Giáo án và định hướng - Giáo dục học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Con người là thực thể sống tồn tại, hoạt động trong thế giới khách quan, con người phải nhận thức, tỏ thái độ và hành động với thế giới ấy. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

ĐIỂM
Cán bộ chấm thi 1
Lê Minh
Cán bộ chấm thi 2
Mục lục
I . MỞ ĐẦU_________________________________________________________________2
II. NỘI DUNG_______________________________________________________________2
1. NHẬN THỨC CẢM TÍNH_______________________________________________2
1.1. Cảm giác__________________________________________________________2
1.1.1. Khái niệm______________________________________________________2
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của cảm giác________________________________3
1.1.3. Vai trò của cảm giác______________________________________________3
1.1.4. Các quy luật của cảm giác_________________________________________4
1.2. Tri giác____________________________________________________________6
1.2.1. Khái niệm______________________________________________________6
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của tri giác__________________________________6
1.2.3. Vai trò của tri giác_______________________________________________7
1.2.4. Các quy luật của tri giác___________________________________________7
2. NHẬN THỨC LÍ TÍNH_________________________________________________11
2.1. Tư duy___________________________________________________________11
2.1.1. Khái niệm chung về tư duy_______________________________________11
2.1.2. Các giai đoạn của quá trình tư duy:_________________________________13
2.1.3. Các thao tác tư duy______________________________________________14
2.1.4. Các loại tư duy và vai trò của chúng________________________________15
2.2. Tưởng tượng______________________________________________________17
2.2.1. Khái niệm chung về tưởng tượng___________________________________17
2.2.2. Các loại tưởng tượng____________________________________________19
2.2.3. Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng____________________________21
2.3. Mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng________________________________22
2.3.1. Những điểm giống và khác nhau:__________________________________22
2.3.2. Mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng_____________________________23
3. TRÍ NHỚ______________________________________________________________23
3.1. Khái niệm trí nhớ___________________________________________________23
3.1.1. Định nghĩa trí nhớ________________________________________________23
3.1.2. Vai trò của trí nhớ_________________________________________________23
3.1.3. Cơ sở sinh lí của trí nhớ____________________________________________24
3.1.4. Một số quan điểm tâm lí học về sự hình thành trí nhớ____________________24
3.2. Các loại trí nhớ______________________________________________________24
3.2.1. Trí nhớ vận động, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ hình ảnh và trí nhớ từ ngữ - logic__24
3.2.2. Trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định__________________________25
3.2.3. Trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn___________________________________26
3.3. Các quá trình cơ bản của trí nhớ________________________________________26
3.3.1. Quá trình ghi nhớ_________________________________________________26
3.3.2. Quá trình giữ gìn_________________________________________________28
3.3.3. Quá trình tái hiện_________________________________________________28
3.4. Làm thế nào để có trí nhớ tốt?__________________________________________31
3.4.1. Để ghi nhớ tốt cần________________________________________________31
3.4.2. Để giữ gìn tốt cần_________________________________________________31
3.4.3. Để hồi tưởng cái đã quên tốt cần_____________________________________31
1
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
I . MỞ ĐẦU
Con người là thực thể sống tồn tại, hoạt động trong thế giới khách quan, con
người phải nhận thức, tỏ thái độ và hành động với thế giới ấy. Nhận thức, tình
cảm và hành động là ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người. Trong quá
trình hoạt động, con người phải nhận thức, thông qua hoạt động nhận thức, hiện
thực xung quanh và hiện thực của bản thân được phản ánh, trên cơ sở đó con
người tỏ thái độ, tình cảm và hành động. Việc nhận thức thế giới có thể đạt tới
những mức độ khác nhau: từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Mức độ
thấp nhất của nhận thức là nhận thức cảm tính, bao gồm cảm giác và tri giác;
mức độ cao hơn là nhận thức lý tính, bao gồm tư duy và tưởng tượng. Nhận thức
cảm tính và nhận thức lý tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và chi
phối lẫn nhau.
Sau quá trình nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, kết quả mà chúng xuất ra
sẽ được ghi lại trong bộ não người với mức độ đậm nhạt khác nhau và khi cần
thiết nó lại được xuất hiện. Sự ghi lại trong đầu và sự xuất hiện lại những dấu ấn
ấy được gọi là trí nhớ.
Trong tâm lý của một con người bình thường, nhận thức cảm tính, nhận thức lý
tính và trí nhớ luôn đi liền với nhau, tác động lẫn nhau, bổ sung và hoàn thiện
lẫn nhau, không thể tách rời.
II. NỘI DUNG
1. NHẬN THỨC CẢM TÍNH
1.1. Cảm giác
1.1.1. Khái niệm
Cảm giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự
vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của con người.
Ví dụ: Khi chạm tay vào đá, ta thấy lạnh. Lúc này đá đang trực tiếp tác động vào
xúc giác của ta, thuộc tính riêng lẻ của đá là lạnh.
2
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của cảm giác
Cảm giác là một quá trình tâm lý ( có mở đầu, diễn biến, kết thúc một cách rõ
ràng, cụ thể). Cảm giác chỉ xuất hiện khi bị kích thích trực tiếp. Khi kích thích
ngừng thì cảm giác đó cũng ngừng lại. Ví dụ khi ta ăn chanh cảm thấy chua, chỉ
cần rửa sạch nước chanh trong miệng và không ăn nữa là không cảm thấy chua.
Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính cụ thể của sự vật, hiện tượng thông qua
hoạt động của từng giác quan riêng lẻ. Ví dụ: Trong câu chuyện “Thầy bói xem
voi”, mỗi người chỉ nhận thức con voi thông qua một giác quan duy nhất là xúc
giác.
Cảm giác của con người mang bản chất xã hội. Điều này được thể hiện ở 4 khía
cạnh. Thứ nhất, đối tượng phản ánh của cảm giác ở người không chỉ là những
thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng mà còn phản ánh những thuộc tính
được con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động, giao tiếp. Thứ hai. cơ chế
sinh lý của cảm giác người không chỉ phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống tín
hiệu thứ nhất (tính sinh học, gồm nghe, nhìn, cảm nhận,…) mà còn chịu sự chi
phối của hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai (hệ thống ngôn ngữ). Thứ ba,
cảm giác ở người chỉ là mức độ định hướng đầu tiên, sơ đẳng nhất và nó chịu
ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lí khác ở con người; ví dụ khi chúng ta
buồn bã thì cảm thấy ăn không ngon. Cuối cùng, cảm giác của người được phát
triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động, giáo dục. Ví dụ:
Thông qua hoạt động nghề nghiệp, trực giác của cảnh sát nhạy cảm hơn người
bình thường, chỉ cần nghe một người nói là biết người đó nói thật hay nói dối.
1.1.3. Vai trò của cảm giác
Trong cuộc sống nói chung và trong các hoạt động nhận thức nói riêng của con
người, cảm giác có 4 vai trò quan trọng nhất.
Trước hết, cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong hiện
thực khách quan, tạo nên mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể người và môi trường
xung quanh.
Thứ hai, cảm giác là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các hình thức nhận thức
cao hơn. Vì chỉ khi có cảm giác về một sự vật, hiện tượng, chúng ta mới biết nó
3
đang tồn tại và nắm được những đặc tính bên ngoài của nó, từ đó bắt đầu hình
thành quá trình tri giác, tư duy, tưởng tượng.
Thứ ba, cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bào trạng thái hoạt động ủa vỏ
não, nhờ đó đảm bảo hoạt động thần kinh của con người được bình thường.
Cuối cùng, cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan
trọng đối với những người khuyết tật. Ví dụ những người khiếm thị dựa vào xúc
giác để đọc chữ, phân biệt sự vật này với sự vật khác, con người này với con
người khác.
1.1.4. Các quy luật của cảm giác
1.1.4.1. Quy luật ngưỡng cảm giác
Muốn có cảm giác thì phải có kích thích. Tuy nhiên cường đô } kích thích phải đạt
đến đô } nhất định mới có thể gây ra được cảm giác. Mức đô } đó được gọi là
ngư~ng cảm giác. Cảm giác có 2 ngư~ng: Ngư~ng cảm giác phía trên và
ngư~ng cảm giác phía dưới.
Ngư~ng cảm giác phía dưới là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây cảm giác.
Khả năng cảm nhận được kích thích này gọi là độ nhạy cảm của cảm giác. Ví dụ
hầu hết mọi người có thể nghe được các tần số âm thanh trong khoảng từ 16 -
20.000Hz, ai có thể nghe được những âm thanh nhỏ hơn 16Hz thì được gọi là
“tai thính”.
Ngư~ng cảm giác phía trên là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn gây được
cảm giác. Ví dụ, ngư~ng phía trên của thị giác con người là những sóng ánh
sáng có bước sóng là 760nm. Những người chỉ có thể nhìn thấy khi bước sóng
cao thì mắt họ kém.
Cảm giác còn phản ánh sự khác nhau giữa các kích thích nhưng kích thích phải
có một tỉ lệ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay về tính chất thì ta mới cảm
thấy có sự khác nhau giữa hai kích thích. Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường
độ hay tính chất của hai kích thích đủ để phân biệt sự khác nhau giữa chúng gọi
là ngư~ng sai biệt. Ngư~ng sai biệt của mỗi cảm giác là một hằng số. Ví dụ như
đối với thị giác là 1/100, thính giác là 1/10,…
4
Ngư~ng cảm giác phía dưới và ngư~ng sau biệt tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của
cảm giác và độ nhạy cảm sai biệt. Ngư~ng cảm giác phía dưới càng thấp thì độ
nhạy của cảm giác càng cao, ví dụ như người nghe được âm thanh càng nhỏ thì
tai càng thính. Ngược lại, ngư~ng sai biệt càng nhỏ thì độ nhạy cảm sai biệt
càng cao. Những ngư~ng này khác nhau ở từng loại cảm giác và ở từng người.
