-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giáo trình Giáo dục quốc phòng -an ninh học phần II – Công tác quốc phòng và an ninh | Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới; Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 về giáo dục quốc phòng và an ninh; Chỉ thị số 57/2007/
CT-BGDĐT ngày 04/10/2007của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong ngành giáo dục; Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Giáo dục quốc phòng HP II
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NGUYỄN ĐỨC THÀNH (Chủ biên)
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH HỌC PHẦN 2
CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022 NHÓM TÁC GIẢ BIÊN SOẠN TT Họ và tên 1 PGS.TS. Nguyễn Đức Thành 2 TS. Nguyễn Đình Cả 4 ThS. Ngô Văn Quang 5 ThS. Bùi Thị Hường 6 ThS. Võ Viết Chiến 7 ThS. Nguyễn Văn Úy 8 ThS. Trịnh Công Tứ 9 CN. Hoàng Văn Nam 9 ThS. Ngô Văn Quang 2 LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc
phòng và an ninh trong tình hình mới; Nghị định số 116/2007/NĐ-CP
ngày 10/7/2007 về giáo dục quốc phòng và an ninh; Chỉ thị số 57/2007/
CT-BGDĐT ngày 04/10/2007của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
tăng cường công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong ngành giáo
dục; Trung tâm giáo dục thể chất và quốc phòng, Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn cuốn “Giáo dục quốc
phòng và an ninh. Học phần 2” với nội dung viết về Công tác quốc phòng
và an ninh lưu hành nội bộ, dùng cho sinh viên đại học. Nội dung, chương
trình được cập nhật theo Thông tư số 05/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu sót, tập thể tác
giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, những nhà
nghiên cứu và bạn đọc để tiếp tục giúp nhóm biên soạn từng bước hoàn
thiện nghiên cứu của mình. Xin chân thành cảm ơn! TẬP THỂ BIÊN SOẠN 3 4 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 5
Bài 1. Phòng, chống chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn
lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt 7 Nam
Bài 2. Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh
phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân 19
tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam
Bài 3. Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường 32
Bài 4. phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 56
Bài 5. Phòng, chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, 69
nhân phẩm của người khác
Bài 6. An toàn thông tin và phòng, chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng 82
Bài 7. An ninh phi truyền thống và các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống ở Việt Nam hiện nay 99
TỔNG HỢP TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 5 6 BÀI 1
PHÒNG, CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH”,
BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM MỤC TIÊU
Kiến thức: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về quá
trình hình thành, âm mưu, thủ đoạn diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của
các thế lực thù địch. Phương châm, giải pháp phòng chống chiến lược diễn
biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của Đảng, nhà nước Việt Nam.
Kỹ năng: Nhận biết được những biểu hiện của diễn biến hoà bình,
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Nâng cao tinh thần cảnh giác, góp
phần làm thất bại âm mưu chống phá của kẻ thù. NỘI DUNG
1. Chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ là một kiểu
chiến tranh mới của các thế lực phản động quốc tế
1.1. Khái niệm “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ
1.1.1. Khái niệm “diễn biến hòa bình”
“Diễn biến hoà bình” là một chiến lược sử dụng các biện pháp phi
vũ trang như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, tôn giáo, dân tộc,… để
phá hoại, làm suy yếu các nước tiến bộ, các nước xã hội chủ nghĩa nhằm
lôi kéo, lật đổ, thay đổi thể chế đi theo con đường của chủ nghĩa đế quốc.
Chiến lược này hình thành từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay
với các hình thức sau đây:
Kích động các mâu thuẫn xã hội như dân tộc, tôn giáo; lập lực lượng
đối lập lợi dụng tự do, dân chủ, quyền con người; kêu gọi đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập, dân chủ cực đoan.
Khai thác, lợi dụng những khó khăn, tiêu cực của đời sống xã hội
để gây sự mơ hồ, mất niềm tin vào Đảng, nhà nước. Khích lệ lối sống tự
do không giới hạn, hưởng thụ tức thời, chạy theo đồng tiền, làm phai nhạt
mục tiêu, lý tưởng của xã hội, nhất là tầng lớp trẻ, trí thức,…
Diễn biến hoà bình là một kiểu chiến tranh không có tiếng súng hết 7
sức thâm độc của các thế lực phản động quốc tế trong thời đại ngày nay.
