Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Chủ đề 7: Em với Thiên nhiên và môi trường | Kết nối tri thức
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức trọn bộ cả năm là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm những nội dung của giờ lên lớp dạy học, mục đích mà giáo viên cần hướng đến, nội dung, phương hướng, cách thức hay những hoạt động cụ thể của thầy và học sinh. Vậy dưới đây là trọn bộ giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức mời các bạn tải tại đây
Chủ đề: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TUẦN 1
CHỦ ĐỀ 7. EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
( TỔNG 15 TIẾT/5 TUẦN) YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau chủ đề này, HS:
- Thiết kế được sản phẩm thể hiện được vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam
thắng cảnh của địa phương.
- Tổ chức được sự kiện giới thiệu được vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam
thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn.
- Sưu tầm được tài liệu và viết được báo cáo về thiên tai và thiệt hại do thiên tai
gây ra cho địa phương trong một số năm.
- Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về
những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai
A. SINH HOẠT DƯỚI CỜ
CHỦ ĐỀ 7. EM VỚI THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:
– Có kiến thức hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương 2. Năng lực
– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ. 3. Phẩm chất
– Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tập trên lớp.
– Trách nhiệm: ý thức tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
– Yêu nước: Yêu thiên nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Máy tính, máy chiếu, tăng âm loa đài.
– Kịch bản chương trình tổ chức thi hùng biện về cảnh quan thiên nhiên, danh lam
thắng cảnh ở địa phương
– Một số phần quà để trao thưởng cho phần thi hùng biện của HS.
– Bài thuyết trình về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
PHẦN 1: NGHI LỄ CHÀO CỜ (10 phút)
– HS lớp trực tuần điều khiển lễ chào cờ và nhận xét thi đua.
– GV trực tuần hoặc TPT/ đại diện BGH bổ sung nhận xét, phát cờ thi đua (nếu có).
– Đại diện BGH phổ biến công việc tuần mới.
PHẦN 2: SINH HOẠT DƯỚI CỜ THEO CHỦ ĐỀ
Chủ đề: Thi thuyết trình về một cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của
tỉnh Lạng Sơn (25 – 30 phút) 1. Mục tiêu
– Thuyết trình về một cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của tỉnh Lạng Sơn .
– Rèn luyện được sự tự tin khi thuyết trình trước tập thể.
2. Nội dung – Tổ chức thực hiện
– Các khối lớp thi thuyết trình:
+ Đại diện các khối lớp lần lượt thuyết trình.
+ Ban giám khảo chấm điểm. + Nhận xét/khen thưởng.
– Một số câu hỏi trắc nghiệm đố vui gắn với nội dung thuyết trình: HS toàn
trường nghe và chọn phương án trả lời. HS trả lời đúng đáp án sẽ được thưởng.
Câu 1: Thác Đăng Mò thuộc huyện nào của tỉnh Lạng Sơn? A. Huyện Cao Lộc. B. Huyện Bình Gia. C. Huyện Văn Lãng.
Câu 2: Chùa Tân Thanh thuộc huyện nào của tỉnh Lạng Sơn? A. Huyện Hữu Lũng. B. Huyện Chi Lăng. C. Huyện Văn Lãng.
Câu 3: Em hãy kể tên một số danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Lạng Sơn? - Cột cờ Phai Vệ.
- Động Tam Thanh, Nhị Thanh.
- Di tích Thành nhà Mạc....
IV. ĐÁNH GIÁ (5 phút)
TPT đánh giá toàn bộ quá trình tham gia hoạt động và khen ngợi các lớp/HS đã
tích cực tham gia, có thái độ cổ vũ văn minh.
V. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
– Chia sẻ với bạn bè các hoạt động đã được trải nghiệm.
– Tiếp tục thể hiện sự tích cực tuyên truyền về việc bảo vệ cảnh quan thiên
nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương
B - HOẠT ĐỘNG GD THEO CHỦ ĐỀ
TIẾT 1 : CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN QUÊ HƯƠNG TÔI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
- Biết về các cảnh quan thiên nhiên, danh lam tươi đẹp của quê hương; Tuyên
truyền, thực hiện được các hành vi, việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh tại địa phương 2. Năng lực
a. Năng lực chung: Phát triển năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo.
b. Năng lực riêng: Tự chủ, thuyết trình bày tỏ cảm xúc. 3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên xung quanh mình.
- Yêu nước: Yêu và tự hào về những cảnh quan thiên nhiên của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. GV chuẩn bị: Máy tính, loa, tình huống, giấy A4, một số câu hỏi trắc nghiệm,
video ngắn, giấy A3, bút dạ. 2. HS chuẩn bị:
- Sách giáo khoa, vở ghi, sách bài tập
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG: HĐ KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo bầu tâm thế, sự chú ý vào bài học
b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”
c. Sản phẩm: Tinh thần phấn khởi trước khi vào giờ học. d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”
- 10 huyện và 1 thành phố.
