Giang (Bảo Ninh) - Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung - nghệ thuật Ngữ Văn 10 Chân Trời Sáng Tạo
Bài viết cung cấp các thông tin về tác giả Bảo Ninh bao gồm tiểu sử, hành trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật; hoàn cảnh sáng tác và giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn "Giang".
Chủ đề: Bài 8: Đất nước và con người (CTST)
Môn: Ngữ Văn 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
GIANG - BẢO NINH
TÁC GIẢ, HOÀN CẢNH SÁNG TÁC, GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT I. Tác giả 1. Tiểu sử
- Bảo Ninh (1952) tên thật là Hoàng Ấu Phương, ngoài ra ông cò nhiều bút danh khác
như Nhật Giang, Mã Pí Lèng,…
- Quê quán: xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Ông là nhà văn quân đội, từng trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường miền Nam trước năm 1975.
+ Bảo Ninh vào bộ đội năm 1969.
+ Chiến đấu tại mặt trận B3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10.
+ Năm 1975, ông giải ngũ.
- Từ 1976 - 1981 học đại học ở Hà Nội, sau đó làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam.
- Từ 1984 - 1986 học khóa 2 trường viết văn Nguyễn Du, làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ.
- Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1997. 2. Sự nghiệp
a. Hành trình sáng tác
- Bảo Ninh ra mắt công chúng bằng truyện ngắn đầu tay Trại “Bảy chú lùn” in trên tạp
chí Văn nghệ quân đội năm 1987.
- Ít lâu sau, cuốn tiểu thuyết đầu tay Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh xuất hiện nhưng
do thị hiếu người đọc lúc bấy giờ nhà xuất bản đã đặt cho nó cái tên Thân phận của tình yêu.
=> Đến năm 1991, tác phẩm đạt giải nhất Giải thưởng Hội nhà văn. Tâm sự về thành
công ban đầu ấy, nhà văn bộc lộ: “Thật ra, đấy là sự ghi dấu của nền văn học Việt Nam
thời đổi mới nên một tác giả mới như tôi vẫn được chú ý và cuốn Nỗi buồn chiến tranh
đã được nhận giải thưởng vào thời kì đặc biệt đó, thời kì văn học có những thay đổi sâu
sắc và đích thực”.
- Sau Nỗi buồn chiến tranh, tác giả hầu như chỉ sáng tác truyện ngắn.
+ Truyện ngắn Bảo Ninh do NXB Công an nhân dân ấn hành năm 2004
+ Bảo Ninh - Lan man trong lúc kẹt xe - Những truyện ngắn hay nhất và mới nhất của Nxb Hội nhà văn 2005
+ Chuyện xưa kết đi, được chưa? năm 2009, Nxb Văn học
- Ngoài cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Nỗi buồn chiến tranh (Thân phận của tình yêu) và các
tập truyện ngắn, Bảo Ninh còn viết một số bài trên báo Văn nghệ trẻ bàn về sự đổi mới của văn học.
b. Phong cách nghệ thuật
- Bảo Ninh là một nhà văn từng xông pha trận mạc nên ông rất am hiểu về chiến tranh,
ông chuyên viết về đề tài về chiến tranh và muốn “văn của mình phải mang vẻ đẹp quân
đội”. Ông từng chia sẻ mình “biết nhiều câu chuyện đương thời ở Việt Nam, nhưng
không viết”, nhà văn chỉ tập trung viết về quá khứ chiến trường và cái quá khứ xa hơn
của nó ở Hà Nội mà ông vẫn gọi là “thành phố quê hương thứ hai của tôi”.
- Luôn đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn. Ông cho rằng mỗi nhà văn phải đi tìm cho
mình một cái gì đó thật mới, thật riêng không lẫn với người khác. Bởi thế mà khi chọn
viết về đề tài chiến tranh, Bảo Ninh cũng đã có nhiều trăn trở để tìm cho mình một góc
cạnh khác trên mảnh đất ấy.
- Quan niệm đã viết văn là phải có vốn văn hóa, hiểu biết sâu, phải có khả năng tìm tòi
khám phá để nhận ra viên ngọc quý lấp lánh bên trong. Văn Bảo Ninh đẹp, một thứ văn
có phần trau chuốt và giàu sức biểu cảm, một thứ văn có nghiêng về “vị nghệ thuật”. II. Tác phẩm 1. Tóm tắt
“Giang” là truyện ngắn ghi dấu một lần gặp gỡ thoảng qua giữa chàng lính trẻ
“tôi” với Nhật Giang. Không ngờ cuộc gặp gỡ ấy đã khiến họ nảy sinh tình cảm nhưng
không bao giờ họ đến được với nhau, không bao giờ có cơ hội gặp lại. Lòng bồi hồi xúc
động và nuối tiếc cho mối tình thoảng qua mà sâu nặng ân tình khiến nhân vật không thể
kìm lòng: “Chiến tranh, đời lính, tuổi trẻ, mọi sự là như thế, chỉthế thôi, thoảng nhanh.
Thoảng nhanh nhưng không tắt lịm. Chỉ thế thôi nhưng để rồi sau này cứ nhớ mãi. Trở
thành nỗi đau. Những nỗi đau mất mát âm thầm (…). Tôi thì không bao giờ quên cô ấy,
mặc dù thực ra là có gì đâu một tình cờ như thế, một gặp gỡ vẩn vơ, lưu luyến mơ hồ gần
như không có thật mà năm tháng cuộc đời cứ mãi chồng chất lên muốn xoá nhoà”.
Chính những bộc bạch chân thành đầy cảm xúc ấy khiến người đọc cảm nhận sâu sắc nỗi
đau đôi khi chỉ bắt nguồn từ những cái không ngờ đến, cảm nhận được tình cảm sâu thẳm trong tâm hồn nhân vật.
2. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
- “Giang” được trích từ “Tập truyện Bảo Ninh những truyện ngắn”.
- “Giang” là chương I của tập truyện.
- Truyện ngắn là kí ức của tác giả khi tham gia vào quân đội.
3. Giá trị nội dung
- “Giang” là câu chuyện đầy ắp tình người, thông qua đó niềm tin tưởng tuyệt đối và tình
thương yêu sâu sắc của đồng bào trong những ngày kháng chiến trường kì gian khổ
nhưng huy hoàng của dân tộc.
- Tác phẩm cũng phần nào thể hiện được những nỗi đau, những mất mát mà chiến tranh
đã gây nên với con người: thời gian sẽ phủ bụi, xóa nhòa đi tất cả nhưng không thể xóa đi
kí ức; những mất mát, éo le, đau khổ, những vết thương không phương hàn gắn của chiến
tranh sẽ luôn như ngọn lửa âm ỉ, thường trực trong tâm trí của con người.
4. Giá trị nghệ thuật
- Về tình huống truyện, đó là tình huống nhỏ bé tưởng chừng vô nghĩa nhưng lại để lại ấn
tượng, dư vị khó phai nhòa.
- Lựa chọn ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn của nhân vật “tôi”, câu chuyện càng thêm phần
trải nghiệm, chân thực, người đọc được cảm nhận sâu sắc hơn về tình người trong cuộc
chiến, những cảm xúc rung động lãng mạn nhẹ nhàng, tinh tế và cả những xúc cảm về sự
mất mát, về nỗi đau li biệt.
- Xây dựng những cuộc đối thoại đặc sắc, thông qua đó thể hiện rõ nét nội tâm, tính cách nhân vật.
- Giọng văn tự nhiên, nhẹ nhàng; lối kể chuyện chân thật, tỉ mỉ, giàu cảm xúc.