1.1.4.2. Quy luật thích ứng của cảm giác
Để phản ánh được tốt nhất và bảo vê } } thần kinh, cảm giác của con người có
khả năng thích ứng với kích thích. Thích ứng là khả năng thay đổi đô } nhạy cảm
của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường đô } kích thích: khi cường đô }
kích thích tăng thì đô } nhạy cảm giảm và ngược lại, đô } nhạy cảm tăng khi cường
đô } kích thích giảm. Ví dụ, khi nghe thấy âm thanh quá to (cường độ kích thích
tăng) thì tai chúng ta sẽ bị ù đi (độ nhạy cảm giảm). Nhờ có sự thích ứng này mà
thính giác con người được bảo vệ.
Tất cả các giác quan đều tuân theo quy luâ }t thích ứng. Tuy nhiên mức đô } khác
nhau. Cảm giác thị giác, khứu giác có khả năng thích ứng cao. Cảm giác đau có
khả năng thích ứng thấp. Tuy nhiên, khả năng thích ứng của cảm giác có thể
thay đổi và phát triển do rèn luyện và tính chất nghề nghiệp. Ví dụ như những
người làm việc ở Bắc Cực sẽ có khả năng chịu lạnh cao hơn người bình thường.
1.1.4.3. Quy luâ 0t tác đô0ng l3n nhau giữa các cảm giác
Các cảm giác không tồn tại đô }c lâ }p mà luôn tác đô}ng qua lại lẫn nhau. Do sự tác
đô }ng qua lại như vâ }y, tính nhạy cảm của cảm giác bị thay đổi. Kích thích yếu lên
cơ quan phân tích này lại làm tăng đô } nhạy cảm của giác quan kia. Ngược lại,
tác đô }ng mạnh lên giác quan này làm giảm đô } nhạy cảm của cơ quan phân tích
khác.
Ví dụ khi vết thương lên da non, chúng ta hay gãi. Khi gãi, vết thương lại rách ra
và chúng ta cảm thấy đau. Khi đó cảm giác đau sẽ làm ta quên đi cảm giác ngứa.
Sự tác động có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại
hay khác loại. Tương phản chính là hiện tượng tác động qua lại giữa các cảm
giác cùng loại. Đó là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh
hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời.
5
Có hai loại tương phản tương phản nối tiếp và tương phản đồng thời. Tương
phản nối tiếp là tương phản khi hai kích thích tác động nối tiếp nhau lên một cơ
quan cảm giác, còn tương phản đồng thời xảy ra khi hai kích thích tác động
cùng một lúc lên cơ quan cảm giác ( ví dụ khi một cô gái xinh đẹp mặc vào bộ
đồ lộng lẫy, ta sẽ thấy cô gái đó càng xinh đẹp hơn).
1.2. Tri giác
1.2.1.Khái niệm
Tri giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài
của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta.
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của tri giác
Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở những cảm giác, nó có sự phản
ánh cao hơn so với cảm giác. Vì vậy, tri giác có những đặc điểm giống với cảm
giác nhưng cũng có những đặc điểm khác với cảm giác:
Cảm giác Tri giác
Giống
nhau
- Đều là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bên ngoài của
sự vật, hiện tượng.
- Chỉ phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp
Khác nhau Phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính
bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
VD: Khi ta bị bịt mắt và đặt một
vật trên tay, ta chỉ cảm thấy vật
đó tròn, nhẵn
Phản ánh trọn vẹn các thuộc tính
bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
VD: Khi ta ăn một quả cam, dựa
vào khứu giác, vị giác, thị giác,
ta biết đó là một quả cam.
Phản ánh sự vật, hiện tượng theo
những cấu trúc nhất định.
Là quá trình tích cực được gắn
liền với hoạt động của con
người.
1.2.3. Vai trò của tri giác
Trước hết, tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính, nhất là ở người
trưởng thành. Thứ hai, tri giác là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng
6
hành vi và hoạt động của con người trong môi trường xug quanh. Đặc biệt, hình
thức tri giác cao nhất, tích cực nhất, chủ động và có mục đích là quan sát, đã làm
cho tri giác của con người khác xa tri giác của con vật.
Quan sát là loại tri giác có chủ định, nhằm xác định các đặc điểm của đối tượng
qua những biểu hiện như: hành động, cử chỉ, cách nói năng,... Quan sát có nhiều
hình thức: quan sát toàn diện hay quan sát bộ phận, quan sát có trọng điểm, quan
sát trực tiếp hay gián tiếp,…Phương pháp quan sát cho phép ta thu thập các tài
liệu cụ thể, khách quan trong các điều kiện tự nhiên của con người, do đó có
nhiều ưu điểm. Bên cạnh các ưu điểm nó cũng có những hạn chế sau: mất thời
gian, tốn nhiều công sức,…
1.2.4. Các quy luật của tri giác
1.2.4.1. Quy luật về tính đối tượng
Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện
tượng của thế giới bên ngoài. Hình ảnh ấy một mặt phản ánh đặc điểm của đối
tượng mà ta tri giác, mặt khác là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.
Ví dụ khi hai cô gái cùng nhau bàn luận về một cái váy, cô gái A đưa ra nhận
xét: “Cái váy này rất hợp với dáng của cậu, cậu nên mua nó”. Nhưng ngược lại,
cô gái B lại nói: “Lần trước tớ đã mua chiếc váy này, nhưng vì không hợp nên
phải trả lại đấy. Mặc nó vào tớ thấy tớ mập hơn.” Như vậy, cả A và B đều nói về
một chiếc váy, cả hai đều nói được đặc điểm về chiếc váy đó nhưng mỗi người
đều phản ánh nó bằng một cách riêng. Sự khác nhau này dựa vào thế giới quan
và trải nghiệm riêng của mỗi người.
1.2.4.2. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
Tri giác của người không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật, hiện tượng
đang trực tiếp tác động vào giác quan, mà chỉ tách ra một số tác động trong vô
vàn những tác động ấy để tri giác một đối tượng nào đó. Những sự vật nào càng
được phân biệt với bối cảnh (được tách ra khỏi bối cảnh) thì càng được tri giác
dễ dàng, đầy đủ hơn. Sự lựa chọn trong tri giác không có tính chất cố định, vai
trò của đối tượng và bối cảnh có thể giao hoán cho nhau. Kinh nghiệm của chủ
7
thể về đối tượng nào càng phong phú thì chủ thể sẽ dễ chọn đối tượng đó làm tri
giác.
Ví dụ khi đi mua sắm, đàn ông thường chỉ chú ý đến thứ anh ta cần mua (sự lựa
chọn của tri giác), tách nó ra khỏi vô vàn đồ vật khác, không bị những thứ không
liên quan làm xao nhãng; vậy nên quá trình mua sắm của đàn ông thường nhanh
hơn phụ nữ.
1.2.4.3. Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác
Khi tri giác một sự vật, hiện tượng; bằng kinh nghiệm và vốn hiểu biết của
mình, con người có khả năng gọi tên và phân loại nó vào một nhóm nhất định.
Ví dụ khi quen một chàng trai, một cô gái sẽ dựa trên cách ăn nói, hành động, cử
chỉ của anh ta để “xếp” anh ta vào nhóm người tốt hay người xấu, đáng tin hay
không đáng tin, nên yêu hay không nên yêu.
Tuy nhiên, ngay cả khi tri giác một sự vật, hiện tượng không quen biết, ta vẫn cố
gắng ghi nhận trong đó một cái gì đó giống với các đối tượng mà ta đã quen biết
hoặc xếp nó vào một loại sự vật, hiện tượng đã biết, gần gũi nhất đối với nó.
Trên thực tế, biểu hiện của vấn đề này chính là câu: “Tôi tưởng là…” Tức là khi
người ta không biết sự vật đó là gì, nhưng vẫn cố liên hệ nó với cái gần nhất để
gọi tên. Ví dụ một người khi thấy một cái chai nhựa có đựng chất lỏng không
màu bên trong, anh ta sẽ lập tức cho rằng đó là nước lọc. Nhưng chỉ khi mở ra,
thậm chí phải uống vào; anh ta mới biết đó là rượu.
1.2.4.4. Quy luật về tính ổn định của tri giác
Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng không thay đổi
khi điều kiện tri giác thay đổi.
Ví dụ như khi ở trên núi cao vào ban đêm, chúng ta sẽ có cảm giác những ngôi
sao ở trong tầm với. Nhưng ta vẫn luôn biết rằng đó chỉ là cảm giác, những ngôi
sao vẫn còn ở rất xa và không thể vươn tay hái xuống được.
Ngoài ra, tính ổn định của tri giác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: do cấu trúc
của sự vật hiện tượng tương đối ổn định trong một thời gian nhất định, do cơ chế
tự điều chỉnh của hệ thần kinh cũng như vốn kinh nghiệm của con người về đối
8
tượng. ( sao trời vẫn luôn là những hành tinh to lớn cách xa Trái Đất và phần lớn
mọi người vẫn luôn ý thức được điều này).
Quy luật về tính ổn định của tri giác giúp chúng ta có cái nhìn bao quát, toàn
diện về một sự vật, sự việc. Tuy nhiên đôi khi lại dẫn đến cái nhìn phiến diện,
độc đoán, trong suy nghĩ hành động của con người. Ví dụ như quan niệm trọng
nam khinh nữ, ở nông thôn ngày nay vẫn có nhiều người giữ vững quan điểm
này, cho rằng như vậy mới đúng vì từ xưa cha ông ta đã quan niệm như vậy,
những người lớn trong gia đình cũng nói như vậy, và cuối cùng khi gặp người
phụ nữ nào họ cũng đưa ra tiêu chí công dung ngôn hạnh để làm chuẩn mực.
