Giải pháp xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời gian tới | Tài liệu môn chủ nghĩa xã hội khoa học Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII năm 2021 xác định: “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”. Do đó, có thể nói xây dựng và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới là một vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự phát triển chung của đất nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

↙↙↙
2.3. Giải pháp xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời gian tới:
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII năm 2021 xác định: “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm,
tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con
người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Do đó, thể nói xây dựng phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới một
vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự phát triển chung của đất nước. Xây dựng gia đình hạnh phúc
chính tạo nền tảng để xây dựng hội hạnh phúc, vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta.
Công tác xây dựng gia đình vừa mục tiêu, vừa động lực của sự phát triển bền vững đất
nước.
Từ những vấn đề đặt ra về biến đổi gia đình trong quá trình quá độ lên chủ nghĩahội, một số
giải pháp, chính sách cần được chủ trương, xây dựng thực hiện tốt nhằm đẩy mạnh công tác
phát triển gia đình Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Nhà nước, của các cấp chính quyền địa phương
đối với công tác gia đình, nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và phát triển gia đình Việt
Nam. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ Trung
ương đến sở nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò tầm quan trọng của gia đình nhiệm vụ
xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam hiện nay, đồng thời đưa nội dung xây dựng phát triển
gia đình đi song hành với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, nâng cao năng lực quản lí nhà nước về công tác xây dựng gia đình. Nâng cao chất lượng
hoạt động hỗ trợ gia đình tiếp cận các nguồn lực xã hội. Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu khoa học
về gia đình; hoạch định, tổ chức thực hiện đánh giá chính sách về gia đình; sáng tác các tác
phẩm văn học - nghệ thuật về chủ đề gia đình. Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy quản nhà
nước về gia đình bảo đảm tinh gọn, hiệu quả, thống nhất, gắn kết với các lĩnh vực dân số, bình
đẳng giới trẻ em. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nhân lực làm công tác gia đình theo hướng
tích hợp đa ngành, phân định rõ đào tạo chuyên môn và cán bộ quản lý công tác gia đình.
Thứ ba, tăng cường công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát toàn diện về gia đình, xây dựng, hoàn
thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến gia đình, triển khai những nghiên cứu khoa
học về gia đình một cách hệ thống để có cơ sở đề xuất chính sách xã hội về gia đình. Nghiên cứu
về gia đình không chỉ làm sáng tỏ cơ sở lý luận của Đảng và Nhà nước về gia đình, các lý thuyết
nghiên cứu về gia đình vận dụng thích hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội - văn hóa Việt Nam, mà
còn tập trung nghiên cứu các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình cần gìn giữ, tiếp thu những
giá trị mới, tiên tiến; nghiên cứu xây dựng các hình gia đình Việt Nam trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; áp dụng các kết quả nghiên cứu để giải quyết những thách thức trong
lĩnh vực gia đình và dự báo những biến đổi về gia đình trong thời kỳ mới.
Thứ , đẩy mạnh, quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế gia đình, chính sách ưu tiên hỗ trợ
phát triển kinh tế gia đình cho các gia đình chính sách, gia đình công với đất nước, gia đình
thuộc dân tộc thiểu số, hộ nghèo, khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, gia đình đang sinh sống
vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc. Đồng thời tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật,
chính sách hệ thống dịch vụ hội liên quan đến gia đình, đặc biệt những vùng khó khăn,
vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp, các nơi phát triển công nghiệp phải di dân.
Thứ năm, đa dạng hóa, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động nhằm nâng cao nhận
thức của cộng đồng các thành viên trong gia đình về vị trí, vai trò của gia đình trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với việc kế thừa những giá trị của gia đình truyền
thống và tiếp thu những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện
nay. Biểu dương, nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, các tấm gương gia đình tiến
bộ. Bài trừ, phòng, chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xóa bỏ những quan niệm lạc hậu trong
hôn nhân gia đình. Nâng cao hiệu quả, tính thiết thực trong xây dựng gia đình văn hóa, gắn
với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Thứ sáu, xây dựng những chính sách, quy định, biện pháp cấp tiến, thiết thực để có thể giải quyết
những dạng thức mới trong hình gia đình hiện đại ngày nay: Gia đình đơn thân, gia đình
chuyển giới, gia đình đồng giới, sống chung không kết hôn, gia đình không con… nhằm tạo ra sự
thấu hiểu và chấp nhận từ xã hội rộng hơn, thúc đẩy sự tôn trọng và không kỳ thị, tạo ra một môi
trường xã hội cởi mở và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và quyền lợi của họ.
III. KẾT LUẬN:
Qua việc nghiên cứu, phân tích lý luận chung của gia đình Việt Nam, nhìn lại hệ giá trị gia đình
qua các thời kỳ lịch sử xem xét thực trạng chung hiện nay, thể thấy giá trị gia đình Việt
Nam vẫn giữ vững vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗinhân, kết nối, gắn kết các
thế hệ, giữ gìn, phát huy những chuẩn mực, tinh hoa của văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, những
giá trị này còn giúp duy trì sự ổn định, phát triển của đất nước, đa dạng hóa các hình hôn
nhân gia đình trong nước. Vì vậy, trong thời đại quá độ lên chủ nghĩa hội ngày nay, việc giữ
gìn, xây dựng và phát huy hệ tư tưởng, giá trị gia đình phù hợp là việc làm cấp bách, cần thiết và
cần được quan tâm cao độ.
Note:
//bất bình đẳng giới -> nữ -> Nam ??
// say gex
// shitty economies (country and individual)
// kids don’t ask to be born => Trung quốc
//gdgt?
| 1/3