1.1.2. Bạo loạn lật đổ
Bạo loạn lật đổ là một hình thức “cổ truyền” của các thế lực phản
động quốc tế tiến hành bằng việc liên kết với các tổ chức và lực lượng đối
lập trong nước gây rối loạn dẫn đến lật đổ chính quyền, bộ máy nhà nước
ở một vùng hay cả đất nước bằng bạo lực. Bạo loạn lật đổ bằng các hoạt
động chính trị: tụ tập đông người gây ách tắc giao thông, tê liệt các hoạt
động kinh tế - xã hội, kích động các phần tử quá khích, có tiền án, tiền sự
gây rối trật tự xã hội, đe doạ, tấn công các lực lượng bảo vệ trật tự, an toàn
xã hội. Bạo loạn lật đổ bằng vũ trang: sử dụng vũ lực để chiếm đóng, tấn
công vào các cơ sở kinh tế - xã hội nhằm lập nên các chính phủ tự phong là
độc lập, tự do. Bạo loạn lật đổ bằng vũ trang kết hợp chính trị. Đây là một
kiểu bạo loạn hết sức nguy hiểm vì các thế lực thù địch sẵn sàng đổ máu
để tiến hành. Đây là hình thức dễ gây ra những hậu quả hết sức nguy hiểm đến an ninh quốc gia.
Trong thực tế, diễn biến hoà bình luôn luôn gắn liền với bạo loạn lật
đổ. Diễn biến hoà bình là sự mở đầu, là cơ sở để tiến hành bạo loạn lật đổ.
Đây là một kiểu chiến tranh mới của các thế lực phản động quốc tế hiện
nay đang đe dọa hòa bình, ổn định và phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.
1.2. Quá trình hình thành chiến lược diễn biến hoà bình, bạo
loạn lật đổ của các thế lực phản động quốc tế 1.2.1. Giai đoạn 1945-1980
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (9/1945), các thế lực phản động
quốc tế đã đưa ra một chiến lược mới thay thế cho chiến tranh xâm lược
bằng quân sự. Chiến lược đó đã dần dần được định hình bằng mệnh đề
“diễn biến hoà bình”. Đây là lần đầu tiên chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
phản động quốc tế điều chỉnh mục tiêu chống phá hoà bình thế giới, chống
phá chủ nghĩa xã hội và các lực lượng tiến bộ, dân chủ trên toàn thế giới.
Tháng 3/1947, dưới thời Tổng thống Mỹ Truman đã hình thành chiến lược
ngăn chặn chủ nghĩa xã hội. Lúc này, cùng với Liên Xô là một loạt các
nước xã hội chủ nghĩa ra đời như Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Bungari,
Rumani, Hungari, Anbani, Cộng hòa dân chủ Đức và hình thành một hệ
thống các nước xã hội chủ nghĩa. Trước thực tế đó, nước Mỹ đã hình thành
chiến lược “ngăn chặn” và từng bước triển khai ở châu Âu, châu Á, châu
Mỹ Latin. Tháng 4/1948 quốc hội Mỹ phê chuẩn kế hoạch Mácsan tăng 8
cường viện trợ cho các nước bên kia bờ Đại Tây Dương. Khối Quân sự
Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã ra đời từ chiến lược ngăn chặn này. Đồng
thời, chính quyền Mỹ dung túng các lực lượng đối lập, phản động ở các
nước, đưa các nhân viên của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) tiến hành
nhiều hoạt động gián điệp, phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa và phong
trào giải phóng dân tộc trên phạm vi thế giới. Tháng 12/1957, Tổng thống
Mỹ Aixienhao tuyên bố: Mỹ sẽ giành thắng lợi bằng hoà bình bằng việc
làm suy yếu và lật đổ các nước xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1960 đến năm
1980, các đời tổng thống Mỹ kế tiếp nhau hết sức coi trọng chiến lược
ngăn chặn với nhiều thủ đoạn và cách thức khác nhau, chĩa mũi nhọn vào
Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Một số nước đã xuất hiện
những hậu quả nghiêm trọng như Nam Tư, Tiệp Khắc. Sau thất bại ở Việt
Nam, các thế lực phản động quốc tế nhận thấy biện pháp quân sự để tấn
công các nước xã hội chủ nghĩa là không hiệu quả. Trong lúc đó, các nước
xã hội chủ nghĩa lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế, xã hội buộc phải
cải cách, cải tổ, đổi mới. Thực tế đó là cơ hội vàng để các thế lực phản
động quốc tế điều chỉnh chiến lược từ quân sự sang biện pháp phi quân sự.
