-
Thông tin
-
Quiz
Giáo trình chương địa lý - môn Cơ sở Khoa học tự nhiên và xã hội | Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Giáo trình chương địa lý - môn Cơ sở Khoa học tự nhiên và xã hội | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 22 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Cơ sở khoa học tự nhiên xã hội 2 tài liệu
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 128 tài liệu
Giáo trình chương địa lý - môn Cơ sở Khoa học tự nhiên và xã hội | Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Giáo trình chương địa lý - môn Cơ sở Khoa học tự nhiên và xã hội | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 22 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở khoa học tự nhiên xã hội 2 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Hà Nội 2 128 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Preview text:
PHẦN 2: ĐỊA LÝ
CHƯƠNG I: Địa lý tự nhiên đại cương
I. Vũ Trụ và hệ Mặt Trời
1. Một số khái niệm
- Vũ trụ: là khoảng không gian bao la vô cùng tận, trong đó có các thiên thể luôn
luôn vận động. Các thiên thể bao gồm: sao, hành tinh, vệ tinh, tiểu hành tinh, sao chổi,
thiên thạch, bụi vũ trụ. Các thiên thể không hoàn toàn cô lập với nhau mà có mối liên hệ
lẫn nhau, được kết hợp với nhau tạo nên những hệ thống phức tạp với những quy luật riêng.
- Dải Ngân Hà: là tập hợp của khoảng 150 tỉ ngôi sao, có dạng thấu kính lồi với
đường kính 100 000 năm ánh sáng, dày 12 000 năm ánh sáng. Dải có cấu trúc xoắn ốc,
chu kì tự quay quanh trục là 180 triệu năm, tốc độ chuyển động đạt tới 250 km/s
- Sao: là các thiên thể có kích thước lớn và tự phát sáng được.
- Hành tinh: là các thiên thể có kích thước nhỏ hơn các sao gấp nhiều lần, không
tự phát sáng được và thường chuyển động quanh các sao.
- Vệ tinh: là thiên thể chuyển động xung quanh các hành tinh, có kích thước nhỏ
và có các đặc tính tương tự như các hành tính.
- Tiểu hành tinh: có những đặc tính tương tự như hành tinh nhưng có kích thước
nhỏ hơn hành tinh và vệ tinh.
- Sao chổi và các thiên thạch: là các vật thể có kích thước nhỏ, chuyển động có
quy luật hay không có quy luật trong không gian vũ trụ.
2. Nguyên nhân hình thành vũ trụ
Hiện nay có nhiều giả thuyết về sư hình thành vũ trụ, nhưng thuyết được nhiều
người thừa nhận nhất hiện nay là thuyết Bigbang (Vụ nổ lớn).Theo thuyết này, vũ trụ
được hình thành từ vụ nổ lớn cách đây khoảng 15 tỉ năm. Thuyết này được nhiều người công nhận vì:
- Vật chất cấu tạo nên các thiên thể trong vũ trụ đồng nhất (chủ yếu gồm hidro, heeli, …)
- Bức xạ tàn dư của vũ trụ sau vụ nổ lớn do vệ tinh vũ trụ Coobe thu được. - Vũ trụ đang giãn nở.
GT: Năm 1927, một linh mục người Bỉ là Georges Lemaître là người đầu tiên đề
xuất rằng vũ trụ đã ra đời từ một vụ nổ phát sinh từ một cái tâm nguyên thuỷ. Hơn 1
năm sau đó, Edwin Hubble với những quan sát chi tiết về độ dịch bước sóng của các
thiên hà ở xa đã nhận ra rằng tất cả các thiên hà đều đang chạy ra xa chúng ta theo mọi
hướng. Trong khi đó chúng ta thì hẳn không phải trung tâm của vũ trụ, như vậy là vũ trụ
đang giãn nở theo mọi hướng, không gian có kích thước và nó đang ngày càng tăng lên
cùng với chiều tăng của thời gian. Hubble được coi là người đầu tiên đặt nền tảng cho 1
thuyết BigBang. Tuy nhiên đến tận năm 1948, George Gamov mới biến BigBang thành
một lí thuyết cho biết vũ trụ ra đời từ một vụ nổ lớn nóng (the hot big bang). Tất nhiên
có rất nhiều sự hoài nghi về lí thuyết này cho đến năm 1964, khi Arno Penzias và
Robert Wilson phát hiện ra sự tồn tại của bức xạ nền vũ trụ (cosmic background
radiation) - và họ đã nhận giải Nobel cho phát hiện này. Sự tồn tại của loại bức xạ này
đã chứng minh rằng vũ trụ phải ra đời từ một vụ nổ lớn cách đây khoảng 10 - 20 tỉ năm.
Như vậy là theo thuết BigBang nói trên, tất cả chúng ta (vũ trụ) đã ra đời cách đây 15 tỷ năm bởi một vụ nổ.
Vụ nổ lớn-Thuyết Bigbang
Thuyết Bigbang cho rằng Vũ trụ được hình thành cách đây khoảng 15 tỉ năm, sau
một vụ nổ lớn từ “một nguyên tử nguyên thủy”. Nguyên tử này chứa vật chất bị nén ép
trong một không gian vô cùng nhỏ bé nhưng cực kì đậm đặc, có nhiệt độ cực cao. Do
trạng thái không ổn định này, vụ nổ làm tung ra trong không gian những đám bụi khí
khổng lồ. Vũ trụ khi đó chứa nhiều nhất là các hạt cơ bản: electron, pozitron, nơtrino,
photon. Những hạt này không ngừng được sinh ra từ năng lượng đơn thuần nhưng ngay sau đó lại bị hủy.
Sau vụ nổ, nhiệt độ giảm dần theo quá trình dãn nở của Vũ trụ. Sau ba phút đầu
tiên, nhiệt độ chỉ còn 1 tỉ độ. Khi đó, các hạt proton và nơton có thể liên kết lại để tạo
nên hạt nhân nguyên tử. Vũ trụ lúc này chủ yếu chứa các hạt photon, nơtrino (73% hạt
nhân hiđrô, 27% hạt nhân hêli) và một ít electron.
Tất cả các hạt vật chất này tiếp tục tản ra xa nhau, nhiệt độ và tỉ trọng tiếp tục
giảm dần. Vài ngàn năm sau vụ nổ, nhiệt độ mới đủ thấp để các electron có thể bị các
hạt nhân bắt giữ tạo ra các nguyên tử hiđrô và hêli. Đám khí này sẽ tụ tập ngẫu nhiên
dưới tác động của lực hấp dẫn, hình thành các thiên hà và các ngôi sao trong vũ trụ hiện nay.
Năm 1929, thông qua việc đo sự di chuyển vị trí vạch quang phổ về phía có bước
sóng tương đối dài- tức là về phía màu đỏ, nhà thiên văn Mỹ Hơpbơn (Hublle) đã phát
hiện ra rằng: các thiên hà đều chạy ra xa nhau, tốc độ rời xa tỉ lệ với khoảng cách đến
người quan sát. Việc các thiên hà rời xa nhau chứng tỏ Vũ trụ đang giãn nở, kích thước
vũ trụ ngày một lớn lên. Như vậy là nếu đi ngược thời gian thì kích thước vũ trụ ngày
càng nhỏ đi và cho đến thời điểm kích thước vũ trụ chỉ còn là “một quả trứng Vũ trụ”.
Một căn cứ quan trọng khác giúp khẳng định sự hiện diện của luận thuyết “Vụ nổ
lớn” là việc vào năm 1964, hai kĩ sư người Mĩ là A.Pendiat (A.Penzias) và R.Uynsơn
(Wilson) phát hiện ra một loại tạp âm có bước sóng 7,35 cm phát ra từ tất cả các hướng
của bầu trời và không phụ thuộc vào thời gian. Dựa vào đặc tính bức xạ của loại tạp âm
này, A.Pediat và R.Uynsơn tính ra được nguồn phát ra nó là vật thể có nhiệt độ là 30 K
(tức – 270o C). Sau này, phát hiện của A.Pediat và R.Uynsơn đã được Peebles, nhà Vật
lí lí thuyết Mỹ giải thích rằng, tạp âm đó chính là tàn dư của giai đoạn đầu hình thành
Vũ trụ mà nhiệt độ tương đương khoảng 3 K o
. Đó là nhiệt độ của Vũ trụ hiện nay. 2
3. Hệ Mặt trời
- Hệ mặt Trời gồm Mặt trời là thiên thể phát sáng, quay xung quanh nó là các
hành tinh và các thiên thể không phát sáng. Cho đến nay người ta đã phát hiện ra các
hành tinh và các thiên thể: 1) Sao Thuỷ (Mercure); 2) Sao Kim (Venus); 3) Quả Đất; 4)
Sao Hoả (Mars); 5) Ceres là một tiểu hành tinh tìm thấy năm 1801 (thhiên thể này chưa
được hội đồng thiên văn quốc tế xếp vào các hành tinh); 6) Sao Mộc (Jupiter); 7) Sao
Thổ (Saturne); 8) Sao Thiên vương (Uranus); 9) Sao Hải Vương (Neptune); 10) Sao
Diêm Vương (Pluton) (thiên thể này trước đây được gọi là hành tinh nhưng sau này bị
hội đồng thiên văn quốc tế loại khỏi danh sách các hành tinh); 11) Xêna hay còn gọi là
Eris mang mã số 2003UB313, phát hiện ngày 29/7/2005. Thiên thể này cũng chưa được
hội đồng thiên văn quốc tế xếp vào hàng ngũ các hành tinh. 12) Các sao chổi.
GT: Trước đây chúng ta còn biết đến hành tinh thứ 9 là Sao Diêm Vương (Pluto).
