Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 34: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người | Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 34: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người bao gồm hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, giúp các em củng cố kiến thức được học

Môn:

Khoa học tự nhiên 8 1 K tài liệu

Thông tin:
8 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 34: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người | Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 34: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người bao gồm hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, giúp các em củng cố kiến thức được học

73 37 lượt tải Tải xuống
M đầu trang 149 Bài 34 KHTN lp 8:
Tại sao khi đo huyết áp người ta thường chọn vị trí đo ở cánh tay?
Trả lời:
Khi đo huyết áp người ta thường chọn vị trí đo ở cánh tay vì vị trí này có
động mạch nằm trên xương, dưới lớp da gần tim giúp dễ dàng đo được
áp lực của máu.
1. Máu
Câu hỏi thảo luận 1 trang 149 KHTN lớp 8:
Quan sát Hình 34.1 đọc thông tin trong Bảng 34.1, thực hiện các yêu
cầu sau:
a) Nêu các thành phần cấu tạo của máu và chức năng mỗi thành phần.
b) Từ chức năng các thành phần của máu, hãy cho biết chức năng của
máu.
Trả lời:
a) Các thành phần cấu tạo của máu và chức năng của mỗi thành phần:
Thành
phần
của máu
Chức năng
Hồng cầu
Vận chuyển khí oxygen carbon dioxide đến các mô, tế bào trong
thể.
Bạch cầu
Bảo vệ cơ thể: tham gia vào các phản ứng của hệ miễn dịch, nhận biết
và vô hiệu hóa những “kẻ tấn công” cơ thể như vi khuẩn, virus,…
Tiểu cầu
Tham gia vào quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể, tránh mất máu khi bị
thương.
Huyết
tương
Duy trì máu trạng thái lỏng giúp máu dễ dàng lưu thông trong mạch;
vận chuyển các chất đến các mô trong cơ thể và lấy đi chất thải để bài
tiết ra ngoài.
b) Chức năng của máu: Máu chức năng vận chuyển các chất, bảo vệ
thể, duy trì cân bằng nội môi và giữ cho thân nhiệt ổn định.
Luyện tập trang 150 KHTN lớp 8:
Khi bị đứt tay chảy máu, thành phần nào của máu giúp thể tự cầm
máu?
Trả lời:
Tiểu cầu có chức năng tham gia vào cơ chế làm đông máu, bảo vệ cơ thể
tránh mất máu khi bị thương Khi bị đứt tay chảy máu, tiểu cầu
thành phần giúp cơ thể tự cầm máu.
Vận dụng trang 150 KHTN lớp 8:
Khi một bệnh nhân các triệu chứng bị nhiễm trùng, bác thường chỉ
định xác định thành phần nào của máu? Vì sao?
Trả lời:
- Khi mt bệnh nhân có các triệu chứng bị nhiễm trùng, bác sĩ thường chỉ
định xác định thành phần bạch cầu của máu.
- Giải thích: Bạch cầu có chức năng tham gia vào vệ cơ thể, nếu cơ thể bị
nhiễm trùng thì lượng bạch cầu sẽ tăng lên để chống lại tác nhân gây
nhiễm trùng. Việc xét nghiệm thành phần bạch cầu giúp bác sĩ đưa ra kết
luận bệnh nhân bnhiễm trùng hay không hoặc mức độ của bệnh, từ
đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Câu hỏi thảo luận 2 trang 150 KHTN lớp 8:
Quan sát Hình 34.2 cho biết người, nhóm máu A, B, AB, O tương
ứng loại kháng nguyên nào trên hồng cầu, kháng thể nào trong huyết
tương bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:
Trả lời:
Nhóm máu
Kháng nguyên
Kháng thể
AB
A và B
Không có α và β
A
A
β
B
B
α
O
Không có A và B
Có cả α và β
Câu hỏi thảo luận 3 trang 151 KHTN lớp 8:
Từ thông tin trong Hình 34.3, em hãy cho biết người nhóm máu O
thể cho và nhận máu từ người có nhóm máu nào.
