Giáo trình Chương 5: Cạnh tranh và độc quyền môn Kinh tế vi mô | Đại học Văn hóa Hà Nội
Giáo trình Chương 5: Cạnh tranh và độc quyền môn Kinh tế vi mô | Đại học Văn hóa Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 26 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 42676072 Chương 5
CẠNH TRANH VÀ ĐỘC QUYỀN
5.1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC TIÊU THỨC PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG 5.1.1 Khái niệm
Có rất nhiều quan niệm, khái niệm khác nhau về thị trường. Ta có thể gặp một số
khái niệm phổ biến sau: –
Thị trường là sự biểu thị ngắn gọn quá trình mà nhờ đó có các quyết định
củacác hộ gia đình về tiêu dùng những hàng hóa khác nhau; các quyết định của các doanh
nghiệp về việc sản xuất cái gì và như thế nào; các quyết định của người lao động về làm
việc bao lâu và cho ai được điều hòa bởi sự điều chỉnh giá. –
Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và người
muatiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. –
Thị trường là một khuôn khổ vô hình, trong đó người này tiếp xúc với người
kiađể trao đổi một thứ gì đó khan hiếm và thông qua đó họ cùng xác định giá và số lượng trao đổi.
Qua một số khái niệm trên đây ta thấy, người mua và người bán có thể tiếp xúc trực
tiếp hoặc gián tiếp nhưng điều chung nhất đối với các thành viên tham gia thị trường là họ
đều tìm cách tối đa hóa lợi ích của mình. Người bán (người sản xuất) muốn tối đa hóa lợi
nhuận, người mua (người tiêu dùng) muốn tối đa hóa sự thỏa mãn (lợi ích) thu được từ sản phẩm họ mua.
Về mặt nguyên lý, sự tác động qua lại giữa người bán và người mua xác định giá
của từng loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể, đồng thời xác định số lượng, chất lượng, chủng loại
sản phẩm cần sản xuất và qua đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng tài nguyên khan hiếm
của xã hội. Đây chính là nguyên tắc hoạt động của cơ chế thị trường.
Khi nói đến thị trường tức là nói đến hàng hóa, cung, cầu, giá cả, cạnh tranh, độc quyền…
5.1.2 Các tiêu thức phân loại thị trường
Khi xem xét trên góc độ cạnh tranh hay độc quyền, tức là xem xét hành vi của thị
trường, các nhà kinh tế phân loại thành các cấu trúc thị trường sau: –
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. –
Thị trường độc quyền. –
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (bao gồm cạnh tranh độc quyền
và độcquyền tập đoàn).
Khi phân loại thị trường, các nhà kinh tế sử dụng các tiêu thức cơ bản sau: –
Số lượng người bán và người mua. – Loại sản phẩm. lOMoARcPSD| 42676072 –
Sức mạnh thị trường của người bán và người mua. –
Các trở ngại khi gia nhập hoặc rút khỏi thị trường. –
Hình thức cạnh tranh phi giá. 5.2. CẠNH TRANH HOÀN HẢO
5.2.1 Khái niệm, đặc điểm của thị trường và doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo.
5.2.1.1 Khái niệm: Cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có nhiều người mua
và nhiều người bán và không ai có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường. 5.2.1.2 Đặc điểm
của thị trường cạnh tranh hoàn hảo – Có vô số người mua và người bán độc lập với nhau.
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo đòi hỏi có rất nhiều mua và nhiều người bán, mỗi
người trong số họ hành động độc lập với tất cả những người khác và không ảnh hưởng gì
đến giá mà ở đó các giao dịch được thực hiện. –
Sản phẩm đồng nhất: Người mua không cần quan tâm đến việc mua
hàng hóa của ai, họ cho rằng hàng hóa của những người bán khác nhau là giống nhau. –
Thông tin đầy đủ: Tất cả người mua và người bán đều có đầy đủ thông
tin về sản phẩm: giá cả; lượng cung ứng; lượng cầu; hàng thay thế… Đảm bảo cho
mọi người mua và người bán đều mua và bán theo cùng một mức giá. 1 lOMoARcPSD| 42676072 –
Không có trở ngại đối với việc gia nhập hay rút lui khỏi thị trường.
Lợi nhuận là động lực, sức hút mạnh mẽ đối với những ai muốn gia nhập và dời bỏ
thị trường. Khi càng nhiều nhà sản xuất tham gia vào thị trường, lợi nhuận kinh tế sẽ
giảm xuống và tiến dần đến số 0 và các nhà sản xuất lại có xu hướng rút khỏi thị trường
này. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, việc xâm nhập và rút khỏi thị trường là tự do.
5.2.1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
– Doanh nghiệp là người chấp nhận giá trên thị trường.
Do có nhiều doanh nghiệp cùng cung ứng một loại sản phẩm đồng nhất, nên mỗi
doanh nghiệp chỉ cung ứng một sản lượng rất nhỏ so với tổng lượng cung trên thị trường,
do đó doanh nghiệp không có khả năng chi phối thị trường và chi phối giá cả. Doanh nghiệp
cạnh tranh hoàn hảo là người “chấp nhận giá”, doanh nghiệp không có sức mạnh thị trường.
Giá cả thị trường chỉ phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. –
Đường cầu của doanh nghiệp co dãn hoàn toàn.
Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có thể bán tất cả sản lượng của mình ở mức giá
hiện hành (nếu doanh nghiệp định giá cao hơn sẽ không bán được sản phẩm vì người tiêu
dùng sẽ mua của người khác) nên đường cầu của doanh nghiệp là một đường nằm ngang
song song với trục hoành. Nhưng đường cầu của thị trường vẫn là đường dốc xuống phía
dưới, nếu tất cả các doanh nghiệp trong ngành đều thay đổi sản lượng thì giá cả sẽ thay đổi. –
Đường doanh thu cận biên của doanh nghiệp co dãn hoàn toàn hay
nó là đường nằm ngang song song với trục hoành (MR = P).
5.2.2. Quyết định sản lượng và đường cung trong ngắn hạn
5.2.2.1 Lựa chọn sản lượng trong ngắn hạn
Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận: Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cạnh tranh
hoàn hảo sẽ lựa chọn mức sản lượng tối ưu tại đó: doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên, tức MR = MC.
Bởi vì, mối quan hệ giữa MR và MC như sau: –
Khi MC < MR: Doanh nghiệp cần tăng sản lượng vì sự gia tăng của doanh
thulớn hơn sự gia tăng của chi phí. –
Khi MC > MR: Doanh nghiệp cần giảm sản lượng vì sự gia tăng của chi phí
lớnhơn sự gia tăng của doanh thu.
Do vậy, khi MR = MC thì không thể tăng hoặc giảm sản lượng, nên sản lượng tại
MR = MC là sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận.
Quy tắc chung nhất của tối đa hóa lợi nhuận là: Tăng sản lượng chừng nào doanh
thu cận biên còn vượt quá chi phí cận biên (MR > MC) cho đến khi MR = MC thì dừng lại.
Như vậy, sản lượng tối ưu Q* để tối đa hóa lợi nhuận là sản lượng tại MR = MC. lOMoARcPSD| 42676072
Hoặc, có thể chứng minh bằng đại số như sau: Lợi nhuận đạt cực đại tại điểm mà TP 0
một đơn vị sản lượng gia tăng làm cho lợi TP không thay đổi, nghĩa là Q TP TR TC TR TC MR MC 0.Suy ra, MR MC Do Q Q Q Q
Vì doanh nghiệp canh tranh hoàn hảo có đường cầu nằm ngang, nên đường cầu của
doanh nghiệp cũng chính là đường doanh thu bình quân và doanh thu cận biên. Ta có thể
suy ra MC = P. Hay, doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ chọn mức sản lượng tối ưu để
tối đa hóa lợi nhuận thỏa mãn điều kiện: giá bán bằng chi phí cận biên. Ví dụ bằng đồ thị: $ ATC MC B MR = P A D C N Q O
Diện tích hình OABN là tổng doanh thu (TR = P.Q).
