Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 29 (Nâng cao)
Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 29 được giới thiệu đến các bạn học sinh nhằm giúp ích cho quá trình ôn tập lại kiến thức môn tiếng Việt của tuần 29.Trọn bộ Giải Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức - Tuần 29 (Nâng cao)
Chủ đề: Bài tập cuối tuần Tiếng việt 4 (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TIẾNG VIỆT - TUẦN 29
Đề ①
(Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản Đã vào mùa thu…
Đám cỏ may đã hết cái thời hoa
giăng một dải tím ngắt mặt đê,
cỏ đã vào quả để lại những
chấm bạc có đuôi nhọn như kim,
găm vào đầy hai ống quần, mỗi
khi ai sơ ý đi qua lối cỏ.
Chim chiền chiện vẫn lang thang kiếm ăn trong các bụi cỏ may già, trên đồng, trên
bãi. Chiền chiện giống sẻ đồng nhưng áo không một màu nâu sồng như chim sẻ.
Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hòa. Chiền chiện
chân cao và mảnh, đầu rất đẹp. Trông dáng vẻ của chiền chiện như thể một kị sĩ
đồng xưa bị tội ở trên trời, nên Thượng đế đã hóa phép ẩn mình trong kiếp chim bé nhỏ.
Chiều thu buông xuống dần. Đó là lúc chim cũng kiếm ăn no nê, trên bãi trên đồng.
Từ một bờ sông, bỗng một cánh chiền chiện bay lên. Thoạt đầu như một viên đá
ném vút lên trời, nhưng viên đá ấy như có một sức thần không rơi xuống, nó cứ lao
vút, lao vút mãi lên chín tầng mây…
Chiền chiện bay lên đấy!
Theo với tiếng chim bay lên, từ không trung vọng xuống một tiếng hót trong sáng
diệu kì, giọng rúi ran đổ hồi, âm điệu hài hòa đến tinh tế. Giọng hót vừa đượm vẻ
hồn nhiên, vừa thơ thới, thanh thản…. Chim gieo niềm yêu đời vô tư cho những
người lam lũ trên mặt đất. Lúc ấy, trên cánh đồng, vẫn người nào việc ấy. Người
làm cỏ vẫn làm cỏ, người xới xáo vẫn xới xáo, người cày cuốc vẫn cày cuốc….
Nhưng tiếng chim hồn hậu đang nhập lặng lẽ vào tâm hồn họ.
Đến như tôi, một cậu bé chăn trâu bảy, tám tuổi đầu cũng mê đi trong tiếng hót
chiền chiện giữa chiều mà bầu trời, mặt đất, hồn người đều trong sáng…. Tiếng
chim là tiếng hót của thiên sứ gửi lời chào mặt đất.
Chiền chiện đã bay lên và đang hót.
(Chiền chiện bay lên, Ngô Văn Phú)
Đọc và chọn đáp án hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Mùa nào được nhắc đến trong văn bản trên? A. Mùa thu B. Mùa xuân C. Mùa hạ D. Mùa đông
Câu 2. Chim chiền chiện kiếm ăn ở đâu?
A. trong các bụi cỏ may già
B. trên đồng, trên bãi C. ngoài bờ đê
D. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Những câu văn miêu tả ngoại hình của chiền chiện?
A. Áo của chiền chiện màu đồng thau, đốm đậm đốm nhạt rất hài hòa.
B. Chiền chiện chân cao và mảnh, đầu rất đẹp.
C. Trông dáng vẻ của chiền chiện như thể một kị sĩ đồng xưa bị tội ở trên trời, nên
Thượng đế đã hóa phép ẩn mình trong kiếp chim bé nhỏ. D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Chiền chiện hót khi nào? A. Khi đang kiếm mối B. Khi bay về tổ
C. Khi đã ăn no nê và trong lúc bay lên
D. Khi đậu trên cành cây
Câu 5. Giọng hót của chiền chiện như thế nào?
A. Giọng rúi ran đổ hồi, âm điệu hài hòa đến tinh tế
B. Giọng hót vừa đượm vẻ hồn nhiên, vừa thơ thới, thanh thản C. Cả A, B đều đúng D. Cả A, B đều sai
Câu 6. Trạng ngữ trong câu: “Từ một bờ sông, bỗng một cánh chiền chiện bay lên.” là gì? A. Từ một bờ sông
B. bỗng một cánh chiền chiện C. bay lên
D. bỗng một cánh chiền chiện bay lên
Câu 7. Tiếng hót chim chiền chiện hay hơn khi ở đâu?
A. Giữa vườn cây sum sê hoa trái
B. Giữa một khung cảnh tráng lệ
C. Giữa một không gian mộc mạc, bao la của ruộng đồng
D. Không có đáp án đúng
Câu 8. Tiếng chim chiền chiện đem đến những gì cho người nông dân?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Xác định trạng ngữ trong các câu dưới đây:
a. Thảo đến trường bằng xe buýt.
b. Hồ Xuân Hương rất nổi tiếng ở Đà Lạt.
c. Hôm qua, em được ăn phở.
