lOMoARcPSD|44862240
- Kinh tế thị trường không dẫn dắt được sự thay đổi cơ cấu kinh tế
theo hướng phát triển (Do người ta chỉ đầu tư vào các ngành mang lại lợi nhuận
cao).
* Kết luận: Kinh tế thị trường có nhiều ưu thế không thể phủ nhận được,
song bên cạnh đó còn nhiều khuyết tật mà tự nó không thể khắc phục được, do
đó thị trường không phải là hoàn hảo, không thể để thị trường tự do cạnh tranh
hoàn toàn mà cần phải có sự can thiệp của chính phủ. Cụ thể là giảm bớt những
mặt hạn chế của kinh tế thị trường, tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cùng cạnh tranh và hợp tác với nhau
một cách lành mạnh và bình đẳng.
d. Nền kinh tế hỗn hợp (Kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước)
- Là nền kinh tế có sự pha trộn giữa kinh tế thị trường tự do và kinh
tế chỉ huy.
- Nhà nước và thị trường cùng giải quyết 3 vấn đề kinh tế cơ bản, chủ
yếu do thị trường quyết định, thị trường vẫn hoạt động với những quy luật khách
quan vốn có của nó (cung - cầu) cùng với sự chỉ huy của chính phủ nhưng
không can thiệp quá chi tiết mà tác động vào thị trường, chính phủ sử dụng
những công cụ của mình để điều chỉnh những lệch lạc của kinh tế thị trường.
* Vai trò của chính phủ: Vai trò kinh tế của chính phủ có thể được phát
hoạ bằng 3 chức năng chủ yếu sau:
(1) Chức năng hiệu quả: Chính phủ tác động để nền kinh tế khai thác
hết tiềm năng sản xuất, đặt nền kinh tế nằm trên đường giới hạn khả năng sản
xuất (PP).
(2) Chức năng công bằng: Chính phủ dùng chính sách phân phối và
phân phối lại thu nhập nhằm làm giảm thiểu sự bất bình đẳng cho mọi người.
(3) Chức năng ổn định: Thông qua kiểm soát thuế khoá, chi tiêu, kiểm
soát khối lượng tiền, ... chính phủ làm dịu đi những dao động của chu kỳ kinh tế.
Tóm lại, sự can thiệp của Chính phủ có tác dụng khắc phục những hạn
chế của kinh tế thị trường, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để các doanh