Từ vị trí là một thủ đoạn của chiến lược ngăn chặn, chủ nghĩa đế quốc đã
định hình thành chiến lược diễn biến hoà bình để tiếp tục tác động vào hệ
thống xã hội chủ nghĩa và các nước tiến bộ trên thế giới.
1.2.2. Giai đoạn 1980 đến nay
“Diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ trở thành chiến lược với các
thủ đoạn như cách mạng màu, cách mạng các loài hoa, mùa xuân Ả Rập,
chống khủng bố trên phạm vi thế giới. Sự tan rã của Liên Xô và một loạt
các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu do nhiều nguyên nhân. Một trong
những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự kiện “địa chấn” này chính là diễn
biến hoà bình. Lợi dụng cải tổ, cải cách, dân chủ, diễn biến hoà bình một
mặt khoét sâu vào những mâu thuẫn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội, mặt khác các lực lượng phản động lại đưa ra các chiêu bài “bánh vẽ”
về kinh tế, cổ vũ cho văn hoá phương Tây làm lung lay lòng tin của nhân
dân. Điều đặc biệt, những kẻ cơ hội chính trị được dịp trở mặt chống đối.
Thù trong, giặc ngoài đã dẫn đến rối loạn xã hội, mất niềm tin, thậm chí
dẫn đến bạo loạn trong chính đất nước, chính quyền như cuộc tấn công vào
toà nhà Quốc hội Liên Xô ở Mátxcơva. Đó chính là dấu chấm hết cho nhà
nước Liên Xô vào ngày 31/12/1991.
Sau sự tan rã của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô,
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã coi diễn biến hoà bình là một 9
kiểu chiến thắng không cần chiến tranh. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa
còn lại trong đó có Việt Nam, các thế lực phản động quốc tế tìm mọi cách
để diễn biến hoà bình như viện trợ kinh tế, cổ vũ kinh tế tư nhân, làm xói
mòn niềm tin, cổ vũ cho đa nguyên, đa đảng, chia rẽ nội bộ, tách dân rời
xa Đảng,… Đặc biệt, bằng bộ máy tuyên truyền khổng lồ, hiện đại, các thế
lực thù địch xuyên tạc, bôi nhọ, đầu độc lớp trẻ bằng lối sống, nhu cầu cá
nhân để quên đi, xoá nhòa lý tưởng, niềm tin vào con đường xã hội chủ
nghĩa. Không dừng lại ở diễn biến hoà bình, các thế lực thù địch đã tiến
hành một bước trực tiếp hơn: đó là bạo loạn lật đổ, chống khủng bố, tiến
hành chiến tranh quân sự tổng lực với sự tham gia của nhiều nước. Bạo
loạn lật đổ có các hình thức: bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, bạo
loạn chính trị kết hợp với vũ trang. Trên thực tế, bạo loạn lật đổ là một thủ
đoạn có nguồn từ diễn biến hoà bình và gắn liền với diễn biến hoà bình để
xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa, các nước dân chủ tiến bộ không đi theo
quỹ đạo của chủ nghĩa đế quốc. Khi tiến hành bạo loạn lật đổ, các thế lực
thù địch đã cấu kết, móc nối, tài trợ kinh phí, vũ khí và các phương tiện
bạo loạn cho các phần tử phản động, bất mãn, đối lập ở trong nước, ở một
vùng, một địa phương. Đặc biệt, các tổ chức phản động thường tập hợp
các phần tử là những người quá khích, có quá khứ tù tội, dính dáng đến ma
tuý, xã hội đen để tiến hành gây rối, làm mất trật tự, an toàn xã hội. Có nơi,
bọn phản động làm tê liệt hệ thống chính quyền dẫn đến việc lật đổ chính
quyền hợp pháp, dựng nên bộ máy chính quyền mới đi theo các thế lực
bên ngoài. Điển hình cho bạo loạn lật đổ được áp dụng trong “Mùa xuân Ả
Rập” ở một số nước như Tunisia, Ai cập, Lybia, Syria, Algeria, Yemen,…
Nhiều nước trong số này đã phải thay đổi bộ máy, thay đổi lực lượng cầm
quyền. Một số nước bị chia rẽ, xung đột, chiến tranh giữa các phe phái mà
điển hình là cuộc nội chiến ở các nước vùng Vịnh, các nước vùng Sừng
châu Phi, các nước thuộc Liên bang Nam Tư, các nước thuộc Liên Xô.