Bài 2. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống:
a. Con đường sạch sẽ quá [ ]
b. Cậu Năm đã về nhà [ ]
c. Cuốn sách Hoàng tử bé rất hấp dẫn [ ]
d. Minh đã tắm giặt chưa [ ]
Bài 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
gầy gùa, tỉ tê, vởn vơ, quanh quẩn, yếu đuối,
Một hôm, qua một vùng cỏ nước xanh dài, chợt nghe tiếng khóc […]. Tôi lắng tai,
đoán ra tiếng khóc […] đâu đây. Vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu
bên tảng đá cuội. Chị Nhà Trò bé nhỏ lại […], yếu đuối quá, người bự những phấn,
như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh cô nàng mỏng
như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà
cho dù có khoẻ cũng chẳng bay được xa. Các chị Nhà Trò vốn họ bướm, cả đời chỉ
biết […] quanh quẩn trong bờ bụi mà thôi. Nhà Trò đương khóc.
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí) III. Viết
Bài 1. Viết chính tả
Bài học đầu cho con (Trích)
Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn tả một loại quả yêu thích.
Đề ②
(Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
“Bầu trời xanh của bà
Vuông bằng khung cửa sổ
Bà nhìn qua mỗi chiều
Nhớ bao là chuyện cũ
Trời xanh của mẹ em
Là vệt dài tít tắp
Khi nhắc về bố em
Mắt mẹ nhìn đăm đắm
Trời xanh của bố em
Hình răng cưa nham nhở
Trời xanh giữa đạn bom
Rách, còn chưa kịp vá
Trời xanh của riêng em
Em chưa nhìn thấy hết
Dài và rộng đến đâu
Ai bảo giùm em biết?
Dài và rộng đến đâu
Lớn rồi em sẽ biết”
(Trời xanh của mỗi người, Xuân Quỳnh)
Đọc và chọn đáp án hoặc trả lời câu hỏi:
Câu 1. Những ai được nhắc đến trong bài? A. Bà, ông, bố, mẹ B. Bà, ông, bố, em C. Bà, ông, mẹ, em D. Bà, bố, mẹ, em
Câu 2. Bầu trời xanh của bà có hình dáng như thế nào?
A. Vuông bằng khung cửa sổ B. Tròn như cái đĩa C. Dài như con đường
D. Hình răng cưa nham nhở
Câu 3. Đôi mắt của mẹ nhìn như thế nào khi nhắc về bố? A. Dịu hiền B. Trìu mến C. Xa xăm D. Mơ màng
Câu 4. Trời xanh của bố của hình gì? A. Hình chữ nhật B. Hình cầu C. Hình vuông
D. Hình răng cưa nham nhở
Câu 5. Câu thơ “Ai bảo giùm em biết?” là câu gì? A. Câu kể B. Câu hỏi C. Câu cảm D. Câu khiến
Câu 6. Các câu thơ “Trời xanh của riêng em/Em chưa nhìn thấy hết/Dài và
rộng đến đâu/Ai bảo giùm em biết?” có ý nghĩa gì?
A. Với em, trời xanh là cả một thế giới bí ẩn, lí thú đang chờ được khám phá
B. Bầu trời xanh là của riêng em, không ai có thể chạm tới.
C. Trời xanh rộng lớn, em không thể thấy hết
D. Trời xanh trong mắt em rất rộng lớn
Câu 7. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B sao cho phù hợp: A B
1. Bầu trời xanh của a. dài tít tắp như con đường đo nỗi nhớ mong bà
2. Bầu trời xanh của b. chỉ bé bằng khung cửa - nơi gợi nhắc về bao chuyện mẹ trong quá khứ
3. Bầu trời xanh của c. chưa đo được dài và rộng đến mức nào bố
4. Bầu trời xanh của d. là những mảnh vỡ của bom đạn chiến tranh con
Câu 8. Bài thơ gửi gắm thông điệp gì?
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép trong các trường hợp dưới đây:
a. “Dế Mèn phiêu lưu kí” là một cuốn sách hay viết cho thiếu nhi.
b. Trong bài thơ Đi hội chùa Hương, tôi thích nhất câu: “Nườm nượp người, xe
đi/Mùa xuân về trẩy hội/Rừng mơ thay áo mới/Xúng xính hoa đón mời.”
c. Đến lớp, tôi hỏi Cường: “Cậu có mang quyển truyện cho tới không?”. Hùng
mỉm cười đáp: “Tớ có mang nhé!”.
Bài 2. Thêm trạng ngữ cho câu:
a. Mẹ đưa chị Thảo đến trường.
b. Tôi và Thảo đã đi xem phim.
c. Bác Sáu đang cấy lúa.
d. Các phương tiện giao thông đi lại khó khăn.
Bài 3. Đặt câu theo yêu cầu sau:
a. Câu có trạng ngữ, xác định công dụng của trạng ngữ
b. Câu có dấu ngoặc kép, xác định công dụng của dấu ngoặc kép III. Viết
Bài 1. Viết chính tả Chiều ngoại ô (Trích)
Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối
cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ
một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.