Trả lời:
- Người nhóm máu O không có cả kháng nguyên A B trên hồng cầu
Người nhóm máu O thể cho tất cả các nhóm máu n lại là: A,
B và AB.
- Người nhóm máu O cả kháng thể α β trong huyết tương
Người có nhóm máu O chỉ có thể nhận máu từ người có nhóm máu O.
2. H tun hoàn
Câu hỏi thảo luận 4 trang 151 KHTN lớp 8:
Quan sát Hình 34.4 về đồ hệ tuần hoàn người thực hiện các yêu
cầu sau
a) Kể tên các thành phần tham gia vào hệ tuần hoàn máu. Cho biết vai trò
của tim, động mạch, tĩnh mạch mao mạch trong hệ tuần hoàn.
b) Theo gợi ý của các mũi tên trong Hình 34.4, tả sự phối hợp hoạt
động của tim, hệ mạch và máu trong hệ tuần hoàn.
Trả lời:
a) Các thành phần tham gia vào hệ tuần hoàn máu gồm: tim và hệ mạch
máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch).
Thành
phần
Vai trò
Tim
Bơm máu đi khắp các nơi trong cơ thể.
Động
mạch
Vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể.
Tĩnh mạch
Vận chuyển máu từ các cơ quan về tim.
Mao mạch
nơi trao đổi khí các chất dinh dưỡng cũng như các chất thải
giữa máu và các mô của cơ thể.
b) Sự phối hợp hoạt động của tim, hệ mạch và máu trong hệ tuần hoàn:
- Vòng tuần hoàn tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi): Máu đỏ thẫm
(giàu carbon dioxide) từ m thất phải động mạch phổi mao mạch
phổi (tại đây diễn ra quá trình trao đổi khí: máu đỏ thẫm nhận oxygen từ
phế nang, chuyển carbon dioxide sang phế nang thành máu đỏ tươi)
máu đỏ tươi đổ vào tĩnh mạch phổi → tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể): Máu đỏ tươi (giàu oxygen
và các chất dinh dưỡng) từm thất trái động mạch chủ mao mạch
quan (tại đây diễn ra quá trình trao đổi chất: máu chuyển oxygen
các chất dinh dưỡng cho các tế bào, nhận carbon dioxide và các chất thải
để trở thành máu đỏ thẫm) → máu đỏ thẫm đổ vào tĩnh mạch chủ → tâm
nhĩ trái.
Luyện tập trang 151 KHTN lớp 8:
So sánh tốc độ dòng máu chảy trong tĩnh mạch và động mạch. Giải thích
sự khác nhau đó.
Trả lời:
- Tốc độ máu chảy trong động mạch lớn hơn tĩnh mạch.
- Giải thích: tốc độ máu chảy trong hệ mạch phụ thuộc vào tổng tiết
diện mạch sự chênh lệch huyết áp (áp lực của máu) giữa các đoạn mạch.
Động mạch sự chênh lệch huyết áp lớn giữa các đoạn mạch (động mạch
gần tim huyết áp lớn, động mạch càng xa tim thì huyết áp càng giảm)
nên máu chảy nhanh hơn.
Câu hỏi thảo luận 5 trang 152 KHTN lớp 8:
Quan sát các Hình từ 34.5 đến 34.9, hãy kể tên, nêu nguyên nhân các
biện pháp phòng, chống bệnh về máu và tim mạch.
Trả lời:
Tên và nguyên nhân gây ra các bệnh về máu và tim mạch:
- Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm: Do đột biến gene sản xuất hemoglobin,
gây ra bất thường về hình dạng, số lượng của hồng cầu.
- Bệnh xuất huyết da: Do giảm chất lượng hoặc số lượng tiểu cầu.
- Bệnh bạch cầu: Do sự tăng sinh tế bào bất thường ở phần tủy xương.
- Bệnh nhồi máu cơ tim: Do các mảnh xơ vữa trong lòng động mạch khi
bị nứt hoặc vỡ, các tế bào máu gồm tiểu cầu hồng cầu đến bám vào,
tạo thành cục máu đông gây bít tắc lòng mạch, dẫn đến nguồn máu nuôi
cơ tim bị mất.
