-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải SGK môn Tiếng Việt lớp 2 - Bài 3: Khi trang sách mở ra | Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt lớp 2 trang 122, 123, 124 Bài 3: Khi trang sách mở ra gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong Bài 3: Khi trang sách mở ra thuộc Tuần 15: Bạn thân ở trường sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
Chương 7: Bạn thân ở trường (CTST) 13 tài liệu
Tiếng Việt 2 2 K tài liệu
Giải SGK môn Tiếng Việt lớp 2 - Bài 3: Khi trang sách mở ra | Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt lớp 2 trang 122, 123, 124 Bài 3: Khi trang sách mở ra gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong Bài 3: Khi trang sách mở ra thuộc Tuần 15: Bạn thân ở trường sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
Chủ đề: Chương 7: Bạn thân ở trường (CTST) 13 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 2 2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 2
Preview text:
KHỞI ĐỘNG
Chia sẻ với bạn một vài điều thú vị em đọc được từ sách theo gợi ý: Trả lời:
Gợi ý những thông tin thú vị em đọc được từ sách Hươu cao cổ:
- Thông tin: em biết được chiều cao, đặc tính, món ăn ưa thích và cách trao đổi của những chú hươu cao cổ
- Bài học: em sẽ không cho hươu cao cổ ăn đồ không phù hợp khi đến gặp chú ở sở thú
KHÁM PHÁ VÀ LUYỆN TẬP
Câu 1 trang 122 Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo Đọc: Khi trang sách mở ra Khi trang sách mở ra
Khoảng trời xa xích lại Bắt đầu là cỏ dại Thứ đến là cánh chim Sau nữa là trẻ con
Cuối cùng là người lớn. Trong trang sách có biển
Em thấy những cánh buồm Trong trang sách có rừng Với bao nhiêu là gió. Trang sách còn có lửa Mà giấy chẳn cháy đâu Trang sách có ao sâu
Mà giấy không hề ướt.
Trang sách không nói được Sao bé nghe điều gì Dạt dào như sóng vỗ
Một chân trời đang đi… Nguyễn Nhật Ánh Cùng tìm hiểu:
1. Mỗi sự vật dưới đây có ở khổ thơ nào?
2. Theo em, bạn nhỏ có thể nghe được những gì từ sách?
3. Nhà thơ muốn nói với các bạn nhỏ điều gì? Trả lời: 1. Nối như sau:
2. Theo em, bạn nhỏ có thể nghe được từ sách tiếng dạt dào như sóng vỗ.
3. Nhà thơ muốn nói với các bạn nhỏ rằng trong sách có cả một thế giới kì diệu, với rất nhiều
những thông tin thú vị, hấp dẫn đang chờ các em khám phá, vì thế hãy đọc sách nhé. Cùng sáng tạo: Vui cùng sách báo
Nói về một cuốn sách hoặc tờ báo mà em thích.
M: Báo Nhi đồng có nhiều mẩu chuyện rất hay và thú vị. Trả lời: Gợi ý:
• Tờ báo Hoa học trò có những câu đố vui rất hay và thú vị.
• Cuốn sách Dế Mèn phiêu lưu kí kể về cuộc hành trình của Dế Mèn rất hay. Giúp em biết
thêm nhiều thông tin thú vị về thế giới động vật. Đồng thời dạy cho em những bài học bổ ích
Câu 2 trang 123 Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo Viết: - Viết chữ hoa O:
- Viết câu: Ong chăm làm mật
Câu 3 trang 124 Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo
Tìm từ ngữ chỉ đồ vật trong các đoạn thơ dưới đây: a. Bé có nhiều bạn bè
Nằm ngoan trong chiếc cặp Gầy nhom là cây thước
Thích sạch là thỏi gôm.
Những trang sách giấy thơm
Biết rất nhiều chuyện kể Cây bút cùng quyển vở
Chép không thiếu một lời. Thanh Nguyễn • Thỏi gôm: cục tẩy b. Nào bàn nào ghế Nào sách nào vở Nào mực nào bút Nào phấn nào bảng. Cả tiếng chim vui Trên cành cây cao… Hoàng Vân Trả lời:
Các từ ngữ chỉ đồ vật được in đậm như sau: a. Bé có nhiều bạn bè
Nằm ngoan trong chiếc cặp Gầy nhom là cây thước
Thích sạch là thỏi gôm .
Những trang sách giấy thơm
Biết rất nhiều chuyện kể Cây bút cùng quyển vở
Chép không thiếu một lời. Thanh Nguyễn • Thỏi gôm: cục tẩy b. Nào bàn nào ghế Nào sách nào vở Nào mực nào bút Nào phấn nào bảng . Cả tiếng chim vui Trên cành cây cao… Hoàng Vân
Câu 4 trang 124 Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo
Đặt và trả lời câu hỏi về công dụng của các đồ dùng học tập ở bài tập 3. M:
- Cây thước dùng để làm gì?
→ Cây thước dùng để kẻ. Trả lời:
Học sinh tham khảo các mẫu câu sau:
- Chiếc cặp dùng để làm gì?
→ Chiếc cặp dùng để đựng sách vở và đồ dùng học tập.
- Thỏi gôm dùng để làm gì?
→ Thỏi gôm dùng để tẩy vết bút chì trên giấy.
- Trang sách giấy dùng để làm gì?
→ Trang sách giấy dùng để viết chữ.
- Cây bút dùng để làm gì?
→ Cây bút dùng để viết.
- Quyển vở dùng để làm gì?
→ Quyển vở dùng để viết lên. - Bàn dùng để làm gì?
→ Bàn dùng để đặt đồ vật lên. - Ghế dùng để làm gì? → Ghế dùng để ngồi. - Sách dùng để làm gì?
→ Sách dùng để in nội dung cần học. - Vở dùng để làm gì?
→ Vở dùng để viết bài, làm bài tập.
- Mực, bút dùng để làm gì?
→ Mực, bút dùng để viết chữ.
- Phấn dùng để làm gì?
→ Phấn dùng để viết lên bảng.
- Bảng dùng để làm gì?
→ Bảng dùng để viết lên. VẬN DỤNG
Trao đổi về lợi ích của việc đọc sách. Trả lời:
Gợi ý các lợi ích của việc đọc sách:
- Giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức bổ ích.
- Giúp chúng ta học được những bài học quý giá qua các câu chuyện.
- Giúp chúng ta giải trí sau các giờ học căng thẳng. TRẮC NGHIỆM
-------------------------------------------------