Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu - Kinh tế vĩ mô | Đại học Tôn Đức Thắng

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới hiện nay có những diễn biến phức tạp, đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh, đã có tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại trên phạm vi toàn cầu cũng như việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU TRONG THỜI GIAN
TỚI.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới hiện nay có những
diễn biến phức tạp, đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh, đã có tác động
tiêu cực đến hoạt động thương mại trên phạm vi toàn cầu cũng như việc
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó trong
thời gian tới, chúng ta cần phải nhìn thẳng vào những mặt hạn chế, tồn
tại cũng như các cơ hội thách thức để đưa ra giải pháp khắc phục nhằm
thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa mạnh mẽ, bền vững hơn.
Phân tích SWOT về tình hình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam
-STRENGTHS:
+ Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do đã góp phần không nhỏ
trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất, nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu
của Việt Nam trong năm 2020 đã đạt trên 545 tỷ USD.
+Việc gắn tăng trưởng xuất khẩu với kiểm soát các hoạt động nhập khẩu
giúp cán cân thương mại chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu. Trong năm
2020, Việt Nam vẫn đạt kết quả xuất siêu trên 19 tỷ USD mặc dù chịu
ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.
-WEAKNESSES:
+ Mức độ đa dạng hóa thị trường đối với một số mặt hàng thuộc nhóm
nông sản, thuỷ sản chưa cao.
+ Đa phần hàng hóa được sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, chất lượng chưa
đồng đều, bất cập về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả hàng hóa
chưa thực sự cạnh tranh, …Khâu vận chuyển trung gian và lưu thông
phân phối hàng hóa chiếm phần lớn tỷ trọng nên giá thành chưa chiếm
lợi thế.
-OPPORTUNITIES:
+ Việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới, tạo cơ hội rộng mở để xuất khẩu của
hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới với mức thuế quan giảm thấp.
+ Các mặt hàng xuất khẩu dần được chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng cao sản xuất sản phẩm xuất
khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và
thân thiện với môi trường.
-THREATS:
+ Dưới tác động của xu hướng trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, xung đột
thương mại và đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế
giới đã làm ảnh hưởng lớn đến cấu trúc các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và các nước phương
Tây tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại, bảo vệ mậu dịch.
+ Giá cả nguyên vật liệu của một số mặt hàng tăng cao, cước phí vận
chuyển quốc tế tăng mạnh; thị trường xuất khẩu sử dụng các biện pháp
kỹ thuật nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu cũng tạo thêm áp lực cho
doanh nghiệp trong nước.
GIẢI PHÁP:
- Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm giúp các doanh nghiệp
Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh. Đồng
thời, tạo cơ hội để doanh nghiệp trong nước có cơ hội được cọ xát hơn
với thị trường thế giới, giúp cải thiện và phát triển các hoạt động sản
xuất nhằm khẳng định vị thế trên thị trường thương mại quốc tế.
- Tập trung vào các sản phẩm xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng
sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, tăng xuất khẩu
sản phẩm công nghiệp, các mặt hàng chế biến.
- Áp dụng quy trình sản xuất đối với các sản phẩm xuất khẩu theo tiêu
chuẩn quốc tế.
- Các phương thức xúc tiến thương mại cần được đổi mới, đặc biệt các
hàng hóa có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng giúp mở ra các
thị trường mới cần được chú trọng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
- Tăng cường các công tác theo dõi, nghiên cứu và phân tích tác động tới
sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam nhằm tìm ra những khuyết điểm để có
biện pháp ứng phó thích hợp. Đồng thời, cần quan tâm vấn đề liên quan
đến các vụ kiện phòng vệ thương mại để giúp kíp thời đưa ra các biện
pháp khi cần thiết.
-Tạo lập một chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, bắt đầu từ
các doanh nghiệp cung cấp các nguyên vật kiệu đầu vào cho sản xuất
đến các doanh nghiệp thương mại tiêu thụ sản phẩm, để hoạt động xuất
khẩu của doanh nghiệm được hiệu quả và chủ động hơn.
Tài liệu tham khảo
-An Bình (25/11/2021), “Các Hiệp định thương mại tự do phát huy hiệu
quả trong đại dịch Covid-19”, Bộ Công Thương Việt Nam, được
download tại địa chỉ: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-
ngoai/mot-nam-thu-hoach-qua-ngot-tu-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-
do.html vào ngày 11/12/2021.
-Chí Công (10/03/2021), “Thúc đẩy xuất khẩu theo hướng bền vững”,
Báo Nhân Dân, được download tại địa chỉ: https://nhandan.vn/tin-tuc-
kinh-te/thuc-day-xuat-khau-theo-huong-ben-vung-637968/ vào ngày
11/12/2021.
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/mot-nam-thu-hoach-
qua-ngot-tu-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do.html
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-
te/-/2018/824169/khai-thac-hieu-qua-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do
%2C-mo-rong-va-da-dang-hoa-thi-truong-xuat-khau.aspx
http://abavn.com/news/index.php?option=com_content&view=article&id=13057:giai-phap-thuc-day-
xuat-khau-hang-hoa-nam-2021&catid=17&Itemid=112
| 1/4