Diện tích hình ODCN là tổng chí phí (TC = ATC.Q).
Diện tích hình ABCD biểu thị lợi nhuận (TP = TR – TC = (P – ATC).Q).
Các trường hợp xảy ra trong kinh doanh: Từ công thức TP = (P – ATC).Q, ta có:
+ Nếu P > ATCmin: TP > 0. + Nếu P = ATCmin: TP = 0.
+ Nếu AVCmin < P < ATCmin: –FC < TP < 0.
+ Nếu P = AVCmin: TP = –FC. (DN lỗ vốn bằng đúng khoản chi phí cố định)
+ Nếu P < AVCmin: TP < –FC. Doanh nghiệp nên đóng cửa sản xuất kinh doanh.
5.2.2.2 Đường cung trong ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo
a) Đường cung trong ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo.
Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là đường biểu diễn mức sản lượng mà doanh
nghiệp sẵn sàng cung ứng ở mỗi mức giá. Doanh nghiệp CTHH sẽ lựa chọn sản lượng cung 3 lOMoARcPSD| 42676072
ứng theo nguyên tắc: giá bán bằng chi phí cận biên. Khi giá bán thay đổi, sản lượng cung
ứng của doanh nghiệp cũng thay đổi và chạy trên đường chi phí cận biên MC, doanh nghiệp
sẽ đóng cửa sản xuất khi giá bán nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu (AVCmin).
Vậy, đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trùng với
đường chi phí cận biên MC tính từ điểm AVCmin trở lên.
Chú ý: Khi TC là hàm bậc hai của Q thì AVC và MC đều là các đường thẳng và AVC
. Khi đó, đường cung của doanh nghiệp CTHH là toàn bộ đường MC. min = MCmin
b) Đường cung trong ngắn hạn của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Lượng cung của thị trường là tổng lượng cung của tất cả doanh nghiệp tham gia thị
trường. Do đó, đường cung của thị trường là đường tổng hợp theo chiều ngang các đường
cung của tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường.
5.2.2.3 Thặng dư sản xuất trong ngắn hạn
Thặng dư sản xuất phản ánh chênh lệch giữa giá sản phẩm trên thị trường và giá mà
người bán sẵn sàng bán. Do vậy, thặng dư sản xuất của doanh nghiệp là phần chênh lệch
giữa giá của sản phẩm trên thị trường và chi phí cận biên.
Nếu biểu diễn bằng đồ thị, thặng dư sản xuất của doanh nghiệp CTHH là phần
diện tích nằm dưới đường giá cả và trên đường chi phí cận biên của doanh nghiệp.
Hay, thặng dư sản xuất của doanh nghiệp CTHH là phần diện tích nằm trên đường
cung và dưới đường giá.
Ví dụ 1. Doanh nghệp CTHH có hàm TC = Q2 + 5Q + 100. Nếu P = 45 thì:
1) Xác định các hàm số: FC, VC, AFC, AVC, ATC, MC
2) Tìm mức giá đóng của kinh doanh.
3) Tìm tổng chi phí bình quân tối thiểu?
4) Khi P = 45, doanh nghiệp sẽ quyết định mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuậnnhư
thế nào? Mức lợi nhuận tối đa là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa. Gợi ý giải: (Xem 4.2.2 và 4.2.3)
1) FC = 100; VC Q2 5Q; AFC = 100/Q; AVC Q 5; ATC = Q + 100/Q + 5; MC = 2Q + 5.
2) Mức giá đóng cửa kinh doanh là mức giá bằng chi phí biến đổi bình quân tối thiểu.
Vì AVC = Q + 5 nên minAVC = 5, suy ra mức giá đóng cửa kinh doanh là 5.
3) minATC = 25 khi Q = 10. (Chú ý: Đây cũng chính là mức giá tối ưu mới hòa vốn)
3) Tìm sản lượng tối ưu và lợi nhuận lớn nhất đạt được.
Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp CTHH là P = MC. ⇒ Ta có: 2Q + 5 = 45 Q* = 20.
maxTP = TR – TC = 45.20 – (202 + 5.20 + 100) = 300. lOMoARcPSD| 42676072
Ví dụ 2. Cho số liệu về tổng chi phí của 1 doanh nghiệp CTHH như sau: Q 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 TC 50 80 98 108 120 135 154 178 208 247 298 358 1)
Lập bảng tìm FC, VC, AFC, AVC, ATC, MC, TP tương ứng với các mức giá. 2)
Xác định sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận khi P = 40, P = 30. 3)
Xác định đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp. 4)
Nếu chi phí cố định là 100 hoặc 150 thì sự lựa chọn sản lượng tối ưu
để tối đahóa lợi nhuận như thế nào? Gợi ý giải : 1)
Từ số liệu đã cho, ta lập bảng sau (với P = 40): Q P TR FC VC TC AFC AVC ATC MC TP 0 40 0 50 0 50 - - - - -50 1 40 40 50 30 80 50 30 80 30 -40 2 40 80 50 48 98 25 24 49 18 -18 3 40 120 50 58 108 16,67 19,33 36 10 12 4 40 160 50 70 120 12,5 17,5 30 12 40 5 40 200 50 85 135 10 17 27 15 65 6 40 240 50 104 154 8,33 17,33 25,67 19 86 7 40 280 50 128 178 7,14 18,28 25,43 24 102 8 40 320 50 158 208 6,25 19,75 26 30 112 9 40 360 50 197 247 5,56 21,89 27,44 39 113 10 40 400 50 248 298 5 24,8 29,8 51 102 11 40 440 50 308 358 4,55 28 32,55 60 82 2)
Vì doanh nghiệp CTHH sẽ lựa chọn sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận
ởmức MR = MC. Từ bảng số liệu trên:
+ Khi P = 40, DN sẽ sản xuất 9 sản phẩm và thu được lợi nhuận tối đa là 113.
+ Khi P = 30, DN sẽ sản xuất 8 sản phẩm và thu được lợi nhuận tối đa là:
TP = (P – ATC).Q = (30 – 26).8 = 32. (Nếu vẫn giữ nguyên mức sản lượng là 9 thì DN sẽ
chỉ có lợi nhuận là (30 – 27,44).9 = 23. 3)
Đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp CTHH là đường chi phí cận biên
phầnnằm trên AVC . Từ bảng số liệu trên, AVC min
min = 17 tại mức sản lượng Q = 5. Do vậy,
đường cung ngắn hạn của doanh nghiệp là đường chi phí cận biên bắt đầu từ mức sản lượng từ 6 trở lên. 4)
Khi FC = 100 hoặc 150 thì MC vẫn không đổi. Do vậy, sản lượng tối ưu vẫn
làsản lượng tại MC = MR. Khi P = 40:
+ FC = 100, TP tối đa là 63 khi Q* = 9. 5 lOMoARcPSD| 42676072
+ FC = 150, doanh nghiệp lỗ ít nhất là 17 khi Q* = 9.
5.2.3 Quyết định sản lượng và đường cung trong dài hạn
5.2.3.1 Lựa chọn sản lượng trong dài hạn
Trong dài hạn, doanh nghiệp CTHH có thể thay đổi tất cả các đầu vào, kể cả quy
mô sản xuất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thua lỗ sẽ rời bỏ ngành và có thể tìm kiếm lợi
nhuận ở thị trường khác. Thị trường cân bằng khi lợi nhuận kinh tế của tất cả các doanh
nghiệp bằng 0, khi đó không còn động cơ gia nhập và rút khỏi ngành nữa.
Trong dài hạn, đường cầu của doanh nghiệp CTHH là đường nằm ngang, nên doanh
thu cận biên dài hạn bằng giá bán (LMR = P).
Sản lượng tối ưu của doanh nghiệp CTHH trong dài hạn được xác định theo nguyên
tắc giá bán bằng chi phí cận biên dài hạn (P = LMC).
