-
Thông tin
-
Quiz
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào | Chân trời sáng tạo
Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm môn SINH HỌC 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào, bộ sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu gồm 10 câu hỏi có đáp án giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào (CTST) 17 tài liệu
Sinh học 10 541 tài liệu
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào | Chân trời sáng tạo
Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm môn SINH HỌC 10 Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào, bộ sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu gồm 10 câu hỏi có đáp án giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào (CTST) 17 tài liệu
Môn: Sinh học 10 541 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Sinh học 10
Preview text:
Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào
Câu 1: Các phân tử hữu cơ do sinh vật sống tạo thành được gọi là A. phân tử sinh học. B. đại phân tử. C. đa phân tử. D. phân tử hóa học.
Câu 2: Cho các phân tử sau đây: (1) Carbohydrate. (2) Lipid. (3) Protein. (4) Nucleic acid.
Trong các phân tử trên, số phân tử là phân tử sinh học có vai trò quan
trọng trong tế bào là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3: Dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia carbohydrate thành 3 nhóm:
đường đơn, đường đôi và đường đa? A. Khối lượng phân tử. B. Độ tan trong nước.
C. Số loại đơn phân có trong phân tử.
D. Số lượng đơn phân có trong phân tử.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các loại carbohydrate?
A. Trong tế bào, loại đường đơn phổ biến chỉ có đường 6 carbon.
B. Saccharose là loại đường đa có nhiều trong thực vật như mía và củ cải đường.
C. Lactose là loại đường đôi có nhiều trong mầm lúa mạch, kẹo mạch nha.
D. Các loại đường đa phổ biến ở sinh vật gồm tinh bột, cellulose, glycogen, chitin.
Câu 5: Cho các loại carbohydrate sau: (1) Ribose. (2) Glucose. (3) Fructose. (4) Saccharose. (5) Maltose. (6) Galactose.
Trong số các carbohydrate trên, số carbohydrate thuộc nhóm đường đôi là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 6: Cho các phát biểu sau về vai trò của các carbohydrate trong tế bào và cơ thể:
(1) Tinh bột là nguồn năng lượng dự trữ ở các loài thực vật.
(2) Glycogen là nguồn năng lượng dự trữ ở cơ thể động vật và nấm.
(3) Glucose là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho hô hấp tế bào.
(4) Lactose là đường sữa, được sản xuất để cung cấp cho các con non.
Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 7: Tại sao nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần
chính của các loại rau là cellulose – chất mà con người không thể tiêu hóa được?
A. Vì cellulosegiúp thức ăn di chuyển trơn tru trong đường ruột đồng
thời cũng giúp cuốn trôi những chất cặn bã bám vào thành ruột ra ngoài.
B. Vì cellulose đóng vai trò như chất cảm ứng kích thích các enzyme
tiêu hóa hoạt động nhờ đó thức ăn được tiêu hóa nhanh và triệt để hơn.
C. Vì cơ thể người có thể hấp thu và sử dụng trực tiếp cellulose để làm
nguồn dự trữ năng lượng mà không cần thông qua sự tiêu hóa.
D. Vì cơ thể người có thể hấp thu và sử dụng trực tiếp cellulose để làm
nguồn nguyên liệu cấu trúc tế bào mà không cần thông qua sự tiêu hóa.
Câu 8: Các vận động viên chơi thể thao thường ăn chuối chín vào giờ giải lao vì
A. chuối chín có chứa hàm lượng đường glucose cao.
B. chuối chín có chứa hàm lượng đường saccharose cao.
C. chuối chín có chứa hàm lượng đường lactose cao.
D. chuối chín có chứa hàm lượng tinh bột cao.
Câu 9: Lipid không có đặc điểm nào sau đây? A. Có cấu trúc đa phân. B. Không tan trong nước.
C. Tan trong dung môi hữu cơ.
D. Có cấu trúc phân tử đa dạng.
Câu 10: Chất nào dưới đây là lipid phức tạp? A. Mỡ. B. Dầu. C. Sáp. D. Phospholipid.
Câu 11: Cho các vai trò sau:
(1) Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
(2) Tham gia cấu trúc màng sinh chất.
(3) Tham gia điều hòa sinh sản ở động vật.
(4) Xúc tác cho các phản ứng sinh học.
Số vai trò đúng với vai trò của lipid trong tế bào và cơ thể là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 12: Đơn phân cấu tạo nên protein là A. nucleotide. B. amino acid. C. glucose. D. maltose. ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A D D D A C A A A D B B