-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Địa 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí CTST ( có đáp án)
Giải Địa 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí CTST vừa được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa lớp 10 nhé.
Chủ đề: Chương 7: Một số quy luật của vỏ địa lí (KNTT)
Môn: Địa Lí 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Địa 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn
chỉnh của vỏ địa lí CTST I. Vỏ địa lí
Câu hỏi trang 69 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào hình 17 và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định giới hạn của vỏ địa lí ở lục địa và ở đại dương.
- So sánh sự khác nhau về giới hạn, chiều dày và thành phần cấu tạo giữa vỏ địa lí và vỏ Trái Đất. Lời giải * Giới hạn
- Vỏ địa lí ở lục địa: dưới tầng ô dôn đến phía trên của tầng granit.
- Vỏ địa lí ở đại dương: dưới tầng ô dôn đến phía trên của tầng trầm tích ở đại dương.
* So sánh vỏ Trái Đất và vỏ địa lí Tiêu chí
Lớp vỏ Trái Đất Lớp vỏ địa lí Chiều dày
Độ dày dao động từ 5 km Khoảng 30 đến 35 km
(ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Giới hạn
Từ phía dưới của vỏ Giới hạn dưới của lớp ô
phong hóa đến phía trên dôn đến đáy vực thẳm đại của lớp man-ti.
dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa. Thành phần vật chất
Cấu tạo bởi các tầng đá Gồm khí quyển, thạch
khác nhau (trầm tích, quyển, thủy quyển, thổ granit, badan). nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.
II. Quy luật thông nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
Câu hỏi trang 70 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình
bày khái niệm quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí. Lời giải
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định
lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.
Câu hỏi trang 70 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của
bản thân, em hãy cho ví dụ về mối quan hệ qua lại, phụ thuộc lẫn nhau giữa các
thành phần tự nhiên trong vỏ địa lí. Lời giải
Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại,
phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các
thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
- Ví dụ 1: Khí hậu (lượng mưa tăng) thì sông ngòi (lưu lượng nước, dòng chảy tăng)
dẫn tới địa hình (mức độ xói mòn tăng) và thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng).
- Ví dụ 2: Thực vật rừng bị phá hủy sẽ làm cho địa hình (xói mòn), khí hậu bị biến
đổi và thổ nhưỡng (đất biến đổi).
Câu hỏi trang 70 SGK Địa 10 CTST: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của
bản thân, em hãy cho biết, con người cần khai thác và sử dụng tự nhiên như thế nào
để đảm bảo yêu cầu của sự phát triển bền vững. Lời giải
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí cho chúng ta thấy những hoạt động
sản xuất và sinh hoạt của con người đã can thiệp vào các mối liên hệ chặt chẽ giữa
các thành phần tự nhiên. Sự can thiệp đó ảnh hưởng tới toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên
xung quanh, thậm chí có thể dẫn tới những hậu quả trái với ý muốn của con người.
Do đó, để khai thác và sử dụng tự nhiên đảm bảo yêu cầu của sự phát triển bền vững
thì cần phải nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng.
Luyện tập và vận dụng trang 70 SGK Địa 10 CTST
Luyện tập 1 trang 70 SGK Địa 10 CTST: Cho ví dụ về sự thay đổi khí hậu ảnh
hưởng đến chế độ nước của sông ngòi ở miền nhiệt đới. Lời giải
Sự thay đổi về chế độ nhiệt, ẩm sẽ khiến cho sông ngòi có sự thay đổi về chế độ, lưu
lượng nước. Ví dụ: Sự thất thường trong chế độ nhiệt, mưa -> Chế độ nước thất
thường, khó dự báo hay mùa khô lượng mưa ít nên sông ngòi cũng ít nước, có thể
dẫn tới hạn hán, thiếu nước trầm trọng cho sản xuất và sinh hoạt,…
Luyện tập 2 trang 70 SGK Địa 10 CTST: Việc nghiên cứu toàn diện điều kiện địa
lí trước khi khai thác lãnh thổ có ý nghĩa như thế nào trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên? Lời giải
Việc nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí trước khi khai thác lãnh thổ giúp chúng ta
dự báo được những thay đổi của các thành phần tự nhiên trong lãnh thổ, từ đó đề
xuất được những giải pháp khai thác và sử dụng hợp lí tự nhiên.
Vận dụng trang 70 SGK Địa 10 CTST: Em hãy sưu tầm tư liệu để viết một báo
cáo ngắn về hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với môi trường tự nhiên và
đời sống của người dân. Lời giải
- Học sinh sưu tầm thông tin qua sách, báo hoặc internet.
- Hậu quả của việc phá rừng đầu nguồn đối với đời sống và môi trường tự nhiên:
+ Gây ra các thiên tai như lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá... đe dọa đời sống của dân cư
ở vùng chân núi phía dưới.
+ Đất trống đồi trọc gây xói mòn, thoái hóa, bạc màu đất đai, thu hẹp diện tích đất
canh tác, giảm hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp.
+ Phá rừng làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật, suy giảm đa dạng sinh học.
+ Môi trường tự nhiên: mất cân bằng sinh thái, gây hạn hán, giảm mực nước ngầm…