- Em hãy kể tên các huyện, thành phố
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ? - HS Trả lời
- GV khen ngợi những học sinh nhanh
nhẹn, kể tên được các huyện thị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- GV Dẫn dắt vào bài học:
1. KHÁM PHÁ: Tìm hiểu cảnh quan ở thiên nhiên quê hương em
a. Mục tiêu: Giúp HS biết thêm các địa điểm cảnh quan, danh lam đẹp ở địa phương
b. Nội dung: Xem video và kể tên các cảnh quan
c. Sản phẩm: Biết về các cảnh quan thiên nhiên ở Lạng Sơn d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
GV chiếu video về cảnh đẹp thiên nhiên, Kể được tên các danh lam thắng cảnh
danh lam thắng cảnh ở Lạng Sơn
của Lạng Sơn: Thành nhà Mạc, Động - HS theo dõi video. Tam Thanh Nhị Thanh,...
- GV Đặt câu hỏi: HS kể tên các địa
điểm thiên nhiên, danh lam thắng cảnh
trong video đề cập đến?
- HS Trả lời, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.
2. KẾT NỐI: Nhận biết những hành vi và việc làm cần bảo vệ cảnh quan thiên
nhiên, danh lam thắng cảnh
a. Mục tiêu: HS nhận biết được những hành vi, việc làm cần bảo vệ những cảnh quan
thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
b. Nội dung: Thảo luận cặp đôi, làm bài tập trắc nghiệm
c. Sản phẩm: HS biết được hành động, việc làm đúng/sai để có trách nhiệm bảo vệ
cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- GV cho HS quan sát 5 hình ảnh về Câu trả lời của HS:
hành động bảo vệ thiên nhiên, 5 hình - Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, danh
ảnh về hành động tác động xấu tới thiên lam thắng cảnh: Trồng cây xanh, bỏ rác nhiên. đúng nơi quy định....
? Em hãy xếp nội dung các bức ảnh theo - Hành động làm ảnh hưởng tới cảnh
2 nhóm: những hành động bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh:
quan thiên nhiên; những hành động tác Vứt rác bừa bãi, trèo cây, bẻ cành...
động xấu tới cảnh quan thiên nhiên?
- HS quan sát, làm việc cặp đôi. - Trả lời, bổ sung
- GV chuẩn hóa kiến thức.
3. THỰC HÀNH: Tìm hiểu việc tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.
a. Mục tiêu: Giúp HS biết cách tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.
b. Nội dung: Cho HS thảo luận theo bàn về hành vi đúng sai trong việc bảo tồn cảnh
quan, danh lam thắng cảnh; Quan sát hình ảnh, dựa vào đó để viết 1 hoặc 2 thông
điệp tuyên truyền việc bảo vệ, gìn giữ cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh.
c. Sản phẩm: Khả năng sáng tạo và tính liên hệ thực tiễn. d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
GV hướng dẫn HS quan sát các hình Câu trả lời của HS
ảnh núi Mẫu Sơn, Thành nhà Mạc với - Đưa ra được một số thông điệp: nhiều rác thải
“MỘT HÀNH ĐỘNG ĐẸP CỦA - HS quan sát
BẠN HÔM NAY ĐỂ CÓ NHIỀU
- GV đưa ra câu hỏi: Em hãy nhận xét ý CẢNH QUAN ĐẸP NGÀY MAI”.
thức độ của khách du lịch? Nghe và ghi nhớ
- HS trả lời, nhận xét. - GV chốt lại nội dung.
GV yêu cầu HS lên ý tưởng, viết thông
điệp lên giấy A3 về việc bảo vệ cảnh
quan thiên nhiên và danh lam thắng cảnh. - HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm trình bày sản phẩm, nhận
xét phần làm việc và sản phẩm của các nhóm.
- GV nhận xét kết quả làm việc nhóm,
kịp thời khen ngợi nhóm làm việc tốt,
động viên các nhóm chưa thực sự tích cực.
4. VẬN DỤNG Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ cảnh quan thiên
nhiên, danh lam thắng cảnh
a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để hiểu thêm về trách nhiệm bản
thân trong việc tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh
b. Nội dung: Làm bải tập trắc nghiệm củng cố kiến thức, vẽ tranh hoặc sưu tầm tranh
ảnh về danh lam, thắng cảnh để giới thiệu vào tiết sau
c. Sản phẩm: HS biết và nhận thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân với việc
tuyên truyền bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
GV phát phiếu học tập yêu cầu HS ghi Câu trả lời của HS
tên những việc em và các bạn đã làm, sẽ
làm để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên ở
địa phương vào các cột tương ứng. Việc đã làm Việc sẽ làm
- HS làm việc theo nhóm bàn, trình bày, nhận xét.
- GV nhận xét chung và chốt lại nội dung kiến thức.
GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS: Nghe và ghi nhớ
Em hãy vẽ 1 bức tranh về danh lam
thắng cảnh tại tỉnh Lạng Sơn mà em biết?
- HS thực hiện theo 6 nhóm theo yêu cầu của GV.
GV hướng dẫn HS chia sẻ và cảm nhận Chia sẻ và ghi nhớ về giờ học:
- Sau khi học xong nội dung bài học chủ
đề hôm nay em có suy nghĩ gì? Từ đó
em thấy mình cần có trách nhiệm gì với
những cảnh quan thiên nhiên ở tỉnh
Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung? GV Chốt lại giờ học.
