Giáo trình Luật La Mã | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, không phải tất cả mọi người đều được công nhận là chủ thềhay nói cách khác là người có quyền về mặt pháp luật. Chủ thể của luật La Mã rất hạn chế địavị pháp lý của các chủ thể không bình đẳng. Lực lượng lao động chính trong xã hôi là nô lệ -được biết đến như công cụ biết nói (instrumentum vocale) hoàn toàn bị loại khỏi tầng lớpnhữngngườicó năng lựcpháp luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 45988283
GIÁO TRÌNH LUT LA
M
C L
C
BÀI 1 : CH TH CA LUT LA MÃ .......................................................................................................... 2
BÀI 2: QUYN CHIM HU ...................................................................................................................... 9
BÀI 3: S HÌNH THÀNH S HU TƯ NHÂN ........................................................................................... 12
BÀI 4: QUYN S HU .......................................................................................................................... 15
BÀI 5: CĂN C PHÁT SINH NGHĨA VỤ ................................................................................................... 21
BÀI 6: QUYN ĐỐI VI TÀI SN CỦA NGƯI KHÁC (iusa in re aliena) .................................................. 27
BÀI 7:THA K TRONG LUT LA MÃ ..................................................................................................... 36
BÀI 8: HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ............................................................................................................ 43
1
lOMoARcPSD| 45988283
BÀI 1 : CHỦ THỂ CỦA LUẬT LA
I. KHÁI NIỆM
- Chủ thể của luật là các nhân hay pháp nhân quyền nghĩa vụ trong một quan hệ pháp
luật
- Trong hội chiếm hữu lệ, không phải tất cmọi người đều được công nhận chủ thề
hay nói cách khác là người có quyền về mặt pháp luật. Chủ thể của luật La Mã rất hạn chế địa
vị pháp của các chủ thể không bình đẳng. Lực lượng lao động chính trong hôi lệ -
được biết đến như công cụ biết nói (instrumentum vocale) hoàn toàn bị loại khỏi tầng lớp
những người có năng lực pháp luật.
- Chủ thể của luật La là những người trực tiếp tham gia vào các quan hệ mà bản thân họ
có các quyền và nghĩa vụ từ quan hệ đó. Đồng thời họ phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện
quyềnnghĩa vụ của mình.
- Chủ thể của Luật có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
+ Năng lực pháp luật:( khả năng có quyền và nghĩa vụ)
Người năng lực pháp luật phải hội tụ 3 điều kiện sau đây:
STATUS LIBERATIS :tự do
STATUS CIVITATIS :công dân
STATUS FAMILIAL : gia chủ.
Như vậy, năng lực pháp luật đầy đủ yêu cầu cả ba yếu tố bản, nói cách khác họ phải
người tự do, có quốc tịch La giữ vị trí độc lập trong gia đình.
Bất sự thay đổi của 1 status nào cũng ý nghĩa riêng, trong đó, yếu tố tự do đóng vai trò
quan trọng nhất. Xếp tiếp theo lần lượt là địa vị công dân và yếu tố gia chủ.
Mãi cho tới năm 212, trật tự trên mới có sự thay đổi. Trong hiến pháp của Hoàng đế Karakala
mới quy định sự bình đẳng giữa các công dân trừ nô lệ.
+ Năng lực hành vi:
2
lOMoARcPSD| 45988283
khả năng của 1 người bằng hành vi của chính mình xác lập thực hiện quyền nghĩa vụ,
pháp luật La chia năng lực hành vi thành 3 mức độ dựa trên độ tuổi khả năng nhận
thức:
Không năng lực hành vi: tất cả những người dưới 7 tuổi những người bị điên những
người không năng lực hành vi, những người này không được phép tham gia vào các giao
dịch kể cả các giao dịch có lợi cho họ trừ thừa kế.
Năng lực hành vi 1 phần: nữ từ 7 đến 12 tuổi, nam từ 7 đến 14 tuổi, những người này được
tham gia vào các giao dịch lợi cho mình không phải gánh chịu nghĩa vụ nhưng đối với
các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ tài sản hoặc chấm dứt quyền tài sản thì phải được sự
đồng ý của người giám hộ.
Năng lực hành vi toàn phần: nữ từ 12 tuổi, nam từ 14 tuổi trở lên không bị điên đến 25
tuổi, về nguyên tắc đây những người năng lực hành vi toàn phần nhưng nếu họ vẫn phụ
thuộc vào gia chủ thì khi thực hiện các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ tài sản hoặc chấm dứt
quyền tài sản thì vẫn phải có sự đồng ý của gia chủ.
II. CÁC CHỦ THỂ TRONG LUẬT LA
Trong luật La Mã, các chủ thể của pháp luật gồm : Công dân La Mã, người La Tinh
người ngoại quốc. Ngoài ra trong bài viết, nhóm tác giả xin trình bày thêm 1 nhóm đối tượng
nông nô, tá điền.
1. Công dân La
-Công dân La những người quốc tịch La Mã, quốc tịch La được xác lập trong
các trường hợp sau:
+ Sinh ra từ công dân La Mã.
+ Trả tự do cho nô lệ từ công dân La Mã.
+ Tặng danh hiệu công dân La Mã cho người nước ngoài.
Công dân La đầy đủ các quyền về nhân thân tài sản các quyền chính trị trong 1
số trường hợp quốc tịch La Mã bị tước đối với những người phạm trọng tội (vào thời
Justinian), bị kết án tù chung thân hoặc tử hình, bị xung vào làm nô lệ, bị bắt làm tù binh.
3
lOMoARcPSD| 45988283
Trong pháp, năng lực pháp luật của công n La được thể hiện theo hai phần Ius
conubii (Quyền kết hôn) và Ius commercii (quyền buôn bán, giao dịch quyền hữu)
+ Năng lực hành vi:
Năng lực hành vi của con người luôn phụ thuộc vào lứa tuổi. Pháp luật La chia năng lực
hành vi thành 2 mức độ dựa trên độ tuổikhả năng nhận thức: infants và impuberes
Không năng lực hành vi (infantes): tất cả những người dưới 7 tuổi những người bị điên
những người không năng lực hành vi, những người này không được phép tham gia vào
các giao dịch kể cả các giao dịch có lợi cho họ trừ thừa kế.
Trong impuberes có thể được chia làm 2 phần:
Năng lựcnh vi 1 phần:
Nữ từ 7 đến 12 tuổi, nam từ 7 đến 14 tuổi, những người này được tham gia vào các giao dịch
có lợi cho mình mà không phải gánh chịu nghĩa vụ nhưng đối với các giao dịch làm phát sinh
nghĩa vụ tài sản hoặc chấm dứt quyền tài sản thì phải được sự đồng ý của người giám hộ.
Năng lực hành vi toàn phần:
Nữ từ 12 tuổi, nam từ 14 tuổi trở lên không bị điên đến 25 tuổi, về nguyên tắc đây
những người năng lực hành vi toàn phần nhưng nếu họ vẫn phụ thuộc vào gia chủ thì khi
thực hiện các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ tài sản hoặc chấm dứt quyền tài sản thì vẫn
phải sự đồng ý của gia chủ.
Với phụ nữ
Trong nhiều thế kỉ, năng lực pháp luật năng lực hành vi của phụ nữ bị hạn chế. Trong thời
cộng hòa, pháp luật bắt buộc họ phải phụ thuộc hoàn toàn vào gia chủ. Sau này, điều này
được nới lỏng khi cho phép phụ nữ không còn phải phụ thuộc vào cha hay chồng khi đã lớn
tuổi. Sang đến thời Justinian những hạn chế với phụ nữ được giảm dần. Tuy vậy, xét cho
cùng, phụ nữ bao giờ cũng thiệt thòi hơn nam giới.
Infamia
Đây cụm từ dùng để chỉ những người mắc trọng tội, vi phạm hình sự hoặc hành vi thiếu
đạo đức, luân,… những kẻ được gọi Infamis tức vi phạm 1 hoặc nhiều điều trên sẽ bị
pháp luật La Mã hạn chế nhiều quyền như giới thiệu người khác tham gia tố tụng, cử đại diện
thay cho bản thân trong tố tụng, hạn chế quyền thừa kế và kết hôn với người tự do khác
4
lOMoARcPSD| 45988283
2. Người Latin và người ngoại quốc
- Người LaTin dân cư cùng La-xi-um được nhận quốc tịch Latin từ giữa TK III scn. Người
La Mã và người LaTin sống gần nhau nhưng nhà nước của người La Mã xuất hiện sớm hơn ,
TK thứ II TCN La bị quân Phổ xâm lược vậy người La phải liên minh với người
LaTin để chống lại quân Phổ, dần dần sau đó nhà nước La Mã cho phép người LaTin nhập
quốc tịch La Mã.