1.3. Âm mưu, thủ đoạn chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn
lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam
1.3.1. Âm mưu của các thế lực thù địch
Các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một trọng điểm trong chiến
lược diễn biến hoà bình chống chủ nghĩa xã hội. Từ đầu năm 1950 đến năm
1975, chủ nghĩa đế quốc dùng quân sự để khuất phục dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, chủ nghĩa thực dân, đế quốc đều thất bại thảm hại. Từ sau 1975
đến 1994, lợi dụng những khó khăn của nước ta sau chiến tranh, các thế
lực thù địch đã tiến hành thủ đoạn bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập ngoại 10
giao, nuôi dưỡng và dung túng các tổ chức phản động của người Việt ở
nước ngoài cấu kết với các phần tử trong nước liên tục chống phá Việt
Nam. Các thế lực phản động ráo riết thực hiện chiến lược diễn biến hoà
bình với bạo loạn nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đặc
biệt là từ sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu,
các thế lực thù địch càng tăng cường thực hiện diễn biến hoà bình ở Việt
Nam. Từ năm 1995 đến nay, thất bại về cấm vận và cô lập ngoại giao, các
thế lực phản động quốc tế đã thay đổi, điều chỉnh chiến lược diễn biến hoà
bình, bạo loạn lật đổ bằng những cách thức mới. Dưới nhiều chiêu bài khác
nhau, các thế lực phản động cả trong và ngoài nước tìm cách xâm nhập sâu
về kinh tế, văn hoá, xã hội, tiếp tục hoạt động ngầm, dấu mặt dưới các vỏ
bọc khác nhau để tiếp tục mục tiêu xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng và làm chệch hướng con đường xây dựng đất nước Việt Nam.
1.3.2. Thủ đoạn của các thế lực thù địch
Mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
trong sử dụng chiến lược diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ đối với cách
mạng Việt Nam là thực hiện âm mưu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lái nước ta đi theo con
đường chủ nghĩa tư bản và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc. Để đạt được
mục tiêu đó, các thế lực thù địch không từ bỏ bất kỳ một thủ đoạn chống
phá nào, như sử dụng bạo lực phi vũ trang, bạo lực vũ trang, kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng an ninh, đối ngoại,... Chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta hiện
nay là toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tinh vi, thâm
độc và nham hiểm, khó nhận biết, cụ thể:
Thủ đoạn về kinh tế. Với phương châm lấy chống phá về kinh tế là
“mũi nhọn”, chúng tuyên bố rằng trước đây chúng thua trong chiến tranh
thì bây giờ phải tìm mọi cách để thắng trong hoà bình, đã thua trên chiến
trường thì bây giờ phải thắng trên thị trường. Chúng muốn chuyển hoá nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dần dần theo
quỹ đạo kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Khích lệ thành phần kinh tế tư
nhân phát triển, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế
nhà nước. Lợi dụng sự giúp đỡ, viện trợ kinh tế, đầu tư vốn, chuyển giao
công nghệ cho Việt Nam để đặt ra các điều kiện và gây sức ép về chính trị,
từng bước chuyển hoá Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Thủ đoạn về chính trị. Với phương châm lĩnh vực chính trị được coi 11
là “mặt trận hàng đầu”, các thế lực thù địch kích động đòi thực hiện chế
độ “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, “tự do hoá” mọi mặt đời sống
xã hội, từng bước xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chúng tập hợp, nuôi dưỡng các tổ
chức, phần tử phản động trong nước và ngoài nước, lợi dụng các vấn đề
dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng
với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất đi vai trò lãnh đạo
của Đảng. Tận dụng những sơ hở trong đường lối của Đảng, chính sách
của nhà nước ta, sẵn sàng can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự để
lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thủ đoạn về tư tưởng - văn hoá. Với phương châm tư tưởng, văn hoá
là “linh hồn”, “mũi đột phá”, là nội dung trọng yếu, là vũ khí lợi hại nhất
của diễn biến hòa bình, và là “cây cầu dẫn vào trận địa” của đối phương,
chúng thực hiện nhiều hoạt động nhằm xoá bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt
Nam, ra sức truyền bá tư tưởng tư sản vào các tầng lớp nhân dân, nhất là
thanh niên, sinh viên. Lợi dụng xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, du nhập
những sản phẩm văn hoá đồi trụy, lối sống phương Tây, để kích động lối
sống tư bản trong thanh niên, từng bước làm phai mờ bản sắc văn hoá và
giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Thủ đoạn trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo. Với phương châm lấy
chống phá dân tộc, tôn giáo là “ngòi nổ”, chúng lợi dụng những khó khăn
ở những vùng đồng bào dân tộc ít người, những tồn tại do lịch sử để lại,
trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào còn thấp và những khuyết điểm
trong thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo của một bộ phận cán bộ để
kích động tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc.
Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để truyền
đạo trái phép, thực hiện âm mưu tôn giáo hoá dân tộc, từng bước gây mất
ổn định xã hội và làm chệch hướng chế độ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Các thế lực thù địch
lợi dụng xu thế mở rộng, hợp tác quốc tế, thực hiện xâm nhập, tăng cường
hoạt động tình báo thu thập bí mật quốc gia. Chúng kích động đòi phủ nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối với
lực lượng vũ trang. Đối với quân đội và công an, các thế lực thù địch chủ
trương vô hiệu hoá sự lãnh đạo của Đảng với luận điểm “phi chính trị hoá
quân đội, công an”, làm cho các lực lượng này xa rời mục tiêu lý tưởng
chiến đấu, không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. 12
Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại. Với phương châm lấy chống phá
về ngoại giao làm “hậu thuẫn”, các thế lực thù địch lợi dụng chủ trương
Việt Nam mở rộng hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước
trên thế giới để tuyên truyền và hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ
nghĩa tư bản. Hạn chế sự mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam đối với
các nước lớn trên thế giới, tìm cách ngăn cản những dự án đầu tư quốc tế
vào Việt Nam. Đặc biệt, chúng rất coi trọng việc chia rẽ tình đoàn kết hữu
nghị giữa Việt Nam với Lào, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa, hạ
thấp uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm và các giải pháp phòng chống
diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của Đảng và nhà nước Việt Nam
2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ 2.1.1. Mục tiêu
Mục tiêu của việc chống diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của Việt
Nam là: làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động quốc
tế và trong nước. Giữ vững ổn định đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ an ninh quốc
gia – trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và
lợi ích quốc gia, dân tộc, tạo môi trường hoà bình để phát triển đất nước. 2.1.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của việc chống diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ là:
“chủ động đấu tranh kịp thời, hiệu quả, từng bước đẩy lùi các loại tội phạm,
phòng ngừa và ứng phó kịp thời với các mối đe doạ an ninh truyền thống và an
ninh phi truyền thống; làm thất bại âm mưu và hoạt động diễn biến hoà bình,
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động [2, tr. 69]. Chống diễn biến
hoà bình, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu, thường xuyên và lâu
dài trong chiến lược bảo vệ tổ quốc của Việt Nam. Chống diễn biến hoà bình,
bạo loạn lật đổ phải đặt lên hàng đầu. Chủ động phát hiện âm mưu, vạch rõ thủ
đoạn chống phá và nhanh chóng tiến công ngay từ đầu, từ trứng nước. Đồng
thời phải giữ vững ổn định chính trị-xã hội.
2.2. Quan điểm chỉ đạo và phương châm phòng, chống diễn biến
hòa bình, bạo loạn lật đổ
2.2.1. Những quan điểm chỉ đạo phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ
Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là một trong những chiến lược
chiến tranh cơ bản của các thế lực thù địch, phản động quốc tế. Không ít 13
các quốc gia từ châu Âu đến châu Phi, châu Mỹ, châu Á đã bị chôn vùi
trong các cụm từ mỹ miều của mùa xuân Ả Rập, các cuộc cách mạng màu,
các cuộc cách mạng các loài hoa. Đằng sau những cụm từ đó là số phận của
hàng triệu người vô tội đã ngã xuống hoặc buộc phải ly tán, di tản thành
một làn sóng di cư lớn nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Các quốc
gia như Libia, Xyria, Irắc,… vẫn đang chìm trong bạo lực chưa có hồi kết.
Một số quốc gia từng là đồng chí, cùng một đại gia đình Liên Xô trước
đây thì nay lại đang rơi vào vòng xoáy của diễn biến hòa bình, bạo loạn lật
đổ, xung đột biên giới, sắc tộc như Acmênia, Gruzia, Azecbaizan, Ucraina.