C. SINH HOẠT LỚP THEO CHỦ ĐỀ
1. SƠ KẾT TUẦN VÀ THÔNG QUA KẾ HOẠCH TUẦN SAU
* Lớp trưởng kiểm điểm các nội dung làm được và chưa được trong tuần
* GV đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần và triển khai các hoạt động
GD của tuần tiếp theo.
2. SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:
- HS Biết thêm về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương và Việt Nam. 2. Năng lực:
a. Năng lực chung: Phát triển năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo.
b. Năng lực riêng: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ 3. Phẩm chất
– Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tập trên lớp.
– Yêu nước, trách nhiệm: Thể hiện sự hiểu biết và sáng tạo trong việc giới thiệu
các cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương và tuyên truyền cho
người thân cùng có ý thức, trách nhiệm bảo tồn cảnh quan, danh lam..
II. Tổ chức thực hiện (1) Khởi động:
Chơi trò chơi: Tiếp sức
Phổ biến luật chơi: Trong thời gian 2 phút hai đội chơi (mỗi đội gồm 5
người chơi) lần lượt viết các đáp án lên bảng theo hình thức tiếp nối nhau. Sau 3
phít đội nào viết được nhiều đáp án hơn sẽ là đội chiến thắng.
- GV đặt câu hỏi: Kể tên các danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở các tỉnh phía
Bắc nước ta mà em biết ?
Gợi ý: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Sa Pa (Lào Cai), Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang).....
- GV Khen ngợi đội chiến thắng, động viên đội có kết quả thấp hơn.
- Chốt lại phần trò chơi dẫn dắt vào nội dung bài dạy.
(2) Kết nối/ Thực hành
- Tổ chức đoán biết cảnh quan thiên nhiên qua Trò chơi "Tôi là ai".
Cách chơi: Chia 2 đội theo dãy bàn. GV trình chiếu câu hỏi, mỗi câu đúng
sẽ có một miếng ghép lộ ra để xuất hiện dần di tích đang nói đến. HS giơ tay phát biểu
Có các gợi ý từ mức khó (GV Đưa ra các gợi ý: Trả lời ngay gợi ý 1 - 15
điểm, gợi ý 2 - 10 điểm; gợi ý 3 - 5 điểm). Đội nào trả lời được nhiều điểm, đội đó thắng.
(1) Di tích lịch sử Ải Chi Lăng ở huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
a. Là di tích được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào năm 1962
b. Di tích này nằm ở huyện Chi Lăng.
c. Gắn với chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang năm 1427.
(2) Danh lam thắng cảnh " Núi Mẫu Sơn"
a. Được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2013.
b. Có địa hình khá phức tạp, đa dạng, độ cao trung bình khoảng 800 đến 1000m.
c. Nằm ở địa phận của hai huyện: Cao Lộc và Lộc Bình.
(3) Di tích Chùa Tiên, Giếng Tiên.
a. Được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1992.
b. Là cụm di tích bào hàm nhiều giá trị văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc với hệ thống
các tích truyện dân gian, văn bia cổ, tượng thờ cổ.....
c. Nằm trong lòng núi Đại Tượng thuộc địa phận phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.
(4) Di tích cột cờ Núi Phai Vệ.
a. Còn được gọi là “hòn non bộ của Lạng Sơn”.
b. Nằm ở phía đông của phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn.
c. Nằm trên núi Phai Vệ với độ cao khoảng 80m, bao gồm 535 bậc đá.
(Sau mỗi đáp án của miếng ghép, GV cho HS chia sẻ thêm những hiểu biết về cảnh
quan, danh lam đó. Sau đó GV mở rộng thêm thông tin, cho HS quan sát thêm một
số hình ảnh minh họa cụ thể)
* Triển lãm về tranh ảnh đã sưu tầm về cảnh quan thiên nhiên đẹp của tỉnh Lạng Sơn.
- GV yêu cầu 6 nhóm chuẩn bị các nội dung triển lãm qua các bức tranh của 06
nhóm đã chuẩn bị trước.
- GV yêu cầu 2 nhóm lên thuyết trình tranh của nhóm mình.
+ GV khen ngợi ý thức của các nhóm, đánh giá ý thức của các cá nhân tích cực (3) Vận dụng
- Cho HS chia sẻ cảm xúc về nội dung của buổi sinh hoạt lớp; những kiến
thức nào được hình thành; Bản thân em rút ra được bài học gì trong việc bảo vệ các
danh lam thắng cảnh ở địa phương và di sản thế giới ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng và VN nói chung.
- Khuyến khích HS tuyên truyền cho người thân bạn bè việc bảo cùng bảo
vệ cảnh quan thiên nhiên đẹp.
- Sưu tầm tranh, ảnh, video… về bảo vệ các loài động vật hoang dã, nhận
diện những hành vi nên/ không nên làm khi đến thăm quan các danh lam thắng
cảnh, chuẩn bị tuần SHL tiếp theo.