Nếu không đáp ứng được những tiêu chí đó thì người phụ nữ ấy sẽ bị họ lên án.
1.2.4.5. Quy luật tổng giác
Hiện tượng tổng giác là sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lí
con người, vào đặc điểm nhân cách của họ.
Ví dụ: Khi tâm trạng ta không vui thì nhìn vào một khung cảnh nào đó, dù nó có
đẹp đến đâu thì ta cũng thấy nó rất nhàm chán.
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” – Nguyễn Du
1.2.4.6. Ảo giác
Ảo giác là tri giác không đúng, bị sai lệch, tạo ra hình ảnh về đối tượng, hiện
tượng không có thật. Những hiện tượng này tuy không nhiều, song nó có tính
quy luật.
Ví dụ: Nhiều người khi đi trên sa mạc vắng vẻ hoang vu, bỗng nhiên thấy phía
trước mặt xuất hiện một hồ nước trong veo, mặt hồ lung linh gợn sóng, hai bên
hồ có cây cỏ tốt tươi, có người, nhà cửa… nhưng khi đi đến gần thì chẳng thấy
gì cả. Đây là hiện tượng ảo giác, song hiện tượng ảo giác này vẫn có tính quy
luật: Hơi nóng bốc lên đã tạo nên một tấm gương vô hình. Khi nhìn xuyên qua
đó (hay lăng kính), bao giờ mắt bạn cũng có chiều hướng hơi chúc xuống, vì vây
hiện tượng phản xạ và khúc xạ ánh sáng đã xảy ra. Nó bẻ cong đường đi của mắt
bạn và đẩy những hình ảnh cách xa hàng vạn dặm. Do vậy thứ bạn thấy có thể
cách đó rất xa chứ không phải ngay trước mắt như bạn thấy. Điều này cũng
9
giống như khi nhìn xuống mặt hồ và thấy được phía bên kia hồ trong khi mặt hồ
là mặt kính viễn vọng
Từ những vấn đề trên, ta có thể rút ra những đặc điểm chung của nhận thức
cảm tính (tri giác và cảm giác): Về nội dung phản ánh, nhận thức cảm tính chỉ
phản ánh những thuộc tính khách quan, cụ thể, bề ngoài của sự vật, những mối
liên hệ về không gian và thời gian. Về phương thức phản ánh, nhận thức cảm
tính chỉ phản ánh trực tiếp các giác quan chứ không phải là gián tiếp, sau đó
khái quát nó bằng ngôn ngữ. Cuối cùng, sản phẩm của hoạt động nhận thức
cảm tính là những hình ảnh cụ thể, trực quan về thế giới. Những đặc điểm này
cho thấy nhận thức cảm tính mới chỉ là mức độ nhận thức band dầu, sơ đẳng
trong toàn bộ quá trình nhận thức của con người.
Về những quy luật, cảm giác và tri giác có nhiều quy luật quan hệ chặt chẽ, bổ
sung cho nhau, góp phần làm phong phú nguyên liệu cảm tính cho các hoạt
động nhận thức cao hơn.
10
2. NHẬN THỨC LÍ TÍNH
2.1. Tư duy
2.1.1. Khái niệm chung về tư duy
Định nghĩa: Tư duy là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ, quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng
trong hiện thực khách quan mà trước đó con người chưa biết.
Bản chất của tư duy: Tư duy của con người mang bản chất xã hội. Điều này
được thể hiện ở 4 khía cạnh sau:
+ Mọi hành động tư duy đều dựa vào kinh nghiệm mà các thế hệ trước đã tích
lũy được. Ví dụ như vào tháng 4 năm nay, Tiến sĩ Đào Minh Sô, Trưởng bộ môn
chọn tạo giống cây trồng, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
thông tin đã lai tạo thành công giống lúa mới lấy tên Mắt rồng (SR20). Việc lai
tạo này không phải tự ông nghĩ ra, tự ông có được, mà phải dựa trên gen lúa cổ
truyền, dựa trên kinh nghiệm, nguyên lý, quy luật lai tạo,… của các nhà khoa
học thế hệ trước.
+ Tư duy sử dụng vốn từ ngữ làm phương tiện biểu đạt, khái quát và gìn giữ các
kết quả hoạt động nhận thức của loài người.
+ Quá trình tư duy được thúc đẩy bởi nhu cầu của xã hội. Ví dụ như trong đại
dịch COVID, con người có nhu cầu tìm ra cách phòng bệnh tuyệt đối nên các
nhà khoa học đã phải tư duy để nghiên cứu ra vacine phòng chống loại dịch này.
+ Tư duy mang tính tập thể. Ví dụ trong việc sản xuất điện thoại, người ta
không chỉ cần những nhân viên liên quan đến lĩnh vực sản xuất máy tính mà còn
cần sự kết hợp của rất nhiều người thuộc các ngành nghề lĩnh vực liên quan như
phần mềm, vật lý học, tin học, điện tử, kĩ thuật đồ họa, lập trình…
Đặc điểm của tư duy:
+ Tính “có vấn đề” của tư duy: Tư duy chỉ xuất hiện khi gặp những hoàn cảnh,
những tình huống có vấn đề (tình huống mới mà những phương pháp cũ không
đủ sức giải quyết) và nhận thức được những mâu thuẫn tồn tại trong vấn đề, có
nhu cầu giải quyết nó, phải có những tri thức cần thiết liên quan đến vấn đề.
11
Ví dụ khi hỏi một đứa trẻ 4 tuổi: “5+5 bằng mấy?” thì các em sẽ phải tư duy vì
chưa gặp câu hỏi này bao giờ, những kiến thức các em có chỉ là những con số
đơn lẻ. Nhưng đối với một người trưởng thành thì không cần tư duy cũng có thể
tìm ra câu trả lời.
+ Tính gián tiếp của tư duy: Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện trước hết ở
việc con người dùng ngôn ngữ để tư duy. Nhờ ngôn ngữ mà con người sử dụng
các kết quả nhận thức vào quá trình tư duy để hiểu được cái bản chất của sự vật,
hiện tượng. Ví dụ như trong giờ kiểm tra Văn, giáo viên đọc đề bài cho học sinh
chép. Trong đề bài có chứa yêu cầu học sinh cần phải hoàn thiện. Tức là học
sinh đang dùng ngôn ngữ để tư duy.
Ngoài ra, tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện ở chỗ: Trong quá trình tư
duy, con người sử dụng những công cụ, phương tiện để nhận thức được những
đối tượng mà ta không thể trực tiếp tri giác chúng. Ví dụ như khi bị sốt, chúng ta
đều biết cơ thể mình không ổn, nhưng không ổn đến mức nào thì cần phải đo
nhiệt kế mới biết được.
+ Tính trừu tượng và khái quát của tư duy:
Trừu tượng là gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ
thứ yếu không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy. Ví dụ
khi nói đến chiếc bàn ăn, ta sẽ gạt bỏ hết những thứ không cần thiết về nó như
màu sắc, chất liệu, kiểu dáng; chỉ giữ lại những thuộc tính cần thiết như: Có 4
chân, bên trên là một mặt phẳng, chuyên dùng để đặt đồ ăn lên trên.
Khái quát là hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại, một
phạm trù theo những thuộc tính, liên hệ, quan hệ chung nhất định. Ví dụ đối với
phép tính 0 x (x) = 0, ta có thể áp dụng nó với mọi biến số “x” trong nhiều
trường hợp khác nhau.
+ Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ: Tư duy mang tính có vấn đề, tính gián
tiếp, tính trừu tượng và khái quát là do nó gắn chặt với ngôn ngữ. Ngôn ngữ cố
định lại các kết quả của tư duy, là vỏ vật chất của tư duy và là phương tiện biểu
đạt của tư duy, ví dụ như khi Stephen Hawking muốn người khác biết về suy
nghĩ của ông cho rằng các sẽ phát ra thì ông phải nói ra, viết ra để lỗ đen bức xạ
12
người khác biết về nó. Ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là
những chuỗi âm thanh vô nghĩa. Tiếp tục với ví dụ trên, nếu người nào không
tìm hiểu về lĩnh vực vũ trụ học mà Stephen nghiên cứu, không có tư duy về nó
thì đối với họ những điều ông nói không có ý nghĩa gì.
+ Tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính:
Nhận thức cảm tính mang lại tư liệu cho quá trình tư duy. Ví dụ như khi nhìn
thấy một loại quả lạ (cảm giác thị giác), chúng ta sẽ tự đặt ra những câu hỏi:
“Quả này là quả gì? Nhìn nó giống cái gì? Mình đã từng gặp ở đâu chưa?” Vậy
là từ cảm giác nhìn mà quá trình tư duy bắt đầu xuất hiện.
Tư duy làm khả năng cảm giác của con người tinh vi, nhạy bén hơn và làm cho
tri giác của con người mang tính lựa chọn, ý nghĩa. Ví dụ như đối với những bác
sĩ đã công tác lâu năm, họ chỉ cần nhìn qua những biểu hiện của bệnh nhân là đã
chẩn đoán được người đó bị bệnh gì.
2.1.2. Các giai đoạn của quá trình tư duy:
13
2.1.3. Các thao tác tư duy
Phân tích – Tổng hợp
Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân tích đối tượng nhận thức thành những
“bộ phận”, những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ giữa chúng dể nhận
thức đối tượng sâu sắc hơn. Ngược lại, tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp
14
Nhận thức vấn đề
Xuất hiện các liên tưởng
Sàng lọc liên tưởng, hình
thành giả thuyết
Kiểm tra giả thuyết
Chính xác hóa Phủ địnhKhẳng định
Giải quyết vấn đề Hành động tư duy mới
nhất những “bộ phận”, thuộc tính, những thành phẫn đã được phân tách nhờ
phân tích hành một chỉnh thể. Hai thao tác này có mối quan hệ mật thiết với
nhau.