Việt Nam đã sớm nhận rõ chân tướng của diễn biến hòa bình. Trong văn
kiện của Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII đã xác định
diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch [1, tr. 25] là một nguy cơ của
cách mạng Việt Nam. Từ đó, việc phòng chống diễn biến hòa bình, bạo
loạn lật đổ được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng và nhà nước. Sau
đây là những nội dung cơ bản:
Đấu tranh chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là một cuộc đấu
tranh giai cấp, dân tộc sâu sắc, lâu dài, phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội. Về bản chất, diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ vẫn là một
hình thức chiến tranh của các thế lực phản động quốc tế đi ngược lại
với hòa bình, độc lập, phát triển. Đằng sau của những cụm từ mùa xuân
Ả Rập, cách mạng màu vẫn chính là những lợi ích: thị trường, nguồn tài
nguyên, sự áp đặt những giá trị của các nước lớn dưới nhiều danh nghĩa
khác nhau trên phạm vi thế giới. Các tập đoàn tư bản lớn, các nước lớn
liên kết, tìm cách kiểm soát, điều tiết chế ngự thế giới để tìm kiếm lợi
ích quốc gia dân tộc là một thực tế không có gì mới trong hơn một trăm
năm qua. Vì vậy, đây vẫn là một cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp mới sâu
sắc hơn, phức tạp hơn.
Chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách hàng
đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh hiện nay. Đặc biệt, đây là
một cuộc đấu tranh lâu dài phức tạp trên mọi lĩnh vực của đời sống. Từ an
ninh truyền thống, cuộc cách mạng 4.0 và sự phát triển của thế giới đã làm
xuất hiện an ninh phi truyền thống. Tất cả mọi hoạt động của xã hội đều
có thể xuất hiện nguy cơ mất an ninh đối với đất nước. Vì thế, mọi phương
tiện của đời sống xã hội và quan hệ quốc tế, mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn đều
phải được đặt trong tư duy về an ninh quốc gia, an toàn xã hội. Thực tế cho
thấy, thế lực thù địch tìm mọi cách, mọi kẽ hở của cuộc sống để tấn công
chúng ta. Bài học cảnh giác không bao giờ là thừa trong tình hình hiện nay. 14
Phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, của hệ thống chính trị dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để chống diễn biến hòa bình, bạo
loạn lật đổ trong thời kỳ mới. Tất cả mọi người dân đều có trách nhiệm
bảo vệ tổ quốc khi bị kẻ thù xâm lược. Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ
đang hàng ngày hàng giờ diễn ra trên đất nước ta và ở tất cả mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội. Vì vậy, để chống lại một kiểu chiến tranh hết sức nguy
hiểm này thì không có gì hiệu quả hơn là phải sử dụng, huy động sức mạnh
của toàn dân, của toàn xã hội. Đặc biệt, chúng ta có một hệ thống chính
trị được tổ chức hết sức chặt chẽ từ trung ương đến tận cơ sở. Đây chính
là cột trụ của cả nước trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc để chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Giữ vững sự lãnh đạo của
Đảng đối với hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề
sống còn đối với cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ.
Đây là một trong những bài học lớn của công cuộc đổi mới cũng như đối
với cuộc chiến chống diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Vai trò lãnh đạo
của Đảng là sự lựa chọn của lịch sử, của dân tộc. Sứ mệnh của Đảng được
kiểm nghiệm bằng những thành tựu vĩ đại mà nhân dân Việt Nam đã đạt
được kể từ khi Đảng lãnh đạo nhân dân làm Cách mạng tháng Tám 1945
lập nên nhà nước Việt Nam cho đến nay.
2.2.2. Phương châm phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức cảnh giác với các
luận điệu, hoạt động chống phá đất nước của các thế lực thù địch. Kết hợp
chặt chẽ giữa việc xây và chống, chủ động tiến công vào các âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực phản động quốc tế và trong nước.
Xây dựng các kịch bản đối phó, chủ động và kiên quyết xử lý các
tình huống gây rối, kích động bạo loạn xảy ra. Hạn chế thấp nhất các hậu
quả giữ vững nguyên tắc và mềm dẻo khi xử lý các vụ án và sự việc liên
quan đến diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ.
Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tranh thủ các điều kiện quốc
tế thuận lợi, khơi dậy các tiềm năng, lợi thế của đất nước để phát triển
nhanh, bền vững đất nước. Đây là cơ sở quyết định nhất cho chiến thắng
các loại kẻ thù trong đó có diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ.