- Về địa vị pháp luật: Cơ bản không khác với địa vị của công dân La Mã. Họ có quyền tài sản,
quyền kết hôn khi nhà nước cho phép. Từ năm 268 TCN họ bắt đầ có quyền tố tụng nhưng lại
không có quyền lập di chúc.
- Người ngoại tộc hay dân nhập người dân La nhưng không năng lực pháp luật
La Mã hay pháp luật Latin. Họ bị coi là dân tộc ngoại lai. Sau này, họ được quyền có năng lực
pháp luật theo hệ thống luật các dân tộc – Ius gentium.
- Từ TK III SCN luật pháp La công nhận tất cả những người LaTin, người ngoại quốc
sống trên lãnh thổ La đều công dân La Mã.
3. Nông tá điền
-Về nguyên tắc những người tự do, điền những người nhà cửa nhưng không
ruộng đất nên phải thuê đất nộp thuế, nông những lệ được giải phóng nhưng
không tài sản, không ruộng đất nên phải làm thuê cho chủ hoàn toàn phụ thuộc
vào chủ cũ, không được thưa kiệnphải cấp dưỡng trong trường hợp chủ bị phá sản.
4. lệ
La Mã là một quốc gia chiếm hữu nô lệ. Nô lệ được coi là vật sở hữu của chủ nô. Tuy vậy, địa
vị của nô lệ trong từng giai đoạn không giống nhau.
Trong thời kỳ đầu, lượng lệ trong các gia đình còn chưa nhiều, họ sống làm việc cùng
các thành viên trong gia đình, không sự khác biệt nét trong cách sinh hoạt giữa họ. Sau
này, khi số lượng lệ tăng lên, họ bắt đầu sống tách biệt với chủ nô. Địa vị của họ ngang
hang với các đồ vật cần thiết trong đời sống (Res mancipi)
Nô lệ không có quyền sở hữu tài sản, trong một số trường hợp nô lệ được chủ nô giao cho một
số tài, đất đai để buôn bán hoặc canh tác nhưng những tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của
chủ nô. Pháp luật La không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa lệ
(contubernium), quan hệ đó được coi như mối quan hệ thuần túy giữa hai Res mancipi
5
lOMoARcPSD| 45988283
thôi. Con của nô lệ sinh ra thuộc quyền sở hữu của chủ nô. Chủ quyền định đoạt lệ:
quyền sinh, quyền sát, bán, đổi, cho thuê, và thể giết nô lệ trong trường hợp cần thiết.
Thân phận của người lệ cũng phụ thuộc vào chế độ chiếm hữu lệ và bị chính chế độ đó
chi phối. Vào thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ V chế độ nô lệ ở La Mã được duy trì theo quy định
của hoàng đế Claudiuxo, cấm bắt lệ đau ốm lao động nặng, cấm giết lệ đau yếu. Thời
hoàng đế Nero đã cấm đưa lệ ra đấu với thú. Thời hoàng đế Atoniuxo nếu không
do chính đáng thì không được giết nô lệ.
Trong luật La Mã có khái niệm Peculio, dùng để chỉ một khoản tài sản chủ nô trích ra để nuôi
lệ. lệ quyền sử dụng tài sản nói trên. lệ quyền sử dụng tài sản này, chịu hậu
quả pháp lý về hành vi của bản thân nhưng không quyền thu lợi từ tài sản đó mang lại.
Khi cho phép nô lệ sử dụng tài sản Peculio để giao dịch, chủ nô phải chịu trách nhiệm đối với
những giao dịch mà lệ tiến hành với người thứ ba. Trong quan hệ về tài sản giữa nô lệ với
người thứ ba để giải quyết các hậu quả về tài sản, các quan chấp chính đã quy định cho
pháp chủ nợ (bên thứ ba) quyền kiện chủ nô ở các hình thức như sau:
Nếu lệ giao dịch với bên thứ ba bằng một tài sản giới hạn trong Peculio để làm giàu thêm
cho chủ một khoản lợi tức nào đó thì người thứ ba chỉ quyền kiện về khoản lợi tức đó
thôi. HÌnh thức kiện này gọi là kiện lợi tức action de inrem verso
Nếu chủ chỉ định lệ của mình làm người làm công (institor) trong công việc buôn bán
của mình thì chủ phải chịu trách nhiệm về những việc lệ thực hiện trong giao dịch
với người thứ ba. Nếu nô lệ nhận giữ đồ vật hộ theo yêu cầu của bên thứ ba thì chủ nô không
phải chịu trách nhiệm.
Nêu chủ chỉ đơn giản ủy quyền cho lệ làm việc (chỉ thị iusus), đối tác với lệ thể
kiện chủ nô theo action quod iussu. Nếu nô lệ vi phạm pháp luật (như phá hoại tài sản, ổn hại
tài sảncủa người khác) thì kẻ bị hại thể kiện chủ nô theo action noxalis (noxa thiệt hại).
Chủ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong những công việc chủ ra lệnh cho lệ
làm việc.
Chủ chỉ phải chịu trách nhiệm về tài sản trong phạm vi những khoản lợi thu được do sự
hoạt động của nô lệ mang lại.
6
lOMoARcPSD| 45988283
Nô lệ được giao tài sản Peculio để hoạt động nhưng lợi tức thu được đều thuộc về chủ nô. Tuy
nhiên, chủ phải chịu trách nhiệm về những việc làm của lệ trong giao dịch với bên thứ
ba.
Vai trò của nô lệ trong vấn đề này giống như một công cụ làm việc không hơn không kém.
Những trường hợp bắt đầu trình trạng nô lệ:
1. binh bị bắt giữ trong các cuộc chiến tranh
2. Những con nợ không trả được nợ sẽ bị chủ nợ bắt làm nô lệ
3. Những dân thường bị bắt cócbị bán làm nô lệ
4. Những người con do lệ sinh ra lệ bất kể bố chúng ai, địa vị gì. Nhưng
nếu bố làlệ, mẹ người tự do thì con sinh ra là người tự do.
5. Kẻ tử hay thù khổ sai cũng có thể bị niến thành nô lệ
6. lệ được giải phóng nhưng sau khi được giải phóng rồi tỏ ra bất nhã với người
trao trả tự do thì có thể bị quay trở lại tình trạng nô lệ.
Những trường hợp chấm dứt tình trạnglệ:
1. Được chủgiải phóng
2. Khi nô lệ chết đi
rất nhiều con đường dẫn đến tình trạng lệ nhưng hội để từ lệ trở lại thành
thường dân rất ít. Không những điều luật bảo vệ người dân thường khi họ bị bắt đem
bán thành nô lệ, hay khôi phục thân phận dân thường cho những người này.
Kết luận:
Ở La Mã, nô lệ được coi là công cụ biết nói, không phải con người, hoàn toàn không có địa vị
pháp không được pháp luật bảo vệ, không được tài sản nhân. Trong các mối quan
hệ hội cũng không được coi con người như không được công nhận quan hhôn nhân
hay trong các cuộc giao dịch với người thứ ba bằng tài sản Peculio.
Đời sống vật chất và tinh thần của người nô lệ thiếu thốn, khốn khổ, bị bóc lột tàn bạo và tính
mạng không được đảm bảo. Do đó đã nhiếu cuộc đấu tranh của lệ nổ ra trong suốt quá
trình lịch sử của nhà nước La Mã.
5. “Pháp nhân”
7
lOMoARcPSD| 45988283
- Trong luật La Mã, chưa có khái niệm về pháp nhân như là một chủ thể của pháp luật vì trong
thời kì này, quan hệ phát sinh pháp nhân ở La Mã chưa phát triển. Tuy vậy trong luật 12 Bảng
nhắc đến 1 khái niệm thể coi tương đương như một pháp nhân đó “Hiệp hội
nhân mang tính chất tôn giáo”, “Hiệp hội thủ công”,… Sự phát triển rực rỡ về kinh tế, văn
hóa, xã hội đã làm xuất hiện nhiều nghề nghiệp mới cùng với sự xuất hiện của đạo thiên chúa
trên lãnh thổ La Mã, xuất hiện nhiều nhà thờ và nhiều công trình xây dựng khác: rạp hát, nhà
trọ, các nghiệp đoàn mai tán , các tổ chức này tài sản riêng, tổ chức riêng, tên gọi riêng
nhân danh tên mình tham gia vào các quan hệ. Cùng với thời gian, số lượng các tổ hợp này
càng tăng lên.