Ví dụ khi phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao,
học sinh sẽ phải chỉ ra ngoại hình, ngôn ngữ, xuất thân, mối quan hệ của hắn với
người làng Vũ Đại, diễn biến tâm lí nhân vật,… Sau khi phân tích, học sinh cần
tổng hợp tất cả những thông tin mình tìm được để đưa ra đánh giá khái quát nhất
về nhân vật Chí Phèo: Chí Phèo là người nông dân lương thiện bị lưu manh hóa
dưới xã hội cũ, là nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến trước năm
1945.
So sánh
So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự
đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các
đối tượng nhận thức.
Ví dụ khi chọn quần áo, người ta phải so sánh chất liệu, kiểu dáng, màu sắc,…
giữa nhiều cái với nhau để biết được bộ nào đẹp bộ nào xấu, bộ nào chất lượng
thấp, bộ nào chất lượng cao,…
Trừu tượng hóa và khái quát hóa
Trừu tượng hóa là dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những
mối liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết về phương diện nào đó và chỉ giữ
lại những yếu tố cần thiết để tư duy. Ví dụ khi nói đến cái bát, người ta sẽ bỏ đi
những thuộc tính như màu sắc, chất liệu, kiểu dáng và giữ lại những thuộc tính
cơ bản nhất của nó để tư duy: Đồ dùng có dạng bán cầu để đựng cơm, canh
Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để bao quát nhiều đối tượng khác nhau
thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ
chung nhất định. Ví dụ con người xếp sư tử, hổ, báo, mèo vào một họ là họ Mèo.
Lưu ý:
- Các thao tác tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhau
- Trên thực tế, các thao tác tư duy dan chéo nhau, không theo trình tự máy
móc.
15
- Không nhất thiết phải thực hiện tất cả các thao tác trên trong hành động tư
duy.
2.1.4.Các loại tư duy và vai trò của chúng
Có thể phân loại tư duy theo nhiều phương diện khác nhau:
Theo lịch sử hình thành và phát triển của tư duy (chủng loại và cá thể)
Theo phương diện này, tư duy được chia làm 3 loại, chúng quan hệ mật thiết với
nhau, bổ sung và chi phối lẫn nhau:
- Tư duy trực quan – hành động (có ở cả người và động vật cao cấp, là loại
tư duy có trước làm cơ sở cho tư duy trừu tượng): Đây là loại tư duy giải
quyết được nhiệm vụ nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống, các hành động
diễn ra bằng thao tác tay chân cụ thể nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể,
trực quan. Ví dụ trẻ em đếm ngón tay để tính toán.
- Tư duy trực quan – hình ảnh (chỉ có ở người, là loại tư duy có trước làm
cơ sở cho tư duy trừu tượng): Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm
vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh.
Ví dụ ông thầy tướng số chỉ dựa trên ngoại hình của mỗi người để đưa ra
những dự đoán về cuộc đời của họ.
- Tư duy trừu tượng (tư duy từ ngữ - logic): Là loại tư duy mà việc giải
quyết nhiệm vụ được dựa trên sử dụng các khái niệm, các kết cấu logic,
tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ. Ví dụ khi viết một bài luận, sinh viên
phải giải quyết vấn đề của đề tài dựa trên những kiến thức đã biết, thiết
lập mối quan hệ logic giữa chúng để phân tích, lý luận và hoàn thành
nhiệm vụ.
Theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ (vấn đề)
Dưới góc độ này, tư duy của người trưởng thành có 3 loại:
- Tư duy thực hành: Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra một cách
trực quan, dưới hình thức cụ thể, phương thức giải quyết là những hành
động thực hành. Ví dụ: Trẻ em đếm ngón tay để tính toán.
16
- Tư duy hình ảnh cụ thể: Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đặt ra dưới
hình thức hình ảnh cụ thể và việc giải quyết nhiệm vụ cũng được dựa trên
hình ảnh trực quan đã có. Ví dụ: khi một nhà kiến trúc sư nghĩ xem nên
thiết kế cầu thang thế nào để phù hợp với tổng thể ngôi nhà.
- Tư duy lí luận: Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đặt ra và việc giải
quyết nhiệm vụ đó đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tượng,
những kiến thức lí luận. Ví dụ: Sự tư duy của cảnh sát khi phá án.
Trên thực tế, để giải quyết một nhiệm vụ, người trưởng thành thường phải phối
hợp nhiều loại tư duy, trong đó có một loại tư duy giữ vai trò chủ yếu. Ví dụ:
Một người nông dân sử dụng tư duy thực hành là chính, nhưng trong quá trình
lao động họ vẫn phải sử dụng tư duy hình ảnh và tư duy lí luận để biết mùa nào
trồng cái gì, trồng ở đâu, nên sử dụng giống lúa nào,…
Theo mức độ sáng tạo của tư duy
Dưới góc độ này, tư duy của con người được chia thành 2 loại, chúng bổ sung
cho nhau, giúp con người nhận thức đúng đắn và sâu sắc thế giới:
- Tư duy algorithm (có cả ở người và máy): Loại tư duy diễn ra theo một
chương trình, một cấu trúc logic có sẵn với một cấu trúc nhất định. Ví dụ
như người thợ đóng gói bánh kẹo, họ sẽ đóng gói theo đúng một trình tự
đã được đưa ra, lần lượt từ công đoạn này đến công đoạn khác.
- Tư duy heuristic: Loại tư duy sáng tạo, có tính chất cơ động linh hoạt,
không theo một khuôn mẫu cứng nhắc nào cả và có liên quan đến khả
năng trực giác và khả năng sáng tạo của con người. Ví dụ như một nhà
văn khi viết tác phẩm mới, anh ta sẽ phải tư duy sáng tạo sao cho tình tiết
trong tác phẩm của mình độc đáo, mới lạ, không lặp lại những cái đã có
trước đây.
2.2. Tưởng tượng
2.2.1.Khái niệm chung về tưởng tượng
Định nghĩa tưởng tượng
17
Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những
biểu tượng đã có.
Bản chất của tưởng tượng
Về nội dung phản ánh: Tưởng tượng phản ánh cái mới – những cái chưa có
trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc xã hội. Cái mới ấy được hình dung tạo ra
dưới hình thức biểu tượng mới bằng cách sáng tạo ra nó, xây dựng nó trên cơ sở
những biểu tượng đã có.
Về phương thức phản ánh: Tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở
những biểu tượng đã biết nhờ các phương thức hành động: chắp ghép, liên hợp,
nhấn mạnh,…
Về phương diện kết quả phản ánh: Sản phẩm của tưởng tượng là các biểu tượng
của tưởng tượng. Đó là một hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những
biểu tượng của trí nhớ.
Đặc điểm của tưởng tượng
Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước những tình huống có vấn đề. Giá trị của tưởng
tượng chính là ở việc tìm được lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề, ngay cả khi
không đủ điều kiện tư duy; nó cho phép “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào
đó của tư duy mà vẫn hình dung ra được kết quả cuối cùng.
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng
hình ảnh, nhưng vẫn mang tính khái quát và cao hơn so với trí nhớ.
Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những biểu
tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính thu lượm, cung cấp.
Vai trò của tượng tượng
Tưởng tượng là cần thiết cho bất kì hoạt động nào của con người. Tưởng tượng
cho phép con người hình dung ra được kết quả cuối cùng của lao động trước khi
bắt đầu lao động và quá trình đi đến kết quả đó.
18
Ví dụ như khi làm bánh kem, cho dù chưa làm bao giờ nhưng ta vẫn có thể
tưởng tượng ra trong nguyên liệu phải có sữa, trứng, bột; khi làm phải trộn các
nguyên liệu lên rồi cho vào lò nướng; kết quả cho ra là bánh phồng, xốp, thơm,
có màu vàng.
Tượng tượng là điều kiện của sáng tạo. Tưởng tượng cho phép con người vượt
qua cái cũ, hình dung ra cái mới trong tương lai. Ví dụ ở thế kỉ XVIII, con
người vì muốn bay như chim, tưởng tượng mình bay được trên trời mà đã sáng
chế ra khinh khí cầu.
Tưởng tượng tạo nên những hình mẫu tươi sáng, rực r~, chói lọi, hoàn hảo mà
con người mong đợi và vươn tới. Nó nâng con người lên trên hiện thực, làm nhẹ
bớt những nặng nề, khó khăn của cuộc sống, kích thích con người hành động để
đạt được những thành quả lớn lao. Ví dụ khi tưởng tượng ra hình ảnh bản thân
trong tương lai có nhà cao cửa rộng, không phải lo cơm ăn áo mặc, người ta sẽ
càng cố gắng kiếm tiền hơn để đạt được những điều đó.
Tưởng tưởng có ảnh hưởng rõ rệt đến việc học tập của học sinh, đến việc tiếp
thu và thể hiện tri thức mới, đặc biệt là việc giáo dục đạo đức, phát triển nhân
cách nói chung cho học sinh. Ví dụ ở Tiểu học, giáo viên cần hỏi học sinh: “Sau
này các em muốn làm nghề gì?” để định hướng nhân cách cho các em, giúp các
em biết nghề nào là nghề đem lại lợi ích cho xã hội, nghề nào là trái với luật
pháp, không được phép làm.
2.2.2. Các loại tưởng tượng
Tưởng tượng tích cực và tưởng tượng tiêu cực
Tưởng tượng tích cực: Tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nằm đáp ứng nhu
cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con người. Trong tưởng tượng tích cực
có bao gồm 2 loại: Tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo.
+ Tưởng tượng tái tạo là quá trình tạo ra những hình ảnh mới đối với cá nhân
người tưởng tượng dựa trên những dữ liệu đã có. Ví dụ khi đọc một cuốn sách
viết về nước Pháp, chúng ta sẽ tưởng tượng ra những cánh đồng hoa oải hương
19
| 1/32

Preview text:

ĐIỂM
Cán bộ chấm thi 1
Cán bộ chấm thi 2 Lê Minh Mục lục
I . MỞ ĐẦU_________________________________________________________________2
II. NỘI DUNG_______________________________________________________________2 1.
NHẬN THỨC CẢM TÍNH_______________________________________________2
1.1. Cảm giác__________________________________________________________2 1.1.1.
Khái niệm______________________________________________________2 1.1.2.
