Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 37: Hệ hô hấp ở người | Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 8 CTST bài 37: Hệ hô hấp ở người bao gồm hướng dẫn giải chi tiết cho các câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, giúp các em củng cố kiến thức được học

1. Chc năng h hp
Câu hỏi thảo luận 1 trang 161 KHTN lớp 8:
Hệ hô hấp có chức năng gì trong cơ thể?
Trả lời:
Chức năng của hệ hô hấp trong thể thực hiện trao đổi khí giữa thể
với môi trường.
2. Các quan ca h hp chc năng
Câu hỏi thảo luận 2 trang 162 KHTN lớp 8:
Đọc thông tin và quan sát Hình 37.2, thực hiện các yêu cầu sau:
- Chỉ trên hình vị trí, nêu tên chức năng của các quan chính thuộc
đường hô hấp và phổi của hệ hô hấp ở người.
- Điều xảy ra khi một trong các quan dẫn khoặc trao đổi khí của
hệ hô hấp ở người bị tổn thương? Cho ví dụ.
Trả lời:
- Vị trí, tên và chức năng của các quan chính thuộc đường hấp
phổi của hệ hô hấp ở người:
Tên
Chức năng
1. Mũi
Chứa dẫn không khí; khi đi qua mũi, các dị vật sẽ được giữ lại, đồng
thời không kđược sưởi m và làm m trước khi đi vào các cơ quan
khác của đường dẫn khí.
2. Hầu
Dẫn khí; chứa tế bào lympho tại các hạch amidan, tạo kháng thể bảo
vệ.
3. Thanh
quản
Có chức năng chính là phát âm, dẫn và sưởi ấm không khí.
4. Khí
quản
Dẫn không khí, điều hòa lưu lượng khí vào phổi.
5. Phế
quản
Dẫn khí vào đến các phế nang và ngược lại.
6,7. Phổi
Là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa mao mạch và phế nang.
8. Phế
nang
- Khi một trong các quan dẫn khí hoặc trao đổi khí của hệ hấp
người bị tổn thương thì cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng trao đổi khí của
hệ hô hấp. Ví dụ: Khi bị viêm xoang, cơ thể có các triệu chứng như ngứa
mũi, chảy dịch nhầy, đau hốc mũi. Điều y dẫn đến khnăng hít thở
bằng mũi giảm, dẫn đến khó thở, giảm khả năng cung cấp oxygen cho
thể; hoặc người bệnh thể phải hít thở bằng miệng khiến không khí chưa
được làm ấm, làm ẩm trước khi vào phổi gây viêm họng, viêm phổi.
3. Mt s bnh v phi đưng hp
Câu hỏi thảo luận 3 trang 162 KHTN lớp 8:
Ho có đờm lẫn máu là một trong số những biểu hiện thường gặp của bệnh
nào sau đây?
A. Lao phổi.
B. Viêm phổi.
C. Tiêu chảy.
D. Viêm mũi.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Ho đờm lẫn máu một trong số biểu hiện thường gặp của bệnh lao
phổi. Bệnh lao phổi còn xuất hiện một số triệu chứng nmệt mỏi, chán
ăn, khó thở, sốt kéo dài, sút cân,…
Câu hỏi thảo luận 4 trang 163 KHTN lớp 8:
Nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp.
Trả lời:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp là do
sức đề kháng suy giảm, nhiễm virus, vi khuẩn hay lây từ người bệnh.
Luyện tập trang 163 KHTN lớp 8:
tả biểu hiện của một bệnh về đường hấp em hoặc người thân
trong gia đình đã mắc phải.
Trả lời:
Biểu hiện của một bệnh về đường hô hấp em hoặc người thân trong
gia đình đã mắc phải:
- Bệnh viêm họng: ngứa họng, đau họng, sốt.
- Bệnh viêm phế quản: ho, thở khò khè, tiết đờm, sốt.
- Bệnh lao phổi: ho khạc kéo dài, có thể ho ra máu, đau ngực, đổ mồ hôi,
sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi,…
Câu hỏi thảo luận 5 trang 163 KHTN lớp 8:
Đề xuất một số biện pháp phòng, chống các bệnh về phổi và các bệnh liên
quan đường hô hấp.
Trả lời:
Đề xuất một số biện pháp phòng, chống các bệnh về phổi và các bệnh liên
quan đến đường hô hấp:
- Tiêm vaccine phòng bệnh; tăng cường chế độ dinh dưỡng đtăng sức
đề kháng.
- Rửa tay sát khuẩn thường xuyên để diệt trừ vi khuẩn.
- Bảo vệ đường hấp bằng cách vệ sinh răng miệng; thường xuyên súc
miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lí.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh, cần đảm bảo nguyên tắc an toàn khi
tiếp xúc.