Nhận xét về các quy định của chủ thể của Luật La Mã:
- Chủ thể của luật la rất hạn chế, địa vị pháp lý của các chủ thể pháp không bình
đẳng ( phân ra làm nhiều loại chủ thể với quyền lợi khác nhau ). Tuy nhiên, đây chỉ là
đứng trên quan điểm của thời đại này, còn nếu xét ở tại thời điểm đó thì có thể nói đối
tượng điều chỉnh của Luật La đã trở nên hết sức đa dạng phong phú so với các
bộ luật trước đó. Luật La không chỉ điều chỉnh những quan hệ tài sản, còn
cả những mối quan hệ phát sinh giữa công dân La Mã với nhau, giữa công dân La
người ngoại quốc (không mang quốc tịch La Mã), giữa công dân và nô lệ, …
- Chủ thể của luật La trực tiếp tham gia vào các quan hệ bản thân của họ các
quyền nghĩa vụ đồng thời họ phải gánh chịu trách nhiệm trong việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ đó.
- Ngoài ra, dấu hiệu về khái niệm Pháp nhân đã manh nha xuất hiện trong Luật La Mã.
Tuy trong bộ luật này không đề cập đến cụm từ pháp nhân, nhưng trong các mối quan
hệ dân sự đã có sự xuất hiện phổ biến của các tổ chức như Tôn giáo, hội buôn, tổ chức
kinh tế các tổ chức này thông qua hành vi của người đại diện tham gia các quan hệ
tài sản lợi ích của tổ chức. Luật còn công nhận quyền của một số tổ chức của nhiều
người với một tài sản nhất định như lập quỹ dù chưa quy định đó là pháp nhân. Tài sản
thuộc sở hữu nhiều người, quyền gắn vào tài sản thuộc về tổ chức.
- thể nói đây đã những điểm rất tiến bộ của Luật La so với các bộ luật trước
đó như Hammurabi, Urnammu của Babylon.
8
lOMoARcPSD| 45988283
BÀI 2: QUYỀN CHIẾM HỮU
I. KHÁI NIỆM, CÁC HÌNH THỨC CHIẾM HỮU:
1. Khái niệm:
- Chiếm hữu: Sự chiếm dụng , “”thống trị” trên thực tế đối với đồ vật.
- Quyền chiếm hữu( Ius Possessio): Thực tế kiểm soát và chi phối đồ vật được
pháp luật bảo hộ bằng phương pháp kiện dân sự.
- Yêu cầu: - vật thực sự.
+ ý cchiếm hữu luôn coi vật đó của mình.
2. Hình thức chiếm hữu:
- Chiếm hữu hợp pháp:
+ Chủ sở hữu giữu quyền chiếm hữu.
+ Chủ sở hữu nhượng quyền chiếm hữu cho người khác hoặc giao cho người
khác nắm giữ
- Chiếm hữu không hợp pháp:
+ Người chiếm hữu định đoạt trái phép tài khoản của chủ sở hữu ( trộm, cướp)
+ Nhặt được vật của người khác đánh rơi, làm mất vật
Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay thẳng
+ Mua nhầm phải của gian ( người bán không phải chủ sở hữu)
Chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng
Việc phân biệt chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng hay không ngay thẳng
có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu cũng như xác lập
quyền sở hữu. Người chiếm hữu ngay thẳng có thể trở thành chủ sở hữu
theo thời hiệu.
II. PHÂN BIỆT QUYỀN CHIẾM HỮU CHIẾM HỮU
Quyền chiếm hữu
Quyền chiếm giữ
- Không theo ý chí của chủ sở hữu
Trong trường hợp mất, bị cướp. Còn trong
nhiều trường hợp là do chủ sở hữu thực hiện
hành vi chiếm hữu hợp pháp
-Thực hiện theo ý chí của chủ sở hữu trong
các trường hợp như cho thuê, cho mượn
Thường thì chủ sở hữu không thực hiện hành
vi chiếm hữu đồ vật
9
lOMoARcPSD| 45988283
- Người chiếm có quyền bảo vệ đồ vật mình
chiếm giữ đối với mọi hành vi xâm
phạm( được pháp luật bảo vệ để tránh nguy
bị tước đoạt)
- Hành vi chiếm hữu về mặt pháp lý phải thể
hiện ý muốn chiếm dụng đồ vật một cách độc
lập không phụ thuộc vào ý chí của người
khác muốn xem đồ vật đó của chínhmình
- Các dạng chiếm hữu
+Chiếm hữu hợp pháp: người chủ sở hữu
+Chiếm hữu bất hợp pháp: người chiếm
hữu không biết mình không quyền chiếm
hữu đồ vật và kẻ ăn cắp( người biết đồ vật
đấy không phải của mình nhưng làm như là
của mình)
-Người chiếm giữ đồ vật chỉ thể bảo vệ đồ
vật thông qua chủ sở hữu mà anh ta thuê
mướn
-Hành vi chiếm giữ tài sản chỉ là hành vi nắm
giữ quản lý nhưng không coi tài sản đó là của
mình
VD:Anh ta có đồ vật để sử dụng nhưng bằng
hành vi trả tiền thuê, luật La Mã coi người
thuê đồ vật là người giữ đồ vật thay tên cho
chủ sở hữu
III. CĂN CỨ XÁC LẬP CHẤM DỨT CHIẾM HỮU
1) Căn cứ xác lập/ Phát sinh
Các luật gia La Mã đều cho rằng căn cứ phát sinh chiếm hữu gồm 2 thành tố
là: thực tế chiếm giữ vật ( corpus possessioinis) và có ý chí chiếm giữ mà không phụ
thuộc ý chí của người khác ( animus possessioinis) tức là vừa có vật lại vừa có ý đồ
xem vật đó như của mình. Thời điểm xác lập chiếm hữu được xem là thời điểm kết
hợp giữa hai thành tố cấu thành này.
Việc xác định và chứng minh corpus possessioinis theo nguyên tắc chung rất
ràng : Người nào đang có vật thì được coi là người chiếm giữ vật
Tuy nhiên, việc xác định animus possessioinis lại phức tạp hơn rất nhiều.
VD: Một người có mặt trên một mảnh ruộng, cày xới và gieo trồng ở
đó. Hoặc một người có ngựa để cưỡi,người đang sinh sống trong một ngôi nhà,
… Chúng ta không thể biết ý đồ muốn chiếm dụng những thứ đó của họ. Trước
mắt chúng ta, họ chỉ người giữ đồ vật một cách đơn thuần.
Để trả lời cho câu hỏi đó, ta cần làm sáng tỏ cái gọi là Causa possessioinis tức
n cứ pháp của việc chiếm hữu đồ vật hay mục đích chiếm hữu
VD: Một người có thể có đồ vật vì mua nó qua người bán. Người khác có thể
có đồ vật theo hợp đồng vay mượn để sử dụng. Khi sử dụng đồ vật, cả hai người nói
trên có thể những hành vi giống nhau nhưng: đối với người thứ nhất hành vi đó
10
lOMoARcPSD| 45988283
biểu hiện ý chí chiếm hữu, đối với người thứ hai thì hành vi đó đơn thuần là sự biểu
hiện của việc sử dụng có phụ thuộc. hay là sự chiếm giữ.
Dựa trên cơ sở đó, luật La Mã đặt ra câu hỏi: Kẻ cắp theo luật La Mã là người
chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình nhưng dù sao hắn ta vẫn là người chiếm hữu,
vẫn có ý chí chiếm hữu và luôn coi vật đã ăn cắp được là của mình. Vì vậy, nếu người
chủ sở hữu thực sự muốn yêu cầu người đang chiếm hữu vật trả lại cho mình thì phải
chứng minh vật thuộc sở hữu của họ bị người chiếm giữ ‘ ăn cắp’ . Điều này làm cho
chủ sở hữu đích thực trở nên khó khăn vì rất khó chứng minh được ‘hành vi’ ăn cắp để
thể yêu cầu hoàn trả lại tài sản từ chiếm hữu bất hợp pháp.