Những đặc điểm cơ bản của cảm giác________________________________3 1.1.3.
Vai trò của cảm giác______________________________________________3 1.1.4.
Các quy luật của cảm giác_________________________________________4
1.2. Tri giác____________________________________________________________6 1.2.1.
Khái niệm______________________________________________________6 1.2.2.
Những đặc điểm cơ bản của tri giác__________________________________6 1.2.3.
Vai trò của tri giác_______________________________________________7 1.2.4.
Các quy luật của tri giác___________________________________________7 2.
NHẬN THỨC LÍ TÍNH_________________________________________________11
2.1. Tư duy___________________________________________________________11 2.1.1.
Khái niệm chung về tư duy_______________________________________11 2.1.2.
Các giai đoạn của quá trình tư duy:_________________________________13 2.1.3.
Các thao tác tư duy______________________________________________14 2.1.4.
Các loại tư duy và vai trò của chúng________________________________15
2.2. Tưởng tượng______________________________________________________17 2.2.1.
Khái niệm chung về tưởng tượng___________________________________17 2.2.2.
Các loại tưởng tượng____________________________________________19 2.2.3.
Các cách sáng tạo mới trong tưởng tượng____________________________21
2.3. Mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng________________________________22 2.3.1.
Những điểm giống và khác nhau:__________________________________22 2.3.2.
Mối quan hệ giữa tư duy và tưởng tượng_____________________________23
3. TRÍ NHỚ______________________________________________________________23
3.1. Khái niệm trí nhớ___________________________________________________23
3.1.1. Định nghĩa trí nhớ________________________________________________23
3.1.2. Vai trò của trí nhớ_________________________________________________23
3.1.3. Cơ sở sinh lí của trí nhớ____________________________________________24
3.1.4. Một số quan điểm tâm lí học về sự hình thành trí nhớ____________________24
3.2. Các loại trí nhớ______________________________________________________24
3.2.1. Trí nhớ vận động, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ hình ảnh và trí nhớ từ ngữ - logic__24
3.2.2. Trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định__________________________25
3.2.3. Trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn___________________________________26
3.3. Các quá trình cơ bản của trí nhớ________________________________________26
3.3.1. Quá trình ghi nhớ_________________________________________________26
3.3.2. Quá trình giữ gìn_________________________________________________28
3.3.3. Quá trình tái hiện_________________________________________________28
3.4. Làm thế nào để có trí nhớ tốt?__________________________________________31
3.4.1. Để ghi nhớ tốt cần________________________________________________31
3.4.2. Để giữ gìn tốt cần_________________________________________________31
3.4.3. Để hồi tưởng cái đã quên tốt cần_____________________________________31 1
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC I . MỞ ĐẦU
Con người là thực thể sống tồn tại, hoạt động trong thế giới khách quan, con
người phải nhận thức, tỏ thái độ và hành động với thế giới ấy. Nhận thức, tình
cảm và hành động là ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người. Trong quá
trình hoạt động, con người phải nhận thức, thông qua hoạt động nhận thức, hiện
thực xung quanh và hiện thực của bản thân được phản ánh, trên cơ sở đó con
người tỏ thái độ, tình cảm và hành động. Việc nhận thức thế giới có thể đạt tới
những mức độ khác nhau: từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao. Mức độ
thấp nhất của nhận thức là nhận thức cảm tính, bao gồm cảm giác và tri giác;
mức độ cao hơn là nhận thức lý tính, bao gồm tư duy và tưởng tượng. Nhận thức
cảm tính và nhận thức lý tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và chi phối lẫn nhau.
Sau quá trình nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, kết quả mà chúng xuất ra
sẽ được ghi lại trong bộ não người với mức độ đậm nhạt khác nhau và khi cần
thiết nó lại được xuất hiện. Sự ghi lại trong đầu và sự xuất hiện lại những dấu ấn
ấy được gọi là trí nhớ.
Trong tâm lý của một con người bình thường, nhận thức cảm tính, nhận thức lý
tính và trí nhớ luôn đi liền với nhau, tác động lẫn nhau, bổ sung và hoàn thiện
lẫn nhau, không thể tách rời. II. NỘI DUNG
1. NHẬN THỨC CẢM TÍNH 1.1. Cảm giác 1.1.1. Khái niệm
Cảm giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự
vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan của con người.
Ví dụ: Khi chạm tay vào đá, ta thấy lạnh. Lúc này đá đang trực tiếp tác động vào
xúc giác của ta, thuộc tính riêng lẻ của đá là lạnh. 2
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của cảm giác
Cảm giác là một quá trình tâm lý ( có mở đầu, diễn biến, kết thúc một cách rõ
ràng, cụ thể). Cảm giác chỉ xuất hiện khi bị kích thích trực tiếp. Khi kích thích
ngừng thì cảm giác đó cũng ngừng lại. Ví dụ khi ta ăn chanh cảm thấy chua, chỉ
cần rửa sạch nước chanh trong miệng và không ăn nữa là không cảm thấy chua.
Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính cụ thể của sự vật, hiện tượng thông qua
hoạt động của từng giác quan riêng lẻ. Ví dụ: Trong câu chuyện “Thầy bói xem
voi”, mỗi người chỉ nhận thức con voi thông qua một giác quan duy nhất là xúc giác.
Cảm giác của con người mang bản chất xã hội. Điều này được thể hiện ở 4 khía
cạnh. Thứ nhất, đối tượng phản ánh của cảm giác ở người không chỉ là những
thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng mà còn phản ánh những thuộc tính
được con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động, giao tiếp. Thứ hai. cơ chế
sinh lý của cảm giác người không chỉ phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống tín
hiệu thứ nhất (tính sinh học, gồm nghe, nhìn, cảm nhận,…) mà còn chịu sự chi
phối của hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai (hệ thống ngôn ngữ). Thứ ba,
cảm giác ở người chỉ là mức độ định hướng đầu tiên, sơ đẳng nhất và nó chịu
ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lí khác ở con người; ví dụ khi chúng ta
buồn bã thì cảm thấy ăn không ngon. Cuối cùng, cảm giác của người được phát
triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động, giáo dục. Ví dụ:
Thông qua hoạt động nghề nghiệp, trực giác của cảnh sát nhạy cảm hơn người
bình thường, chỉ cần nghe một người nói là biết người đó nói thật hay nói dối.
1.1.3. Vai trò của cảm giác
Trong cuộc sống nói chung và trong các hoạt động nhận thức nói riêng của con
người, cảm giác có 4 vai trò quan trọng nhất.
Trước hết, cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong hiện
thực khách quan, tạo nên mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể người và môi trường xung quanh.
Thứ hai, cảm giác là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các hình thức nhận thức
cao hơn. Vì chỉ khi có cảm giác về một sự vật, hiện tượng, chúng ta mới biết nó 3
đang tồn tại và nắm được những đặc tính bên ngoài của nó, từ đó bắt đầu hình
thành quá trình tri giác, tư duy, tưởng tượng.
Thứ ba, cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bào trạng thái hoạt động ủa vỏ
não, nhờ đó đảm bảo hoạt động thần kinh của con người được bình thường.
Cuối cùng, cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan
trọng đối với những người khuyết tật. Ví dụ những người khiếm thị dựa vào xúc
giác để đọc chữ, phân biệt sự vật này với sự vật khác, con người này với con người khác.
1.1.4. Các quy luật của cảm giác
1.1.4.1. Quy luật ngưỡng cảm giác
Muốn có cảm giác thì phải có kích thích. Tuy nhiên cường đô } kích thích phải đạt
đến đô } nhất định mới có thể gây ra được cảm giác. Mức đô } đó được gọi là
ngư~ng cảm giác. Cảm giác có 2 ngư~ng: Ngư~ng cảm giác phía trên và
ngư~ng cảm giác phía dưới.
Ngư~ng cảm giác phía dưới là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây cảm giác.
Khả năng cảm nhận được kích thích này gọi là độ nhạy cảm của cảm giác. Ví dụ
hầu hết mọi người có thể nghe được các tần số âm thanh trong khoảng từ 16 -
20.000Hz, ai có thể nghe được những âm thanh nhỏ hơn 16Hz thì được gọi là “tai thính”.
Ngư~ng cảm giác phía trên là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn gây được
cảm giác. Ví dụ, ngư~ng phía trên của thị giác con người là những sóng ánh
sáng có bước sóng là 760nm. Những người chỉ có thể nhìn thấy khi bước sóng cao thì mắt họ kém.
Cảm giác còn phản ánh sự khác nhau giữa các kích thích nhưng kích thích phải
có một tỉ lệ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay về tính chất thì ta mới cảm
thấy có sự khác nhau giữa hai kích thích. Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường
độ hay tính chất của hai kích thích đủ để phân biệt sự khác nhau giữa chúng gọi
là ngư~ng sai biệt. Ngư~ng sai biệt của mỗi cảm giác là một hằng số. Ví dụ như
đối với thị giác là 1/100, thính giác là 1/10,… 4
Ngư~ng cảm giác phía dưới và ngư~ng sau biệt tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của
cảm giác và độ nhạy cảm sai biệt. Ngư~ng cảm giác phía dưới càng thấp thì độ
nhạy của cảm giác càng cao, ví dụ như người nghe được âm thanh càng nhỏ thì
tai càng thính. Ngược lại, ngư~ng sai biệt càng nhỏ thì độ nhạy cảm sai biệt
càng cao. Những ngư~ng này khác nhau ở từng loại cảm giác và ở từng người.