Tuy nhiên đến tháng 8 năm 2006, hành tinh này đã được xét lại và với các yếu tố về
khối lượng, đường kính và khả năng phản chiếu ánh sáng quá thấp so với 8 hành tinh
còn lại, Sao Diêm Vương đã bị loại ra khỏi danh sách các hành tinh chủa Hệ Mặt Trời.
Nó được đưa vào một nhóm thiên thể mới gọi là các “hành tinh lùn” (dwarf planet).
Hiện nay nhóm này gồm có 3 thành viên là Pluto, Ceres - tiểu hành tinh lớn nhất trong
vành đai tiểu hành tinh, và 2003UB313 - một thiên thể được phát hiện năm 2003 tại
vành đai Kuiper. Đây là các thiên thể được coi là trung gian giữa hành tinh và tiểu hành
tinh. Chúng không đủ khối lượng, đường kính và khả năng phản chiếu ánh sáng để trở
thành hành tinh nhưng lại … quá lớn so với kích cỡ trung bình của các tiểu hành tinh.
8 hành tinh trong hệ Mặt Trời được chia làm 2 nhóm:
- Các hành tinh nhóm trong gồm Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hoả
- Các hành tinh nhóm ngoài gồm Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương
Các hành tinh nhóm trong có khối lượng và kích thước khá nhỏ so với các hành tinh
nhóm ngoài. Hai nhóm hành tinh ngăn cách nhau bởi một vành đai tiểu hành tinh
(asteroid) và vô số các thiên thạch nhỏ cùng quay quanh Mặt Trời.h 3.1. Mặt trời
Mặt trời là trung tâm, là hạt nhân của hệ Mặt trời, đồng thời là nguồn cung cấp
năng lượng chủ yếu và là động lực của mọi quá trình tự nhiên diễn ra trên Trái Đất.
Mặt trời là một ngôi sao, một quả cầu khí khổng lồ, rực sáng. Nó có đường kính 1
392 106 km (gấp 109 lần đường kính Trái Đất). Khối lượng của Mặt trời là 1,9891
×1030 kg (332.946 lần Trái Đất), chiếm 99,88% toàn bộ khối lượng hệ Mặt Trời. Thành
phần của Mặt trời gồm: 70% khối lượng là khí hyđrô, 29% là khí hêli và 1% là các
chất khí khác. Vì thế, tỷ trọng trung bình của Mặt Trời rất nhỏ (1,41 g/cm3).
Nhiệt độ bên ngoài của Mặt Trời lên tới khoảng 60000C, trong lòng có thể đạt tới 20
triệu 0C. Nguồn nhiệt này có được là do các phản ứng nhiệt hạch, hạt nhân xảy ra trong
lòng Mặt Trời tạo ra (hình 21). Mặt Trời bức xạ ra xung quanh dưới dạng sóng điện từ 3
(tia tử ngoại, tia nhìn thấy, tia hồng ngoại. .) và các hạt.
Mặt Trời tự quay quanh trục với thời gian để hoàn thành một vòng là 27,35 ngày
đêm (hướng quay như hướng tự quay của Trái Đất và ngày đêm cũng tính theo Trái Đất).
Ngoài ra, nó cũng còn chuyển động trong hệ Ngân Hà quanh tâm của nó mất khoảng 180 triệu năm.
Mặt Trời cũng có các chu kì hoạt động mạnh yếu khác nhau, rõ rệt nhất là các chu kì
11, 22 năm. Khi Mặt Trời hoạt động mạnh có thể gây ra hiện tượng cực quang, bão từ. . trên Trái Đất.
3.2. Hệ Mặt Trời có các đặc điểm chính
- Tất cả các hành tinh đều chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo
gần tròn (còn gọi là chuyển động ellip có tâm sai nhỏ).
- Các hành tinh chuyển động trên qũy đạo theo chiều thuận thiên văn (ngược chiều
kim đồng hồ nếu nhìn từ Bắc thiên cực xuống).
- Mặt phẳng qũy đạo của các hành tinh gần trùng khớp nhau, phần lớn không quá 4o
(trừ Thuỷ tinh 7 o và Diêm vương tinh 17 o ).
- Các sao chổi, thiên thạch chuyển động tuy có phức tạp hơn nhưng chúng vẫn
biểu hiện quy luật chung: chu kỳ xuất hiện, qũy đạo...
- Hướng chuyển động tự quay quanh trục là ngược chiều kim đồng hồ (trừ Kim tinh, Thiên vương tinh)
- Dựa vào các tính chất vật lý, kích thước... các nhà khoa học chia các hành
tinh trong hệ Mặt Trời thành 2 nhóm:
+ Nhóm các hành tinh nội (còn gọi là nhóm Trái Đất) gồm Thủy tinh, Kim tinh,
Trái Đất, Hoả tinh. Nhóm này có đặc điểm: kích thước nhỏ, tỉ trọng trung bình lớn,
tốc độ tự quay xung quanh trục chậm, có ít hoặc không có vệ tinh.
+ Nhóm các hành tinh ngoại gồm Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh, Hải
vương tinh và Diêm vương tinh. Nhóm này có đặc điểm: kích thước lớn, tỉ trọng trung
bình nhỏ, tốc độ tự quay quanh trục nhanh và có nhiều vệ tinh. 4. 4 .Sự h ìn ì h n h th t à h n à h h c ác á s ao a , o h à h n à h h t in i h n h
a) Sao được hình thành từ một đám mây khí và bụi. Để duy trì sự tồn tại, sao đốt
nhiên liệu như hyđrô, hêli, carbon…từ đám mây bụi vũ trụ bằng những phản ứng tổng
hợp nhiệt hạch phát ra nhiều năng lượng.
GT: Mặt Trời và các thành viên trong hệ Mặt trời được hình thành cách đây khoảng
4,6 tỉ năm, từ một đám mây bụi khí rất lớn có bán kính khoảng 103 đơn vị thiên văn (đơn
vị đo khoảng cách giữa các thiên thể trong vũ trụ, được tính bằng khoảng cách trung bình
từ Trái Đất đến Mặt Trời và bằng 149,5 triệu km). Thành phần chính của đám mây này là
khí hiđrô và khí hêli, ngoài ra còn có một số rất ít các hạt bụi và băng của các nguyên tố
khác. Khoảng 4,6 tỉ năm trước, do một số nguyên nhân còn chưa được biết, đám mây khí
đủ đậm đặc để có lực hấp dẫn lớn và bắt đầu co lại dưới tác dụng của lực hấp dẫn. Phần
trung tâm của đám mây co lại thành quả cầu khí. Bộ phận khí ở tâm bị nén và trở nên 4
nóng hơn. Sau vài triệu năm, nhiệt độ đủ nóng để cho sự tổng hợp hiđrô bắt đầu tại tâm
đám bụi khí. Quả cầu khí đã trở thành Mặt Trời. Phần ngoài cùng của đám mây cũng co
lại nhưng không phải chỉ do lực hấp dẫn. Lúc đầu, bộ phận khí bên ngoài quay rất chậm.
Khi co lại chúng bắt đầu quay nhanh hơn, và khi quay đủ nhanh để lực li tâm cân bằng với
lực hấp dẫn thì sự co ngừng lại. Toàn bộ khí dồn lại trong một đĩa bao quanh Mặt Trời.
Khí đó chứa các hạt bụi và các hạt băng, ban đầu kích thước rất nhỏ, khi va chạm,
chúng kết dính với nhau để trở thành hạt lớn hơn. Đến lượt chúng, những hạt lớn hơn này
lại va chạm nhau và dần dần kết dính thành những tảng đá lớn hơn. Khi những tảng đá đủ
lớn thì lực hấp dẫn của chúng hút tiếp các hạt bụi và đá khác, dần dần hình thành những thiên thể cỡ hành tinh.
Vì đại bộ phận các tảng đá đều bị hút nên chúng rơi với tốc độ lớn vào các hành
tinh, đồng thời giải phóng nhiều nhiệt năng làm cho các hành tinh nóng lên. Sau một thời
gian, khi không còn cá tảng đá rơi vào thiên thể nữa thì phần ngoài của các thiên thể có
kích thước hành tinh này sẽ nguội dần và rắn lại. Trong khi đó, bên trong lòng các hành
tinh bị nung chảy do sự phân hủy phóng xạ. Nhiệt độ cao đã tạo cho các nguyên tố nặng
như sắt (Fe) và Niken (Ni) dồn về phía tâm của hành tinh. Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất
và Hỏa tinh được hình thành như vậy.
Trái lại, các hành tinh: Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên vương tinh và Hải vương tinh lại
được hình thành không chỉ từ các đám mây nguyên thủy (chưa bị phân dị) mà cả những
khí bị bốc hơi từ trong ra, bởi vậy hiện nay các hành tinh kiểu Mộc tinh chứa tới 75% là
hiđrô, 23% là heli với một lõi vật chất rắn nằm gần tâm. Những khí này bị giữ ở bề mặt
các hành tinh do có lực hấp dẫn lớn và nhiệt độ bề mặt thấp (thí dụ Mộc tinh có lực hấp
dẫn lớn gấp 2,74 lần lực hấp dẫn ở bề mặt Trái Đất, nhiệt độ bề mặt từ 110o đến 150o K).