- Bệnh viêm tim: Do nhiễm trùng, do chất gây độc tim, do thuốc
một số bệnh hệ thống,…
* Các biện pháp phòng, chống bệnh về máu và tim mạch:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí, hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn
chứa nhiều muối, đường hoặc dầu mỡ.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
- Vận động thể dục, thể thao phù hợp.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tiêu diệt các vật trung gian truyền bệnh.
- Tạo cuộc sống vui vẻ, giảm căng thẳng.
Luyện tập trang 152 KHTN lớp 8:
Tại sao bệnh tim mạch có tỉ lệ tử vong cao hàng đầu tại Việt Nam?
Trả lời:
Bệnh tim mạch tỉ lệ tử vong cao hàng đầu tại Việt Nam tim nhiệm
vụ bơm máu đi khắp các nơi trong cơ thể, nếu cấu tạo, hoạt động của tim
bị bất thường sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các chất cho thể,
môi trường trong cơ thmất cân bằng, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động
sống.
Vận dụng trang 152 KHTN lớp 8:
Tim của thai nhi có một lỗ thông giữa tâm thất trái và phải. Trong một số
trường hợp, khi sinh ra lỗ thông này không khép kín hoàn toàn, nếu không
được phẫu thuật để khép kín lại thì sẽ ảnh hưởng đến nồng độ oxygen
cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Giải thích tại sao.
Trả lời:
Khi lỗ thông giữa m thất trái phải không khép kín hoàn toàn, nếu
không được phẫu thuật để khép kín lại thì sẽ ảnh hưởng đến nồng độ
oxygen cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể vì: Tâm thất trái chứa máu
giàu oxygen, tâm thất phải chứa máu nghèo oxygen. Nếu lỗ thông giữa
tâm thất trái và phải không khép kín hoàn toàn, máu giàu oxygen và máu
nghèo oxygen hai bên m thất sẽ hòa trộn vào với nhau (máu pha), dẫn
đến lượng oxygen trong máu m thất trái để đưa đi cung cấp cho các
cơ quan trong cơ thể giảm thấp hơn so với bình thường.
| 1/8

Preview text:

Mở đầu trang 149 Bài 34 KHTN lớp 8:
Tại sao khi đo huyết áp người ta thường chọn vị trí đo ở cánh tay? Trả lời:
Khi đo huyết áp người ta thường chọn vị trí đo ở cánh tay vì vị trí này có
động mạch nằm trên xương, dưới lớp da và gần tim giúp dễ dàng đo được áp lực của máu. 1. Máu
Câu hỏi thảo luận 1 trang 149 KHTN lớp 8:
Quan sát Hình 34.1 và đọc thông tin trong Bảng 34.1, thực hiện các yêu cầu sau:
a) Nêu các thành phần cấu tạo của máu và chức năng mỗi thành phần.
b) Từ chức năng các thành phần của máu, hãy cho biết chức năng của máu. Trả lời:
a) Các thành phần cấu tạo của máu và chức năng của mỗi thành phần: Thành phần Chức năng của máu
Vận chuyển khí oxygen và carbon dioxide đến các mô, tế bào trong cơ Hồng cầu thể.
Bảo vệ cơ thể: tham gia vào các phản ứng của hệ miễn dịch, nhận biết
Bạch cầu và vô hiệu hóa những “kẻ tấn công” cơ thể như vi khuẩn, virus,…
Tham gia vào quá trình đông máu, bảo vệ cơ thể, tránh mất máu khi bị Tiểu cầu thương.
Duy trì máu ở trạng thái lỏng giúp máu dễ dàng lưu thông trong mạch; Huyết
vận chuyển các chất đến các mô trong cơ thể và lấy đi chất thải để bài tương tiết ra ngoài.
b) Chức năng của máu: Máu có chức năng vận chuyển các chất, bảo vệ cơ
thể, duy trì cân bằng nội môi và giữ cho thân nhiệt ổn định.