1.1.4.2. Quy luật thích ứng của cảm giác
Để phản ánh được tốt nhất và bảo vê } hê } thần kinh, cảm giác của con người có
khả năng thích ứng với kích thích. Thích ứng là khả năng thay đổi đô } nhạy cảm
của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường đô } kích thích: khi cường đô }
kích thích tăng thì đô } nhạy cảm giảm và ngược lại, đô } nhạy cảm tăng khi cường
đô } kích thích giảm. Ví dụ, khi nghe thấy âm thanh quá to (cường độ kích thích
tăng) thì tai chúng ta sẽ bị ù đi (độ nhạy cảm giảm). Nhờ có sự thích ứng này mà
thính giác con người được bảo vệ.
Tất cả các giác quan đều tuân theo quy luâ }t thích ứng. Tuy nhiên mức đô } khác
nhau. Cảm giác thị giác, khứu giác có khả năng thích ứng cao. Cảm giác đau có
khả năng thích ứng thấp. Tuy nhiên, khả năng thích ứng của cảm giác có thể
thay đổi và phát triển do rèn luyện và tính chất nghề nghiệp. Ví dụ như những
người làm việc ở Bắc Cực sẽ có khả năng chịu lạnh cao hơn người bình thường.
1.1.4.3. Quy luâ 0t tác đô 0ng l3n nhau giữa các cảm giác
Các cảm giác không tồn tại đô }c lâ }p mà luôn tác đô }ng qua lại lẫn nhau. Do sự tác
đô }ng qua lại như vâ }y, tính nhạy cảm của cảm giác bị thay đổi. Kích thích yếu lên
cơ quan phân tích này lại làm tăng đô } nhạy cảm của giác quan kia. Ngược lại,
tác đô }ng mạnh lên giác quan này làm giảm đô } nhạy cảm của cơ quan phân tích khác.
Ví dụ khi vết thương lên da non, chúng ta hay gãi. Khi gãi, vết thương lại rách ra
và chúng ta cảm thấy đau. Khi đó cảm giác đau sẽ làm ta quên đi cảm giác ngứa.
Sự tác động có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại
hay khác loại. Tương phản chính là hiện tượng tác động qua lại giữa các cảm
giác cùng loại. Đó là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh
hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời. 5
Có hai loại tương phản tương phản nối tiếp và tương phản đồng thời. Tương
phản nối tiếp là tương phản khi hai kích thích tác động nối tiếp nhau lên một cơ
quan cảm giác, còn tương phản đồng thời xảy ra khi hai kích thích tác động
cùng một lúc lên cơ quan cảm giác ( ví dụ khi một cô gái xinh đẹp mặc vào bộ
đồ lộng lẫy, ta sẽ thấy cô gái đó càng xinh đẹp hơn). 1.2. Tri giác 1.2.1.Khái niệm
Tri giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài
của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta.
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của tri giác
Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở những cảm giác, nó có sự phản
ánh cao hơn so với cảm giác. Vì vậy, tri giác có những đặc điểm giống với cảm
giác nhưng cũng có những đặc điểm khác với cảm giác: Cảm giác Tri giác Giống
- Đều là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bên ngoài của nhau sự vật, hiện tượng.
- Chỉ phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp
Khác nhau Phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính Phản ánh trọn vẹn các thuộc tính
bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
VD: Khi ta bị bịt mắt và đặt một VD: Khi ta ăn một quả cam, dựa
vật trên tay, ta chỉ cảm thấy vật
vào khứu giác, vị giác, thị giác, đó tròn, nhẵn
ta biết đó là một quả cam.
Phản ánh sự vật, hiện tượng theo
những cấu trúc nhất định.
Là quá trình tích cực được gắn
liền với hoạt động của con người.
1.2.3. Vai trò của tri giác
Trước hết, tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính, nhất là ở người
trưởng thành. Thứ hai, tri giác là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng 6
hành vi và hoạt động của con người trong môi trường xug quanh. Đặc biệt, hình
thức tri giác cao nhất, tích cực nhất, chủ động và có mục đích là quan sát, đã làm
cho tri giác của con người khác xa tri giác của con vật.
Quan sát là loại tri giác có chủ định, nhằm xác định các đặc điểm của đối tượng
qua những biểu hiện như: hành động, cử chỉ, cách nói năng,... Quan sát có nhiều
hình thức: quan sát toàn diện hay quan sát bộ phận, quan sát có trọng điểm, quan
sát trực tiếp hay gián tiếp,…Phương pháp quan sát cho phép ta thu thập các tài
liệu cụ thể, khách quan trong các điều kiện tự nhiên của con người, do đó có
nhiều ưu điểm. Bên cạnh các ưu điểm nó cũng có những hạn chế sau: mất thời
gian, tốn nhiều công sức,…
1.2.4. Các quy luật của tri giác
1.2.4.1. Quy luật về tính đối tượng
Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện
tượng của thế giới bên ngoài. Hình ảnh ấy một mặt phản ánh đặc điểm của đối
tượng mà ta tri giác, mặt khác là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.
Ví dụ khi hai cô gái cùng nhau bàn luận về một cái váy, cô gái A đưa ra nhận
xét: “Cái váy này rất hợp với dáng của cậu, cậu nên mua nó”. Nhưng ngược lại,
cô gái B lại nói: “Lần trước tớ đã mua chiếc váy này, nhưng vì không hợp nên
phải trả lại đấy. Mặc nó vào tớ thấy tớ mập hơn.” Như vậy, cả A và B đều nói về
một chiếc váy, cả hai đều nói được đặc điểm về chiếc váy đó nhưng mỗi người
đều phản ánh nó bằng một cách riêng. Sự khác nhau này dựa vào thế giới quan
và trải nghiệm riêng của mỗi người.
1.2.4.2. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
Tri giác của người không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật, hiện tượng
đang trực tiếp tác động vào giác quan, mà chỉ tách ra một số tác động trong vô
vàn những tác động ấy để tri giác một đối tượng nào đó. Những sự vật nào càng
được phân biệt với bối cảnh (được tách ra khỏi bối cảnh) thì càng được tri giác
dễ dàng, đầy đủ hơn. Sự lựa chọn trong tri giác không có tính chất cố định, vai
trò của đối tượng và bối cảnh có thể giao hoán cho nhau. Kinh nghiệm của chủ 7
thể về đối tượng nào càng phong phú thì chủ thể sẽ dễ chọn đối tượng đó làm tri giác.
Ví dụ khi đi mua sắm, đàn ông thường chỉ chú ý đến thứ anh ta cần mua (sự lựa
chọn của tri giác), tách nó ra khỏi vô vàn đồ vật khác, không bị những thứ không
liên quan làm xao nhãng; vậy nên quá trình mua sắm của đàn ông thường nhanh hơn phụ nữ.
1.2.4.3. Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác
Khi tri giác một sự vật, hiện tượng; bằng kinh nghiệm và vốn hiểu biết của
mình, con người có khả năng gọi tên và phân loại nó vào một nhóm nhất định.
Ví dụ khi quen một chàng trai, một cô gái sẽ dựa trên cách ăn nói, hành động, cử
chỉ của anh ta để “xếp” anh ta vào nhóm người tốt hay người xấu, đáng tin hay
không đáng tin, nên yêu hay không nên yêu.
Tuy nhiên, ngay cả khi tri giác một sự vật, hiện tượng không quen biết, ta vẫn cố
gắng ghi nhận trong đó một cái gì đó giống với các đối tượng mà ta đã quen biết
hoặc xếp nó vào một loại sự vật, hiện tượng đã biết, gần gũi nhất đối với nó.
Trên thực tế, biểu hiện của vấn đề này chính là câu: “Tôi tưởng là…” Tức là khi
người ta không biết sự vật đó là gì, nhưng vẫn cố liên hệ nó với cái gần nhất để
gọi tên. Ví dụ một người khi thấy một cái chai nhựa có đựng chất lỏng không
màu bên trong, anh ta sẽ lập tức cho rằng đó là nước lọc. Nhưng chỉ khi mở ra,
thậm chí phải uống vào; anh ta mới biết đó là rượu.
1.2.4.4. Quy luật về tính ổn định của tri giác
Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng không thay đổi
khi điều kiện tri giác thay đổi.
Ví dụ như khi ở trên núi cao vào ban đêm, chúng ta sẽ có cảm giác những ngôi
sao ở trong tầm với. Nhưng ta vẫn luôn biết rằng đó chỉ là cảm giác, những ngôi
sao vẫn còn ở rất xa và không thể vươn tay hái xuống được.
Ngoài ra, tính ổn định của tri giác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: do cấu trúc
của sự vật hiện tượng tương đối ổn định trong một thời gian nhất định, do cơ chế
tự điều chỉnh của hệ thần kinh cũng như vốn kinh nghiệm của con người về đối 8
tượng. ( sao trời vẫn luôn là những hành tinh to lớn cách xa Trái Đất và phần lớn
mọi người vẫn luôn ý thức được điều này).
Quy luật về tính ổn định của tri giác giúp chúng ta có cái nhìn bao quát, toàn
diện về một sự vật, sự việc. Tuy nhiên đôi khi lại dẫn đến cái nhìn phiến diện,
độc đoán, trong suy nghĩ hành động của con người. Ví dụ như quan niệm trọng
nam khinh nữ, ở nông thôn ngày nay vẫn có nhiều người giữ vững quan điểm
này, cho rằng như vậy mới đúng vì từ xưa cha ông ta đã quan niệm như vậy,
những người lớn trong gia đình cũng nói như vậy, và cuối cùng khi gặp người
phụ nữ nào họ cũng đưa ra tiêu chí công dung ngôn hạnh để làm chuẩn mực.
Nếu không đáp ứng được những tiêu chí đó thì người phụ nữ ấy sẽ bị họ lên án.