Cuối cùng Mặt Trời trở nên nóng và phát sáng thì toàn bộ các khí, bụi và hạt băng còn lại
đều bị thổi ra khỏi hệ Mặt Trời và hệ Mặt Trời có dạng như ngày nay.
b) Giả thuyết của Ốttô Xmít về nguồn gốc của các hành tinh và Trái Đất
- Giả thuyết: Mặt Trời khi chuyển động quanh dải Ngân Hà qua những đám mây
bụi khí nguội lạnh. Khi ra khỏi những đám mây bụi khí đó, Mặt Trời hút một phần vật
chất của chúng. Các đám mây vật chất được Mặt Trời hút quay xung quanh Mặt Trời do
lực hấp dẫn. Phần gần Mặt Trời do bị nung nóng nên vật chất nhẹ bị bốc hơi, các hành
tinh được hình thành có kích thước nhỏ và được cấu tạo bởi vật chất đặc và nặng. Các
hành tinh xa có kích thước lớn được cấu tạo bởi các chất khí và các chất bốc hơi.
- Những hạn chế: nhiều chứng cứ khoa học mới cho rằng Trái Đất và các hành
tinh được hình thành cùng lúc với Mặt Trời chứ không hình thành sau như giả thuyết trên.
II. Hình dạng, kích thước Trái Đât
1. Hình dạng, kích thước của Trái Đất
Trái Đất có dạng hình cầu nhưng không phải là một khối cầu hoàn hảo. Trái Đất dẹt ở 5
2 cực nên gọi là một khối elipxôit. Nhưng độ dẹt này không chỉ có ở hai cực mà còn ở cả
xích đạo (đường xích đạo cũng là một đường elip).
Tuy nhiên độ dẹt ở xích đạo rất nhỏ.
Gần đây, những số liệu thu được chính xác cho thấy, hình dạng Trái Đất rất
phức tạp. Nó không giống bất cứ một hình học nào, vì vậy người ta đành gọi nó là
hình Trái Đất hay Giêôit (Geoid)
Từ các số liệu ở hình 22, có thể tính ra một số số liệu khác về kích thước Trái Đất:
- Bán kính trung bình của Trái Đất là 6371,11 km.
- Diện tích bề mặt Trái Đất: 510 200 000km2.
- Thể tích Trái Đất: 1, 083. 1012 km3.
2. Các hệ quả chính
Dạng hình cầu của Trái Đất đem lại các hệ quả chính:
- Hiện tượng ngày, đêm: Ánh sáng Mặt Trời luôn chiếu sáng một nửa mặt cầu.
Nửa còn lại bị che khuất, vì vậy trên bề mặt Trái Đất lúc nào cũng có hiện tượng ngày, đêm.
- Làm cho các tia sáng song song của Mặt Trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất ở các
vĩ độ khác nhau dưới các góc khác nhau (còn gọi là góc nhập xạ). Hiện tượng đó sinh ra
trường nhiệt có sự giảm dần theo hướng từ xích đạo về hai cực.
- Mặt phẳng xích đạo chia Trái Đất thành hai nửa cầu Bắc, Nam và đối xứng nhau.
Nhiều hiện tượng tự nhiên đối xứng và trái ngược nhau ở hai nửa cầu này.
VD: Gió tín phong ở bán cầu Bắc có hướng đông bắc, còn ở bán cầu nam lại có hướng đông nam.
Bán cầu Bắc là mùa nóng thì ở bán cầu Nam là mùa lạnh.
Ở bán cầu Bắc, càng đi về hướng bắc càng lạnh, ngược lại ở bán cầu Nam
càng về hướng bắc càng nóng.
- Càng lên cao, cách xa mặt đất, tầm nhìn của con người về phía chân trời càng mở rộng.
- Trái Đất có dạng hình cầu, do đó có thể tích tối đa so với các hình dạng hình học
khác có cùng diện tích bề mặt, nhờ đó Trái Đất chứa được một lượng vật chất tối đa. Vật
chất càng vào trung tâm càng bị nén chặt, có tỉ trọng lớn và Trái Đất có sự phân chia thành nhiều lớp đồng tâm.
- Nhờ có kích thước và khối lượng trung bình so với các hành tinh khác mà Trái
Đất đã giữ được một lớp khí quyển dày đặc, đủ tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự sống
hình thành, tồn tại và phát triển.
III.Vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
1. Vận động tự quay quanh trục
- Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng. Trục này tạo nên một góc
66o33’ với mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời.
- Trái Đất tự quay một vòng xung quanh trục hết một ngày đêm (trung bình: 24
giờ). Có hai cách xác định thời gian một ngày đêm, đó là xác định theo Mặt Trời và xác định theo sao. 6
- Hướng tự quay của Trái Đất theo chiều thuận thiên văn (ngược chiều kim đồng
hồ nếu nhìn từ Bắc thiên cực), nói cách khác nó tự quay theo chiều từ Tây sang Đông.
- Bất cứ điểm nào ở bề mặt đất (trừ 2 cực) đều quay được một góc như nhau trong
cùng một đơn vị thời gian. Đó là vận tốc quay (Ω) được tính bằng: 2 3600 0 = = = h 15 / T h 24
Như vậy, sau 1 giờ, mọi điểm bất kì ở bề mặt đất đều quay được một góc 15o.
-Vận tốc tự quay (vận tốc dài) của Trái Đất ở các vĩ độ là khác nhau và theo hướng
giảm dần từ xích đạo về cực. Cụ thể, ở xích đạo v = 464 m/s; tốc độ ở các vĩ độ khác được tính theo công thức:
v = 464. cos ϕ m/s (trong đó: ϕ là vĩ độ cần tính).
Chú ý: vận tốc góc ở bất cứ điểm nào cũng như nhau và bằng 15 o/giờ. 2. Các hệ quả
2.1. Tạo ra cơ sở để hình thành hệ thống kinh tuyến - vĩ tuyến trên Trái Đất.
Trong khi Trái Đất tự quay, tất cả các điểm đều di chuyển, riêng có hai điểm
không di chuyển. Đó là cực Bắc và cực Nam của Trái Đất. Giao tuyến giữa bề mặt Trái
Đất với các mặt phẳng chứa trục là các kinh tuyến. Mặt phẳng xích đạo đi qua tâm Trái
Đất và vuông góc với trục Trái Đất cắt bề mặt Trái Đất theo một đường tròn lớn gọi là
đường xích đạo. Các vĩ tuyến trên bề mặt Trái Đất là những vòng tròn song song với đường xích đạo.
Tất cả các đường kinh tuyến và vĩ tuyến nói trên đã tạo nên hệ thống kinh - vĩ tuyến
trên Trái Đất (thực tế những đường này chỉ là các đường tưởng tượng). Hệ thống kinh vĩ
tuyến là cơ sở để xác định tọa độ địa lý, phương hướng và không thể thiếu trong trắc địa,
bản đồ, hàng hải, hàng không, quân sự, vật lý thiên văn...
2.2. Hiện tượng ngày đêm: Do có sự phối hợp giữa hình dạng và hiện tượng tự quay
quanh trục nên trên bề mặt Trái Đất của chúng ta có hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau
liên tục, sinh ra nhịp điệu ngày đêm.
Nhờ tốc độ tự quay khá lớn và nhịp điệu ngày đêm làm cho chế độ nhiệt trên Trái
Đất được điều hòa. Nhịp điệu ngày đêm cũng tạo ra tính nhịp điệu của nhiều thành phần
tự nhiên và cả hoạt động của con người.
2.3. Giờ địa phương: Trái Đất tự quay theo chiều từ Tây sang Đông nên trong
cùng một thời điểm, các kinh tuyến khác nhau nhìn thấy Mặt Trời ở các vị trí khác nhau.
Năm 1884, Hội nghị quốc tế đã thống nhất chia Trái Đất thành 24 múi giờ và qui định lấy
giờ của kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grin uyt (Greenwich) làm giờ quốc tế (giờ
GMT) và được đánh số 0. Việc tính toán theo múi giờ rất đơn giản: đi về phía đông cứ qua
một múi giờ ta cộng thêm một giờ, ngược lại đi về phía tây cứ qua một múi giờ ta trừ đi một giờ.
Ngoài ra, do Trái Đất có hình khối cầu nên khu vực giờ số 0 trùng với khu vực giờ
số 24 nhưng ở hai ngày khác nhau. Để tránh những phiền phức trong giao thông, giao
dịch quốc tế... người ta qui ước chọn kinh tuyến 180 ở giữa múi giờ số 12 làm đường
chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía Tây sang phía Đông qua kinh tuyến chuyển ngày 7
thì phải chuyển sớm lên một ngày, còn nếu đi theo hướng từ Đông sang Tây qua kinh
tuyến chuyển ngày thì phải chuyển lùi lại thêm một ngày.
Như vậy, miền nào trên Trái Đất cũng có giờ riêng (gọi là giờ địa phương). Tuy
nhiên, để tiện cho việc thống nhất quản lí, một số quốc gia rộng lớn có nhiều múi giờ vẫn
chỉ dùng một giờ chung (ví dụ như Trung Quốc). Vì thế, bản đồ giờ các quốc gia trên thế
giới không hoàn toàn giống như lí thuyết.
2.4. Sự lệch hướng của các vật thể chuyển động theo hướng kinh tuyến.
Tất cả các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều chịu một sự lệch hướng về
bên phải ở nửa cầu Bắc và về bên trái đối với nửa cầu Nam theo hướng chuyển động.
IV.Vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả
1. Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời theo một qũi đạo elip gần tròn, dài
993.040.000 km. Do quỹ đạo hình elip nên vào các ngày 3 tháng 1, Trái Đất ở điểm cận
nhật (cách Mặt Trời 147 triệu km) và vào ngày 5 tháng 7, Trái Đất ở điểm viễn nhật (cách Mặt Trời 152 triệu km).
Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời cũng là hướng từ tây sang đông
(ngược chiều kim đồng hồ). Trái Đất chuyển động với vận tốc trung bình 29, 8 km/s. Vận
tốc lớn nhất tại điểm cận nhật là 30,3km, vận tốc nhỏ nhất tại điểm viễn nhật là 29,3 km.
Để hoàn thành trọn một vòng trên quỹ đạo nó phải cần tới 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây.
Trong quá trình chuyển động, trục Trái Đất luôn nghiêng 66033' so với mặt phẳng
Hoàng đạo, người ta gọi đó là chuyển động tịnh tiến. 2. Các hệ quả
2.1. Sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời giữa 2 chí tuyến
Do trục Trái Đất nghiêng một góc không đổi trên mặt phẳng quỹ đạo nên trong 1 năm,
chỉ các khu vực giữa 2 chí tuyến có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. Ngày 21 tháng 3 tia Mặt
Trời chiếu vuông góc với xích đạo, sau ngày này Mặt Trời dịch chuyển về nửa cầu Bắc,
đến ngày 22 tháng 6 tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với chí tuyến Bắc. Sau ngày 22
tháng 6 tia sáng Mặt Trời dịch chuyển về phía xích đạo, đến ngày 23 tháng 9 tia sáng Mặt
Trời chiếu thẳng góc với xích đạo. Sau ngày 23 tháng 9, Mặt Trời dịch chuyển về nửa cầu
Nam; đến ngày 22 tháng 12, tia Mặt Trời chiếu thẳng góc với chí tuyến Nam. Sau ngày 22
tháng 12, Mặt Trời dịch chuyển về phía xích đạo và đến ngày 21tháng 3, tia Mặt Trời lại
chiếu thẳng góc với xích đạo. 8
Quan sát hiện tượng này trên bề mặt Trái Đất, chúng ta có ảo giác là Mặt Trời
trong năm có sự di chuyển lên, xuống từ từ trong khu vực giữa hai chí tuyến. Đó là sự
chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm. Thực tế, Mặt Trời không chuyển động
mà do sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
2.2. Hiện tượng các mùa hay sự thay đổi các thời kỳ nóng lạnh trong năm và hiện
tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau
Từ ngày 21 tháng 3 đến 23 tháng 9 nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời nên nhận
được nhiều nhiệt và đây là mùa nóng của nửa cầu Bắc và là mùa lạnh của nửa cầu Nam.
Từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 21 tháng 3 của năm sau, nửa cầu Nam lại chúc về phía Mặt
Trời nên vào khoảng thời gian này là mùa nóng của nửa cầu Nam và là mùa lạnh của nửa
cầu Bắc. Kết quả là có sự luân phiên nóng lạnh đối với mỗi nửa cầu và nhờ đó không nơi
nào có khí hậu quá khắc nghiệt.
Về độ dài ngày đêm cũng vậy: Từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 23 tháng 9, nửa cầu
Bắc được chiếu sáng nhiều hơn nên có ngày dài hơn đêm. Ngày sẽ dài dần từ ngày 21
tháng 3 tới ngày 22 tháng 6, sau khi đạt cực đại vào ngày 22 tháng 6, ngày sẽ ngắn dần cho
tới ngày 23 tháng 9. Trong thời gian này nửa cầu Nam có ngày ngắn, đêm dài. Từ ngày
23 tháng 9 tới 21 tháng 3 tình hình sẽ ngược lại, nghĩa là ngày dài, đêm ngắn đối với nửa
cầu Nam và ngày ngắn, đêm dài đối với nửa cầu Bắc.
Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn không phải nơi nào cũng như nhau: ở xích đạo
ngày đêm luôn bằng nhau, càng xa xích đạo ngày đêm so le càng lớn. Từ 2 vòng cực tới 2
cực có hiện tượng ngày, đêm dài hơn 24 giờ; ở cực hiện tượng này đạt cực đại với ngày đêm dài tới 6 tháng.
2.3. Năm lịch
Trái Đất chuyển động trọn một vòng trên quỹ đạo (mất đúng 365 ngày 5 giờ 48
phút, 56 giây) tạo ra một đơn vị đo thời gian cơ bản là năm thiên văn, làm cơ sở để xây
dựng năm lịch (còn gọi là dương lịch) phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.
Năm lịch được quy định lấy tròn là 365 ngày. Như vậy, năm lịch sẽ ngắn hơn năm
thiên văn gần 1/4 ngày nên cứ sau 3 năm lại có một năm nhuận (có 366 ngày). Năm
nhuận là năm chia hết cho 4. Để lịch chính xác hơn người ta qui ước cứ 100 lần nhuận
trong 400 năm lại bỏ đi 3 lần vào các năm tròn thế kỷ không chia hết cho 4. Mỗi năm qui
ước chia làm 12 tháng, số ngày trong tháng không đều nhau và cũng là do qui ước. Năm
nhuận sẽ có tháng 2 thêm 1 ngày là 29 ngày.
Trong năm người ta còn chia ra các mùa. Các mùa trong năm cũng thay đổi theo
từng vĩ độ. Xích đạo quanh năm nóng. Các vĩ độ gần chí tuyến, đặc biệt là các vĩ độ ôn đới
có biểu hiện 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông). Riêng ở nước ta còn có thêm 1 loại lịch kết hợp
giữa âm lịch với dương lịch gọi là âm dương lịch; lịch này phân thành 24 tiết và sự phân
mùa như sau: Mùa xuân từ ngày 5 tháng 2 đến ngày 6 tháng 5; mùa hạ từ ngày 6 tháng 5
đến ngày 8 tháng 8; mùa thu từ ngày8 tháng 8 đến ngày 8 tháng 11; mùa đông từ ngày
8tháng 11 đến ngày 5 tháng 2 năm sau. Từ vòng cực trở lên lại chỉ còn có 2 mùa nóng - lạnh.
2.4. Các vành đai khí hậu 9
Chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời còn tạo ra một hệ quả nữa là sự
hình thành các vành đai khí hậu theo vĩ độ (các đới khí hậu).
Vùng nội chí tuyến là vùng nhận được nhiều nhiệt của Mặt Trời nhất, nóng quanh
năm nên gọi là vùng nhiệt đới.
Hai vùng từ chí tuyến đến vòng cực nhận được lượng nhiệt trung bình của Mặt Trời
nên ấm áp, đó là vùng ôn đới.
Hai vùng từ vòng cực đến cực nhận được lượng nhiệt Mặt Trời ít nhất nên bị giá lạnh
quanh năm, đó là vùng hàn đới
Ngoài ra,Trái Đất còn tham gia vào chuyển động của hệ Trái Đất - Mặt trăng.
Chuyển động này cũng gây ra nhiều hệ quả có liên quan trực tiếp với con người và tự
nhiên: sóng triều và là cơ sở để xây dựng âm lịch.
V. Vận động của hệ thống Trái Đất - Mặt Trăng và hệ quả
1. Sự vận động của hệ thống Trái Đất- Mặt Trăng
Trái Đất và Mặt Trăng là hai thiên thể lớn nên giữa chúng có lực hấp dẫn liên kết
tạo thành một hệ thống Trái Đất – Mặt Trăng. Hệ thống này quanh xung quanh tâm của
hệ thống theo chiều từ tây sang đông.
Mặt Trăng vừa tự quay quanh trục của nó, vừa chuyển động quanh quỹ Trái Đất
trên quỹ đạo hình elip gần tròn.
Chu kì vận động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là 27,32 ngày. Tốc độ trung bình là 1017 m/s (3660km/h).
Chu kì tự quay quanh trục của Mặt Trăng đúng bằng chu kì của Mặt Trăng
chuyển động quanh Trái Đất và cùng chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Vì vậy, từ
TĐ chúng ta luôn chỉ nhìn thấy một phía không đổi của Mặt Trăng. 2. Các hệ quả
2.1. Quỹ đạo của Trái Đất không phải là một đường cong đều đặn
Do quay quanh một tâm chung nên khi Mặt Trăng quay quanh TĐ thì TĐ cũng
vận động quanh tâm chung. Do đó, trong khi vận động quanh Mặt Trời thì quỹ đạo của
TĐ không phải là một đường cong đều đặn mà hơi gợn sóng: TĐ có lúc ra xa, có lúc
nhích lại gần Mặt Trời một khoảng cách bằng 0,73 bán kính TĐ (khoảng 4800 km). 2.2. Tuần trăng
Mặt Trăng là một quả cầu tròn, một thiên thể không tự phát sáng. Ánh sáng mà
chúng ta nhìn thấy được là nhờ sự phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. Như vậy, khi phần
Mặt Trăng được chiếu sáng quay về phía chúng ta thì ta mới nhìn thấy Trăng. Song
phần nhìn thấy này luôn thay đổi, có lúc tròn lúc khuyết. Sự thay đổi này trong một
tháng âm- dương lịch chính là các tuần trăng.
Tuần trăng là chu kì biến đổi các pha nhìn thấy Trăng.
Chu kì tuần trăng là 29,5 ngày đêm trên Trái Đất. Thời gian này được gọi là tháng giao hội.
Do TĐ chuyển động quanh Mặt trời, còn Mặt Trăng lại quay quanh TĐ nên vị trí
tương đối của Mặt Trăng đối với Mặt Trời và TĐ thay đổi. Đó là nguyên nhân tạo nên các tuần trăng. 10
Ngày cuối tháng âm – dương lịch, Mặt Trăng ở vị trí giao hội (giữa Mặt Trời và
TĐ), phía Mặt Trăng quay về TĐ không được Mặt Trời chiếu sáng. Lúc đó, ta không
thấy có Trăng, đó là ngày sóc.
