-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào | Chân trời sáng tạo
Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm môn SINH HỌC 10 Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào, bộ sách Chân trời sáng tạo. Tài liệu gồm 10 câu hỏi có đáp án giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Chương 1: Thành phần hóa học của tế bào (CTST)
Môn: Sinh học 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bài 7: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học của tế bào Câu 1:
Để nhận biết sự có mặt của glucose, ta có thể sử dụng dung dịch hóa chất nào sau đây? A. Benedict. B. Iodine. C. AgCl. D. AgNO3. Câu 2:
Khi cho thuốc thử benedict vào dịch lọc từ quả nho và đun nóng trên ngọn lửa
đèn cồn, sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây?
A. Xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch.
B. Xuất hiện kết tủa màu trắng sữa.
C. Dung dịch chuyển sang màu xanh đen.
D. Dung dịch chuyển sang màu trắng sữa. Câu 3:
Thuốc thử nào sau đây được sử dụng để xác định sự có mặt có tinh bột? A. Benedict. B. Lugol. C. Mg(NH4)2. D. BaCl2. Câu 4: Cho các mẫu vật sau: (1) Khoai lang (2) Chuối chín (3) Khoai tây (4) Rau muống (5) Trứng
Số mẫu vật có thể sử dụng để thực hiện thí nghiệm sự có mặt của tinh bột là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5:
Cho các bước thực hiện thí nghiệm sau:
(1) Gọt vỏ củ khoai tây, cắt thành những khối nhỏ rồi cho vào cối sứ.
(2) Quan sát kết quả thí nghiệm.
(3) Nghiền nhỏ với 10ml nước cất sau đó lọc để bỏ phần bã và giữ lại dịch lọc.
(4) Cho dịch lọc vào ống nghiệm sau đó nhỏ vài giọt dung dịch Lugol.
Trình tự các bước thực hiện thí nghiệm để xác định sự có mặt của tinh bột trong tế bào là
A. (1) → (2) → (3) → (4).
B. (1) → (3) → (4) → (2).
C. (2) → (1) → (3) → (4).
D. (2) → (4) → (1) → (3). Câu 6:
Khi nhỏ thuốc thử Lugol vào dịch lọc củ khoai tây,sẽ quan sát được hiện tượng nào sau đây?
A. Dung dịch chuyển sang màu đỏ gạch.
B. Dung dịch chuyển sang màu vàng.
C. Dung dịch chuyển sang màu xanh đen.
D. Dung dịch không đổi màu. Câu 7:
Chuẩn bị 1 lát cắt của quả chuối xanh và 1 lát cắt của quả chuối chín, sau đó,
nhỏ lên mỗi lát cắt một giọt thuốc thử Lugol và quan sát. Phát biểu nào sau đây
là đúng khi nói về hiện tượng sẽ xảy ra?
A. Ở lát cắt của quả chuối xanh, xuất hiện màu xanh tím còn ở lát cắt của
quả chuối chín, không hoặc rất ít xuất hiện màu xanh tím.
B. Ở lát cắt của quả chuối xanh, không hoặc rất ít xuất hiện màu xanh
tím còn ở lát cắt của quả chuối chín, xuất hiện màu xanh tím.
C. Ở lát cắt của quả chuối xanh, xuất hiện màu xanh tím còn ở lát cắt của
quả chuối chín, xuất hiện màu đỏ gạch.
D. Ở lát cắt của quả chuối xanh, xuất hiện màu đỏ gạch còn ở lát cắt của
quả chuối chín, xuất hiện màu xanh tím. Câu 8:
Dung dịch nào sau đây được sử dụng để xác định sự có mặt của protein trong tế bào? A. Benedict. B. Lugol. C. BaCl2. D. CuSO4. Câu 9:
Khi nhỏ dung dịch CuSO4 1 % vào dung dịch lòng trắng trứng gà, sẽ quan sát
thấy hiện tượng chuyển từ màu xanh sang màu xanh tím hoặc tím đỏ. Nguyên
nhân của hiện tượng này là do
A. các liên kết peptide của protein trong lòng trắng trứng gà tạo phức
chất với Cu2+ trong dung dịch CuSO4.
B. các amino acid của protein trong lòng trắng trứng gà tạo phức chất
với Cu2+ trong dung dịch CuSO4.
C. các liên kết peptide của protein trong lòng trắng trứng gà tạo phức chất với SO 2- 4 trong dung dịch CuSO4.
D. các amino acid của protein trong lòng trắng trứng gà tạo phức chất với SO 2- 4 trong dung dịch CuSO4. Câu 10:
Có thể sử dụng mẫu vật nào sau đây để tiến hành thí nghiệm xác định sự có mặt của lipid trong tế bào? A. Lá rau muống. B. Quả chuối. C. Lòng trắng trứng. D. Hạt lạc. ĐÁP ÁN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A A B A B C A D A D