1.2.4.5. Quy luật tổng giác
Hiện tượng tổng giác là sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lí
con người, vào đặc điểm nhân cách của họ.
Ví dụ: Khi tâm trạng ta không vui thì nhìn vào một khung cảnh nào đó, dù nó có
đẹp đến đâu thì ta cũng thấy nó rất nhàm chán.
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” – Nguyễn Du 1.2.4.6. Ảo giác
Ảo giác là tri giác không đúng, bị sai lệch, tạo ra hình ảnh về đối tượng, hiện
tượng không có thật. Những hiện tượng này tuy không nhiều, song nó có tính quy luật.
Ví dụ: Nhiều người khi đi trên sa mạc vắng vẻ hoang vu, bỗng nhiên thấy phía
trước mặt xuất hiện một hồ nước trong veo, mặt hồ lung linh gợn sóng, hai bên
hồ có cây cỏ tốt tươi, có người, nhà cửa… nhưng khi đi đến gần thì chẳng thấy
gì cả. Đây là hiện tượng ảo giác, song hiện tượng ảo giác này vẫn có tính quy
luật: Hơi nóng bốc lên đã tạo nên một tấm gương vô hình. Khi nhìn xuyên qua
đó (hay lăng kính), bao giờ mắt bạn cũng có chiều hướng hơi chúc xuống, vì vây
hiện tượng phản xạ và khúc xạ ánh sáng đã xảy ra. Nó bẻ cong đường đi của mắt
bạn và đẩy những hình ảnh cách xa hàng vạn dặm. Do vậy thứ bạn thấy có thể
cách đó rất xa chứ không phải ngay trước mắt như bạn thấy. Điều này cũng 9
giống như khi nhìn xuống mặt hồ và thấy được phía bên kia hồ trong khi mặt hồ là mặt kính viễn vọng
Từ những vấn đề trên, ta có thể rút ra những đặc điểm chung của nhận thức
cảm tính (tri giác và cảm giác): Về nội dung phản ánh, nhận thức cảm tính chỉ
phản ánh những thuộc tính khách quan, cụ thể, bề ngoài của sự vật, những mối
liên hệ về không gian và thời gian. Về phương thức phản ánh, nhận thức cảm
tính chỉ phản ánh trực tiếp các giác quan chứ không phải là gián tiếp, sau đó
khái quát nó bằng ngôn ngữ. Cuối cùng, sản phẩm của hoạt động nhận thức
cảm tính là những hình ảnh cụ thể, trực quan về thế giới. Những đặc điểm này
cho thấy nhận thức cảm tính mới chỉ là mức độ nhận thức band dầu, sơ đẳng
trong toàn bộ quá trình nhận thức của con người.
Về những quy luật, cảm giác và tri giác có nhiều quy luật quan hệ chặt chẽ, bổ
sung cho nhau, góp phần làm phong phú nguyên liệu cảm tính cho các hoạt
động nhận thức cao hơn. 10
2. NHẬN THỨC LÍ TÍNH 2.1. Tư duy
2.1.1. Khái niệm chung về tư duy
Định nghĩa: Tư duy là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ, quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng
trong hiện thực khách quan mà trước đó con người chưa biết.
Bản chất của tư duy: Tư duy của con người mang bản chất xã hội. Điều này
được thể hiện ở 4 khía cạnh sau:
+ Mọi hành động tư duy đều dựa vào kinh nghiệm mà các thế hệ trước đã tích
lũy được. Ví dụ như vào tháng 4 năm nay, Tiến sĩ Đào Minh Sô, Trưởng bộ môn
chọn tạo giống cây trồng, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
thông tin đã lai tạo thành công giống lúa mới lấy tên Mắt rồng (SR20). Việc lai
tạo này không phải tự ông nghĩ ra, tự ông có được, mà phải dựa trên gen lúa cổ
truyền, dựa trên kinh nghiệm, nguyên lý, quy luật lai tạo,… của các nhà khoa học thế hệ trước.
+ Tư duy sử dụng vốn từ ngữ làm phương tiện biểu đạt, khái quát và gìn giữ các
kết quả hoạt động nhận thức của loài người.
+ Quá trình tư duy được thúc đẩy bởi nhu cầu của xã hội. Ví dụ như trong đại
dịch COVID, con người có nhu cầu tìm ra cách phòng bệnh tuyệt đối nên các
nhà khoa học đã phải tư duy để nghiên cứu ra vacine phòng chống loại dịch này.
+ Tư duy mang tính tập thể. Ví dụ trong việc sản xuất điện thoại, người ta
không chỉ cần những nhân viên liên quan đến lĩnh vực sản xuất máy tính mà còn
cần sự kết hợp của rất nhiều người thuộc các ngành nghề lĩnh vực liên quan như
phần mềm, vật lý học, tin học, điện tử, kĩ thuật đồ họa, lập trình…
Đặc điểm của tư duy:
+ Tính “có vấn đề” của tư duy: Tư duy chỉ xuất hiện khi gặp những hoàn cảnh,
những tình huống có vấn đề (tình huống mới mà những phương pháp cũ không
đủ sức giải quyết) và nhận thức được những mâu thuẫn tồn tại trong vấn đề, có
nhu cầu giải quyết nó, phải có những tri thức cần thiết liên quan đến vấn đề. 11
Ví dụ khi hỏi một đứa trẻ 4 tuổi: “5+5 bằng mấy?” thì các em sẽ phải tư duy vì
chưa gặp câu hỏi này bao giờ, những kiến thức các em có chỉ là những con số
đơn lẻ. Nhưng đối với một người trưởng thành thì không cần tư duy cũng có thể tìm ra câu trả lời.
+ Tính gián tiếp của tư duy: Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện trước hết ở
việc con người dùng ngôn ngữ để tư duy. Nhờ ngôn ngữ mà con người sử dụng
các kết quả nhận thức vào quá trình tư duy để hiểu được cái bản chất của sự vật,
hiện tượng. Ví dụ như trong giờ kiểm tra Văn, giáo viên đọc đề bài cho học sinh
chép. Trong đề bài có chứa yêu cầu học sinh cần phải hoàn thiện. Tức là học
sinh đang dùng ngôn ngữ để tư duy.
Ngoài ra, tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện ở chỗ: Trong quá trình tư
duy, con người sử dụng những công cụ, phương tiện để nhận thức được những
đối tượng mà ta không thể trực tiếp tri giác chúng. Ví dụ như khi bị sốt, chúng ta
đều biết cơ thể mình không ổn, nhưng không ổn đến mức nào thì cần phải đo
nhiệt kế mới biết được.
+ Tính trừu tượng và khái quát của tư duy:
Trừu tượng là gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ
thứ yếu không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy. Ví dụ
khi nói đến chiếc bàn ăn, ta sẽ gạt bỏ hết những thứ không cần thiết về nó như
màu sắc, chất liệu, kiểu dáng; chỉ giữ lại những thuộc tính cần thiết như: Có 4
chân, bên trên là một mặt phẳng, chuyên dùng để đặt đồ ăn lên trên.
Khái quát là hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại, một
phạm trù theo những thuộc tính, liên hệ, quan hệ chung nhất định. Ví dụ đối với
phép tính 0 x (x) = 0, ta có thể áp dụng nó với mọi biến số “x” trong nhiều trường hợp khác nhau.
+ Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ: Tư duy mang tính có vấn đề, tính gián
tiếp, tính trừu tượng và khái quát là do nó gắn chặt với ngôn ngữ. Ngôn ngữ cố
định lại các kết quả của tư duy, là vỏ vật chất của tư duy và là phương tiện biểu
đạt của tư duy, ví dụ như khi Stephen Hawking muốn người khác biết về suy
nghĩ của ông cho rằng các lỗ đen sẽ phát ra bức xạ thì ông phải nói ra, viết ra để 12
người khác biết về nó. Ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là
những chuỗi âm thanh vô nghĩa. Tiếp tục với ví dụ trên, nếu người nào không
tìm hiểu về lĩnh vực vũ trụ học mà Stephen nghiên cứu, không có tư duy về nó
thì đối với họ những điều ông nói không có ý nghĩa gì.
+ Tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính:
Nhận thức cảm tính mang lại tư liệu cho quá trình tư duy. Ví dụ như khi nhìn
thấy một loại quả lạ (cảm giác thị giác), chúng ta sẽ tự đặt ra những câu hỏi:
“Quả này là quả gì? Nhìn nó giống cái gì? Mình đã từng gặp ở đâu chưa?” Vậy
là từ cảm giác nhìn mà quá trình tư duy bắt đầu xuất hiện.
Tư duy làm khả năng cảm giác của con người tinh vi, nhạy bén hơn và làm cho
tri giác của con người mang tính lựa chọn, ý nghĩa. Ví dụ như đối với những bác
sĩ đã công tác lâu năm, họ chỉ cần nhìn qua những biểu hiện của bệnh nhân là đã
chẩn đoán được người đó bị bệnh gì.
2.1.2. Các giai đoạn của quá trình tư duy: 13 Nhận thức vấn đề
Xuất hiện các liên tưởng
Sàng lọc liên tưởng, hình thành giả thuyết Kiểm tra giả thuyết Chính xác hóa Khẳng định Phủ định Giải quyết vấn đề Hành động tư duy mới
2.1.3. Các thao tác tư duy
Phân tích – Tổng hợp
Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân tích đối tượng nhận thức thành những
“bộ phận”, những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ giữa chúng dể nhận
thức đối tượng sâu sắc hơn. Ngược lại, tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp 14
nhất những “bộ phận”, thuộc tính, những thành phẫn đã được phân tách nhờ
phân tích hành một chỉnh thể. Hai thao tác này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Ví dụ khi phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao,
học sinh sẽ phải chỉ ra ngoại hình, ngôn ngữ, xuất thân, mối quan hệ của hắn với
người làng Vũ Đại, diễn biến tâm lí nhân vật,… Sau khi phân tích, học sinh cần
tổng hợp tất cả những thông tin mình tìm được để đưa ra đánh giá khái quát nhất
về nhân vật Chí Phèo: Chí Phèo là người nông dân lương thiện bị lưu manh hóa
dưới xã hội cũ, là nạn nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến trước năm 1945. So sánh
So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự
đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức.