- Tránh xa nguồn không khí ô nhiễm như khói bụi, khói thuốc lá.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh.
Câu hỏi thảo luận 6 trang 163 KHTN lớp 8:
Tại sao cần giữ ấm và làm sạch khoang mũi hằng ngày?
Trả lời:
Cần giữ ấm làm sạch khoang mũi hằng ngày vì: Mũi cơ quan tiếp
xúc trực tiếp với không khí bên ngoài; có chức năng chứa, dẫn không khí
đồng thời làm sạch, làm ấm và làm ẩm không khí trước khi đi vào đường
dẫn khí. Do đó, cần giữ m làm sạch khoang mũi hằng ngày nhằm giúp
loại bỏ bụi bẩn chất dịch nhầy, hạn chế nguy mắc các bệnh viêm
mũi, viêm xoang; từ đó, hạn chế bệnh, tật khác liên quan đến đường
hấp và nâng cao sức khỏe.
Luyện tập trang 163 KHTN lớp 8:
a) Hãy đưa ra một số dụ về việc vận dụng hiểu biết về đường hô hấp
phổi để bảo vệ bản thân, gia đình.
b) Hen suyễn là bệnh mãn tính do viêm phế quản lâu ngày dẫn đến đường
thở bị hẹp lại. Tại sao người bị hen suyễn không nên tiếp xúc với các yếu
tố gây dị ứng như khói, bụi ô nhiễm?
Trả lời:
a) Một số dụ về việc vận dụng hiểu biết vđường hấp phổi đ
bảo vệ bản thân, gia đình:
- Đường dẫn khí tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm, chứa vi sinh vật
hoặc chất gây hại dẫn đến các bệnh như viêm đường hô hấp, viêm mũi,
viêm họng,… Cần tránh xa nguồn ô nhiễm; đeo khẩu trang; thường
xuyên xúc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lí; hạn chế tiếp xúc với
người bệnh;…
- Trời lạnh thể dmắc các bệnh về đường hô hấp Cần giữ ấm
làm sạch khoang mũi; giữ ấm thể khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh;…
- Một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh về đường hô hấp và
phổi là do sức đề kháng suy giảm → Cần tiêm vaccine phòng bệnh; tăng
cường chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
b) Người bị hen suyễn không nên tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như
khói bụi, khói ô nhiễm vì: Người bhen suyễn thường đường thở hẹp
dễ bị kích thích phản ứng dị ứng. Khi các tác nhân kích thích, đường
thở xuất hiện tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, sưng phù, tiết dịch nhầy
co thắt gây giảm lưu lượng không khí đi vào phổi. Điều này làm gây nên
tình trạng hen xuyễn trở nên trầm trọng hơn, thậm chí gây nguy hiểm cho
tính mạng của người bệnh.
4. Vai trò ca vic chng ô nhim không khí liên quan đến các bnh v
hp
Câu hỏi thảo luận 7 trang 164 KHTN lớp 8:
Xác định tác dụng của một số biện pháp phòng, chống ô nhiễm không khí
cho đường hô hấp bằng cách hoàn thành bảng như mẫu bên.
Trả lời:
Biện pháp
Tác dụng
1. Trồng nhiều cây xanh nơi công cộng,
đường phố.
Điều hòa không khí, chắn bụi, hấp
thụ một số khí độc giúp hạn chế ô
nhiễm không khí.
2. Đeo khẩu trang nơi có bụi bẩn khi dọn
vệ sinh.
Hạn chế bụi bẩn mầm bệnh m
nhập vào đường hô hấp.
3. Vệ sinh nơi ở thoáng mát, sạch sẽ.
Hạn chế các chất gây ô nhiễm; tiêu
diệt ngăn sự phát triển của mầm
bệnh.
4. Hạn chế sử dụng các thiết bị thải khí độc,
không hút thuốc lá và vận động người khác
không hút thuốc lá.
Hạn chế các chất độc gây bệnh cho
đường hô hấp và sức khỏe.
Câu hỏi thảo luận 8 trang 164 KHTN lớp 8:
Hãy đưa ra quan điểm của em về việc nên hay không nên hút thuốc lá
kinh doanh thuốc lá.
Trả lời:
Quan điểm của em về việc nên hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh
thuốc lá: Khói thuốc lá chứa hàng trăm hóa chất độc hại, chất gây nghiện
(nicotine), chất gây ung thư, khí CO các loại khí độc khác m tăng
nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư ddày,… Đặc biệt, khói thuốc
không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người hút thuốc mà
còn ảnh hưởng tới những người xung quanh. Bởi vậy, không nên hút thuốc
và nếu kinh doanh thuốc lá cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của
pháp luật.
| 1/7

Preview text:

1. Chức năng hệ hô hấp
Câu hỏi thảo luận 1 trang 161 KHTN lớp 8:
Hệ hô hấp có chức năng gì trong cơ thể? Trả lời:
Chức năng của hệ hô hấp trong cơ thể là thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường.
