
Chiếc khăn được đan bằng len. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết. Bài 2. Gợi ý:
Mỗi khi mùa xuân đến, trăm loài hoa lại đua nhau khoe sắc thắm, mỗi loài một vẻ,
không loài nào chịu kém cạnh loài nào. Kìa những bông hoa hồng đỏ thắm trông
thật kiêu sa, lộng lẫy, những bông hoa cúc vàng rực rạng rỡ như ánh mặt trời.
Trong vườn hoa xuân đầy hương sắc ấy, sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến
hoa đào - một loài hoa báo hiệu mùa xuân sắp tới.
Nếu như hoa mai là biểu tượng cho mùa xuân phương Nam thì hoa đào đại diện
cho mùa xuân phương Bắc. Thân đào mảnh khảnh nhưng vô cùng cứng cáp, bên
ngoài là lớp vỏ màu nâu. Để cho cây thêm đẹp, những người nghệ nhân tạo dáng
cho cây thành thế rồng, thế phượng. Từ thân cây tủa ra vô số những cành nhỏ hơn.
Lá đào nhỏ, màu xanh non, rung rinh trước gió. Hoa đào có 5 cánh mỏng màu
hồng, chúm chím đáng yêu. Những cánh hoa ôm ấp, che chắn cho nụ đào màu
vàng tươi bên trong. Mới ngày nào, hoa chỉ là những nụ nhỏ bé, xinh xắn, vậy mà
giờ đây đã nở rộ cả cành, làm bừng sáng cả một khoảng trời. Thấp thoáng sau
những bông hoa là những mầm xanh mới nhú, tràn đầy vẻ đẹp thanh tân, tươi mới
của mùa xuân. Hương hoa không nồng mà nhẹ nhàng thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu cho người xem
Hoa đào đã trở thành một biểu tượng quen thuộc mỗi khi mùa xuân đến. Nhìn
những đóa hoa khoe sắc khắp phố phường, ta cảm nhận được không khí mùa xuân,
không khí ngày Tết rộn ràng khắp nơi nơi, lòng người cũng thêm bồi hồi, nào nức.
Hoa đào mang một vẻ đẹp rất riêng, chẳng hề lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng mà
dịu dàng, diễm lệ nhưng cũng không kém phần sang trọng, tinh tế. Mỗi khi tết đến
xuân về, ai ai cũng nô nức sắm cho nhà mình một cây đào để ngày tết thêm trọn
vẹn. Hoa thường được trồng trong chiếc chậu bằng gốm. Hoa đào như làm bừng
sáng cả ngôi nhà. Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi
vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm nhiều ý nghĩa. Khi xưa, ông cha ta tin
rằng hoa đào có thể xua đuổi ma quỷ, mang đến cho con người cuộc sống bình an,
hạnh phúc. Hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, gieo vào lòng người
hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai, niềm tin vào một năm mới an khang
thịnh vượng, gặp nhiều niềm vui và may mắn. Vì thế, thời gian dần trôi qua, nhưng
cứ vào dịp tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cành đào, cây đào
đã trở thành một phong tục tốt đẹp của nhiều gia đình Việt Nam.
Cùng với nhiều loài hoa khác, hoa đào đang góp phần tô điểm cho mùa xuân thêm
rực rỡ. Ngắm những bông hoa đào bừng nở, lòng người cũng dạt dào một cảm xúc
lâng lâng trước thiên nhiên tươi đẹp.
Câu có trạng ngữ chỉ phương tiện: Hoa thường được trồng trong chiếc chậu bằng gốm.