Ví dụ khi chọn quần áo, người ta phải so sánh chất liệu, kiểu dáng, màu sắc,…
giữa nhiều cái với nhau để biết được bộ nào đẹp bộ nào xấu, bộ nào chất lượng
thấp, bộ nào chất lượng cao,…
Trừu tượng hóa và khái quát hóa
Trừu tượng hóa là dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những
mối liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết về phương diện nào đó và chỉ giữ
lại những yếu tố cần thiết để tư duy. Ví dụ khi nói đến cái bát, người ta sẽ bỏ đi
những thuộc tính như màu sắc, chất liệu, kiểu dáng và giữ lại những thuộc tính
cơ bản nhất của nó để tư duy: Đồ dùng có dạng bán cầu để đựng cơm, canh
Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để bao quát nhiều đối tượng khác nhau
thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những mối liên hệ, quan hệ
chung nhất định. Ví dụ con người xếp sư tử, hổ, báo, mèo vào một họ là họ Mèo. Lưu ý:
- Các thao tác tư duy có mối quan hệ mật thiết với nhau
- Trên thực tế, các thao tác tư duy dan chéo nhau, không theo trình tự máy móc. 15
- Không nhất thiết phải thực hiện tất cả các thao tác trên trong hành động tư duy.
2.1.4.Các loại tư duy và vai trò của chúng
Có thể phân loại tư duy theo nhiều phương diện khác nhau:
Theo lịch sử hình thành và phát triển của tư duy (chủng loại và cá thể)
Theo phương diện này, tư duy được chia làm 3 loại, chúng quan hệ mật thiết với
nhau, bổ sung và chi phối lẫn nhau:
- Tư duy trực quan – hành động (có ở cả người và động vật cao cấp, là loại
tư duy có trước làm cơ sở cho tư duy trừu tượng): Đây là loại tư duy giải
quyết được nhiệm vụ nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống, các hành động
diễn ra bằng thao tác tay chân cụ thể nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể,
trực quan. Ví dụ trẻ em đếm ngón tay để tính toán.
- Tư duy trực quan – hình ảnh (chỉ có ở người, là loại tư duy có trước làm
cơ sở cho tư duy trừu tượng): Đây là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm
vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh.
Ví dụ ông thầy tướng số chỉ dựa trên ngoại hình của mỗi người để đưa ra
những dự đoán về cuộc đời của họ.
- Tư duy trừu tượng (tư duy từ ngữ - logic): Là loại tư duy mà việc giải
quyết nhiệm vụ được dựa trên sử dụng các khái niệm, các kết cấu logic,
tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ. Ví dụ khi viết một bài luận, sinh viên
phải giải quyết vấn đề của đề tài dựa trên những kiến thức đã biết, thiết
lập mối quan hệ logic giữa chúng để phân tích, lý luận và hoàn thành nhiệm vụ.
Theo hình thức biểu hiện và phương thức giải quyết nhiệm vụ (vấn đề)
Dưới góc độ này, tư duy của người trưởng thành có 3 loại:
- Tư duy thực hành: Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra một cách
trực quan, dưới hình thức cụ thể, phương thức giải quyết là những hành
động thực hành. Ví dụ: Trẻ em đếm ngón tay để tính toán. 16
- Tư duy hình ảnh cụ thể: Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đặt ra dưới
hình thức hình ảnh cụ thể và việc giải quyết nhiệm vụ cũng được dựa trên
hình ảnh trực quan đã có. Ví dụ: khi một nhà kiến trúc sư nghĩ xem nên
thiết kế cầu thang thế nào để phù hợp với tổng thể ngôi nhà.
- Tư duy lí luận: Đây là loại tư duy mà nhiệm vụ được đặt ra và việc giải
quyết nhiệm vụ đó đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm trừu tượng,
những kiến thức lí luận. Ví dụ: Sự tư duy của cảnh sát khi phá án.
Trên thực tế, để giải quyết một nhiệm vụ, người trưởng thành thường phải phối
hợp nhiều loại tư duy, trong đó có một loại tư duy giữ vai trò chủ yếu. Ví dụ:
Một người nông dân sử dụng tư duy thực hành là chính, nhưng trong quá trình
lao động họ vẫn phải sử dụng tư duy hình ảnh và tư duy lí luận để biết mùa nào
trồng cái gì, trồng ở đâu, nên sử dụng giống lúa nào,…
Theo mức độ sáng tạo của tư duy
Dưới góc độ này, tư duy của con người được chia thành 2 loại, chúng bổ sung
cho nhau, giúp con người nhận thức đúng đắn và sâu sắc thế giới:
- Tư duy algorithm (có cả ở người và máy): Loại tư duy diễn ra theo một
chương trình, một cấu trúc logic có sẵn với một cấu trúc nhất định. Ví dụ
như người thợ đóng gói bánh kẹo, họ sẽ đóng gói theo đúng một trình tự
đã được đưa ra, lần lượt từ công đoạn này đến công đoạn khác.
- Tư duy heuristic: Loại tư duy sáng tạo, có tính chất cơ động linh hoạt,
không theo một khuôn mẫu cứng nhắc nào cả và có liên quan đến khả
năng trực giác và khả năng sáng tạo của con người. Ví dụ như một nhà
văn khi viết tác phẩm mới, anh ta sẽ phải tư duy sáng tạo sao cho tình tiết
trong tác phẩm của mình độc đáo, mới lạ, không lặp lại những cái đã có trước đây.
2.2. Tưởng tượng
2.2.1.Khái niệm chung về tưởng tượng
Định nghĩa tưởng tượng 17
Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
Bản chất của tưởng tượng
Về nội dung phản ánh: Tưởng tượng phản ánh cái mới – những cái chưa có
trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc xã hội. Cái mới ấy được hình dung tạo ra
dưới hình thức biểu tượng mới bằng cách sáng tạo ra nó, xây dựng nó trên cơ sở
những biểu tượng đã có.
Về phương thức phản ánh: Tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở
những biểu tượng đã biết nhờ các phương thức hành động: chắp ghép, liên hợp, nhấn mạnh,…
Về phương diện kết quả phản ánh: Sản phẩm của tưởng tượng là các biểu tượng
của tưởng tượng. Đó là một hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những
biểu tượng của trí nhớ.
Đặc điểm của tưởng tượng
Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước những tình huống có vấn đề. Giá trị của tưởng
tượng chính là ở việc tìm được lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề, ngay cả khi
không đủ điều kiện tư duy; nó cho phép “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào
đó của tư duy mà vẫn hình dung ra được kết quả cuối cùng.
Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng
hình ảnh, nhưng vẫn mang tính khái quát và cao hơn so với trí nhớ.
Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những biểu
tượng của trí nhớ do nhận thức cảm tính thu lượm, cung cấp.
Vai trò của tượng tượng
Tưởng tượng là cần thiết cho bất kì hoạt động nào của con người. Tưởng tượng
cho phép con người hình dung ra được kết quả cuối cùng của lao động trước khi
bắt đầu lao động và quá trình đi đến kết quả đó. 18
Ví dụ như khi làm bánh kem, cho dù chưa làm bao giờ nhưng ta vẫn có thể
tưởng tượng ra trong nguyên liệu phải có sữa, trứng, bột; khi làm phải trộn các
nguyên liệu lên rồi cho vào lò nướng; kết quả cho ra là bánh phồng, xốp, thơm, có màu vàng.
Tượng tượng là điều kiện của sáng tạo. Tưởng tượng cho phép con người vượt
qua cái cũ, hình dung ra cái mới trong tương lai. Ví dụ ở thế kỉ XVIII, con
người vì muốn bay như chim, tưởng tượng mình bay được trên trời mà đã sáng chế ra khinh khí cầu.
Tưởng tượng tạo nên những hình mẫu tươi sáng, rực r~, chói lọi, hoàn hảo mà
con người mong đợi và vươn tới. Nó nâng con người lên trên hiện thực, làm nhẹ
bớt những nặng nề, khó khăn của cuộc sống, kích thích con người hành động để
đạt được những thành quả lớn lao. Ví dụ khi tưởng tượng ra hình ảnh bản thân
trong tương lai có nhà cao cửa rộng, không phải lo cơm ăn áo mặc, người ta sẽ
càng cố gắng kiếm tiền hơn để đạt được những điều đó.
Tưởng tưởng có ảnh hưởng rõ rệt đến việc học tập của học sinh, đến việc tiếp
thu và thể hiện tri thức mới, đặc biệt là việc giáo dục đạo đức, phát triển nhân
cách nói chung cho học sinh. Ví dụ ở Tiểu học, giáo viên cần hỏi học sinh: “Sau
này các em muốn làm nghề gì?” để định hướng nhân cách cho các em, giúp các
em biết nghề nào là nghề đem lại lợi ích cho xã hội, nghề nào là trái với luật
pháp, không được phép làm.
2.2.2. Các loại tưởng tượng
Tưởng tượng tích cực và tưởng tượng tiêu cực
Tưởng tượng tích cực: Tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nằm đáp ứng nhu
cầu, kích thích tính tích cực thực tế của con người. Trong tưởng tượng tích cực
có bao gồm 2 loại: Tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo.
+ Tưởng tượng tái tạo là quá trình tạo ra những hình ảnh mới đối với cá nhân
người tưởng tượng dựa trên những dữ liệu đã có. Ví dụ khi đọc một cuốn sách
viết về nước Pháp, chúng ta sẽ tưởng tượng ra những cánh đồng hoa oải hương 19