5.2.3.2 Đường cung trong dài hạn của ngành
Đường cung dài hạn của doanh nghiệp CTHH được xác định tương tự như đường
cung ngắn hạn. Đường cung dài hạn của doanh nghiệp CTHH là một phần đường LMC với
điều kiện P > LATCmin.
Trong dài hạn các doanh nghiệp gia nhập và rút khỏi thị trường khi giá thị trường
thay đổi, như vậy không thể cộng cung của các doanh nghiệp CTHH lại do số lượng doanh nghiệp thay đổi.
Đường cung dài hạn của ngành phụ thuộc vào công nghệ và yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất nên khi nghiên cứu đường cung dài hạn của ngành cần phân thành: ngành có
chi phí không đổi, ngành có chi phí tăng và ngành có chi phí giảm.
5.2.4 Phân tích các tác động khi Chính phủ can thiệp vào thị trường
5.2.4.1 Khi Chính phủ quy định giá trần, giá sàn (Xem 2.4.1)
Giá trần, giá sàn là mức giá cao nhất, thấp nhất mà Chính phủ quy định đối với hàng hóa nào đó.
a) Chính phủ quy định giá trần: Việc Chính phủ đặt giá trần nhằm bảo hộ lợi ích của
người tiêu dùng nên mức giá trần luôn nhỏ hơn mức giá cân bằng thị trường. Tại mức giá
thấp nên theo luật cầu thì người mua muốn mua nhiều hơn, nhưng theo luật cung thì người
bán muốn bán ít hơn và do đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt thị trường (do giá thấp nên lượng
cung nhỏ hơn lượng cầu). lOMoARcPSD| 42676072
a) Chính phủ quy định giá sàn: Việc Chính phủ đặt giá sàn nhằm bảo hộ lợi ích
của người sản xuất nên mức giá sàn luôn lớn hơn mức giá cân bằng thị trường. Tại mức giá
cao nên theo luật cung thì người bán muốn bán nhiều hơn, nhưng theo luật cầu thì người
mua muốn mua ít hơn và do đó dẫn đến tình trạng dư thừa thị trường (do giá cao nên lượng
cung lớn hơn lượng cầu)
5.2.4.2 Khi Chính phủ trợ giá và quy định hạn ngạch sản xuất (Đọc tài liệu)
5.2.4.3 Khi Chính phủ quy định hạn ngạch và đánh thuế xuất khẩu (Đọc tài liệu)
5.2.4.4 Tác động của thuế
a) Đối với thuế trọn gói (thuế không phụ thuộc vào sản lượng)
Trong trường hợp này chi phí cận biên không thay đổi mà chỉ có tổng chi phí tăng
lên bằng đúng lượng thuế trọn gói.
Doanh nghiệp CTHH lựa chọn sản lượng để tối đa lợi nhuận theo nguyên tắc P =
MC nên sản lượng tối ưu không thay đổi so với trường hợp không có thuế.
Kết quả, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm đi bằng đúng lượng thuế trọn gói so với
trường hợp không phải chịu thuế. 7 lOMoARcPSD| 42676072
b) Thuế phụ thuộc vào sản lượng
Mỗi hàng hóa doanh nghiệp sản xuất ra chịu số tiền thuế là t sẽ làm chi phí cận biên
tăng thêm một khoản bằng t và tổng chi phí tăng lên một khoản bằng t.Q (so với trường
hợp không phải chịu thuế). TCt TC t.Q MCt MC t
Vì sản lượng tối ưu được xác định theo nguyên tắc giá bán bằng chi phí cận biên
nên kết quả sản lượng giảm đi.
5.2.4.5 Tác động của trợ cấp
a) Đối với trợ cấp trọn gói (trợ cấp không phụ thuộc vào sản lượng)
Trong trường hợp này chi phí cận biên không thay đổi mà chỉ làm tổng chi phí giảm
đi bằng đúng lượng trợ cấp trọn gói.
Doanh nghiệp CTHH lựa chọn sản lượng để tối đa lợi nhuận theo nguyên tắc P =
MC nên sản lượng tối ưu không thay đổi so với trường hợp không có trợ cấp.
Kết quả, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên bằng đúng lượng trợ cấp trọn gói so
với trường hợp không có trợ cấp.
b) Trợ cấp phụ thuộc vào sản lượng
Mỗi hàng hóa doanh nghiệp sản xuất ra được nhận số tiền trợ cấp là e sẽ làm chi phí
cận biên giảm đi một khoản bằng e và tổng chi phí giảm đi một khoản bằng e.Q (so với
trường hợp không có trợ cấp).
Vì sản lượng tối ưu được xác định theo nguyên tắc giá bán bằng chi phí cận biên
nên kết quả sản lượng tăng lên. TCe TC e.Q MCe MC e
Ghi nhớ: Khi Chính phủ đánh thuế hoặc trợ cấp cho hàng hóa sản xuất ra của
doanh nghiệp CTHH thì sản lượng và lợi nhuận sẽ thay đổi. Cụ thể:
Các chỉ tiêu và quyết định Khi không có Tác động của thuế Tác động của trợ của doanh nghiệp CTHH thuế hoặc trợ cấp cấp MCt = MC + t MCe = MC – e Chi phí cận biên MC (Đường MC dịch (Đường MC dịch
chuyển lên phía trên chuyển xuống dưới 1
đoạn bằng t) 1 đoạn bằng e) ATCt = ATC + t ATCe = ATC – e Chi phí bình quân ATC (Đường ATC dịch (Đường ATC dịch lOMoARcPSD| 42676072 chuyển lên phía trên chuyển xuống dưới 1 đoạn bằng t) 1 đoạn bằng e)
Giá thị trường 1 hàng hóa P P P
Nguyên tắc lựa chọn Q* MC = MR = P MC + t = P MC – e = P
So sánh sản lượng tối ưu Q* Q * * t < Q* Qe > Q*
Ví dụ: Một DN CTHH có hàm chi phí biến đổi bình quân là AVC = 2Q + 10. Yêu cầu: 1)
Viết phương trình biểu diễn đường cung của doanh nghiệp. 2)
Khi giá bán 1 sản phẩm trên thị trường là 22 doanh nghiệp sẽ hòa vốn. Tính
chiphí cố định. Nếu doanh nghiệp tiết kiệm được FC là 10 thì lợi nhuận bằng bao nhiêu? 3)
Nếu Chính phủ đánh thuế 1 sản phẩm là 4 thì doanh nghiệp sẽ chọn mức
sảnlượng nào để tối đa lợi nhuận. Tính lợi nhuận thu được. 4)
Nếu Chính phủ trợ cấp 1 sản phẩm là 4 thì doanh nghiệp sẽ chọn mức sản
lượngnào để tối đa lợi nhuận. Tính lợi nhuận thu được. Gợi ý giải:
1) Từ công thức AVC.Q = VC, ta có: VC = 2Q2 + 10Q. Suy ra: MC = 4Q + 10. AVCmin = 10 khi Q = 0.
Doanh nghiệp CTHH đóng cửa kinh doanh khi P = minAVC và tìm sản lượng tối
ưu khi P = MC nên sẽ cung cấp sản lượng khi P > AVCmin = 10. Hay, phương trình biểu
diễn đường cung của DN là Ps = 4Q + 10.
2) DN sẽ hòa vốn khi TP = 0, hay P = ATCmin. Ta có: TP = P.Q – (FC + VC).
+ Khi P = 22 thì DN hòa vốn nên: 22.Q = FC + 2.Q2 + 10Q, suy ra FC = 12Q – 2Q2.
+ DN CTHH sẽ chọn Q* theo nguyên tắc MC = P, nên 4Q + 10 = 22. Suy ra, QHV = 3.
+ Thay Q = 3 vào hàm FC, tìm được FC = 18.
(hoặc, sau khi dùng nguyên tắc P = MC để tìm được Q = 3 sẽ tìm FC bằng TP = TR – TC)
Nếu doanh nghiệp tiết kiệm được FC là 1 thì TP của doanh nghiệp sẽ là 1.
3) Khi Chính phủ đánh thuế 1 sản phẩm của doanh nghiệp là 4 (t = 4).