Ngày đầu tháng, Trăng chếch một chút so với Mặt Trời, do đó có một phần được
chiếu sáng, có hình lưỡi liềm, đó là trăng non.
Tại vị trí Mặt Trăng vuông góc với đường nối tâm TĐ và tâm Mặt Trời, nó quay
một nửa phần được Mặt Trời chiếu sáng về phía TĐ và ta nhìn thấy Trăng có hình bán
nguyệt, đó là Trăng thượng huyền.
Ngày giữa tháng âm- dương lịch, Mặt trăng ở vị trí xung đối. Mặt Trăng hướng
toàn bộ phần được chiếu sáng về phía Trái Đất, nên ta nhìn thấy Trăng tròn, đó là ngày vọng.
Tại vị trí Mặt Trăng vuông góc với đường nối tâm TĐ và tâm Mặt Trời, nó quay
một nửa phần được Mặt Trời chiếu sáng về phía TĐ và ta nhìn thấy Trăng có hình bán
nguyệt, đó là Trăng hạ huyền. Qua ngày hạ huyền, Trăng lại tiếp tục nhỏ dần thành hình
lưỡi liềm cho tới cuối tháng không có trăng.
2.3. Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực
Trong khi Mặt Trăng quay xung quanh TĐ thì TĐ vẫn chuyển động quanh Mặt
Trời. Khi 3 thiên thể này thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng với nhau thì sẽ sinh ra hiện
tượng Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất (nhật thực) hoặc Mặt Trăng bị TĐ che khuất (nguyệt thực). Nhật thực
Tuy nhiên, do mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng nghiêng trên
mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Trái Đất nên không phải tháng nào cũng xảy
ra nhật, nguyệt thực. Nếu gọi giao tuyến của hai mặt phẳng này là tiết tuyến, thì các tiết
tuyến này luôn song song với nhau; nhưng chỉ có hai vị trí 1 và 3 thì cả 3 thiên thể này
mới nằm trên tiết tuyến. Trong một năm chỉ có hai đợt xảy ra nhật thực và nguyệt thực (cách nhau 6 tháng).
Khi Mặt Trăng đi vào khu vực giữa Mặt Trời và TĐ thì bóng Mặt Trăng in lên
mặt đất, Mặt Trăng che toàn bộ Mặt Trời, ta có nhật thực toàn phần.
Các địa phương ở TĐ bị một phần bóng của Mặt Trăng lướt qua (vùng nửa tối)
thì Mặt Trời chỉ bị che một phần, ta có nhật thực một phần. Có lúc khoảng cách Mặt
Trời ở xa TĐ, khung Mặt Trăng nhỏ không che hết Mặt Trời, do đó ta còn nhìn thấy
mép của Mặt Trời. Đó là nhật thực vòng hay nhật thực hình khuyên.
Do Mặt Trăng chuyển động và TĐ tự quay nên vết bóng tối quét một dải trên mặt
đất. Vì thế, không phải trên nửa TĐ đang là ban ngày thì cũng đều quan sát thấy nhật
thực. Hơn nữa, các địa phương không những thấy nhật thực không giống nhau, mà còn
thấy ở những thời điểm khác nhau. Nhật thực chỉ xảy ra vào kì không trăng (ngày sóc
hoặc cuối tháng âm- dương lịch) và vào ban ngày. Nguyệt thực
Nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của TĐ trong khoảng
ngày rằm âm – dương lịch (ngày vọng). Mặt Trăng là một vật thể nguội nên khi đi vào 11
vùng bóng tối thì bị che khuất ngay. Do đó, nguyệt thực được thấy đồng thời và giống
nhau đối với các khu vực trên mặt đất đang nhìn thấy Trăng. Mặt khác, do bóng tối của
TĐ có đường kính khá lớn, nên Mặt Trăng vượt qua bóng tối này có thể mất khoảng 1 giờ.
Khi có nguyệt thực, nếu một phần bóng râm của Mặt trăng đi vào vùng bóng tối
của Trái Đất thì đó là nguyệt thực toàn phần, còn khi toàn bộ bóng râm của Mặt Trăng
bị bóng tối của TĐ che khuất thì gọi là nguyệt thực toàn phần.
2.4. Hiện tượng sóng triều trên Trái Đất
Giữa Trái Đất và Mặt Trăng có lực hấp dẫn và lực li tâm. Tác động qua lại giữa
lực hút của Mặt Trăng và lực li tâm đã sinh ra hiện tượng sóng triều.
Hiện tượng sóng triều làm vật chất trên Trái Đất có xu hướng dâng cao cả hai
phía: Phía hướng về phía Mặt Trăng và phía đối diện
Hiện tượng này biểu hiện rõ rệt nhất ở biển và đại dương
CHƯƠNG III: Địa lý Việt Nam
I. Tìm hiểu vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lí
1.1. Phần đất liền
Phần đất liền nước ta nằm trên bán đảo Trung Ấn, tiếp giáp với CHND Trung Hoa,
CHDC nhân dân Lào và vương quốc Cămpuchia. Toạ độ địa lí của các điểm cực được thể hiện ở bảng 5.
Bảng 5. Toạ độ các điểm cực phần đất liền của lãnh thổ nước ta
Điểm cực Địa danh hành chính Vĩ độ Kinh độ Bắc
Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 23023’ B 105020’ Đ Nam
Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau 8034’ B 104040’ Đ Tây
Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 22022’ B 102010’ Đ Đông
Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà 12040’ B 109024’ Đ
1.2. Phần biển
- Diện tích vùng biển rộng khoảng một triệu kilômét vuông có hàng nghìn đảo lớn,
nhỏ và nhiều quần đảo lớn.
- Đường bờ biển dài, chạy dọc theo lãnh thổ từ bắc xuống nam làm cho thiên nhiên
nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của biển.
- Vùng biển rộng lớn tiếp giáp với vùng biển nhiều nước trong khu vực.
1.3. Ý nghĩa của vị trí địa lí:
Vị trí địa lí đã quy định thiên nhiên nước ta là thiên nhiên của vùng nhiệt đới gió mùa ẩm.
Trong sự phát triển kinh tế - xã hội, ưu thế nổi bật của vị trí nước ta là vừa gắn với
lục địa Á -Âu vừa trông ra Thái Bình Dương rộng lớn nên nước ta vừa có lợi thế của một
quốc gia biển, vừa có lợi thế của một quốc gia trên đất liền (hình 44).
2. Điều kiện tự nhiên
2.1. Địa hình 12
Đặc điểm chung của địa hình nước ta:
- Phần lớn là đồi núi thấp, có cấu trúc theo hướng tây bắc -đông nam, hướng vòng cung.
- Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt.
Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và chịu tác động mạnh mẽ của con người.
2.2. Khí hậu
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Tính chất nổi bật là nền nhiệt độ cao, nhiệt
độ không khí trung bình năm vượt trên 210C, lượng mưa lớn (từ 1500- 2000mm/ năm) tập
trung theo mùa và phụ thuộc vào chế độ gió mùa. Bên cạnh đó khí hậu nước ta còn có sự
phân hóa đa dạng giữa các vùng và diễn biến phức tạp.
Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt phù hợp với hai mùa gió: mùa gió đông
bắc vào mùa đông (miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ cao áp lục địa Bắc
Á; miền Nam chịu ảnh hưởng nhiều của tín phong đông bắc) và mùa hạ với gió mùa tây
nam. Trong năm, thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường và có nhiều thiên tai (bão, lốc, mưa lũ, hạn hán…).
- Miền Bắc ( từ vĩ tuyến 18 0B ra Bắc) có một mùa đông lạnh, nhiệt độ các tháng
mùa đông xuống dưới 200C .
- Miền khí hậu đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy
Trường Sơn có mùa mưa lệch hẳn về thu đông và đầu mùa hạ bị khô hạn do ảnh hưởng của gió phơn tây nam .
+ Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo,
nhiệt độ cao quanh năm, mùa khô sâu sắc hơn miền khí hậu phía Bắc (biểu đồ hình 46).
Tuy nhiên, chế độ gió mùa, độ cao và hướng một số dãy núi lớn đã làm cho thời tiết,
khí hậu nước ta đa dạng, thất thường. Giữa các vùng, khí hậu có sự khác biệt rõ rệt. - Sông ngòi:
+ Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nguồn nước phong phú, phân bố rộng khắp trên
cả nước, song phần lớn là các sông nhỏ, ngắn và dốc.
+ Sông ngòi nước ta phần lớn chảy theo hướng tây bắc-đông nam.
+ Chế độ nước theo mùa và có nhiều phù sa. - Đất trồng:
Nước ta có hai nhóm đất chính là đất feralit và đất phù sa.
Nhóm đất feralit có nhiều ở vùng đồi núi với nhiều loại đất khác nhau. Trong đó,
loại đất feralit trên đá ba dan là loại đất tốt và có giá trị kinh tế nhất chỉ có khoảng 2 triệu
ha. Nhóm đất phù sa có ở đồng bằng, tập trung ở các đồng bằng lớn như đồng bằng
sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và các đồng bằng Duyên hải miền Trung. Trong
nhóm đất này, loại đất tốt có giá trị kinh tế nhất là đất phù sa trong đê ở đồng bằng sông
Hồng, và đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu. Đất chua, mặn có diện tích lớn, phân
bố chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long đang được cải tạo phục vụ sản xuất. Đất phù sa
loại tốt có khoảng 3,12 triệu ha chiếm 9,5% diện tích tự nhiên. - Sinh vật: 13
Nước ta có giới sinh vật rất phong phú và đa dạng. Về thực vật, nước ta có 14 600
loài thực vật tự nhiên; về động vật có trên 11200 loài và phân loài. Trong đó, có 365 loài
động vật và 350 loài thực vật thuộc loại quý hiếm được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam”.