3. Giải pháp phòng, chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ
của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Để chống lại một kiểu chiến tranh thâm độc và đầy thách thức như 15
diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, cần tập trung vào một số giải pháp sau:
3.1. Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi
mới, đẩy lùi tiêu cực xã hội, chống nguy cơ chệch hướng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Đổi mới là để xây dựng chủ nghĩa xã hội hiệu quả hơn, thiết thực
hơn, nhanh hơn. Kinh tế thị trường nhưng theo định hướng xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân. Kinh tế thị trường thì phải vì lợi nhuận
nhưng không lấy lợi nhuận làm mục tiêu cực đoan trong quá trình phát
triển. Lợi nhuận phải đồng thời thỏa mãn nhiều lợi ích của xã hội. Không
chạy theo lợi nhuận, đồng tiền để đánh mất nhân phẩm, đạo đức, làm đảo
lộn các quan hệ xã hội. Cùng với việc giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa, cần đẩy mạnh cuộc chiến chống tiêu cực của xã hội: tham nhũng, lợi ích nhóm.
3.2. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân trong thời đại
công nghệ. Xây dựng cơ sở chính trị xã hội vững mạnh về mọi mặt
Tổ chức tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân về âm mưu và những
thủ đoạn của kẻ thù trong diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Các nội dung
tuyên truyền giáo dục cần cụ thể, phù hợp từng tầng lớp, địa phương, lứa
tuổi, dân tộc, tôn giáo, phong tục tập quán, trình độ học vấn để có hiệu quả.
Xây dựng hệ thống chính trị, đặc biệt là khối đại đoàn kết toàn dân tộc và
bộ máy Đảng, Nhà nước, thực sự trong sạch, vững mạnh để làm cơ sở cho
đấu tranh làm thất bại diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ.
3.3. Chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang ở cơ sở vững mạnh,
góp phần vào xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc
Xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ là lực lượng
nòng cốt tại chỗ, rộng khắp ở cơ sở. Đây là lực lượng thường trực để bảo
vệ từng đường phố, thôn, xóm, bản, làng; có hiệu quả nhất khi kết hợp với
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc. Tổ chức luyện tập, biên chế
chặt chẽ và nâng cao chất lượng hoạt động, trang bị công cụ bảo vệ cho các
lực lượng này ở cơ sở là yêu cầu cấp bách hiện nay để xây dựng thế trận
quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
3.4. Xây dựng và diễn tập các phương án, tình huống chống diễn
biến hòa bình, bạo loạn lật đổ trên từng địa bàn dân cư, khu vực với
những giả định cụ thể
Từ thực tế của cơ sở, địa phương để đưa ra các dự báo, dự kiến các
thủ đoạn mà kẻ thù có thể sử dụng khi tiến hành diễn biến hòa bình, bạo 16
loạn lật đổ. Từ đó xây dựng các phương án xử lý và tiến tới luyện tập, thao
diễn trên thực địa các phương án đối phó nhằm chọn ra phương án tốt nhất,
nhanh nhất, hiệu quả nhất, ít tốn kém, an toàn cao nhất.
3.5. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
Khi đất nước vững mạnh về kinh tế thì đó là cơ sở để bảo vệ đất nước
một cách hiệu quả nhất. Thực túc thì binh cường. Chi phí cho quốc phòng,
đặc biệt là các loại khí tài hiện đại, cần nhiều tiền. Vì vậy, nếu không đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì sẽ không có kinh phí để mua sắm,
sửa chữa, duy trì và đặc biệt là luyện tập và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Việc nâng cao đời sống nhân dân có ý nghĩa hết sức to lớn trong
chiến lược xây dựng thế trận lòng dân. Nước mạnh, dân giàu là cơ sở quyết
định cho sức mạnh bảo vệ tổ quốc từ xưa đến nay. Chăm lo đời sống cho
các tầng lớp nhân dân chính là một trong những vũ khí hiệu quả nhất để
chiến thắng diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Các chương trình 134, 135,
xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới đang phát huy tác dụng đối
với công việc nâng cao đời sống nhân dân mà đặc biệt là vùng miền núi,
biên giới, hải đảo. Cùng với phát triển kinh tế, cần đẩy mạnh các hoạt động
văn hóa, xã hội mà đặc biệt là giáo dục và đào tạo. Đây là cơ sở quyết định
cho việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa để tạo ra năng
suất thành quả lao động cao hơn nhằm nâng cao đời sống nhân dân. Kết luận:
Hàng trăm tờ báo, tổ chức phản động cả trong lẫn ngoài nước đang
ngày đêm thực hiện diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, mưu toan làm thay
đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là
một trọng điểm trong chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ. Trong