Ta có: MCt = MC + t = 4Q + 10 + 4 = 4Q + 14.
Sử dụng nguyên tắc MCt = P, khi P = 22 ta có: 4Q + 14 = 22. Suy ra Q* = 2.
TP = TR – TC = 22.2 – (18 + 2.22 + 10.2 + 2.4) = –10.
4) Khi Chính phủ trợ cấp 1 sản phẩm của doanh nghiệp là 4 (e = 4).
Ta có: MCe = MC – e = 4Q + 10 – 4 = 4Q + 6.
Sử dụng nguyên tắc MCe = P, khi P = 22 ta có: 4Q + 6 = 22. Suy ra Q* = 4. 9 lOMoARcPSD| 42676072
TP = TR – TC = 22.4 – (18 + 2.42 + 10.4 – 4.4) = 14.
5.3 THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN THUẦN TÚY
5.3.1 Độc quyền bán (ĐQB)
5.3.1.1 Khái niệm, đặc điểm của thị trường và doanh nghiệp độc quyền bán
a) Khái niệm thị trường độc quyền bán
Thị trường độc quyền bán là thị trường chỉ có một người bán nhưng có nhiều người mua.
b) Đặc điểm của thị trường độc quyền bán –
Chỉ có một người bán duy nhất một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó. –
Hàng hóa sản xuất ra là độc nhất và không có hàng hóa thay thế. –
Tham gia vào thị trường độc quyền rất khó khăn vì các trở ngại đối
với việc xâmnhập hoặc rút khỏi thị trường.
c) Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền bán –
Trên thị trường độc quyền bán, sức mạnh thị trường thuộc về người
bán. Doanhnghiệp có thể điều hành được giá cả để đạt được mục tiêu, hay doanh
nghiệp độc quyền là người ấn định giá. –
Cung của doanh nghiệp là cung của thị trường, đồng thời cầu của thị
trườngcũng chính là cầu đối với doanh nghiệp.
5.3.1.2 Các nguyên nhân dẫn đến độc quyền bán
Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tồn tại của độc quyền bán như sau: –
Bằng phát minh sáng chế (bản quyền). –
Kiểm soát các yếu tố đầu vào. –
Quy định của Chính phủ. –
Độc quyền tự nhiên. Một số ngành sản xuất đạt được tính kinh tế của
quy mô,điều đó có nghĩa là khi quy mô (sản lượng) tăng lên thì chi phí bình quân sẽ
giảm xuống, hay ở mức sản lượng lớn thì chi phí bình quân sẽ rẻ hơn so với mức
sản lượng nhỏ. Như vậy, doanh nghiệp đạt được tính kinh tế của quy mô sẽ loại bỏ
được các đối thủ và cuối cùng họ là người bán duy nhất trên thị trường.
5.3.1.3 Đường cầu và doanh thu cận biên trong độc quyền bán
Trong độc quyền bán, chỉ có 1 doanh nghiệp duy nhất cung ứng hàng hóa hoặc dịch
vụ cho thị trường, nên đường cầu của doanh nghiệp độc quyền bán chính là đường cầu của thị trường.
Đường cầu của doanh nghiệp là đường dốc xuống phía dưới, hay khi doanh nghiệp
tăng sản lượng bán ra sẽ làm cho giá bán giảm xuống. lOMoARcPSD| 42676072
Giả sử đường cầu của doanh nghiệp độc quyền bán có dạng P = aQ + b (a < 0), từ
đó ta có hàm doanh thu của doanh nghiệp như sau:
TR = P.Q = (aQ + b).Q = aQ2 + bQ.
Do vậy, hàm doanh thu cận biên của doanh nghiệp là: MR = TR / (Q) = 2aQ + b.
Vậy, đường doanh thu cận biên có độ dốc gấp đôi độ dốc của đường cầu. Ví dụ: (D):P 0,05Q 160 TR 0,05Q2 160Q MR 0,1Q 160 P 160 MR D Q O 1600 3200
5.3.1.4 Lựa chọn sản lượng tối ưu của doanh nghiệp độc quyền bán
Doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp độc quyền bán nói riêng tối đa hóa lợi
nhuận theo nguyên tắc phải sản xuất mức sản lượng sao cho tại đó doanh thu cận biên bằng
chi phí cận biên. Tức là Q* tại MC = MR.
Giải thích: Doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng khi MR > MC và giảm sản lượng khi
MC > MR nên sản lượng tối ưu Q* là sản lượng tại MC = MR.
Tại điểm giao nhau giữa đường MC và MR (Điểm E), xác định được sản lượng tối
ưu để tối đa hóa lợi nhuận là Q*.
+ Tại sản lượng Q*, xác định được mức giá bán của nhà độc quyền là P. (Mức sản
lượng cắt đường cầu D tại A nên xác định được mức giá tương ứng là P)
+ Tại sản lượng Q*, xác định được chi phí bình quân 1 sản phẩm là C (Mức sản
lượng cắt đường ATC tại B nên xác định được chi phí bình quân 1 sản phẩm tương ứng là C). 11 lOMoARcPSD| 42676072
+ Tổng doanh thu tại sản lượng Q* là diện tích vùng OPAQ*.
+ Tổng chi phí tại sản lượng Q* là diện tích vùng OCBQ*.
+ Lợi nhuận tối đa đạt được tại sản lượng Q* là diện tích vùng ABCP.
5.3.1.5 Quy tắc định giá
Với giả định các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận theo nguyên tắc doanh thu cận
biên bằng chi phí cận biên, nhưng trong thực tiễn các doanh nghiệp không thể xác định
được đường cầu thị trường, do đó không xác định được đường doanh thu cận biên. Ta có: MR TRQ ( P.QQ ) P. Q QQ. P PQ. QP P. 1 QP . QP P. 1 E1P
Mức sản lượng tối ưu được xác định theo nguyên tắc MR = MC. 1 MC MC P. 1 EP P 1 1 E Do đó: P
Nhận xét: Cầu càng co dãn, giá cả càng gần với chi phí cận biên nên càng không có
lợi cho nhà độc quyền bán. Ngược lại, cầu càng ít co dãn thì giá cả càng cao hơn chi phí
cận biên nên càng có lợi cho nhà độc quyền bán.
5.3.1.6 Trong độc quyền bán không có đường cung
Do quyết định của doanh nghiệp ĐQB không chỉ phụ thuộc vào MC mà còn phụ
thuộc vào hình dáng (độ dốc) của đường cầu thị trường. Nói cách khác, không có mối quan
hệ tương ứng giữa giá cả và sản lượng mà doanh nghiệp ĐQB cung ứng. Do đó, sự dịch
chuyển của đường cầu không kéo theo một loạt các mức giá và các mức sản lượng như với
đường cung cạnh tranh hoàn hảo.
Trong độc quyền bán, sự dịch chuyển của cầu có thể dẫn đến sự thay đổi giá mà sản
lượng không thay đổi hoặc sự thay đổi trong sản lượng mà giá không đổi.
a) Trường hợp sản lượng không đổi còn giá cả thay đổi. + Ban đầu, với D . Sản 1 ta có MR1 P MC lượng tối ưu là Q ). Tại 1 (Tại MC = MR1
Q , xác định được mức giá là P 1 1. P1
+ Khi đường cầu là D2 nên đường P2 lOMoARcPSD| 42676072
doanh thu cận biên là MR . Sản lượng ). Tại sản 2
D2 tối ưu là Q2 (Tại MC = MR2 MR1
MR2 D1 lượng Q , xác định được mức giá là P 2 2. Q O Q1 = Q2
Ta thấy, Sản lượng Q1 = Q2 còn mức giá P1 > P2.
b) Trường hợp giá cả không đổi còn sản lượng thay đổi. + Ban đầu, với D . Sản 1 ta có MR1 P MC lượng tối ưu là Q
). Tại Q , xác định được mức giá là P 1 (Tại MC = MR1 1 1. + Khi đường cầu là D 2 nên đường P1=P2 D2
doanh thu cận biên là MR . Sản lượng 2 MR2 tối ưu là Q ). Tại Q 2 (Tại MC = MR2 2, MR1 D1
xác định được mức giá là P2. Q
Ta thấy: Q2 > Q1 còn mức giá P1 = P2. O Q1 Q2
5.3.1.7 Sức mạnh độc quyền bán và mất không từ sức mạnh độc quyền
a) Sức mạnh độc quyền bán:
Sự khác nhau cơ bản giữa CTHH và ĐQB là doanh nghiệp độc quyền bán có sức
mạnh thị trường. Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp CTHH đặt giá bằng chi phí cận
biên, còn doanh nghiệp ĐQB lại đặt giá cao hơn chi phí cận biên.