2. Các cơ quan của hệ hô hấp và chức năng
Câu hỏi thảo luận 2 trang 162 KHTN lớp 8:
Đọc thông tin và quan sát Hình 37.2, thực hiện các yêu cầu sau:
- Chỉ trên hình vị trí, nêu tên và chức năng của các cơ quan chính thuộc
đường hô hấp và phổi của hệ hô hấp ở người.
- Điều gì xảy ra khi một trong các cơ quan dẫn khí hoặc trao đổi khí của
hệ hô hấp ở người bị tổn thương? Cho ví dụ. Trả lời:
- Vị trí, tên và chức năng của các cơ quan chính thuộc đường hô hấp và
phổi của hệ hô hấp ở người: Tên Chức năng
Chứa và dẫn không khí; khi đi qua mũi, các dị vật sẽ được giữ lại, đồng 1. Mũi
thời không khí được sưởi ấm và làm ẩm trước khi đi vào các cơ quan
khác của đường dẫn khí.
Dẫn khí; chứa tế bào lympho tại các hạch amidan, tạo kháng thể bảo 2. Hầu vệ.
3. Thanh Có chức năng chính là phát âm, dẫn và sưởi ấm không khí. quản 4.
Khí Dẫn không khí, điều hòa lưu lượng khí vào phổi. quản 5.
Phế Dẫn khí vào đến các phế nang và ngược lại. quản
6,7. Phổi Là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí giữa mao mạch và phế nang. 8. Phế nang
- Khi một trong các cơ quan dẫn khí hoặc trao đổi khí của hệ hô hấp ở
người bị tổn thương thì cũng sẽ ảnh hưởng đến chức năng trao đổi khí của
hệ hô hấp. Ví dụ: Khi bị viêm xoang, cơ thể có các triệu chứng như ngứa
mũi, chảy dịch nhầy, đau hốc mũi. Điều này dẫn đến khả năng hít thở
bằng mũi giảm, dẫn đến khó thở, giảm khả năng cung cấp oxygen cho cơ
thể; hoặc người bệnh có thể phải hít thở bằng miệng khiến không khí chưa
được làm ấm, làm ẩm trước khi vào phổi gây viêm họng, viêm phổi.
3. Một số bệnh về phổi và đường hô hấp
Câu hỏi thảo luận 3 trang 162 KHTN lớp 8:
Ho có đờm lẫn máu là một trong số những biểu hiện thường gặp của bệnh nào sau đây? A. Lao phổi. B. Viêm phổi. C. Tiêu chảy. D. Viêm mũi. Trả lời: Đáp án đúng là: A
Ho có đờm lẫn máu là một trong số biểu hiện thường gặp của bệnh lao
phổi. Bệnh lao phổi còn xuất hiện một số triệu chứng như mệt mỏi, chán
ăn, khó thở, sốt kéo dài, sút cân,…
Câu hỏi thảo luận 4 trang 163 KHTN lớp 8:
Nêu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp. Trả lời:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hầu hết các bệnh viêm đường hô hấp là do
sức đề kháng suy giảm, nhiễm virus, vi khuẩn hay lây từ người bệnh.
Luyện tập trang 163 KHTN lớp 8:
Mô tả biểu hiện của một bệnh về đường hô hấp mà em hoặc người thân
trong gia đình đã mắc phải. Trả lời:
Biểu hiện của một bệnh về đường hô hấp mà em hoặc người thân trong gia đình đã mắc phải:
- Bệnh viêm họng: ngứa họng, đau họng, sốt.
- Bệnh viêm phế quản: ho, thở khò khè, tiết đờm, sốt.
- Bệnh lao phổi: ho khạc kéo dài, có thể ho ra máu, đau ngực, đổ mồ hôi,
sốt nhẹ về chiều, mệt mỏi,…
Câu hỏi thảo luận 5 trang 163 KHTN lớp 8:
Đề xuất một số biện pháp phòng, chống các bệnh về phổi và các bệnh liên quan đường hô hấp. Trả lời:
Đề xuất một số biện pháp phòng, chống các bệnh về phổi và các bệnh liên
quan đến đường hô hấp:
- Tiêm vaccine phòng bệnh; tăng cường chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.
- Rửa tay sát khuẩn thường xuyên để diệt trừ vi khuẩn.
- Bảo vệ đường hô hấp bằng cách vệ sinh răng miệng; thường xuyên súc
miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lí.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh, cần đảm bảo nguyên tắc an toàn khi tiếp xúc.