Bài 2. Tập làm văn
Đề bài: Viết đoạn văn tả một bộ phận của cây mà em đã quan sát. Đáp án Đề 1 (Đề cơ bản)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Thời gian được nhắc đến trong bài? A. Mùa thu
Câu 2. Chim chiền chiện kiếm ăn ở đâu?
D. Cả A, B đều đúng
Câu 3. Những câu văn miêu tả ngoại hình của chiền chiện? D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4. Chiền chiện hót khi nào?
C. Khi đã ăn no nê và trong lúc bay lên
Câu 5. Giọng hót của chiền chiện như thế nào? C. Cả A, B đều đúng
Câu 6. Trạng ngữ trong câu: “Từ một bờ sông, bỗng một cánh chiền chiện bay lên.” là gì? A. Từ một bờ sông
Câu 7. Tiếng hót chim chiền chiện hay hơn khi ở đâu?
B. Giữa một không gian mộc mạc, bao la của ruộng đồng.
Câu 8. Gieo niềm yêu đời vô tư cho những con người đang lao động lam lũ.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Xác định trạng ngữ trong các câu dưới đây:
a. Thảo đến trường bằng xe buýt.
b. Hồ Xuân Hương rất nổi tiếng ở Đà Lạt.
c. Hôm qua, em được ăn phở.
Bài 2. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống:
a. Con đường sạch sẽ quá! b. Cậu Năm đã về nhà.
c. Cuốn sách “Hoàng tử bé” rất hấp dẫn.
d. Minh đã tắm giặt chưa?
Bài 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Một hôm, qua một vùng cỏ nước xanh dài, chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Tôi lắng tai,
đoán ra tiếng khóc quanh quẩn đâu đây. Vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục
đầu bên tảng đá cuội. Chị Nhà Trò bé nhỏ lại gầy gùa, yếu đuối quá, người bự những
phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh cô nàng
mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen
mở, mà cho dù có khoẻ cũng chẳng bay được xa. Các chị Nhà Trò vốn họ bướm, cả
đời chỉ biết vởn vơ quanh quẩn trong bờ bụi mà thôi. Nhà Trò đương khóc.
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí) III. Viết
Bài 1. Học sinh tự viết.
Bài 2. Tập làm văn (1) Mở đoạn
Giới thiệu về loại quả mà em yêu thích. (2) Thân đoạn
- Tả hình dáng bên ngoài của loại quả
- Tả từng bộ phận của quả: vỏ, ruột, hạt,…
- Tả hương vị: thơm, ngọt, chua,…
- Lợi ích của loại quả (3) Kết đoạn
Khẳng định lại giá trị của loại quả. Đề 2 (Đề nâng cao)
I. Đọc hiểu văn bản
Câu 1. Những ai được nhắc đến trong bài? D. Bà, bố, mẹ, em
Câu 2. Bầu trời xanh của bà có hình dáng như thế nào?
A. Vuông bằng khung cửa sổ
Câu 3. Đôi mắt của mẹ nhìn như thế nào khi nhắc về bố? C. Xa xăm
Câu 4. Trời xanh của bố của hình gì?
D. Hình răng cưa nham nhở
Câu 5. Câu thơ “Ai bảo giùm em biết?” là câu gì? B. Câu hỏi
Câu 6. Các câu thơ “Trời xanh của riêng em/Em chưa nhìn thấy hết/Dài và
rộng đến đâu/Ai bảo giùm em biết?” có ý nghĩa gì?
A. Với em, trời xanh là cả một thế giới bí ẩn, lí thú đang chờ được khám phá
Câu 7. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B sao cho phù hợp: 1 - b 2 - a 3 - d 4 - c
Câu 8. Bài thơ gửi gắm thông điệp: mỗi người đều có cho mình những cảm nhận
riêng về cuộc sống, hãy biết trân trọng và hãy tự khám phá.
II. Luyện từ và câu
Bài 1. Chỉ ra công dụng của dấu ngoặc kép trong các trường hợp dưới đây:
a. Đánh dấu tên tác phẩm
b. Đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp
c. Đánh dấu lời đối thoại
Bài 2. Thêm trạng ngữ cho câu:
a. Mẹ đưa chị Thảo đến trường bằng xe máy
b. Chiều nay, tôi và Thảo đã đi xem phim.
c. Bác Sáu đang cấy lúa trên cánh đồng.
d. Vì trời mưa, Các phương tiện giao thông đi lại khó khăn.
Bài 3. Đặt câu theo yêu cầu sau: a.
⚫ Đặt câu: Tôi đang làm bài tập về thật nhanh để đi đá bóng
⚫ Tác dụng: chỉ mục đích
b. Tôi rất thích câu nói: “Học, học nữa, học mãi” của V.Lê-nin. III. Viết
Bài 1. Học sinh tự học. Bài 2. Gợi ý: (1) Mở đoạn
Giới thiệu về bộ phận của cây mà em định miêu tả. (2) Thân đoạn
Miêu tả đặc điểm của bộ phận: - Hình dáng - Màu sắc - Vai trò (3) Kết bài
Khẳng định lại giá trị của bộ phận.