Các vùng sinh thái đa dạng, nhưng tiêu biểu nhất là sinh vật của vùng nhiệt đới ẩm.
Các kiểu rừng nhiệt đới gió mùa là kiểu rừng tiêu biểu nhất. Trong kiểu rừng nhiệt đới gió
mùa có rừng rậm nhiệt đới gió mùa thường xanh và rừng gió mùa rụng lá.
Tuy nhiên, giới sinh vật nguyên sinh ở nước ta bị tàn phá, huỷ diệt nặng nề. Sự
giảm sút tài nguyên rừng tự nhiên đã làm cho môi trường sống của sinh vật và con người bị đe doạ.
- Tài nguyên khoáng sản: Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú,
trong đó nhiều loại có giá trị đối với sản xuất công nghiệp (trữ lượng lớn, giá trị kinh tế
cao) gồm: than, dầu khí, một số khoảng sản kim loại (sắt, crôm, bôxit, đồng…) và phi
kim loại (apatit, đá quý, đá vôi…).
III. Địa lý dân cư và các ngành kinh tế 1. 1 .Dâ D n â n cư c
Việt Nam là một nước đông dân, dân số tăng nhanh (hình 49). Nước ta có nhiều dân
tộc, người Kinh, Hoa, Chăm, Khơ me sống ở đồng bằng còn các dân tộc ít người khác
chủ yếu sống ở trung du và miền núi.
Mật độ dân số nước ta là 231người/ km2 ( 1999). So với thế giới, nước ta có mật độ
dân số cao (mật độ dân số trung bình của thế giới là 46 người/km2).
Dân cư nước ta phân bố không đều. Sự phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa
đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn. Trong các khu vực đồng bằng, miền
núi, dân cư cũng phân bố cũng không đều.
Đặc điểm dân cư nước ta bên cạnh những mặt tích cực đã dẫn đến những khó khăn
không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Nhà nước ta đã và đang thực hiện
nhiều chính sách về dân số, phân bố lại dân cư, lao động.
2. Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam
2.1. Nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành kinh tế lâu đời và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
Nông nghiệp bao gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài ra, còn có
các ngành: nuôi trồng và đánh bắt hải sản, trồng rừng. Hiện nay, ngành trồng trọt giữ vị trí
chủ đạo, ngành chăn nuôi đang tăng dần tỉ trọng trong tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.
Trong ngành trồng trọt, lúa là cây trồng chính được trồng chủ yếu ở các đồng
bằng nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Cây công nghiệp hàng năm được trồng ở trung du và đồng bằng. Cây công nghiệp
lâu năm được trồng ở trung du và miền núi.
Cây ăn quả, rau được trồng nhiều ở các đồng bằng và một số cao nguyên ở miền núi.
Trâu bò được nuôi nhiều ở các vùng trung du và miền núi; lợn, gia cầm được nuôi
nhiều ở các vùng đồng bằng. 14
2.2. Công nghiệp
Hiện nay, công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và đang có những chuyển
biến rõ rệt theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Nền công nghiệp nước ta hiện nay gồm 4 nhóm ngành chính, mỗi nhóm ngành công
nghiệp này lại bao gồm nhiều ngành công nghiệp nhỏ hơn. Trong cơ cấu ngành
công nghiệp nổi lên một số ngành chiếm tỉ trọng lớn và cũng là những ngành công
nghiệp trọng điểm của cả nước.
Cả nước đã hình thành nhiều vùng công nghiệp trọng điểm với các trung tâm
công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất…Tuy nhiên, sự phân bố công nghiệp nước ta
còn có sự chênh lệch lớn giữa các vùng.
2.3. Địa lí một số ngành dịch vụ
- Ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc:
+ Ngành giao thông vận tải Mạng lưới giao thông gồm nhiều ngành: đường ôtô,
đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường ống. Trong đó, mạng
lưới đường ô tô giữ vai trò quan trọng nhất đối việc vận tải hàng hoá và hành khách.
Hệ thống đường ô tô có tổng chiều dài 181 421km, đạt mật độ khá cao (55km/
100km2). Tuy nhiên, chất lượng đường chưa đồng đều và còn thua kém nhiều nước trong
khu vực Đông Nam Á. Các ngành giao thông vận tải khác bao gồm : đường sắt (2630 km),
đường sông (11 000km), đường biển (73 cảng biển lớn nhỏ), đường không (18 sân bay,
trong đó có 3 sân bay quốc tế…). Nhìn chung sự phát triển của các ngành này chưa đáp
ứng yêu cầu vận chuyển.
Hệ thống giao thông vận tải Bắc - Nam với trục chính là đường số 1 và đường sắt
Thống Nhất giữ vị trí hàng đầu. Hệ thống đường ô tô đang được nâng cấp, cải tạo
với những dự án lớn đang thực hiện: đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á …
+Ngành thông tin liên lạc của nước ta đang được chú trọng đầu tư phát triển với tốc
độ cao, với nhiều mạng thông tin hiện đại, phân bố rộng khắp: mạng điện thoại, mạng phi
thoại, mạng truyền dẫn…
- Ngành thương nghiệp đã có những biến chuyển mạnh mẽ, nhất là ngành ngoại
thương. Trong hoạt động ngoại thương, hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh, thị trường
mở rộng…góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh của đất nước (tổng giá
trị xuất, nhập khẩu 1998 là 20.856 triệu USD) . - Ngành du lịch:
Từ thập kỉ 90 trở lại đây, ngành du lịch đang thực sự “bùng nổ”. Số lượng khách du
lịch trong nước và quốc tế tăng mạnh. Số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
đạt1.520 nghìn lượt người (1998), 1781 nghìn lượt người (1999). Doanh thu của
ngành du lịch không ngừng tăng (1992: 1350 tỉ đồng; 1994: 5200 tỉ đồng; 1996: 9500 tỉ đồng).
III. Thiên nhiên, con người và hoạt động kinh tế ở các vùng
1. Trung du và miền núi phía Bắc
1.1. Thiên nhiên và tài nguyên
Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi 15 Đông Bắc.
Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao. Đây là nơi có địa
hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Các dạng địa hình phổ biến ở
đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao
trung bình. Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên
2500m, đỉnh núi cao nhất là Phanxipăng (3143m).
Vùng đồi núi Đông Bắc gồm chủ yếu là núi trung bình và núi thấp. Khối núi thượng
nguồn sông Chảy có nhiều đỉnh cao trên dưới 2000m là khu vực cao nhất của vùng.
Từ khối núi này ra tới biển là các dãy núi hình cánh cung thấp dần về phía biển. Có bốn
cánh cung lớn là cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.
Chuyển tiếp từ vùng núi Đông Bắc tới đồng bằng sông Hồng, từ Vĩnh Phú đến
Quảng Ninh là những dải đồi với đỉnh tròn, sườn thoải. Đây là vùng trung du điển hình
của nước ta, ranh giới rất khó xác định.
Vùng giàu có về tài nguyên khoáng sản và tiềm năng thuỷ điện dồi dào nhất nước
ta. Ngoài ra, vùng còn giàu có tài nguyên du lịch, tài nguyên đất đai, khí hậu để phát
triển nông nghiệp (trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn…)
1.2. Con người và hoạt động kinh tế
Năm 2001 số dân của vùng là 113 493 000 người, mật độ dân số là 65
người/km2(Tây Bắc) và138 người/km2(Đông Bắc). Vùng có gần 30 dân tộc ít người
sinh sống. Các dân tộc có số dân tương đối đông là:người Mường, người Tày, người
Thái, người Nùng, người Thổ, người Mông, người Dao.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp chính của vùng là trồng cây công nghiệp
(chè), cây làm thuốc (tam thất, đương quy, đỗ trọng…), cây ăn quả (mận, đào, lê,
vải…) và chăn nuôi trâu, bò. Lúa được trồng nhiều ở các cánh đồng giữa núi,
thung lũng, trên các ruộng bậc thang hoặc sườn núi. Ngô, sắn cũng được trồng trên các
sườn núi. Nhìn chung, sản xuất lương thực chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Tại đây vẫn còn tồn
tại những hình thức canh tác, sinh sống lạc hậu: đốt rừng làm rẫy, du canh, du cư…
Hoạt động sản xuất công nghiệp của vùng gồm một số ngành chính: ngành than,
ngành điện (thuỷ điện, nhiệt điện), hoá chất (sản xuất phân bón hoá học, hoá chất cơ
bản…) và khai thác khoáng sản…
Ngành du lịch được đẩy mạnh phát triển trong những năm gần đây với nhiều loại
hình đa dạng: du lịch văn hoá, lịch sử, lễ hội, tôn giáo, tham quan phong cảnh thiên nhiên…
1.3. Một số thành phố
Việt Trì, thành phố công nghiệp trung tâm của công nghiệp hoá chất (sản xuất hoá
chất cơ bản, phân lân…), giấy, vật liệu xây dựng.
Thái Nguyên, thành phố công nghiệp gang thép.
Hạ Long, thành phố du lịch và cũng là thành phố công nghiệp, thành phố cảng.
Hoà Bình, thành phố công nghiệp bên bờ sông Đà, cửa ngõ của vùng Tây bắc, nơi
có nhà máy thuỷ điện Hoà Bình lớn nhất nước ta. 16
Điện Biên Phủ, thành phố trẻ, trung tâm kinh tế-xã hội của tỉnh Điện biên, nơi có di
tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. 2. Tây Nguyên
2.1. Thiên nhiên và tài nguyên
Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng. Đây
là vùng không giáp biển và có diên tích là 56 082, 8 km2, dân số, mật độ 67 ng/km2.