- Tránh xa nguồn không khí ô nhiễm như khói bụi, khói thuốc lá.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh.
Câu hỏi thảo luận 6 trang 163 KHTN lớp 8:
Tại sao cần giữ ấm và làm sạch khoang mũi hằng ngày? Trả lời:
Cần giữ ấm và làm sạch khoang mũi hằng ngày vì: Mũi là cơ quan tiếp
xúc trực tiếp với không khí bên ngoài; có chức năng chứa, dẫn không khí
đồng thời làm sạch, làm ấm và làm ẩm không khí trước khi đi vào đường
dẫn khí. Do đó, cần giữ ấm và làm sạch khoang mũi hằng ngày nhằm giúp
loại bỏ bụi bẩn và chất dịch nhầy, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh viêm
mũi, viêm xoang; từ đó, hạn chế bệnh, tật khác liên quan đến đường hô
hấp và nâng cao sức khỏe.
Luyện tập trang 163 KHTN lớp 8:
a) Hãy đưa ra một số ví dụ về việc vận dụng hiểu biết về đường hô hấp và
phổi để bảo vệ bản thân, gia đình.
b) Hen suyễn là bệnh mãn tính do viêm phế quản lâu ngày dẫn đến đường
thở bị hẹp lại. Tại sao người bị hen suyễn không nên tiếp xúc với các yếu
tố gây dị ứng như khói, bụi ô nhiễm? Trả lời:
a) Một số ví dụ về việc vận dụng hiểu biết về đường hô hấp và phổi để
bảo vệ bản thân, gia đình:
- Đường dẫn khí tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm, có chứa vi sinh vật
hoặc chất gây hại dẫn đến các bệnh như viêm đường hô hấp, viêm mũi,
viêm họng,… → Cần tránh xa nguồn ô nhiễm; đeo khẩu trang; thường
xuyên xúc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lí; hạn chế tiếp xúc với người bệnh;…
- Trời lạnh cơ thể dễ mắc các bệnh về đường hô hấp → Cần giữ ấm và
làm sạch khoang mũi; giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh;…
- Một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh về đường hô hấp và
phổi là do sức đề kháng suy giảm → Cần tiêm vaccine phòng bệnh; tăng
cường chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
b) Người bị hen suyễn không nên tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như
khói bụi, khói ô nhiễm vì: Người bị hen suyễn thường có đường thở hẹp
và dễ bị kích thích phản ứng dị ứng. Khi có các tác nhân kích thích, đường
thở xuất hiện tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, sưng phù, tiết dịch nhầy và
co thắt gây giảm lưu lượng không khí đi vào phổi. Điều này làm gây nên
tình trạng hen xuyễn trở nên trầm trọng hơn, thậm chí gây nguy hiểm cho
tính mạng của người bệnh.
4. Vai trò của việc chống ô nhiễm không khí liên quan đến các bệnh về hô hấp
Câu hỏi thảo luận 7 trang 164 KHTN lớp 8:
Xác định tác dụng của một số biện pháp phòng, chống ô nhiễm không khí
cho đường hô hấp bằng cách hoàn thành bảng như mẫu bên. Trả lời: Biện pháp Tác dụng
Điều hòa không khí, chắn bụi, hấp
1. Trồng nhiều cây xanh nơi công cộng, thụ một số khí độc giúp hạn chế ô đường phố. nhiễm không khí.
2. Đeo khẩu trang nơi có bụi bẩn và khi dọn Hạn chế bụi bẩn và mầm bệnh xâm vệ sinh.
nhập vào đường hô hấp.
Hạn chế các chất gây ô nhiễm; tiêu
3. Vệ sinh nơi ở thoáng mát, sạch sẽ.
diệt và ngăn sự phát triển của mầm bệnh.
4. Hạn chế sử dụng các thiết bị thải khí độc, Hạn chế các chất độc gây bệnh cho
không hút thuốc lá và vận động người khác đường hô hấp và sức khỏe. không hút thuốc lá.
Câu hỏi thảo luận 8 trang 164 KHTN lớp 8:
Hãy đưa ra quan điểm của em về việc nên hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá. Trả lời:
Quan điểm của em về việc nên hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh
thuốc lá: Khói thuốc lá chứa hàng trăm hóa chất độc hại, chất gây nghiện
(nicotine), chất gây ung thư, khí CO và các loại khí độc khác làm tăng
nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư thanh quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính, đột quỵ, xuất huyết não, ung thư dạ dày,… Đặc biệt, khói thuốc lá
không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người hút thuốc mà
còn ảnh hưởng tới những người xung quanh. Bởi vậy, không nên hút thuốc
và nếu kinh doanh thuốc lá cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của pháp luật.