Luyện tập trang 150 KHTN lớp 8:
Khi bị đứt tay và chảy máu, thành phần nào của máu giúp cơ thể tự cầm máu? Trả lời:
Tiểu cầu có chức năng tham gia vào cơ chế làm đông máu, bảo vệ cơ thể
tránh mất máu khi bị thương → Khi bị đứt tay và chảy máu, tiểu cầu là
thành phần giúp cơ thể tự cầm máu.
Vận dụng trang 150 KHTN lớp 8:
Khi một bệnh nhân có các triệu chứng bị nhiễm trùng, bác sĩ thường chỉ
định xác định thành phần nào của máu? Vì sao? Trả lời:
- Khi một bệnh nhân có các triệu chứng bị nhiễm trùng, bác sĩ thường chỉ
định xác định thành phần bạch cầu của máu.
- Giải thích: Bạch cầu có chức năng tham gia vào vệ cơ thể, nếu cơ thể bị
nhiễm trùng thì lượng bạch cầu sẽ tăng lên để chống lại tác nhân gây
nhiễm trùng. Việc xét nghiệm thành phần bạch cầu giúp bác sĩ đưa ra kết
luận bệnh nhân có bị nhiễm trùng hay không hoặc mức độ của bệnh, từ
đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Câu hỏi thảo luận 2 trang 150 KHTN lớp 8:
Quan sát Hình 34.2 và cho biết ở người, nhóm máu A, B, AB, O tương
ứng có loại kháng nguyên nào trên hồng cầu, kháng thể nào trong huyết
tương bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau: Trả lời: Nhóm máu Kháng nguyên Kháng thể AB A và B Không có α và β A A β B B α O Không có A và B Có cả α và β
Câu hỏi thảo luận 3 trang 151 KHTN lớp 8:
Từ thông tin trong Hình 34.3, em hãy cho biết người có nhóm máu O có
thể cho và nhận máu từ người có nhóm máu nào. Trả lời:
- Người có nhóm máu O không có cả kháng nguyên A và B trên hồng cầu
→ Người có nhóm máu O có thể cho tất cả các nhóm máu còn lại là: A, B và AB.
- Người có nhóm máu O có cả kháng thể α và β trong huyết tương →
Người có nhóm máu O chỉ có thể nhận máu từ người có nhóm máu O. 2. Hệ tuần hoàn
Câu hỏi thảo luận 4 trang 151 KHTN lớp 8:
Quan sát Hình 34.4 về sơ đồ hệ tuần hoàn ở người và thực hiện các yêu cầu sau
a) Kể tên các thành phần tham gia vào hệ tuần hoàn máu. Cho biết vai trò
của tim, động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trong hệ tuần hoàn.
b) Theo gợi ý của các mũi tên trong Hình 34.4, mô tả sự phối hợp hoạt
động của tim, hệ mạch và máu trong hệ tuần hoàn. Trả lời:
a) Các thành phần tham gia vào hệ tuần hoàn máu gồm: tim và hệ mạch
máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch). Thành Vai trò phần Tim
Bơm máu đi khắp các nơi trong cơ thể. Động
Vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan trong cơ thể. mạch
Tĩnh mạch Vận chuyển máu từ các cơ quan về tim.
Là nơi trao đổi khí và các chất dinh dưỡng cũng như các chất thải
Mao mạch giữa máu và các mô của cơ thể.
b) Sự phối hợp hoạt động của tim, hệ mạch và máu trong hệ tuần hoàn:
- Vòng tuần hoàn tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi): Máu đỏ thẫm
(giàu carbon dioxide) từ tâm thất phải → động mạch phổi → mao mạch
phổi (tại đây diễn ra quá trình trao đổi khí: máu đỏ thẫm nhận oxygen từ
phế nang, chuyển carbon dioxide sang phế nang thành máu đỏ tươi) →
máu đỏ tươi đổ vào tĩnh mạch phổi → tâm nhĩ trái.
- Vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể): Máu đỏ tươi (giàu oxygen
và các chất dinh dưỡng) từ tâm thất trái → động mạch chủ → mao mạch
cơ quan (tại đây diễn ra quá trình trao đổi chất: máu chuyển oxygen và
các chất dinh dưỡng cho các tế bào, nhận carbon dioxide và các chất thải
để trở thành máu đỏ thẫm) → máu đỏ thẫm đổ vào tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ trái.