Preview text:

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU TRONG THỜI GIAN TỚI.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế - chính trị thế giới hiện nay có những
diễn biến phức tạp, đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh, đã có tác động
tiêu cực đến hoạt động thương mại trên phạm vi toàn cầu cũng như việc
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó trong
thời gian tới, chúng ta cần phải nhìn thẳng vào những mặt hạn chế, tồn
tại cũng như các cơ hội thách thức để đưa ra giải pháp khắc phục nhằm
thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa mạnh mẽ, bền vững hơn.
Phân tích SWOT về tình hình xuất khẩu hàng hóa Việt Nam -STRENGTHS:
+ Việc tham gia các hiệp định thương mại tự do đã góp phần không nhỏ
trong việc thúc đẩy tăng trưởng xuất, nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu
của Việt Nam trong năm 2020 đã đạt trên 545 tỷ USD.
+Việc gắn tăng trưởng xuất khẩu với kiểm soát các hoạt động nhập khẩu
giúp cán cân thương mại chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu. Trong năm
2020, Việt Nam vẫn đạt kết quả xuất siêu trên 19 tỷ USD mặc dù chịu
ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. -WEAKNESSES:
+ Mức độ đa dạng hóa thị trường đối với một số mặt hàng thuộc nhóm
nông sản, thuỷ sản chưa cao.
+ Đa phần hàng hóa được sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, chất lượng chưa
đồng đều, bất cập về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả hàng hóa
chưa thực sự cạnh tranh, …Khâu vận chuyển trung gian và lưu thông
phân phối hàng hóa chiếm phần lớn tỷ trọng nên giá thành chưa chiếm lợi thế. -OPPORTUNITIES:
+ Việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới, tạo cơ hội rộng mở để xuất khẩu của
hàng hóa Việt Nam ra thị trường thế giới với mức thuế quan giảm thấp.
+ Các mặt hàng xuất khẩu dần được chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng cao sản xuất sản phẩm xuất
khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao và
thân thiện với môi trường. -THREATS:
+ Dưới tác động của xu hướng trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ, xung đột
thương mại và đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế
giới đã làm ảnh hưởng lớn đến cấu trúc các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và các nước phương
Tây tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại, bảo vệ mậu dịch.
+ Giá cả nguyên vật liệu của một số mặt hàng tăng cao, cước phí vận
chuyển quốc tế tăng mạnh; thị trường xuất khẩu sử dụng các biện pháp
kỹ thuật nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu cũng tạo thêm áp lực cho doanh nghiệp trong nước. GIẢI PHÁP:
- Tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm giúp các doanh nghiệp
Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất xuất khẩu và cạnh tranh. Đồng
thời, tạo cơ hội để doanh nghiệp trong nước có cơ hội được cọ xát hơn
với thị trường thế giới, giúp cải thiện và phát triển các hoạt động sản
xuất nhằm khẳng định vị thế trên thị trường thương mại quốc tế.
- Tập trung vào các sản phẩm xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng
sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, tăng xuất khẩu
sản phẩm công nghiệp, các mặt hàng chế biến.
- Áp dụng quy trình sản xuất đối với các sản phẩm xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Các phương thức xúc tiến thương mại cần được đổi mới, đặc biệt các
hàng hóa có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng giúp mở ra các
thị trường mới cần được chú trọng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
- Tăng cường các công tác theo dõi, nghiên cứu và phân tích tác động tới
sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam nhằm tìm ra những khuyết điểm để có
biện pháp ứng phó thích hợp. Đồng thời, cần quan tâm vấn đề liên quan
đến các vụ kiện phòng vệ thương mại để giúp kíp thời đưa ra các biện pháp khi cần thiết.
-Tạo lập một chuỗi liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu, bắt đầu từ
các doanh nghiệp cung cấp các nguyên vật kiệu đầu vào cho sản xuất
đến các doanh nghiệp thương mại tiêu thụ sản phẩm, để hoạt động xuất
khẩu của doanh nghiệm được hiệu quả và chủ động hơn. Tài liệu tham khảo
-An Bình (25/11/2021), “Các Hiệp định thương mại tự do phát huy hiệu
quả trong đại dịch Covid-19”, Bộ Công Thương Việt Nam, được
download tại địa chỉ: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-
ngoai/mot-nam-thu-hoach-qua-ngot-tu-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu- do.html vào ngày 11/12/2021.
-Chí Công (10/03/2021), “Thúc đẩy xuất khẩu theo hướng bền vững”,
Báo Nhân Dân, được download tại địa chỉ: https://nhandan.vn/tin-tuc-
kinh-te/thuc-day-xuat-khau-theo-huong-ben-vung-637968/ vào ngày 11/12/2021.
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/mot-nam-thu-hoach-
qua-ngot-tu-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do.html
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-
te/-/2018/824169/khai-thac-hieu-qua-cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do
%2C-mo-rong-va-da-dang-hoa-thi-truong-xuat-khau.aspx
http://abavn.com/news/index.php?option=com_content&view=article&id=13057:giai-phap-thuc-day-
xuat-khau-hang-hoa-nam-2021&catid=17&Itemid=112