Tây Nguyên là bộ phận rộng lớn nhất của hệ thống núi Trường Sơn Nam. Địa hình
bao gồm chủ yếu các cao nguyên lượn sóng. Các cao nguyên này tạo ra các bậc địa hình:
100-300m, 300-500m, 500- 800m. Về phía đông, các cao nguyên được bao bọc bởi các
khối núi, dãy núi cao (cao nhất là Ngọc Linh 2.598m). Sườn của các khối núi, dãy núi đổ
dốc xuống các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
Tài nguyên chính của Tây Nguyên là các cao nguyên phủ đất đỏ ba dan thuận lợi
cho việc trồng cây công nghiệp, chăn nuôi… với quy mô lớn. Rừng Tây nguyên có nhiều
loài thực, động vật, nhiều loài quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Thực vật có thông nước,
thông năm lá, cây quao xẻ tua, gạo lông đen, các loại cây thuốc quý như sâm bố chính, sa
nhân, sâm ngọc linh, actisô, xuyên khung…
Khoáng sản của Tây nguyên không nhiều, đáng kể nhất là bô xit có trữ lượng hàng
tỉ tấn. Ngoài khoáng sản, Tây nguyên cũng là vùng có trữ năng thuỷ điện khá lớn trên
các sông Xê-xan, Xrê-pốc và thượng nguồn sông Đồng Nai.
2.2. Dân cư và hoạt động kinh tế
Tây Nguyên là nơi sinh sống của nhiều dân tộc: Raglai, Xơđăng, Cơho, Êđê, Ba Na,
Mạ, Mơ Nông…Người Việt (Kinh) có sự phân bố rộng rãi trong vùng do di cư từ các
vùng khác đến. So với các vùng khác, Tây Nguyên là vùng thưa dân, tỉ lệ người chưa
biết đọc, biết viết cao, người lao động lành nghề, cán bộ khoa học-kĩ thuật còn thiếu.
Công nghiệp của vùng đang trong giai đoạn hình thành với các điểm, trung tâm
công nghiệp nhỏ. Tây nguyên là vùng trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta. Đây
là vùng trồng cà phê, dâu tằm lớn nhất, vùng trồng cao su, chè, hồ tiêu thứ hai cả
nước. Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên. Do sự suy giảm tài nguyên rừng, nên sản
lượng khai thác đã giảm hẳn.
- Các thành phố: Tây Nguyên có 3 thành phố tỉnh lị là Plâycu, Buôn Ma Thuột và Đà Lạt.
3. Đồng Bằng Sông Hồng
3.1. Thiên nhiên và tài nguyên
Đồng bằng châu thổ sông Hồng gồm thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và
các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hà tây, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình,
Vĩnh Phúc và Bắc Ninh với diện tích 14 685,5 km2, số dân là 16.862,7 nghìn người (1997).
Địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, lớp đất phù sa được hệ thống sông Hồng
và sông Thái Bình bồi đắp rất màu mỡ, hàng năm lấn ra biển khoảng 100m ở bờ biển phía
đông nam của đồng bằng. Đất đã sử dụng hiện có trên 1triệu ha, chiếm 82,48% diện tích tự
nhiên của vùng. Tỉ lệ này cao nhất của cả nước (bình quân của cả nước là 50-56%, 17
Đồng bằng sông Cửu Long là 78,71%). Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng không
nhiều, gắn liền với quá trình chinh phục biển.
Dọc theo các con sông của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình là hệ thống đê
ngăn lũ với tổng chiều dài khoảng 1600km.
Nét đặc trưng cho khí hậu của vùng là có một mùa đông lạnh kéo dài từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, trong đó có ba tháng nhiệt độ xuống dưới 180C (tháng 12, 1, 2).
Tài nguyên khoáng sản ở đồng bằng không nhiều, tiềm năng khoáng sản lớn nhất là
than nâu, trữ lượng hàng chục tỉ tấn ở độ sâu từ 200-2000m, hiện chưa có điều kiện khai
thác. Ngoài ra, vùng còn có tiềm năng về khí đốt. 3. 3 2. 2 . Con n ngư g ời iv à à ho h ạ o t tđộn ộ g g k in i h h tế t
Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước (1180 người/km2,
năm 1999). Dân số đông, mức độ đô thị hoá nhanh, nguồn lao động có trình độ học vấn cao
hơn các vùng khác, nhưng với nguồn lao động quá dư thừa nên việc giải quyết vấn đề
việc làm trở nên cấp bách.
Đất nông nghiệp chiếm 57,65% diện tích tự nhiên của vùng được sử dụng chủ yếu
để trồng lúa. Đồng bằng sông Hồng là vựa lúa lớn thứ hai, cung cấp khoảng 20% sản
lượng lúa của cả nước. Ngoài ra, vùng còn chuyên canh rau quả thực phẩm, xuất khẩu,
nhiều nhất là vụ đông xuân. Vùng ít có khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp bằng khai hoang.
Công nghiệp ở đây khá phát triển, đứng thứ hai cả nước với một số nhóm ngành
quan trọng: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt may, giày,
da, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hoá chất, phân bón, cao su…Trên địa
bàn đồng bằng đã hình thành một số cụm công nghiệp tập trung (Hà Hội, Hải Phòng,
Hải Dương, Vĩnh Phúc), các khu công nghiệp lớn.
Ngành dịch vụ phát triển mạnh, thương mại chiếm vị trí quan trọng, hoạt động tài
chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, bưu điện, du lịch…mở rộng trên phạm vi cả nước.
3.3. Các thành phố lớn
Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học kĩ thuật, văn hoá, đào tạo, y tế lớn nhất cả nước.
Hải Phòng thành phố cảng.
Các thành phố khác: Hải Dương, Nam Định, Thái Bình.
4. Đồng bằng sông Cửu Long
4.1. Thiên nhiên và tài nguyên
Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh
Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Bến tre, Cà Mau, Hậu Giang, Cần
Thơ, An Giang có diện tích tự nhiên 39.569,9km2 và dân số khoảng 16, 4 triệu người (năm 1999).
Đây là vùng đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta có địa hình tương đối bằng phẳng,
độ cao trung bình so với mặt biển từ 3-5 m, có khuvực chỉ cao 0,5 đến 1m.
Khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo và ít thiên tai tương đối thuận lợi
cho sản xuất nông nghiệp. 18
Tài nguyên chính của vùng là đất phù sa màu mỡ có diện tích lớn, nhiều diện tích
mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và những vùng đất phèn, mặn được cải tạo cho sản xuất
nông, lâm nghiệp. Đồng bằng vẫn còn một diện tích rừng ngập mặn lớn nhất cả nước có ý
nghĩa nhiều mặt về kinh tế và môi trường. Vùng biển với thềm lục địa mở rộng có trữ
lượng hải sản lớn nhất nước ta.
Tuy nhiên vùng cũng có những khó khăn cho sản xuất và đời sống:
- Ngập lũ kéo dài trên diện rộng vào mùa mưa.
- Diện tích đất đồng bằng phần lớn là đất phèn, mặn và có nguy cơ bị bốc phèn nếu canh tác không hợp lí.
4.2. Con người và hoạt động kinh tế
Số dân của vùng là 16,1 triệu người với mật độ trung bình: 406 người/ km2 (1999).
Tốc độ gia tăng dân số của đồng bằng sông Cửu Long cao hơn đồng bằng sông
Hồng. Người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm cải tạo đất phèn, mặn để trồng trọt, chọn
giống lúa thích hợp cho từng vùng sinh thái… kinh nghiệm nuôi trồng thuỷ sản…
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất cả
nước. Đây là vùng có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất cả nước. Ngoài lúa, vùng còn
trồng nhiều cây ăn quả với xu hướng ngày càng gia tăng.
Ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản của đồng bằng nổi bật hơn các vùng khác.
Đây là vùng nuôi nhiều tôm, cá, thuỷ sản xuất khẩu lớn nhất cả nước. Các tỉnh có sản lượng
thuỷ sản lớn là Kiên Giang, Cà Mau, An Giang…
Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm của vùng khá phát triển chiếm
tới hơn 60% giá trị sản lượng công nghiệp của vùng. Tuy nhiên, ngành này vẫn chưa
đáp ứng được nhu cầu chế biến lương thực, thực phẩm của vùng
4.3.Các thành phố
Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương.
Các thành phố khác: Mĩ Tho (Tiền Giang), Long Xuyên (An Giang), Cà Mau. 5. Đông Nam Bộ
5.1.Thiên nhiên và tài nguyên
Đông Nam Bộ gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước,
Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận và Bình Thuận (còn có nhiều ý kiến
về mở rộng ranh giới của vùng ra các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận và cả Lâm Đồng, Tiền Giang).
Đông Nam Bộ là một dải đất cao hơi lượn sóng chuyển tiếp từ cao nguyên Nam
Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long. Độ cao phổ biến thay đổi từ 20-200m, rải rác
có một số ngọn núi cao dưới 1000m. Phần lớn đất đai là đất badan và đất xám phù sa cổ
thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp. Khí hậu của vùng mang tính chất cận xích đạo và ít bị thiên tai.
Đông Nam Bộ có tài nguyên khoáng sản nổi bật là dầu khí ở vùng thềm lục địa và
gần các ngư trường lớn phong phú hải sản.
5.2.Con người và hoạt động kinh tế
Đông Nam Bộ có số dân là 12.361.000 người, mật độ dân số là 356 người/km2 19
(2001). Nguồn lao động khá dồi dào, có kĩ thuật, nhạy bén với tiến bộ khoa học kĩ thuật và
tính năng động cao với sản xuất hàng hoá.