Sức mạnh độc quyền bán được đo bằng chỉ số Lerner sau: P MC L P (0 L 1) hay L E1P
Giá cả càng cao hơn chi phí cận biên thì L càng lớn và khi đó sức mạnh độc quyền
càng lớn. Doanh nghiệp sẽ không có sức mạnh độc quyền khi L = 0 hay P = MC. (trường
hợp này xảy ra khi doanh nghiệp là doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo).
b) Nguồn gốc sức mạnh độc quyền:
+ Khi cầu càng co dãn thì sức mạnh độc quyền càng nhỏ vì khoảng cách giữa P và MC càng nhỏ.
+ Khi cầu càng ít co dãn thì sức mạnh thị trường càng lớn vì khoảng cách giữa P và MC càng lớn.
Vì vậy, yếu tố quyết định thế lực độc quyền bán là độ co dãn của cầu theo giá của doanh nghiệp. 13 lOMoARcPSD| 42676072
c) Mất không từ sức mạnh độc quyền:
Khi so sánh thị trường CTHH với thị trường độc quyền với điều kiện hai thị trường
có cùng đường cầu và chi phí giống nhau, ta thấy độc quyền có mức sản lượng thấp hơn
và giá bán cao hơn thị trường CTHH.
+ Đối với thị trường CTHH, Sản P, MR, MC, ATC lượng là QCT và
giá là P . Tổng lợi ích là CT diện tích tam giác MEN. M MC
+ Đối với thị trường độc quyền, sản A
lượng là QĐQ và giá là PĐQ. Tổng lợi ích là PĐQ
diện tích hình thang MABN. PCT E
Do vậy, mất không (chi phí//tổn thất) B từ sức mạnh độc quyền là diện tích tam N MR1 D
giác ABE nếu so với trường hợp CTHH. Q O QĐQ QCT
5.3.1.8 Kiểm soát (Điều chỉnh) độc quyền bán
Để giảm bớt mất không cho xã hội do sức mạnh độc quyền gây ra, Chính phủ thường
đưa ra một số giải pháo điều chỉnh độc quyền như sau:
+ Đề ra các luật lệ chống độc quyền như luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp, luật đầu tư.
+ Điều tiết sản lượng. Chính phủ quy định một mức sản lượng cho nhà độc quyền
đúng bằng mức sản lượng tối ưu cho xã hội QCT làm cho giá bán của nhà độc quyền giảm
xuống từ PĐQ xuống PCT.
+ Điều tiết giá cả. Chính phủ quy định một mức giá đối với sản phẩm của nhà độc
quyền (P ), làm cho sản lượng tăng lên. Để không có khoản mất không về lợi ích do độc 0
quyền gây ra thì mức giá mà Chính phủ quy định đối với doanh nghiệp độc quyền đúng
bằng mức giá của cạnh tranh hoàn hảo.
Nếu mức giá quy định lớn hơn mức giá của CTHH thì doanh nghiệp độc quyền lựa
chọn sản lượng theo nguyên tắc P0 (D). Nếu mức giá quy định nhỏ hơn mức giá của CTHH
thì doanh nghiệp độc quyền lựa chọn sản lượng theo nguyên tắc P0 MC.
5.3.1.9 Tác động của chính sách thuế
a) Trường hợp thuế cố định (thuế trọn gói)
Nếu Chính phủ đánh thuế cố định (Thuế không phụ thuộc vào sản lượng) đối với
doanh nghiệp ĐQB thì sản lượng và giá bán sẽ không thay đổi, chỉ có lợi nhuận của doanh lOMoARcPSD| 42676072
nghiệp giảm đi một lượng đúng bằng số thuế đó, vì số thuế này không làm thay đổi chi phí
cận biên, (trên đồ thị đường MC không dịch chuyển).
b) Trường hợp thuế phụ thuộc vào sản lượng
Chính phủ đánh thuế mỗi hàng hóa với số tiền là t.
Khi đó, chi phí cận biên của doanh nghiệp ĐQB tăng lên (MCt = MC + t).
Doanh nghiệp ĐQB sẽ quyết định sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận ở mức
MR = MC . Do vậy, sản lượng giảm đi so với không có yếu tố thuế và giá bán khi có thuế t
cao hơn giá khi chưa có thuế. Ví dụ:
Doanh nghiệp ĐQB có TC 0,15Q2 10Q 6000 và (D):P 0,1Q 210 .
1) Tìm sản lượng tối ưu và lợi nhuận lớn nhất đạt được.
2) Tính chỉ số phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp tại mức sản lượng tối ưu.
3) Tính khoản mất không từ sức mạnh độc quyền (tính CS, PS, NSB, DWL) so vớiCTHH.
4) Khi Chính phủ đánh thuế một hàng hóa với số tiền là t = 5. Tìm sản lượng tối ưu,
lợinhuận của doanh nghiệp và số tiền thuế Chính phủ thu được.
5) Quyết định và lợi nhuận của doanh nghiệp như thế nào khi Chính phủ quy định giá
bánmột hàng hóa là 164; 157. Gợi ý giải: 1) TC 0,15Q2 10Q 6000 MC 0,3Q 10 P 0,1Q 210 MR 0,2Q 210 MR MC 0,2Q 210 0,3Q 10 Q 400 P 0,1.400 210 170 TP TR TC 170.400 (0,15.400 2 10.400 6000) 34000 2) L P MC 170 (0,3.400 10) 4 Cách 1: P 170 17 1 P 1 170 17 1 4 Cách 2: EP a Q 0,1 400 4 L EP 17 15 lOMoARcPSD| 42676072
3) Tính thiệt hại do độc quyền gây ra (so với cạnh tranh hoàn hảo) a)
ĐQB có QĐQ = 400, PĐQ = 170.
Khi đó: CS = 8000; PS = 40000; NSB = 48000.
a) Nếu là CTHH thì Q tại P = MC. Ta có: P MC 0,1Q 210 0,3Q 10 QCT 500. PCT 0,1.500 210 160 TPCT TR TC 160.500 (0,15.500 2 10.500 6000) 31500
Khi đó: CS = 12500; PS = 37500; NSB = 50000.
Suy ra, thiệt hại do độc quyền gây ra là: 50000 – 48000 = 2000 (Diện tích tam giác ABE) 4) Khi t = 5. TCt TC T TC t.Q 0,15Q 2 10Q 6000 5Q 0,15Q 2 15Q 6000 MCt 0,3Q 14. MR MCt 0,2Q 210 0,3Q 15 Q*t 390 Pt 0,1.390 210 171
TPt TR TC t 171.390 (0,15.390 2 15.390 6000) 32025 5) a) Khi P0 164 PCT 160.
Sản lượng tối ưu tại P0 (D) 0,1Q 210 164 Q0 460 Khi
đó: TP TR TC 164.460 (0,15.460 2 10.460 6000) 33100 b) Khi P0 157 PCT 160. lOMoARcPSD| 42676072
Sản lượng tối ưu tại P0 MC 0,3Q 10 157 Q0 490
Khi đó: TP TR TC 157.490 (0,15.490 2 10.490 6000) 30015.