Để chứng minh animus possessioinis, luật La Mã áp dụng nguyên tắc: nemo
sibi causam possessioinis mutare potest không ai có thể thay đổi căn cứ chiếm hữu
cho chính bản thân ( Bộ Degest, quyển 41, mục 2,3,19). Nguyên tắc này không có
nghĩa là: Nếu vào một thời điểm nhất định ai đó đã có đồ vật ( vd theo hợp đồng vay
mượn) – thì anh ta-( không bao giờ và không vì điều kiện nào) có thể là người chiếm
giữ. Hoặc ngược lại, kẻ chiếm giữ không bao giờ người giữ đồ vật đơn thuần
.
Không chỉ cá nhân mới thực hiện quá trình chiếm hữu, mà chiếm hữu cũng có
thể phát sinh qua người đại diện. Và muốn có quyền chiếm hữu qua đại diện cần có
những điều kiện sau đây: Thứ nhất, người đại diện phải có đủ thẩm quyền chiếm hữu
cho người khác dù thẩm quyền đó xuất phát từ pháp luật hoặc từ một hợp đồng. Thứ
hai, khi trao cho người đại diện thẩm quyền này, chủ thể chiếm hữu phải thể hiện ý chí
chiếm hữu của mình từ trước.Tức là, mặc dù có vật thực sự nhưng anh ta phải có ý
thức không phải lấy đồ vật cho bản thân cho người ủy quyền.
Tóm lại, để xác định animus possessoinis, cần làm rõ mục đích chiếm hữu trên
sở pháp lý dẫn đến việc chiếm hữu đối với vật
2) Chấm dứt quyền chiếm hữu
Chiếm hữu không thể tồn tại nếu thiếu một trong hai thành tố corpus
possessoinis và animus possessoinis.
Chủ thể không còn chiếm hữu vật nữa trong các trường hợp sau:
- Vật rời khỏi anh ta
- Anh ta vứt bỏ đồ vật ấy đi ( muốn chấm dứt chiếm hữu)
- Vật bị hỏng hoặc không thể lưu thông được nữa
Với chiếm hữu được thực hiện qua đại diện thì nó chấm dứt theo ý chí của
người chiếm hữu. Đồng thời, khả năng chiếm giữ đồ vật của người đại diện hay
người ủy quyền cũng chấm dứt.
IV. BẢO VỆ QUYỀN CHIẾM HỮU
1) Đặc điểm nổi bật của sự bảo vệ chiếm hữu được thể hiện ở chỗ: Trong quá trình xét
xử về chiếm hữu theo Luật La Mã, không phải chứng minh quyền đối với vật đó, thậm
chí không được phép dựa vào vật quyền.
2 quan điểm để giải thích:
11
lOMoARcPSD| 45988283
Do hiện tượng một chủ thể vừa là người chiếm hữu chủ sở hữu trong thực
tế đời sống quá phổ biến đến mức có thể cho rằng người chiếm giữ đồ vật đó là chủ sở
hữungười không có trong tay đồ vật thì không có quyền với vật đó.
Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên mà nhà nước ban hành pháp luật bảo vệ
cho chủ sở hữu đồ vật- người đang chiếm giữ đồ vật trên thực tế, và không cho
phép kéo dài việc xét xử bằng luận cứ quyền sở hữu của bị cáo. Nếu người
chiếm giữ đồ vật( nguyên cáo) nói trên rõ ràng là kẻ chiếm giữ bất hợp pháp
thì bị cáo được quyền pháp đơn khiếu nại theo vật tố tụng để đòi lại đồ vật của
mình.
Trong trường hợp nàynđã thể hiện sự phù hợp với quy phạm của luật La Mã:
Đối tượng chiếm hữu là những đồ vật thuộc quyền sở hữu( chẳng hạn đường sá
công cộng, nhà hát công cộng,… không phải là những thứ thuộc quyền sở hữu
của nhân)
Việc đơn giản hoá bảo vệ chiếm hữu là một biện pháp của nhà nước để chống
lại tình trạng sử dụng tuỳ tiện. Chỉ có thể khẳng định quyền sở hữu thông qua xét xử,
toà án và pháp luật bảo vệ cho những kẻ chiếm giữ đồ vật thực tế. Điều này cho thấy
đa phần công dân La Mã là những người chiếm giữ, còn chủ sở hữu lại là tầng lớp
giàu có.
2) Chiếm hữu được bảo vệ không phải bằng đơn kiện mà bằng những điều cấm của
quan toà xét xử (interdicta), đó là: điều cấm để giữ quyền chiếm hữu và điều cấm để
trả lại quyền chiếm hữu.
1. Interdicra Retinendae Possessionis (điều cấm để giữ quyền chiếm hữu)
Interdictum uti possidetis để bảo vệ cho những ai chiếm hữu bất động sản.
Khái niệm "Nec vi nec clam nec precarioab" dùng để chỉ luật pháp không bảo vệ
chiếm hữu cho những kẻ dùng sức mạnh ( Vi) để chiếm hữu bất động sản của bên mà
trong khi xét xử gọi là ab avercario. Kẻ nào bí mật (clam) chiếm bất động sản của bị
cáo hoặc sử dụng bất động sản của bị cáo trong lúc xét xử thì không được pháp luật
bảo vệ ( Theo bộ Degest, quyển 43, mục 27, trích đoạn 1).
Interdictum utrubi bảo vệ cho những người giữ đồ vật lần cuối cùng trước khi
xét xử với thời gian hơn một năm với điều kiện anh ta không chiến giữ bằng Vi, Clam,
Precario.
2. Interdicra Recuperandae Possessionis (điều cấm để trả lại quyền chiếm hữu)
Interdictum unde vi dùng để bảo vệ người chiếm hữu hợp pháp bị người khác
tước đoạt quyền chiếm hữu.
Interdictum de precario dùng để bảo vệ người cho thuê khi bị người thuê từ
chối trả lại đồ vật.
Đối với người chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng còn được trao quyền Actioc
in rem publiciana. Quyền kiện này được trao cho ai chiếm hữu vật theo thời hiệu.
Quan toà chỉ cần khẳng định thời hiệu chiếm hữu của nguyên đơn là đủ cho anh ta có
quyền sở hữu
12
lOMoARcPSD| 45988283
BÀI 3: SỰ HÌNH THÀNH QUYỀN SỞ HỮU NHÂN
I,Sự hình thành quyền sở hữu luật La Mã:
Tài sản thể hiện tư cách nhân thân của chủ sở hữu. Đây là giai đoạn sơ khai trong lịch sử
phát triển chế định sở hữu. Khái niệm quyền sở hữu ban đầu được hiểu khác xa rất nhiều so
với cách hiểu của chúng ta ngày nay. Tài sản khi đó được hiểu như là sự tiếp nối tư cách cá
nhân của chủ sở hữu. Ai xâm phạm đến tài sản của một người (lấy mất con thú săn được, hoa
trái thu lượm được) là xúc phạm tới cá nhân người đó. Thời La mã cổ đại có quan niệm rằng:
Một người kiện kẻ trộm không phải vì mình có quyền sở hữu, mà vì người ăn trộm đã xúc
phạm đến danh dự của mình thông qua hành vi ăn trộm đó. Kẻ trộm khi đó bị coi là kẻ xúc
phạm (bị kiện theo phương thức kiện hành vi trộm cắp – actio furti), chứ chưa được coi là
người chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người khác (chưa áp dụng các phương thức kiện
bảo vệ quyền sở hữu như kiện đòi lại tài sản thuộc sở hữu của mình – actio rei vindicatio, hay
phương thức kiện đòi lại tài sản bị trộm – condictio furtiva). Quan niệm đó dẫn đến một loạt
các hệ quả pháp lý quan trọng sau đây:
- Theo quan niệm đó mà pháp luật La mã giai đoạn cổ đại đã quy định cho phép chủ sở hữu
không những được lấy lại tài sản bị trộm mà còn được trả thù lại sự xúc phạm đó đối với kẻ
trộm: chặt tay, giam giữ, giết, bán làm nô lệ, phạt gấp nhiều lần tài sản trộm,
(1)
.
- Nếu tài sản rời khỏi chủ sở hữu mà không có sự xúc phạm đến nhân thân của chủ sở hữu (Ví
dụ như: chủ sở hữu cho người khác mượn tài sản, sau đó người mượn lại đem bán tài sản đó
đi), thì chủ sở hữu không được quyền đòi lại
(2)
.