diễn văn của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa
với Việt Nam ngày 11/7/1995 đã nhắc lại lập trường của Mỹ là làm cho
Việt Nam đi theo con đường mà Mỹ chi phối. Vì vậy, chống diễn biến hòa
bình, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ “chiến tranh trong thời bình” của dân tộc
ta. Trong hoàn cảnh mới, thách thức mới, việc chống diễn biến hòa bình,
bạo loạn lật đổ cần được thực hiện toàn diện, đầy đủ hơn: “Chủ động đấu
tranh phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ, phòng ngừa ngăn
chặn những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ; bảo đảm
an ninh kinh tế, an ninh thông tin truyền thông, an ninh mạng và an ninh xã hội” [2, tr. 280,281]. 17
Sinh viên là chủ của đất nước, là rường cột trí thức của dân tộc, là
đối tượng mà các thế lực thù địch tìm cách lôi kéo vào chiến lược “Diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. Vì vậy bản thân sinh viên, nhà trường và
gia đình cùng liên kết chặt chẽ để nâng cao chất lượng học tập, tu dưỡng,
rèn luyện để chống lại các nọc độc của các loại kẻ thù, góp phần to lớn
vào nâng cao sức mạnh trí tuệ của đất nước, chiến thắng “Diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ, giữ vững cơ đồ của dân tộc. Phòng, chống chiến
lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu
trong các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh hiện nay, đồng thời là nhiệm vụ
thường xuyên và lâu dài để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước, là một đối tượng mà các
thế lực thù địch lợi dụng, chống phá nhằm làm suy thoái về đạo đức, lối
sống và phai nhạt niềm tin, lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, mỗi người
phải nỗ lực học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt, thường xuyên
cảnh giác, không để kẻ xấu lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc, đồng thời phát hiện
và góp phần đấu tranh ngăn ngừa, đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ
thù trong chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ.
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP 1.
Trình bày nhận thức của Anh/Chị về Chiến lược “Diễn biến hòa
bình”, bạo loạn lật đổ. 2.
Âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ đối với các
nước xã hội chủ nghĩa và Việt Nam là gì? 3.
Trình bày mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm phòng chống chiến lược
diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của Đảng và nhà nước Việt Nam. 4.
Trình bày giải pháp phòng chống diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ
của Đảng và nhà nước Việt Nam. 5.
Hãy cho biết trách nhiệm của sinh viên trong phòng, chống diễn biến
hòa bình, bạo loạn lật đổ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện hội nghị đại biểu toàn
quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII. 2.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII. 18 BÀI 2
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO,
ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM MỤC TIÊU
Kiến thức: Cung cấp cho người học những quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách dân tộc, tôn giáo
của Việt Nam. Những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng
vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiên nay.
Kỹ năng: Vận dụng quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước
về vấn đề dân tộc, tôn giáo trọng nhận thức và hành động. Có ý thức trách
nhiệm, không mơ hồ mất cảnh giác, không để bị lôi kéo, mua chuộc; kiên
quyết đấu tranh với các hành vi, việc làm lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá đất nước. NỘI DUNG
1. Một số vấn đề cơ bản về dân tộc
1.1. Một số vấn đề chung 1.1.1. Khái niệm dân tộc
Có nhiều khái niệm về dân tộc. Qua từng giai đoạn lịch sử, dưới tác
động của cuộc sống, nhiều cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề dân tộc có khác
nhau. Hầu hết các dân tộc có nguồn gốc, lịch sử hình thành lâu đời, trải qua
nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử. Vì vậy, nhận thức về vấn đề dân tộc
cũng có những nhận định, đánh giá với nhiều mức độ khác nhau.
Dân tộc là một cộng đồng người hình thành trong lịch sử một cách
bền vững có lãnh thổ, kinh tế, ngôn ngữ, văn hoá, tâm lý, ý thức cộng đồng
riêng biệt. Dân tộc có thể được hiểu theo hai nghĩa sau:
Dân tộc là một cộng đồng người có đời sống, văn hoá, phong tục, tập
quán và sống ở một vùng, một địa phương nhất định: dân tộc Thái, Mường,
Khơ Me,… Những cộng đồng này có thể sống biệt lập ở một vùng, cũng có 19