5.3.2 Độc quyền mua
5.3.2.1 Khái niệm, đặc điểm của thị trường và doanh nghiệp độc quyền mua
a) Khái niệm: Thị trường độc quyền mua là thị trường chỉ có một người mua
nhưng có nhiều người bán.
b) Đặc điểm của thị trường độc quyền mua: Chỉ có một người mua duy nhất.
c) Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền mua:
– Trên thị trường độc quyền mua, sức mạnh thuộc về người mua, do đó giá
muathường thấp hơn trong điều kiện cạnh tranh.
– Cầu của doanh nghiệp cũng chính là cầu của thị trường.
5.3.2.2 Quyết định hàng hóa và giá mua của doanh nghiệp độc quyền mua
Do chỉ có một người mua duy nhất nên đường cầu của doanh nghiệp độc quyền mua
chính là đường tổng giá trị đối với người mua khi mua hàng. Hay đường cầu trùng với
đường giá trị cận biên của doanh nghiệp (D = MV).
Khi ra quyết định mua bao nhiêu hàng hóa nhà độc quyền mua cũng áp dụng nguyên
lý cận biên: Mua hàng hóa cho đến khi số lượng mà đơn vị mua cuối cùng đem lại giá trị
bổ sung hay lợi ích đúng bằng chi phí trả cho đơn vị hàng hóa mua cuối cùng đó.
5.3.2.3 Sức mạnh độc quyền mua
Sức mạnh độc quyền mua phụ thuộc vào độ co dãn của cung theo giá. Nếu cung co
dãn nhiều thì sức mạnh độc quyền mua càng nhỏ. Nếu cung co dãn ít, giá cả càng thấp hơn
chi tiêu cận biên thì sức mạnh độc quyền mua càng lớn.
Sức mạnh độc quyền mua (L) được đo bằng chỉ số Lerner: L MVP P hay L E1S
5.4 THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH CÓ TÍNH ĐỘC QUYỀN
5.4.1 Khái niệm, đặc điểm của thị trường và doanh nghiệp
5.4.1.1 Khái niệm thị trường cạnh tranh có tính độc quyền
Thị trường cạnh tranh có tính độc quyền là thị trường trong đó có nhiều người bán
một sản phẩm nhất định nhưng sản phẩm của mỗi người bán ít nhiều có sự phân biệt đối với người tiêu dùng. 17 lOMoARcPSD| 42676072
5.4.1.2 Đặc điểm của thị trường
– Có nhiều người mua và nhiều người bán.
– Sản phẩm có sự khác biệt.
– Sự gia nhập hoặc rút khỏi thị trường là tự do.
5.4.1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp –
Doanh nghiệp có sức mạnh độc quyền nhưng luôn bị đe dọa bởi sức ép
cạnhtranh tiềm tàng của của doanh nghiệp khác cung ứng những sản phẩm tương đồng. Do
đó, đường cầu của doanh nghiệp luôn biến động theo sức ép cạnh tranh. –
Doanh nghiệp cạnh tranh với nhau do bán các sản phẩm khác biệt, có thể
thaythế được cho nhau nhưng không phải thay thế hoàn toàn. Co dãn của cầu theo giá lớn
nhưng không phải là vô hạn. –
Doanh nghiệp là người chấp nhận mặt bằng giá chung của thị trường
nhưngdoanh nghiệp cũng có quyền chi phối đến giá cả của riêng mình. Kết quả, thị trường
hình thành nhiều mức giá nhưng chênh lệch nhau không lớn.
5.4.2 Đường cầu và đường doanh thu cận biên
Mỗi doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền sản xuất ra một loại sản phẩm khác biệt, vì
vậy mỗi doanh nghiệp có đường cầu riêng. Nếu doanh nghiệp tăng giá bán sẽ làm mất đi
một phần khách hàng nhưng không phải toàn bộ. Ngược lại, nếu doanh nghiệp giảm giá
bán sẽ làm tăng lượng cầu đối với bộ phận khách hàng của doanh nghiệp. Do đó, đường
cầu của doanh nghiệp cạnh tranh có tính độc quyền là đường nghiêng xuống dưới về phía
phải giống như đường cầu của doanh nghiệp độc quyền bán nhưng độ co dãn lớn hơn.
5.4.3 Lựa chọn sản lượng tối ưu.
Sản lượng tối ưu của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền cũng được xác định theo
nguyên tắc doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên (MR = MC).
Do doanh thu cận biên luôn nhỏ hơn giá bán (MR < P) nên doanh nghiệp cạnh tranh
có tính độc quyền cũng đặt giá cao hơn chi phí cận biên giống như doanh nghiệp độc quyền bán.
Trường hợp này đồ thị và tính toán giống như trường hợp độc quyền bán nhưng sức
mạnh độc quyền không lớn như doanh nghiệp độc quyền vì có nhiều doanh nghiệp cạnh
tranh với nhau, và các mặt hàng có thể thay thế hữu hiệu cho nhau.
5.4.4 Cân bằng ngắn hạn và dài hạn
Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền giống với doanh nghiệp độc quyền bán vì có
đường cầu riêng với độ dốc âm, nhưng độ co dãn lớn hơn nên không thu được lợi nhuận
lớn như doanh nghiệp độc quyền bán.
Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền giống doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo ở chỗ
có sự tự do gia nhập và rút khỏi thị trường. Vì vậy, khả năng thu được lợi nhuận sẽ cuốn lOMoARcPSD| 42676072
hút các doanh nghiệp mới với các mặt hàng cạnh tranh tham gia vào thị trường, kéo theo
lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp giảm dần xuống bằng 0.
5.5 THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN TẬP ĐOÀN (ĐỘC QUYỀN NHÓM)
5.5.1 Khái niệm, đặc điểm của thị trường độc quyền tập đoàn
5.5.1.1 Khái niệm thị trường độc quyền tập đoàn
Thị trường độc quyền tập đoàn là thị trường trong đó có một vài doanh nghiệp sản
xuất toàn bộ hay hầu hết mức cung của thị trường về một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
5.5.1.2 Đặc điểm của thị trường –
Có một vài người bán nên mỗi người sẽ cung ứng một mức sản lượng tương đốilớn. –
Sản phẩm có sự khác biệt hoặc không khác biệt. Ví dụ: Xi măng, sắt thép, ô tô,máy bay... –
Sự gia nhập hoặc rút khỏi thị trường tương đối khó khăn.
5.5.1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp –
Doanh nghiệp có sức mạnh độc quyền tương đối lớn nhưng có sự phụ
thuộccũng rất lớn giữa các doanh nghiệp tham gia thị trường. Mỗi doanh nghiệp khi đưa
ra quyết định cho mình đều phải cân nhắc đến phản ứng của các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh với mình. –
Áp lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp tùy thuộc vào chiến lược mà doanhnghiệp lựa chọn. –
Tồn tại mâu thuẫn giữa sự cấu kết và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với
hyvọng tăng thị phần và lợi nhuận trước các doanh nghiệp đối thủ.
5.5.2 Giá của ngành – mục tiêu của độc quyền tập đoàn
Các doanh nghiệp độc quyền tập đoàn sẽ tối đa hóa lợi nhuận chung nếu họ ứng xử
như một nhà độc quyền. Trong trường hợp này các doanh nghiệp trong ngành cấu kết với
nhau để tổng lợi nhuận của ngành tối đa. Cấu kết là một thỏa thuận công khai hay ngấm
ngầm giữa các doanh nghiệp nhằm tránh cạnh tranh với nhau.
Sau khi xác định sản lượng chung cho toàn ngành, các doanh nghiệp sẽ phải đàm
phán để phân chia sản lượng cho từng doanh nghiệp. Để đạt được mục đích cấu kết, đòi
hỏi các doanh nghiệp phải có cam kết, có quan điểm chung về đường cầu của ngành, phải
thỏa mãn với một tỷ trọng thị trường nhất định và các doanh nghiệp phải phối hợp các kế
hoạch sản xuất của họ với nhau.