- Cũng theo quan niệm đó mà Luật La mã thời kỳ cổ đại đã từng quy định rằng, nếu như có
nhiều kẻ trộm cùng ăn trộm một tài sản, thì hành vi của mỗi kẻ trộm được coi là những sự xúc
phạm riêng biệt đối với chủ sở hữu. Khi đó mỗi kẻ trộm phải trả cho người bị trộm toàn bộ tài
sản đã ăn trộm (có bao nhiêu kẻ trộm cùng thực hiện việc trộm cắp thì chủ sở hữu được
hưởng ngần ấy lần tài sản của mình)
(3)
. Ví dụ như hai kẻ trộm cùng ăn trộm một con ngựa, thì
khi bị bắt mỗi kẻ trộm phải nộp cho người bị trộm một con ngựa.
- Do tài sản là sự tiếp nối tư cách nhân thân của chủ sở hữu, do đó khi chủ sở hữu chết thì tư
cách nhân thân chấm dứt, tài sản trở thành vô chủ. Một số tài liệu khảo cổ cho thấy thời xa
xưa tại nhiều dân tộc có tồn tại tập quán rằng sau khi một người chết đi thì tài sản của người
đó (tiền bạc, đồ dùng quý giá, thậm chí cả nô lệ) cũng được chôn theo. Cùng với đó một
nguyên tắc pháp lý được hình thành dưới thời La mã cổ đại có nội dung như sau: “Việc lấy đi
tài sản của người chết không được coi ăn trộm Rei hereditariae furtum non fit
(4)
.
Trong giai đoạn này chế định thừa kế chưa được hình thành rõ nét, chưa có quy định cụ thể
cho việc dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho những người còn sống.
Quyền sở hữu vật là quyền của chủ thể được chi phối tuyệt đối và theo ý chí của mình đối
với vật. Với sự phát triển của giao lưu dân sự, thì khái niệm quyền sở hữu thế hệ thứ hai dần
được hình thành và được hiểu quyền thống trị tuyệt đối của một chủ thể lên vật”. Quyền
sở hữu một loại vật quyền quan trọng nhất thể hiện sự phụ thuộc tuyệt đối và vô hạn của vật
13
lOMoARcPSD| 45988283
đối với chủ sở hữu. Chủ sở hữu mọi quyền ng đối với vật. Việc xác lập quyền sở hữu đối
với vật trả lời cho câu hỏi: Vật này của ai?
Đối với một vật cụ thể thì không thể bất kỳ chủ thể nào có nhiều quyền năng hơn chính
chủ sở hữu vật đó. Mọi hành vi tác động lên vật hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chính chủ
sở hữu đó. Cũng từ khi cách hiểu này mà chủ sở hữu mới được bảo vệ bằng những phương
thức kiện vật quyền. dụ như kiện đòi lại tài sản thuộc sở hữu của mình (rei vindicatio).
Cũng trong giai đoạn này mới hình thành nên nguyên tắc: “Một người không thể chuyển giao
cho người khác nhiều hơn những gì mình có” (Tiếng La-tinh: “Nemo ad alium plus juris
transferre potest, quam ipse habet”). Và hệ quả trực tiếp của nguyên tắc này là: nếu như tài
sản đã được chuyển giao từ người chiếm hữu bất hợp pháp sang cho người thứ ba thông qua
giao dịch dân sự thì chủ sở hữu vẫn được đòi lại tài sản từ người thứ ba đó. Ví dụ như một
người mua phải tài sản do trộm cắp có được thì phải trả lại cho chủ sở hữu khi chủ sở hữu đòi
lại. Bởi lẽ bản thân kẻ trộm không có quyền sở hữu đối với vật trộm được, do đó không thể
chuyển giao quyền sở hữu sang cho người mua (không thể chuyển giao cái mà chính mình
không có), khi đó người mua phải tài sản trộm cắp sẽ không thể trở thành chủ sở hữu tài sản
mua được.
Tại đây phát sinh một vấn đề: Khi đó một người khi mua tài sản nào đó thường sẽ rất băn
khoăn rằng: Không biết người bán cho mình có đích thực là chủ sở hữu tài sản không. Nếu
người bán mà không phải chủ sở hữu tài sản thì đến một lúc nào đó sau khi mua chủ sở hữu sẽ
đến đòi lại, bên mua khi đó bị buộc phải trả lại cho chủ sở hữu tài sản mình đã mua. Nhằm
khắc phục tận gốc vấn đề đó mà pháp luật các nước mới bắt đầu hình thành cơ chế đăng ký tài
sản. Phương thức đăng ký tài sản đó ban đầu được áp dụng đối với bất động sản, sau đó áp
dụng dần cho các loại tài sản khác động sản.
Cách hiểu này đã cho phép chủ sở hữu có mọi quyền năng đối với tài sản, do đó ở thế hệ thứ
hai này ta không thấy sự liệt kê các quyền năng cơ bản của chủ sở hữu.
Quyền sở hữu vật được hiểu thông qua việc liệt kê cụ thể các quyền năng cấu thành của
chủ sở hữu đối với vật của mình.
Trên thực tế thì trong một xã hội công dân, mọi hành vi của mỗi thành viên, trong đó kể cả
hành vi đối với tài sản của chính mình, cũng chỉ giới hạn trong phạm vi cho phép sao cho
không làm ảnh hưởng đến quyềnlợi ích hợp pháp của các chủ thể khác, cũng như lợi ích
của toàn xã hội, của cộng đồng nói chung.
Chính vì lý do đó quyền năng của chủ sở hữu mới luôn bị hạn chế trong một giới hạn luật
định. Quyền năng vô hạn của chủ sở hữu đối với vật “của mình” chỉ được thể hiện với ý nghĩa
lớn hơn so với bất kỳ một chủ thể nào khác, chứ không bao giờ có thể nhiều hơn những gì
pháp luật quy định. Nói cách khác, quyền sở hữu khi đó được hiểu là tập hợp một số quyền
năng cụ thể của chủ sở hữu mà pháp luật quy định. Bắt đầu hình thành khái niệm quyền sở
hữu thế hệ thứ ba liệt kê cụ thể các quyền năng cấu thành của quyền sở hữu vật.
Dưới thời cộng hoà La mã thì quyền sở hữu được hiểu bao gồm năm quyền năng là: 1) Quyền
chiếm hữu, 2) Quyền sử dụng, 3) Quyền hưởng dụng lợi ích từ việc sử dụng vật, 4) Quyền
định đoạt số phận vật, 5) Quyền kiện đòi lại vật từ người chiếm hữu bất hợp pháp.
14
lOMoARcPSD| 45988283
Hạn chế đối với quyền sở hữu
Ưu tiên lợi ích cộng đồng. Ví dụ: người chủ sở hữu 1 BĐS chỉ có thể phá dỡ 1 công trình khi
cam kết xây dựng 1 công trình mới; chủ sở hữu BĐS phải chịu trách nhiệm bảo vệ những
người láng giềng có nguy cơ gặp nguy hiểm do BĐS, công trình trên BĐS của mình
Lạm dụng quyền: một người thực hiện quyền của mình mà gây hại cho người khác thì có thể
có chế tài cho hành vi lạm dụng quyền này. Ví dụ: chủ sở hữu một dòng chảy có quyền thay
đổi một dòng chảy, nhưng nếu nó làm tổn hại đến dòng chảy của người láng giềng thì phải
chịu trách nhiệm
II, Khái niệm quyền sở hữu:
-Quyền sở hữu là loại chế định duy nhất mà người La Mã chưa đưa ra được một khái niệm
chính xác cho nó. Nhưng ta có thể hiểu người chủ sở hữu vật là người có quyền năng thống trị
đối với vật đó. (Những quyền năng đó được luật pháp công nhận)
III, Nội dung của quyền sở hữu:
Quyền sở hữu là một dạng quyền tuyệt đối và có phạm vi rất rộng. Có 5 dạng quyền năng cơ
bản của chủ sở hữu:
+ Ius Utendi (Quyền sử dụng): quyền khai thác những lợi ích kinh tế từ tài sản phù
hợp với tính năng, tác dụng của tài sản đó
+ Ius Fruendi (Quyền thu nhận thành quả từ tài sản) : về nguyên tắc chủ sở hữu
người hưởng thành quả lợi nhuận từ tài sản thuộc sở hữu của mình
+ Ius Possidendi (Quyền chiếm hữu tài sản)
+ Ius Abutendi (Quyền định đoạt tài sản): bao gồm định đoạt số phận thực tế cũng như
số phận pháp lý của tài sản như bán, thừa kế, ban tặng, thậm chí là hủy bỏ
+ Ius Videcandi (Quyền kiện đòi tài sản) .
