Đoạn thứ ba chiếm số lượng câu từ lớn nhất, từ "Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa" đến
"Cũng chưa thấy xưa nay" Nguyễn Trãi đã dùng trang dài nhất để tổng kết lại cuộc chiến đấu
vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn vừa qua. Một lần nữa khẳng định sức mạnh dân tộc, ý chí
chiến đấu mãnh liệt của dân tộc và kết quả tất yếu mà Đại Việt xứng đáng nhận được. Cuộc
chiến đấu nào lúc bắt đầu cũng gặp nhiều khó khăn, nghĩa quân Lam Sơn cũng không nằm
ngoài việc ấy. Ban đầu, quân ta phải đối mặt với vấn đề lương thực, vũ khí thiếu thốn, đội quân
còn ít ỏi, thưa thớt, người tài, tuấn kiệt thì hiếm hoi. Nhưng "trong cái khó ló cái khôn", khó
khăn ấy không làm nghĩa quân nhụt chí mà trái lại họ dùng trí tuệ để tìm ra những chiến thuật
hay trong đánh trận.
"Lấy yếu thắng mạnh
Lấy ít địch nhiều"
Cùng với người lãnh đạo anh minh, sáng suốt, nghĩa quân ngày một lớn mạnh, sức chiến
đấu hăng say. Thắng lợi liên tiếp, càng đánh càng hăng, thu về bao chiến công giòn giã. Quân
Minh thất bại trong nhục nhã ê chề, kẻ phi nghĩa làm sao có thể tránh khỏi hai từ "thất bại".
Đoạn cuối bài cáo, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi tuyên bố hùng hồn về việc kết thúc
chiến tranh và khẳng định nền độc lập, thái bình vững bền của dân tộc.
Bình Ngô đại cáo chiếm trọn tình cảm của nhân dân và của người đọc qua bao thế hệ
không chỉ bởi nội dung sâu sắc mà còn tài năng nghệ thuật tài tình của tác giả Nguyễn Trãi. Bài
cáo giàu sức thuyết phục bởi ngôn từ sắc bén, lí lẽ chính xác, lập luận đúng đắn. Các hình ảnh,
hình tượng nghệ thuật giàu sức gợi, lối viết giàu cảm xúc. Các thủ pháp liệt kê, so sánh, đối
lập,....được vận dụng linh hoạt, phù hợp. Giọng điệu thơ thay đổi linh hoạt, khi căm phẫn trước
sự man rợ quân thù, khi xót xa, đồng cảm trước khổ đau nhân dân, khi mãnh liệt sục sôi trong
tái hiện cuộc chiến đấu, khi lại hùng hồn, trình trọng để tuyên bố hòa bình, dẹp yên bóng giặc.
Bình Ngô đại cáo được xem là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai sau Nam quốc sơn hà –
Lý Thường Kiệt. Tuy vậy mỗi tác phẩm lại có vị thế riêng. Nếu ở Nam quốc sơn hà, chủ quyền
được khẳng định trên 2 phương diện: bờ cõi, vua được ghi trong sách trời – lực lượng siêu
nhiên thần bí thì trong Bình ngô đại cáo, chủ quyền được khẳng định trên nhiều phương diện
hơn: tên nước, nền văn hiến, bờ cõi, phong tục, triều đại, anh hùng, hào kiệt – các phương diện
sánh ngang với Trung Quốc. Đặc biệt, nếu Nam quốc sơn hà khẳng định chủ quyền của nước
chính là chủ quyền của vua thì Bình ngô đại cáo, Nguyễn Trãi quan niệm lấy dân làm gốc, yêu
nước là yêu nhân dân.
2/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập. Đây chính là văn kiện khai sinh ra nước
Việt Nam mới; mở ra một kỷ nguyên của độc lập, tự do, hạnh phúc. Trong cái đanh thép,
quyết liệt của Tuyên ngôn độc lập, ta vẫn nghe thấy những âm vang của Nam quốc sơn hà
trên sông Như Nguyệt và cái hào sảng của Bình Ngô đại cáo thuở Nguyễn Trãi cầm gươm
và đánh giặc
Tác phẩm Đại cáo bình Ngô là áng văn giàu giá trị, là bản tuyên ngôn độc lập hào hùng
của nước Đại Việt. Đọc bài cáo, em hiểu thêm về những nỗi đau của nhân dân, hiểu thêm về
lịch sử huy hoàng của dân tộc. Và qua đó, em ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân mình khi
sống trong thời đại hôm nay, phải biết yêu quê hương đất nước, biết sống hết mình để dựng xây
và phát triển quê hương, xứng đáng với bao hy sinh của cha anh đi trước.