Tuy nhiên, trong thực tế vì mục tiêu lợi nhuận và loại bỏ đối thủ cạnh tranh nên rất
khó ngăn cản các doanh nghiệp vi phạm thỏa thuận chung. Thường thì các doanh nghiệp 19 lOMoARcPSD| 42676072
sẽ tính toán để xác định sản lượng tối ưu của riêng mình dẫn đến sản xuất với số lượng lớn
hơn thỏa hiệp, kết quả tổng lượng hàng hóa trên thị trường tăng lên sẽ làm giá bán giảm đi.
5.5.3 Lý thuyết trò chơi và những quyết định phụ thuộc lẫn nhau.
Các doanh nghiệp độc quyền tập đoàn có thể hợp tác và không hợp tác với nhau.
Nếu không hợp tác, các doanh nghiệp có thể rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan và có thể
chịu rủi ro. Ví dụ, việc doanh nghiệp A tăng giá bán khi doanh nghiệp B lại giảm giá bán
nên doanh nghiệp A sẽ gặp rủi ro và doanh nghiệp B sẽ thu được lợi nhuận cao và ngược lại.
a) Thế lưỡng nan của người tù:
Giả sử 2 người bị giam giữ A và B do bị tố cáo cùng hợp tác gây tội ác. Họ bị giam
giữ trong các phòng riêng và không thể thông tin cho nhau. Mỗi người đều được yêu cầu thú nhận tội ác.
+ Nếu cả hai đều thú nhận, mỗi người sẽ nhận một án tù 5 năm.
+ Nếu cả hai đều không nhận tội, họ phải chịu 2 năm tù vì khó định tội.
+ Nếu một trong hai người nhận tội, còn người kia không nhận, thì người nhận tội
sẽ được hưởng chính sách khoan hồng và chỉ bị án tù 1 năm, người ngoan cố sẽ bị phạt tù 10 năm.
Ma trận sau biểu thị tình thế lưỡng nan của người tù: B Thú nhận Không thú nhận A Thú nhận 5 10 5 1 Không thú nhận 1 2 10 2
Trong ma trận này, số bên trái ô biểu thị số năm tù mà người A phải nhận và số bên
phải ô biểu thị số năm tù người B phải nhận.
Vì không thể cùng nhau thỏa thuận không thú nhận để cùng nhận mức án 2 năm tù,
hoặc nếu có thể nói với nhau họ cũng có thể lừa gạt nhau. Do đó, nếu A không thú nhận,
có thể bị B lợi dụng, vậy chắc chắn nhất là A nên thú nhận; và B cũng lo lắng giống như
A, và cả hai cùng thú nhận, chọn mức án 5 năm tù.
Vì vậy, chiến lược tối ưu là: mỗi người sẽ lựa chọn giải pháp tốt nhất cho mình
bất kể đối phương lựa chọn như thế nào.
b) Lý thuyết trò chơi: lOMoARcPSD| 42676072
Đây là lý thuyết dùng để phân tích việc ra quyết định của các bên tham gia thị trường
trong tình huống vừa có mâu thuẫn vừa hợp tác với nhau.
Các doanh nghiệp độc quyền tập đoàn cũng thường thấy mình trong tình thế khó xử
của người tù, các quyết định của doanh nghiệp này phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp kia.
Giả sử có 2 doanh nghiệp A và B cùng bán một sản phẩm nào đó trên thị trường.
Nếu cả hai cùng đẩy mạnh bán ra, đặt giá bán thấp thì đều thu được lợi nhuận thấp là 1.
Nếu cả hai cùng bán giá cao thì đều thu được lợi nhuận là 2. Nếu một trong hai doanh
nghiệp bán với giá thấp sẽ thu được lợi nhuận cao là 3, còn doanh nghiệp kia bán với giá
cao sẽ không có lợi nhuận.
Ma trận trò chơi về đặt giá: B Đặt giá thấp Đặt giá cao A Đặt giá thấp 1 0 1 3 Đặt giá cao 3 2 0 2
Trong ma trận này, số bên trái ô biểu thị số lợi nhuân mà doanh nghiệp A có thể đạt
được và số bên phải ô biểu thị số lợi nhuận mà doanh nghiệp B có thể đạt được.
Trước tình thế này, để đạt được mục tiêu lợi nhuận cách tốt nhất là cả hai cùng đặt
một mức giá thấp có lợi nhuận là 1 còn hơn là không có gì.
Vì vậy, chiến lược tối ưu là: mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn giải pháp tốt nhất cho
mình bất kể đối phương lựa chọn như thế nào. VẤN ĐỀ THẢO LUẬN
1) Tại sao không có đường cung trong độc quyền bán.
2) Tại sao độc quyền bán lại gây ra phần mất không cho xã hội và sức mạnh thị trườngđộc
quyền bán phụ thuộc vào mức độ phản ứng của khách hàng đối với sự thay đổi giá?
3) Tác động của chính sách thuế đến sản lượng, giá bán của nhà độc quyền khác với nhàsản
xuất cạnh tranh như thế nào? CÂU HỎI ÔN TẬP
1) Khái niệm và các tiêu thức phân loại thị trường trong kinh tế học vi mô.
2) Khái niệm, đặc điểm của thị trường và doanh nghiệp (cạnh tranh hoàn hảo, độc
quyềnthuần túy, cạnh tranh có tính độc quyền, độc quyền tập đoàn).
3) Phân tích các trường hợp có thể xảy ra trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpcạnh tranh hoàn hảo. 21 lOMoARcPSD| 42676072
4) Tại sao các doanh nghiệp độc quyền tập đoàn lại mong muốn cấu kết với nhau?
Nhữngđiều kiện nào là cần thiết cho việc cấu kết. BÀI TẬP
Bài 1. Giả sử, doanh nghiệp CTHH có hàm MC = 2Q + 3. Biết P = 25. Yêu cầu: 1)
Doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng nào? 2)
Thặng dư sản xuất là bao nhiêu? 3)
Giả sử FC = 300. Trong ngắn hạn, doanh nghiệp có kiếm được lợi
nhuậnkhông? Khi đó doanh nghiệp sẽ quyết định như thế nào?
Bài 2. Một doanh nghiệp CTHH sẽ hòa vốn ở mức giá P = 21. Biết, VC = 2Q2 + Q. Yêu cầu: 1) Tìm chi phí cố định. 2)
Đường cung của doanh nghiệp như thế nào? 3)
Ở mức giá P = 33, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức Q* nào và thu được lợi nhuận là bao nhiêu? 4)
Tìm mức giá đóng cửa sản xuất. 5)
Vẽ đồ thị minh họa các kết quả trên.
Bài 3. Một doanh nghiệp CTHH có hàm tổng chi phí TC = Q2 + 2Q + 121. Yêu cầu:
1) Xác định các hàm: FC, ATC, AVC và MC.
2) DN sẽ sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hóa LN nếu giá bán 1 sản
phẩmtrên thị trường là 38. Tìm mức lợi nhuận đó?
3) Xác định mức giá và sản lượng hòa vốn của DN. Khi giá thị trường giảm
xuốngcòn 12, DN nên tiếp tục sản xuất hay đóng cửa. Tại sao?
4) Xác định hàm cung sản phẩm của DN và biểu diễn bằng đồ thị.
Bài 4. Một doanh nghiệp CTHH có hàm tổng chi phí là TC = 500 + 2Q + 0,2Q2. Giá thị
trường 1 hàng hóa là P = 6. Yêu cầu: 1)
Viết phương trình các hàm: ATC, AVC, MC. 2)
Sản lượng tối đa hóa lợi nhuận là bao nhiêu? Tính lợi nhuận thu được. 3)
Tính giá và sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp. Giá thấp nhất để
doanhnghiệp sẽ sản xuất trong ngắn hạn là bao nhiêu?
Bài 5. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm VC = 15Q + 0,25Q2. Yêu cầu:
1) Khi giá bán một hàng hóa trên thị trường (P) bằng 12, doanh nghiệp sẽ
quyếtđịnh như thế nào?
2) Khi P = 55, doanh nghiệp tối ưu nhất mới hòa vốn. Xác định hàm TC.3) Khi P = 95: lOMoARcPSD| 42676072
a) Xác định sản lượng để lợi nhuận lớn nhất. Tính lợi nhuận lớn nhất đạt được. b) Vẽ đồ thị minh họa.