Luyện tập trang 151 KHTN lớp 8:
So sánh tốc độ dòng máu chảy trong tĩnh mạch và động mạch. Giải thích sự khác nhau đó. Trả lời:
- Tốc độ máu chảy trong động mạch lớn hơn tĩnh mạch.
- Giải thích: Vì tốc độ máu chảy trong hệ mạch phụ thuộc vào tổng tiết
diện mạch và sự chênh lệch huyết áp (áp lực của máu) giữa các đoạn mạch.
Động mạch có sự chênh lệch huyết áp lớn giữa các đoạn mạch (động mạch
gần tim có huyết áp lớn, động mạch ở càng xa tim thì huyết áp càng giảm) nên máu chảy nhanh hơn.
Câu hỏi thảo luận 5 trang 152 KHTN lớp 8:
Quan sát các Hình từ 34.5 đến 34.9, hãy kể tên, nêu nguyên nhân và các
biện pháp phòng, chống bệnh về máu và tim mạch. Trả lời:
Tên và nguyên nhân gây ra các bệnh về máu và tim mạch:
- Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm: Do đột biến gene sản xuất hemoglobin,
gây ra bất thường về hình dạng, số lượng của hồng cầu.
- Bệnh xuất huyết da: Do giảm chất lượng hoặc số lượng tiểu cầu.
- Bệnh bạch cầu: Do sự tăng sinh tế bào bất thường ở phần tủy xương.
- Bệnh nhồi máu cơ tim: Do các mảnh xơ vữa trong lòng động mạch khi
bị nứt hoặc vỡ, các tế bào máu gồm tiểu cầu và hồng cầu đến bám vào,
tạo thành cục máu đông gây bít tắc lòng mạch, dẫn đến nguồn máu nuôi cơ tim bị mất.
- Bệnh viêm cơ tim: Do nhiễm trùng, do chất gây độc tim, do thuốc và
một số bệnh hệ thống,…
* Các biện pháp phòng, chống bệnh về máu và tim mạch:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí, hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn
chứa nhiều muối, đường hoặc dầu mỡ.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
- Vận động thể dục, thể thao phù hợp.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tiêu diệt các vật trung gian truyền bệnh.
- Tạo cuộc sống vui vẻ, giảm căng thẳng.
Luyện tập trang 152 KHTN lớp 8:
Tại sao bệnh tim mạch có tỉ lệ tử vong cao hàng đầu tại Việt Nam? Trả lời:
Bệnh tim mạch có tỉ lệ tử vong cao hàng đầu tại Việt Nam vì tim có nhiệm
vụ bơm máu đi khắp các nơi trong cơ thể, nếu cấu tạo, hoạt động của tim
bị bất thường sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các chất cho cơ thể,
môi trường trong cơ thể mất cân bằng, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sống.
Vận dụng trang 152 KHTN lớp 8:
Tim của thai nhi có một lỗ thông giữa tâm thất trái và phải. Trong một số
trường hợp, khi sinh ra lỗ thông này không khép kín hoàn toàn, nếu không
được phẫu thuật để khép kín lại thì sẽ ảnh hưởng đến nồng độ oxygen
cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Giải thích tại sao. Trả lời:
Khi lỗ thông giữa tâm thất trái và phải không khép kín hoàn toàn, nếu
không được phẫu thuật để khép kín lại thì sẽ ảnh hưởng đến nồng độ
oxygen cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể vì: Tâm thất trái chứa máu
giàu oxygen, tâm thất phải chứa máu nghèo oxygen. Nếu lỗ thông giữa
tâm thất trái và phải không khép kín hoàn toàn, máu giàu oxygen và máu
nghèo oxygen ở hai bên tâm thất sẽ hòa trộn vào với nhau (máu pha), dẫn
đến lượng oxygen trong máu ở tâm thất trái để đưa đi cung cấp cho các
cơ quan trong cơ thể giảm thấp hơn so với bình thường.