Quyền sở hữu hạn chế với bất động sản liền kề. dụ: chủ sở hữu BĐS phải chấp
nhận cho cành lá cây nhà láng giềng trổ sang đất đai nhà mình; phải để cho nước mưa
chảy tự nhiên trên đất nhà mình.
I/ Quyền sở hữu
BÀI 4: QUYỀN SỞ HỮU
Chế định quyền sở hữu là chế định duy nhất mà các luật gia La Mã chưa đưa ra được khái
niệm chính xác về quyền sở hữu cũng như nội dung quyền sở hữu. Tuy nhiên trong Luật La
Mã, quyền sở hữu có thể được hiểu là quyền sử dụng, và quyền định đoạt của chủ sở hữu đối
với tài sản của mình. Quyền sở hữu không được coi là quyền tuyệt đối vì vẫn bị một số giới
hạn do pháp luật quy định.
Các luật gia La Mã đã chỉ ra được những quyền năng cơ bản của chủ sở hữu tài sản. Những
quyền năng đó bao gồm:
15
lOMoARcPSD| 45988283
- Quyền sử dụng tài sản (Ius Utendi): đây là quyền khai thác những lợi ích kinh tế từ
tài sản phù hợp với tính năng, tác dụng của tài sản đó;
- Quyền thu nhận thành quả và lợi nhuận (Ius Fruendi): về nguyên tắc chủ sở hữu là
người hưởng thành quả lợi nhuận từ tài sản thuộc sở hữu của mình;
- Quyền định đoạt tài sản (Ius Abutendi): bao gồm định đoạt số phận thực tế cũng
như số phận pháp của tài sản như bán, thừa kế, ban tặng, thậm chí là hủy bỏ;
- Quyền chiếm hữu tài sản (Ius Possidendi)
- Quyền đòi lại tài sản (Ius Vicicandi).
Về nguyên tắc chung, chủ sở hữu tài sản có toàn quyền đối với tài sản của mình, thực
hiện hành vi pháp luật không cấm.
Người La Mã căn cứ vào giá trị về mặt pháp lý của tài sản để chia tài sản thành hai loại là Res
mancipi (đất đai, nô lệ, động vật - những phương tiện sản xuất chủ yếu của người nông dân)
Res nes mancipi(những tài sản còn lại). Lúc đầu chỉ công dân La mới được quyền
sở hữu ruộng đất còn dân nhập cư và dân ở các địa phương khác không có quyền. Tuy nhiên
quyền sở hữu được pháp luật ghi nhận còn thực tế bình dân khác cũng sở hữu ruộng đất.Khác
với luật La Mã, ở pháp luật Lưỡng Hà, bộ luật Hammurabi phân loại tài sản căn cứ theo giá
trị, khả năng di dời của tài sản nên chia thành hai loại là động sản (nô lệ, gia súc..) và bất động
sản (đất đai, nhà ở…). Nhưng có điểm giống nhau giữa hai bộ luật là họ đều coi trọng loại tài
sản là đất đai (bất động sản), điều này có thể giải thích được bởi trong xã hội cổ đại, đất đai
chủ yếu là loại tư liệu sản xuất quan trọng nhất và cũng là loại tài sản có giá trị lớn nhất. Cần
lưu ý rằng, không phải tài sản nào cũng là đối tượng của quyền sở hữu, và không phải tài sản
nào cũng được chiếm giữ, “ lưu thông” đó là tài sản chung như nước chảy trên sông, không
khí là của tất c mọi người, đồ cấm như thuốc độc, sách cấm, tài sản nhà nước..
II/ Căn cứ xác lập quyền sở hữu
Những sự kiện mà với sự phát sinh của chúng, chủ thể đã có quyền sở hữu được gọi là các
phương thức thủ đắc quyền sở hữu (còn gọi là modus acquirendi). Những sự kiện pháp lý là
căn cứ để thủ đắc quyền sở hữu gọi là hạng mục thủ đắc (tirulus acquirendi)
Phương thức thủ đắc quyền sở hữu được chia thành 2 loại:
Phương thức tự nhiên (căn cứ nguyên sinh)
- Là những căn cứ mà từ đó quyền sở hữu đc xác lập mà không phụ thuộc vào
quyền sở hữu trước đó đối với tài sản (vật không thuộc sở hữu của ai, chiếm hữu
theo thời hiệu, chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu…).
- Đối tượng của quyền sở hữu phải là vật đc phép lưu thong (/tự do lưu thong, hạn
chế lưu thông)
- Luật La quy tắc: Vật không thuộc quyền sở hữu của ai thì ai là người chiếm
giữ vật đó đầu tiên sẽ chủ sở hữu của vật đó, với ý định chiếm giữ cho mình.
VD: Cá ở sông, biển, thú rừng,vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu,..
16
lOMoARcPSD| 45988283
Căn cứ xác định sở hữu ban đầu với từng loại vật:
Vậtchủ (Res nullius): bất kì một vật nào đó thể sở hữu (kể cảlệ) mà
chưa thuộc quyền sở hữu của một chủ thể cụ thể nào đó – được coi là vật vô chủ vf
được sở hữu một cách tự do.
Quan niệm này trở thành sở pháp lý, lý luận để các quốc gia tuyên bố những
vùng đất vô chủ (terra nullius) là lãnh thổ thuộc chủ quyền lãnh thổ của nước mình
đã phát hiện ra, chiếm giữ hoặc đánh dấu chủ quyền lên lãnh thổ đó.
Trong luật La Mã không được phép đánh đòng vật bị vứt bỏ với vật bị đánh mất hặc cất giấu.
Xác nhận theo từng trường hợp cụ thể:
- Nếu người nào đó nhặt được mảnh giẻ cũ, quần áo rách rưới thì có thể xem như
những thữ nhặt được đồ vật bị vứt bỏ.
- Nếu thấy đồ vật tương đối có giá trị (tiền, kim khí, đá quý,..) thì không được xem
như đồ vật bị vứt bỏ được xem như đồ vật bị đánh rơi.
- Theo luật, kẻ nhận được đồ vật bị đánh có giá trị mà chiếm thành của riêng thì mắc
vào tội ăn cắp. Anh ta phải tìm ra chủ của nó bằng mọi cách và nếu tìm được thì có
thể yêu cầu bồi thường chi phí tìm kiếm và trông giữ, nhưng về nguyên tắc luật thì
không được xử bồi thường.
Vật chôn, giấu Kho báu
- Vật bị cất giấu vẫn xem như là vật có chủ vì vậy quyền sở hữu vẫn thuộc chủ sở
hữu của vật đó.
- Nếu bị cất giấu quá lâu mà không tìm ra chủ của chúng thì chúng được gọi là vật
bị chôn cất (thesaurus). Theo luật La Mã, chủ nhân của vị trí tìm thấy vật bị chôn
cất (thường là đất) được xem chủ sở hữu của vật đó.
- Từ thế kỉ II SCN, đồ vật bị cất giấu là sở hữu của chủ nhân vị trí chôn cất và của
người tìm ra chúng (mỗi bên một nửa).
VD: B tìm thấy một viên đá quý trong vườn của A thì A được hưởng một nửa, B được
hưởng một nửa giá trị của viên đá quý đó.
Chế biến vật:
Đây hình thức tạo một vật mới từ nguyên liệu (chuyển từ dạng này sang dạng khác).
- Nếu nguyên liệu thuộc sở hữu của một người và họ bỏ công sức hoặc chi phí của
chính mình ra để tạo ra một sản phẩm mới thì vật mới được tạo thành đương nhiên
thuộc quyền sở hữu của người đó (quyền sở hữu đối với nguyên vật liệu và vật tạo
thành được xác lập liên tục).