4) Khi P = 95, Chính phủ đánh thuế một hàng hóa với số tiền là t.
a) Biểu diễn các hàm Q, T (T = t.Q), TP theo biến t.
b) Tìm t để T lớn nhất, khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp bằng bao nhiêu?
c) Sử dụng kết quả tính toán được ở phần a, tính lợi nhuận khi t = 10.
Bài 6. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm VC = 15Q + Q2. Yêu cầu:
1) Khi giá bán một hàng hóa trên thị trường (P) bằng 12, doanh nghiệp sẽ
quyếtđịnh như thế nào?
2) Khi P = 75, doanh nghiệp tối ưu nhất mới hòa vốn. Xác định hàm TC.3) Khi P = 115:
a) Xác định sản lượng để lợi nhuận lớn nhất. Tính lợi nhuận lớn nhất đạt được. b) Vẽ đồ thị minh họa.
4) Khi P = 115, Chính phủ trợ cấp một hàng hóa với số tiền là e.
a) Biểu diễn các hàm Q, E (E = e.Q), TP theo biến e.
b) Sử dụng kết quả tính toán được ở phần a, tính lợi nhuận khi e = 10.
Bài 7. Doanh nghiệp độc quyền bán có hàm TC = 1600 + 15Q + 0,25Q2 và đường cầu có
phương trình P = –0,25Q + 135. Yêu cầu: 1)
Xác định sản lượng để lợi nhuận lớn nhất. Tính lợi nhuận lớn nhất đạt
được vàsức mạnh của nhà độc quyền. 2)
Vẽ đồ thị minh họa và tính thiệt hại do độc quyền gây ra nếu so sánh
với trườnghợp doanh nghiệp đó là doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo. 3)
Khi Chính phủ đánh thuế một hàng hóa với số tiền là t.
a) Biểu diễn các hàm Q và T (T = t.Q) theo biến t.
b) Tìm t để T lớn nhất, khi đó lợi nhuận của nhà độc quyền bằng bao nhiêu.
4) Nếu Chính phủ quy định giá bán một hàng hóa chỉ là 100 thì nhà độc quyền sẽ
lựa chọn mức sản lượng nào và lợi nhuận đạt được là bao nhiêu? Tính thiệt hại do độc quyền gây ra.
Bài 8. Doanh nghiệp độc quyền bán có hàm tổng chi phí là: TC = 1000 + 2Q + 0,05Q2 và
hàm cầu hàng hóa trên thị trường có dạng: P = –0,3Q + 72. Yêu cầu: 1)
Tìm mức giá bán một hàng hóa để doanh nghiệp tối đa lợi nhuận. Tính lợinhuận đó. 2)
Tính thặng dư tiêu dùng, thặng dư sản xuất, tổng lợi ích của xã hội và
thiệt hạido độc quyền gây ra. 3)
Khi Chính phủ đánh thuế trọn gói với số tiền 1500 thì sản lượng, giá
bán, lợinhuận của nhà độc quyền sẽ thay đổi như thế nào. 23 lOMoARcPSD| 42676072 4)
Khi Chính phủ đánh thuế một hàng hóa với số tiền là t = 14. Quyết
định và lợinhuận của doanh nghiệp sẽ như thế nào? 5)
Khi Chính phủ quy định giá bán một hàng hóa 36. Quyết định và lợi
nhuận củadoanh nghiệp sẽ như thế nào?
Bài 9. Thị trường độc quyền tập đoàn có 2 doanh nghiệp A và B cùng có hàm tổng chi phí
là: TC = 100 + 4Q + 0,5Q2 và hàm cầu hàng hóa trên thị trường là: P = 84 – 1,5Q. Yêu cầu: 1)
Trong trường hợp chỉ có một doanh nghiệp hoạt động, tìm mức giá
bán mộthàng hóa để doanh nghiệp tối đa lợi nhuận. Tính lợi nhuận đó. 2)
Tính lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp nếu hai doanh nghiệp đó thỏa
thuận cùngnhau cung cấp theo tỉ lệ doanh nghiệp A sản xuất 60%, doanh nghiệp B
40% của mức sản lượng tối ưu ở trên. 3)
Sau khi thỏa thuận, doanh nghiệp A không thực hiện đúng cam kết và
tin rằngdoanh nghiệp B sẽ thực hiện đúng cam kết thì lợi nhuận của mỗi doanh
nghiệp bằng bao nhiêu, biết doanh nghiệp B thực hiện đúng cam kết. 4)
Sau khi thỏa thuận, cả hai DN đều không thực hiện đúng cam kết và
tin rằngDN kia sẽ thực hiện đúng cam kết thì lợi nhuận của mỗi DN bằng bao nhiêu. 5)
Hãy nêu nhận xét hoặc rút ra kết luận qua các tình huống trên.
Bài 10. Thị trường độc quyền tập đoàn có 2 doanh nghiệp A và B cùng có hàm tổng chi
phí: TC = 2500 + 10Q + 0,5Q2 và hàm cầu hàng hóa trên thị trường là: P = –0,5Q + 170. Yêu cầu: 1)
Trong trường hợp chỉ có một doanh nghiệp hoạt động, tìm mức giá
bán mộthàng hóa để doanh nghiệp tối đa lợi nhuận. Tính lợi nhuận đó. 2)
Tính lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp nếu hai doanh nghiệp đó thỏa
thuận cùngnhau chia đôi sản lượng tối ưu ở trên. 3)
Sau khi thỏa thuận, doanh nghiệp A không thực hiện đúng cam kết và
tin rằngdoanh nghiệp B sẽ thực hiện đúng cam kết thì lợi nhuận của mỗi doanh
nghiệp bằng bao nhiêu, biết doanh nghiệp B thực hiện đúng cam kết. 4)
Sau khi thỏa thuận, cả hai doanh nghiệp đều không thực hiện đúng
cam kết vàtin rằng doanh nghiệp kia sẽ thực hiện đúng cam kết thì lợi nhuận của
mỗi doanh nghiệp bằng bao nhiêu. 5)
Hãy nêu nhận xét hoặc rút ra kết luận qua các tình huống trên.
TÀI LIỆU SINH VIÊN CẦN ĐỌC
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Kinh tế học vi mô (dùng trong các trường đại học
và cao đẳng khối kinh tế). Nxb Giáo dục, H., 2011.
2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2018) “Giáo trình Kinh tế học tập I”(tái bản lần
thứ 6), Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. Nguyễn Văn Công (chủ biên), (2010) “Giáo trình nguyên lý kinh tế vi mô”, Nxb Lao động.
4. Lê Thế Giới (Chủ biên) (2014), “Kinh tế Vi mô”, Nxb Lao động – Xã hội. lOMoARcPSD| 42676072
5. Nguyễn Văn Dần (2008) “Kinh tế học Vi mô 1”, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.
6. Phạm Văn Minh (Chủ biên) (2010) “Bài tập Kinh tế vi mô”, Nxb Thống kê, Hà Nội.
7. Lê Bảo Lâm (2019), “Kinh tế Vi mô”, Nxb Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Như Ý (2019), “Câu hỏi – Bài tập – Trắc nghiệm Kinh tế vi mô”, Nxb Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
9. Phạm Văn Minh (2005) “Bài tập kinh tế vi mô”, Nxb Lao động – Xã hội.
10. Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh (2005) “Giáo khoa bài tập và bài giải Kinh tế Vi
mô”, Nxb Thống kê, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Ngọc (2014), “Hướng dẫn giải bài tập kinh tế vi mô”, Nxb Thống kê.
12. Paul. A.Samuelson; William D.Nordhaus (2003), “Kinh tế học”, Nxb CTQG.
13. Robrert J.Gofdon (2003), “Kinh tế học vi mô”, Nxb KHKT, Hà Nội.
14. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (2006), “Kinh tế học”, Nxb Giáo dục.
----------------- Hết --------------- 25