Preview text:

↙↙↙
2.3. Giải pháp xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam thời gian tới:
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII năm 2021 xác định: “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm,
tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn mực con
người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới”.
Do đó, có thể nói xây dựng và phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới là một
vấn đề hết sức hệ trọng đối với sự phát triển chung của đất nước. Xây dựng gia đình hạnh phúc
chính là tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc, là vấn đề hết sức hệ trọng của dân tộc ta.
Công tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước.
Từ những vấn đề đặt ra về biến đổi gia đình trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, một số
giải pháp, chính sách cần được chủ trương, xây dựng và thực hiện tốt nhằm đẩy mạnh công tác
phát triển gia đình Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, của các cấp chính quyền địa phương
đối với công tác gia đình, nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và phát triển gia đình Việt
Nam. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ Trung
ương đến cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của gia đình và nhiệm vụ
xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam hiện nay, đồng thời đưa nội dung xây dựng và phát triển
gia đình đi song hành với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, nâng cao năng lực quản lí nhà nước về công tác xây dựng gia đình. Nâng cao chất lượng
hoạt động hỗ trợ gia đình tiếp cận các nguồn lực xã hội. Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu khoa học
về gia đình; hoạch định, tổ chức thực hiện và đánh giá chính sách về gia đình; sáng tác các tác
phẩm văn học - nghệ thuật về chủ đề gia đình. Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước về gia đình bảo đảm tinh gọn, hiệu quả, thống nhất, gắn kết với các lĩnh vực dân số, bình
đẳng giới và trẻ em. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nhân lực làm công tác gia đình theo hướng
tích hợp đa ngành, phân định rõ đào tạo chuyên môn và cán bộ quản lý công tác gia đình.
Thứ ba, tăng cường công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát toàn diện về gia đình, xây dựng, hoàn
thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến gia đình, triển khai những nghiên cứu khoa
học về gia đình một cách hệ thống để có cơ sở đề xuất chính sách xã hội về gia đình. Nghiên cứu
về gia đình không chỉ làm sáng tỏ cơ sở lý luận của Đảng và Nhà nước về gia đình, các lý thuyết
nghiên cứu về gia đình vận dụng thích hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội - văn hóa Việt Nam, mà
còn tập trung nghiên cứu các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình cần gìn giữ, tiếp thu những
giá trị mới, tiên tiến; nghiên cứu xây dựng các mô hình gia đình Việt Nam trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; áp dụng các kết quả nghiên cứu để giải quyết những thách thức trong
lĩnh vực gia đình và dự báo những biến đổi về gia đình trong thời kỳ mới.
Thứ tư, đẩy mạnh, quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế gia đình, có chính sách ưu tiên hỗ trợ
phát triển kinh tế gia đình cho các gia đình chính sách, gia đình có công với đất nước, gia đình
thuộc dân tộc thiểu số, hộ nghèo, khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, gia đình đang sinh sống ở
vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc. Đồng thời tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật,
chính sách và hệ thống dịch vụ xã hội liên quan đến gia đình, đặc biệt ở những vùng khó khăn,
vùng sâu, vùng xa, khu công nghiệp, các nơi phát triển công nghiệp phải di dân.
Thứ năm, đa dạng hóa, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động nhằm nâng cao nhận
thức của cộng đồng và các thành viên trong gia đình về vị trí, vai trò của gia đình trong thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với việc kế thừa những giá trị của gia đình truyền
thống và tiếp thu những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện
nay. Biểu dương, nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, các tấm gương gia đình tiến
bộ. Bài trừ, phòng, chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, xóa bỏ những quan niệm lạc hậu trong
hôn nhân và gia đình. Nâng cao hiệu quả, tính thiết thực trong xây dựng gia đình văn hóa, gắn
với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Thứ sáu, xây dựng những chính sách, quy định, biện pháp cấp tiến, thiết thực để có thể giải quyết
những dạng thức mới trong mô hình gia đình hiện đại ngày nay: Gia đình đơn thân, gia đình
chuyển giới, gia đình đồng giới, sống chung không kết hôn, gia đình không con… nhằm tạo ra sự
thấu hiểu và chấp nhận từ xã hội rộng hơn, thúc đẩy sự tôn trọng và không kỳ thị, tạo ra một môi
trường xã hội cởi mở và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và quyền lợi của họ. III. KẾT LUẬN:
Qua việc nghiên cứu, phân tích lý luận chung của gia đình Việt Nam, nhìn lại hệ giá trị gia đình
qua các thời kỳ lịch sử và xem xét thực trạng chung hiện nay, có thể thấy giá trị gia đình Việt
Nam vẫn giữ vững vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, kết nối, gắn kết các
thế hệ, giữ gìn, phát huy những chuẩn mực, tinh hoa của văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, những
giá trị này còn giúp duy trì sự ổn định, phát triển của đất nước, đa dạng hóa các mô hình hôn
nhân gia đình trong nước. Vì vậy, trong thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội ngày nay, việc giữ
gìn, xây dựng và phát huy hệ tư tưởng, giá trị gia đình phù hợp là việc làm cấp bách, cần thiết và
cần được quan tâm cao độ. Note:
//bất bình đẳng giới -> nữ -> Nam ?? // say gex
// shitty economies (country and individual)
// kids don’t ask to be born => Trung quốc //gdgt?