- Nếu nguyên vật liệu thuộc sở hữu của chủ thể này nhưng sức lao động bỏ ra hoặc
chi phí chế biến vật đó thuộc chủ thể khác thì vật mới tạo thành sẽ thuộc sở hữu
của ai? Trong pháp luật La Mã ở những thời điểm lịch sử khác nhau, vấn đề về vật
tạo thành thuộc sở hữu của ai được giải quyết khác nhau. Vào thời hoàng đế
Justinian, sản phẩm tạo thành từ nguyên vật liệu của người khác được giải quyết
theo nguyên tắc sau:
17
lOMoARcPSD| 45988283
+ Nếu vật mới được tạo thành có thể quay về trạng thái ban đầu (không phụ thuộc
vào công sức chế biến) thì vật mới tạo thành thuộc sở hữu của người sở hữu
nguyên vật liệu (VD: Vàng tạo thành đồ trang sực thì có thể nung lại thành hình
khối vàng ban đầu)
+ Nếu vật mới được tạo thành không thể quay về trạng thái ban đầu (VD: gỗ được
chế biến thành đồ gỗ) thì vật mới tạo thành thuộc sở hữu của người chế biến với
điều kiện người chế biến đó phải là người chiếm hữu ngay tình. Người chế biến
phải hoàn trả người có nguyên vật liệu khoản lợi mà mình có được từ việc chiếm
hữu ngay tình đó.
Sáp nhập, trộn lẫn:
- Nếu một vật kiên kết với một vật khác và biến thành một phần của vật liên kết mà
không còn tồn tại độc lập thì vật đó thuộc sở hữu của người có vật liên kết
VD: Phần gỗ được dùng làm càng xe ngựa thì gỗ thuộc quyền sở hữu cua người có
xe ngựa.
Người có vật liên kết phải hoàn trả lại cho chủ sở hữu có vật ban đầu hai lần giá trị
của vật, nếu vật có thể tách được vật đã lien kết thì quyền sở hữu được khôi phục
nếu học không nhận được phần đền bù 2 lần giá trị đó.
- Việc liên kết một vật vào vật khác, trên cơ sở đó làm phát sinh quyền sở hữu được
coi là căn cứ đầu tiên: trồng cây hay xây dựng công trình trên đất nước của người
khác.
- Trộn lẫn vật là hình thức liên kết mà sau đó không phân biệt được các thành phần
đã liên kết (hợp kim, vàng, bạc) vật được liên kết được tạo thành vật mới thuộc sở
hữu chung của những người các vật thành phần.
- Nếu vật bị trộn lẫn là những vật cùng loại (VD: lương thực cùng loại cới số lượng
và chất lượng khac nhau) thì hỗn hợp tạo thành là sở hữu chung theo phần của các
chủ sở hữu có thành phần hỗn hợp.
Theo thời hiệu
- Quyền sở hữu xác lập theo thời hiệu một dạng đặc biệt của căn cứ đầu tiên.
Theo quan niệm của các luật gia La Mã thì một người chiếm hữu tài sản trong một
thời gian nhất định và thực hiện quyền như chủ sở hữu mà không có bất kì tranh
chấp nào sẽ được công nhận quyền sở hữu đối với vật mà họ đã chiếm hữu ngay
tình.
do điều trên:
- Trong thời gian đó người chủ thực sự có đủ thời gian để tìm lại tài sản đã mất của
mình nhưng đã không tìm, nên suy đoán là họ đã từ bỏ quyền sở hữu.
- Nếu họ không tìm thấy, không phát hiện được là tài sản của mình đang do người
chiếm hữu ngay tình chiếm hữu thì đã mất quyền khởi kiện để đòi lại. Về mặt
khách quan thì quyền sở hữu đồ vật nói trên thuộc về người khác. Người thứ 2 này
có quyền phát đơn kiện và chững minh được quyền sở hữu của mình trong phiên
tòa xét xử. Trong trường hợp này thì người thủ đắc ngay thẳng phải trả lại vật. Tuy
nhiên nếu thời hạn khởi kiện đòi quá hạn thì người thủ đắc thiện chí hoàn toàn có
thể là chủ sở hữu của đồ vật. Cần công nhận người chiếm hữu theo thời hiệu là chủ
18
lOMoARcPSD| 45988283
sở hữu tài sản để ảo đảm tính ổn định của lưu thông. Quy định thời hiệu chiếm hữu
để trở thành chủ sở hữu khác nhau trong từng thời kì lịch sử:
+ Trong luật 12 bảng thì thủ đắc theo thời hiệu (usucapio) được chấp nhận tương
đối đơn giản:
Đất đai: 2 năm
Các vật khác: 1 năm
Người thủ đắc theo thời hiệu được công nhận là chủ sở hữu của vật nếu chiếm giữ
đồ vật trong thời gian nói trên và không phải đồ do ăn cắp có.
+ Ở các địa phương quy định một dạng thời hiệu gọi là Longi temporis
paraescriptio:
Đối với người sống trong 1 tỉnh (inter paraesentes) thời hiệu là 10 năm
Đối với người khác tỉnh (inter absentes) 20 năm
Đối với vật bị mất do trộm cắp thì không thời hiệu.
+ Dưới thời hoàng đế Justinian thống nhất 2 dạng thời hiệu usucapio Longi
temporis paraescriptio:
Cần thiết phải chiếm giữ đồ vật.
Người chiếm hữu phải là người chiếm giữ ngay tình đang thực tế chiếm hữu vật.
Chiếm hữu phải dựa trên cơ sở của pháp luật về chiếm hữu.
Thời hiệu chiếm hữu với động sản là 3 năm, bất động sản là 10-20 năm.
Vật phải được phép lưu thông và không phải vật bị mất trộm.
Hoa lợi
- Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại
VD: trái cây, trứng gà,..
- Hoa lợi, trong một chừng mực nào đó được coi vật phụ của tài sản gốc,vậy,
chủ sở hữu của tài sản gốc cũng là chủ sở hữu hoa lợi, dù hoa lợi đã hay chưa được
thu hoạch. Nếu chủ sở hữu chăm sóc vật mang hoa lợi thì hoa lợi thuộc về chủ sở
hữu, còn nếu chủ sở hữukhông chăm sóc mà do 1 người khác thì hoa lợi chia theo
thỏa thuận hay hợp đồng.
- Nếu vật làm ra hoa lợi bị mất hoặc bị ăn cắp thì chủ sở hữu thể khởi kiện:
+ Nếu có người chiếm hữu ngay tình đối với vật sinh hoa lợi bị mất đó thì trong
trường hợp hoa lợi được thu hoạch, chế biến trước thời điểm khởi kiện thì hoa lợi
sẽ thuộc về người chiếm hữu ngay tình đó. Còn nếu hoa lợi thu hoạch hoặc chế
biến sau thời điểm khởi kiện thì phải để lại.
+ Nếu là người chiếm hữu không ngay tình thì người chiếm hữu không bao giờ
thành chủ sở hữu
Căn cứ phái sinh (căn cứ kế tục): là phương thức mà trong đó quyền sở hữu của chủ
thể đc phát sinh từ quyền sở hữu của chủ sở hữu trước đây
- Phương thức thủ đắc quyền sở hữu kế tục là sự chuyển giao đồ vật (tradition),
nghĩa là quyền sở hữu vật đc dịch chuyển từ chủ thể nay sang chủ thể khác (không
phải sự chuyển giao nào cũng đều kèm theo sự chuyển nhượng quyền sở hữu). Và
ý chí của người trao và người nhận phải đồng nhất, người chuyển giao tài sản phải
có ý định chuyển giao cả quyền sở hữu, đồng thời người nhận phải có ý định tiếp
nhận quyền sở hữu.
- Việc chuyển giao tài sản phải thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Việc chiếm hữu phải đc chuyển giao cho người tiếp nhận chuyển giao
19
lOMoARcPSD| 45988283
+ Người chuyển giao phải quyền chuyển giao tài sản
+ Việc chuyển giao kèm với mục đích chuyển giao
+ Đối tượng chuyển giao phải đc phép lưu thông
III/ Chấm dứt quyền sở hữu
1/ Vật bị tiêu hủy do quy định của nhà nước bị cấm lưu thông
Vd: sách cấm
2/ chủ sở hữu bị tước quyền sở hữu
Tài sản bị tịch thu do phạm tội hay hây tổn thất phải đền bù cho bên bị hại
Tài sản có thời hiệu bị người khác xác lập quyền sở hữu.
3/ chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản
-Vứt đồ vật đó đi coi như từ bỏ quyền sở hữu. Tuy nhiên sẽ phát sinh vấn đề nhặt được đồ vật
phải xác minh đó là đồ vật bị đánh rơi, vứt bỏ hay chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đồ vật đó.
