-
Thông tin
-
Quiz
Giải Sinh 10 Ôn tập chương 1 | Chân trời sáng tạo
Giải Sinh 10 Ôn tập chương 1 CTST được tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Đây là tài liệu thamk hảo giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu để học tập thật tốt. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào (CTST) 17 tài liệu
Sinh học 10 541 tài liệu
Giải Sinh 10 Ôn tập chương 1 | Chân trời sáng tạo
Giải Sinh 10 Ôn tập chương 1 CTST được tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc. Đây là tài liệu thamk hảo giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu để học tập thật tốt. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Chủ đề: Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào (CTST) 17 tài liệu
Môn: Sinh học 10 541 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Sinh học 10
Preview text:
Giải Sinh 10 Ôn tập chương 1 CTST
Bài 1 trang 37 SGK Sinh 10 CTST
Vào mùa lạnh, thời tiết hanh, khô người ta thường bôi kem chống nẻ vào môi, gót
chân để tránh bị nứt nẻ. Hãy giải thích cơ sở cho hiện tượng trên. Lời giải
Vào mùa lạnh, thời tiết hanh, khô, cơ thể chúng ta dễ bị mất nước và bị nứt nẻ, đặc
biệt là ở môi, gót chân. Để hạn chế trường hợp trên, chúng ta sử dụng kem chống nẻ.
Nguyên nhân là do kem chống nẻ có bản chất là lipid, có tính kị nước (không thấm
nước) nên có thể hạn chế được sự thoát hơi nước ra ngoài. Nhờ đó, tình trạng da
khô, nứt nẻ được cải thiện.
Bài 2 trang 37 SGK Sinh 10 CTST
Một bạn học sinh phát biểu rằng: “Nếu không có nước sẽ không có sự sống”. Em có
đồng tình với ý kiến của bạn đó không? Tại sao? Lời giải
- Đồng ý với ý kiến của bạn. - Giải thích:
Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống:
+ Nước là thành phần chính cấu tạo nên tế bào.
+ Nước là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết.
+ Nước vừa là nguyên liệu vừa là môi trường cho nhiều phản ứng sinh hóa xảy ra
trong tế bào để duy trì sự sống.
+ Nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ
của tế bào và cơ thể.
+ Nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
→ Nếu thiếu nước, mọi quá trình sinh lí trong tế bào sẽ bị đình trệ khiến cho cơ thể
không thể hoạt động bình thường và dẫn đến cái chết. Bởi vậy, có thể nói rằng “Nếu
không có nước sẽ không có sự sống”.
Bài 3 trang 37 SGK Sinh 10 CTST
Một nông dân nói rằng: “Khi nuôi lợn, nếu cho chúng ăn bã đậu hoặc khô dầu đậu
tương thì tỉ lệ nạc sẽ cao hơn so với các loại thức ăn thông thường”. Hãy giải thích hiện tượng trên. Lời giải
Khi nuôi lợn, nếu cho chúng ăn bã đậu hoặc khô dầu đậu tương thì tỉ lệ nạc sẽ cao
hơn so với các loại thức ăn thông thường vì: Bã đậu hoặc khô dầu đậu tương là loại
thức ăn có hàm lượng protein thực vật (đạm thực vật) cao, hàm lượng lipid thấp (do
đã được tách bỏ trước đó) giúp cung cấp nguồn amino acid dồi dào cho quá trình
tổng hợp protein của lợn và không gây tích lũy mỡ thừa. Khi sử dụng loại thức ăn
đó làm tỉ lệ thịt nạc tăng lên điều đó chứng tỏ protein có trong đậu tương đã được
chuyển hóa thành protein trong cơ thể lợn.
Bài 4 trang 37 SGK Sinh 10 CTST
Đối với các bệnh nhân bị tiêu chảy nặng, bác sĩ thường chỉ định truyền dịch cho họ.
Dịch được truyền cho các bệnh nhân này có thành phần chủ yếu là gì? Việc truyền dịch có vai trò gì? Lời giải
- Dịch được truyền cho bệnh nhân có thành phần chủ yếu là nước và các chất điện
giải (dung dịch natri clorua 0,9%, lactate ringer, bicarbonate natri 1,4%,...).
- Vai trò có việc truyền dịch: Khi bệnh nhân bị tiêu chảy dẫn đến bị mất nước, mất
các chất điện giải, làm cho môi trường trong cơ thể mất cân bằng. Do đó, việc
truyền dịch giúp bù đắp lượng nước, các chất điện giải đã mất và đưa các quá trình
sinh lí cơ thể về trạng thái cân bằng.
Bài 5 trang 37 SGK Sinh 10 CTST
Hãy sưu tầm tranh ảnh về một số loại tế bào ở người (tế bào biểu mô ruột non, tế
bào hồng cầu, tế bào cơ,…). Nhận xét và giải thích về sự khác nhau giữa các tế bào đó. Lời giải
- Tranh ảnh về một số loại tế bào ở người:
- Nhận xét: Các tế bào trong cơ thể có hình dạng và cấu tạo không giống nhau.
- Giải thích về sự khác nhau giữa các tế bào: Sự khác nhau giữa các tế bào là do mỗi
loại tế bào đảm nhận một chức năng nhất định nên tế bào sẽ có hình dạng, cấu tạo
phù hợp với chức năng đó.
+ Tế bào biểu mô ruột: Có nhiều vi nhung mao giúp tăng diện tích hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột non.
+ Hồng cầu: Hình đĩa lõm hai mặt, mất nhân giúp tăng diện tích vận chuyển khí
oxygen đi vào và khí carbonic đi ra. Ngoài ra, hình dạng đó còn giúp hồng cầu dễ
dàng di chuyển ở những nơi có diện tích hẹp.
+ Tế bào cơ: Gồm nhiều đơn vị cấu trúc với nhau tạo thành tế bào cơ dài, phù hợp
cho việc phối hợp vận động của sợi actin và myosin trong quá trình co và dãn cơ để
tạo nên sự vận động của cơ quan, cơ thể.
+ Tế bào thần kinh: Có nhiều sợi nhánh giúp tăng diện tích tiếp xúc, giúp tiếp nhận
và phản ứng lại các kích thích một cách nhanh chóng. Những tế bào thần kinh có
bao myelin cách điện sẽ giúp xung thần kinh được truyền đi nhanh hơn.