Đông Nam Bộ có cơ cấu ngành kinh tế khá hoàn chỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao (khoảng 11-12%) và là vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất nước ta.
Công nghiệp chiếm tới 54,8% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước (1999).
Các ngành chiếm tỉ trọng lớn là: nhiên liệu (dầu mỏ) 28,5%; thực phẩm 27,5%; dệt, may
mặc 10,9%; hoá chất, phân bón , cao su 12,2%.
Nông nghiệp của vùng khá phát triển với cơ cấu ngành toàn diện. Đông Nam Bộ
trồng nhiều cây công nghiệp: cao su, hồ tiêu (đứng đầu), cà phê (thứ 2), bông (thứ nhất),
các loại cây công nghiệp khác như mía, lạc, đậu tương thuốc lá …Vùng cũng trồng nhiều
cây ăn quả rau, chăn nuôi gia súc, thuỷ, hải sản…
5.3. Các thành phố + Thành phố Hồ Chí Minh
+ Các thành phố khác: Biên Hoà, Vũng Tàu, Phan Thiết.
6. Duyên hải miền Trung
6.1. Thiên nhiên và tài nguyên
Duyên hải miền Trung bao gồm Bắc Trung Bộ (các tỉnh Thanh hoá, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế) và duyên hải Nam Trung Bộ (thành phố
Đà Nẵng, các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà). Đây là
một dải đất hẹp kéo dài theo chiều bắc - nam bên sườn đông của dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Tuy nhiên, theo chiều hẹp tây-đông, thiên nhiên phân hoá rất rõ rệt. Ở tất cả các
tỉnh của vùng, từ tây sang đông đều gồm các bộ phận: biển phía đông, đồng bằng hẹp ở
giữa và núi phía tây. Vùng đồi chuyển tiếp giữa đồng bằng với miền núi rất hẹp và khó
xác định. Vùng núi Trường Sơn Bắc có dãy núi đá vôi Kẻ Bàng với động Phong Nha
(Quảng Bình) đẹp nổi tiếng, được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Chính những đặc điểm của vị trí, địa hình đã làm cho vùng có khí hậu khắc nghiệt
nhất so với các vùng khác (gió phơn tây nam khô nóng), sông ngòi ngắn dốc, ít phù sa. Đây
cũng là vùng đất đai kém màu mỡ và nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán…
Duyên hải miền Trung có khá nhiều tài nguyên:
Khoáng sản có sắt, crôm, titan, thiếc, đá quý, đá vôi. .
Tài nguyên lâm nghiệp tương đối giàu có (sau Tây Nguyên)
Tài nguyên biển có giá trị kinh tế nhiều mặt, vùng có bờ biển dài, đẹp, nhiều vụng,
vịnh kín gió nhất và cũng là vùng biển rộng lớn có nhiều quần đảo lớn nhất so với các
vùng khác. Những điều kiện này là cơ sở để phát triển du lịch, xây dựng cảng biển nước
sâu, khai thác, nuôi trồng thuỷ sản…
6.2. Con người và hoạt động kinh tế
Số dân của vùng 16.882.000 người, mật độ khoảng 200ng/ km2 (2001). Dân trong
vùng chủ yếu là người kinh tập trung đông ở các đồng bằng, nguồn lao động ở đồng
bằng dồi dào, số người chưa có việc làm khá cao. Miền núi dân cư thưa thớt, thiếu lao
động. Đây là nơi cư trú của một số dân tộc ít người (người Mường, Thái, Dao, Mông,
Xơđăng, Raglai, Cơtu, Êđê, Ba na…). Người dân duyên hải miền Trung nổi tiếng về tính 20
năng động, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, nhưng nhân tài của vùng ít trở lại quê hương sinh sống.
Quá trình sinh sống và lịch sử đã tạo dựng cho vùng đất này nhiều di sản văn hoá,
lịch sử. Trong đó có 3 di sản được công nhận là di sản thế giới: Cố đô Huế (Thừa Thiên
Huế), đô thị cổ Hội An, thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam).
Về nông nghiệp, vùng phát triển các ngành trồng cây lương thực, nhưng sản lượng
thấp. Cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc là sản phẩm hàng hoá của vùng. Các cây công
nghiệp được trồng nhiều lạc, mía, thuốc lá, hồ tiêu , cao su, cà phê…Gia súc được
nuôi nhiều là bò, trâu, lợn…
Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản là nghề quan trọng của vùng. Tỉnh nào cũng có bãi
tôm, bãi cá nhưng lớn nhất là vùng biển cực Nam Trung Bộ. Sản lượng thuỷ sản xếp thứ 2
sau đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có những loại cá, tôm quý như các thu, ngừ, tôm hùm, tôm sú…
Công nghiệp của vùng nhìn chung còn nhỏ bé, thua kém nhiều vùng khác. Trong
vùng nổi lên một số cơ sở công nghiệp tương đối lớn như: xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn,
thuỷ điện Hàm Thuận- Đa Mi… Ngoài ra vùng còn có các ngành: khai thác khoáng sản
(crôm, thiếc, ôxit titan…), công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và sản xuất hàng
tiêu dùng. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên-Huế- Đà Nẵng- Quảng
Nam- Quảng Ngãi) đang được chú trọng đầu tư. Việc xây dựng cảng nước sâu Dung
Quất, nhà máy lọc dầu số một ở khu công nghiệp Dung Quất và nhiều dự án về xây dựng
cảng biển, khu công nghiệp của các tỉnh khác trong vùng sẽ tạo điều kiện cho vùng có
bước phát triển rõ rệt trong thập kỉ tới.
c) Các thành phố: Đà Nẵng, Huế, Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang, Thanh Hoá. Đà
Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, các thành phố khác là các tỉnh lị của mỗi tỉnh trong vùng.
7. Biển Đông các đảo và quần đảo
7.1. Biển Đông
Biển Đông là một biển lớn và tương đối kín trải dài từ khoảng chí tuyến Bắc (bờ
biển Phúc Kiến, Trung Quốc) đến vĩ tuyến 30N (giữa các đảo Banka, Billiton của
Inđônêxia). Phía đông, mở rộng đến đường bờ biển phía tây của các đảo thuộc
Philippin. Diện tích khoảng 3 447 000km2. Chín nước nằm quanh biển Đông là: Trung
Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Philippin và Brunây.
Tuy tương đối kín nhưng bốn phía của Biển Đông đều có các đường thông ra hai đại
dương lớn là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, chế độ
thời tiết và khí hậu của biển Đông khá phức tạp. Đây là nơi thường phát sinh nhiều cơn bão.
Biển Đông là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng. Trên không
phận thuộc biển Đông cũng có nhiều tuyến đường hàng không quốc tế.
7.2. Biển Việt Nam và các đảo
Vùng biển Việt Nam thuộc biển Đông có diện tích rộng hơn 1 triệu kilômét vuông. 21
Đường bờ biển dài 3260km, trong số 64 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có
tới 30 tỉnh thành phố, tiếp giáp với biển. Biển Đông có nhiều đảo và quần đảo thuộc chủ
quyền của nước ta. Số lượng các đảo ven bờ là 2773 hòn đảo. Trong đó, các đảo có diện tích
lớn nhất là: Phú Quốc 573 km2 (Kiên Giang), đảo Cát Bà 277km2 (Hải Phòng) và các đảo
lớn khác là Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi); Phú
Quý (Bình Thuận); Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu)…Vịnh Bắc Bộ là nơi có nhiểu đảo nhất của cả nước.
Ngoài khơi biển Miền Trung có hai quần đảo lớn: Hoàng Sa và Trường Sa. Quần
đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) gồm khoảng trên 30 hòn đảo, cồn, bãi trong một
vùng nước rộng ước chừng 15000km2. Trong đó, Hoàng Sa là đảo lớn nhất với chiều dài
hơn 900m, chiều rộng gần 700m. Quần đảo Trường Sa ( tỉnh Khánh Hòa) gồm khoảng
100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi san hô trong một vùng biển rộng khoảng 160 000 km2
đến 180 000km2( từ bắc xuống nam dài khoảng 274 hải lí, từ đông sang tây rộng khoảng
325 hải lí). Trong số 100 hòn đảo, cồn, bãi của quần đảo có 23 hòn đảo thường xuyên nhô
lên khỏi mặt nước với diện tích tổng cộng khoảng 10 km2. Một số hòn đảo lớn nhất của
quần đảo là: Ba Bình, Nam Yết, Song Tử Đông, Song Tử Tây, Sinh Tồn, An Bang..
Vùng biển nước ta có tài nguyên phong phú và giá trị kinh tế nhiều mặt.
Nguồn lợi hải sản phong phú, có thể cho phép khai thác khoảng 1,5- 2 triệu tấn cá
tôm trong một năm. Vùng bờ biển và các đảo có nhiều thắng cảnh đẹp như: vịnh Hạ
Long, bãi biển Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu... Các vịnh biển kín gió
là nơi xây dựng các hải cảng lí tưởng (Cam Ranh, Đà Nẵng, Cái Lân. .). Nhiều khu vực
ven biển và đảo còn bảo tồn được nguồn tài nguyên sinh vật (khu dự trữ sinh quyển Cần
Giờ, Vườn quốc gia đảo Cát Bà, Côn Đảo, Hòn Mun...).
Dầu khí có 5 bể trầm tích l :
à Sông Hồng, Nam Côn Sơn, Bể Mã Lai- Thổ Chu; Cửu
Long…Tổng trữ lượng khai thác ước tính là 4-5 tỉ tấn. 22