Theo đó luật la quy định rất rõ ràng :
+Nếu người nào nhặt được một mảnh giẻ cũ, quần áo rách -> được xem đồ vật bị bỏ rơi
+Nếu đồ vật có giá trị thì phải coi là đồ vật bị đánh rơi; nếu chiếm lấy sẽ mắc vào tội ăn cắp.
Phải trình báo để tìm ra chủ củabằng mọi cách.Trong thời gian nhất định nếu không tì đc
=> người thủ đắc thiện chí hoàn toàn thể là chủ sở hữu.
Ngoài ra, khi biết tài sản sở hữu của mình bị chiếm hữu mà không có khiếu kiện, ý kiến thì
sau 1 thời gian nhất định người chủ sở hữu đó sẽ mất quyền sở hữu
Bán đi tài sản của mình hoặc cho đi.
4/ Quyền sở hữu không hoàn toàn
Trong trường hợp chủ sở hữu đem tài sản ra cầm cố thì chủ sở hữu sẽ tạm thời mất các quyền
năng đối với đồ vật đó tuy nhiên vẫn là chủ sở hữu của tài sản.quyền sở hữu sẽ bị mất và
chuyển sang cho người cầm đồ nếu trong thời hạn mà chủ sở hữu không thể trả nợ hoặc
không trả nợ.
5/ Khác
- Sau khi một người chết đi thì quan hệ sở hữu cũng kết thúc
- Cũng như trong phần bắt đầu quyền sở hữu. nếu một người làm rơi, thất lác một đồ vật mà
người thủ đắc thiện chí trong khoản thời gian nhất định cố gắng tìm ra chủ sở hữu mà không
được thì sẽ mất quyền sở hữu và quyền sở hữu đồ vật đó sẽ thuộc về người thủ đắc thiện chí
kia. Cụ thể 10-20 năm đối với bất động sản và3 năm với động sản.
IV/ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU
20
| 1/43

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45988283
GIÁO TRÌNH LUẬT LA MÃ MỤC LỤC
BÀI 1 : CHỦ THỂ CỦA LUẬT LA MÃ .......................................................................................................... 2
BÀI 2: QUYỀN CHIẾM HỮU ...................................................................................................................... 9
BÀI 3: SỰ HÌNH THÀNH SỞ HỮU TƯ NHÂN ........................................................................................... 12
BÀI 4: QUYỀN SỞ HỮU .......................................................................................................................... 15
BÀI 5: CĂN CỨ PHÁT SINH NGHĨA VỤ ................................................................................................... 21
BÀI 6: QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC (iusa in re aliena) .................................................. 27
BÀI 7:THỪA KẾ TRONG LUẬT LA MÃ ..................................................................................................... 36
BÀI 8: HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ............................................................................................................ 43 1 lOMoAR cPSD| 45988283
BÀI 1 : CHỦ THỂ CỦA LUẬT LA MÃ I. KHÁI NIỆM
- Chủ thể của luật là các cá nhân hay pháp nhân có quyền nghĩa vụ trong một quan hệ pháp luật
- Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, không phải tất cả mọi người đều được công nhận là chủ thề
hay nói cách khác là người có quyền về mặt pháp luật. Chủ thể của luật La Mã rất hạn chế địa
vị pháp lý của các chủ thể không bình đẳng. Lực lượng lao động chính trong xã hôi là nô lệ -
được biết đến như công cụ biết nói (instrumentum vocale) hoàn toàn bị loại khỏi tầng lớp
những người có năng lực pháp luật.
- Chủ thể của luật La Mã là những người trực tiếp tham gia vào các quan hệ mà bản thân họ
có các quyền và nghĩa vụ từ quan hệ đó. Đồng thời họ phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình.
- Chủ thể của Luật có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
+ Năng lực pháp luật:( khả năng có quyền và nghĩa vụ)
Người có năng lực pháp luật phải hội tụ 3 điều kiện sau đây: STATUS LIBERATIS :tự do STATUS CIVITATIS :công dân STATUS FAMILIAL : gia chủ.
Như vậy, năng lực pháp luật đầy đủ yêu cầu cả ba yếu tố cơ bản, nói cách khác họ phải là
người tự do, có quốc tịch La Mã và giữ vị trí độc lập trong gia đình.
Bất kì sự thay đổi của 1 status nào cũng có ý nghĩa riêng, trong đó, yếu tố tự do đóng vai trò
quan trọng nhất. Xếp tiếp theo lần lượt là địa vị công dân và yếu tố gia chủ.
Mãi cho tới năm 212, trật tự trên mới có sự thay đổi. Trong hiến pháp của Hoàng đế Karakala
mới quy định sự bình đẳng giữa các công dân trừ nô lệ.
+ Năng lực hành vi: 2 lOMoAR cPSD| 45988283
Là khả năng của 1 người bằng hành vi của chính mình xác lập thực hiện quyền và nghĩa vụ,
pháp luật La Mã chia năng lực hành vi thành 3 mức độ dựa trên độ tuổi và khả năng nhận thức:
Không có năng lực hành vi: tất cả những người dưới 7 tuổi và những người bị điên là những
người không có năng lực hành vi, những người này không được phép tham gia vào các giao
dịch kể cả các giao dịch có lợi cho họ trừ thừa kế.
Năng lực hành vi 1 phần: nữ từ 7 đến 12 tuổi, nam từ 7 đến 14 tuổi, những người này được
tham gia vào các giao dịch có lợi cho mình mà không phải gánh chịu nghĩa vụ nhưng đối với
các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ tài sản hoặc chấm dứt quyền tài sản thì phải được sự
đồng ý của người giám hộ.
Năng lực hành vi toàn phần: nữ từ 12 tuổi, nam từ 14 tuổi trở lên và không bị điên đến 25
tuổi, về nguyên tắc đây là những người có năng lực hành vi toàn phần nhưng nếu họ vẫn phụ
thuộc vào gia chủ thì khi thực hiện các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ tài sản hoặc chấm dứt
quyền tài sản thì vẫn phải có sự đồng ý của gia chủ.
II. CÁC CHỦ THỂ TRONG LUẬT LA MÃ
Trong luật La Mã, các chủ thể của pháp luật gồm có : Công dân La Mã, người La Tinh và
người ngoại quốc. Ngoài ra trong bài viết, nhóm tác giả xin trình bày thêm 1 nhóm đối tượng là nông nô, tá điền. 1. Công dân La Mã
-Công dân La Mã là những người có quốc tịch La Mã, quốc tịch La Mã được xác lập trong các trường hợp sau:
+ Sinh ra từ công dân La Mã.
+ Trả tự do cho nô lệ từ công dân La Mã.
+ Tặng danh hiệu công dân La Mã cho người nước ngoài.
Công dân La Mã có đầy đủ các quyền về nhân thân và tài sản và các quyền chính trị trong 1
số trường hợp quốc tịch La Mã bị tước đối với những người phạm trọng tội (vào thời
Justinian), bị kết án tù chung thân hoặc tử hình, bị xung vào làm nô lệ, bị bắt làm tù binh. 3 lOMoAR cPSD| 45988283
Trong tư pháp, năng lực pháp luật của công dân La Mã được thể hiện theo hai phần Ius
conubii (Quyền kết hôn) và Ius commercii (quyền buôn bán, giao dịch – quyền tư hữu)
+ Năng lực hành vi:
Năng lực hành vi của con người luôn phụ thuộc vào lứa tuổi. Pháp luật La Mã chia năng lực
hành vi thành 2 mức độ dựa trên độ tuổi và khả năng nhận thức: infants và impuberes
Không có năng lực hành vi (infantes): tất cả những người dưới 7 tuổi và những người bị điên
là những người không có năng lực hành vi, những người này không được phép tham gia vào
các giao dịch kể cả các giao dịch có lợi cho họ trừ thừa kế.
Trong impuberes có thể được chia làm 2 phần:
Năng lực hành vi 1 phần:
Nữ từ 7 đến 12 tuổi, nam từ 7 đến 14 tuổi, những người này được tham gia vào các giao dịch
có lợi cho mình mà không phải gánh chịu nghĩa vụ nhưng đối với các giao dịch làm phát sinh
nghĩa vụ tài sản hoặc chấm dứt quyền tài sản thì phải được sự đồng ý của người giám hộ.
Năng lực hành vi toàn phần:
Nữ từ 12 tuổi, nam từ 14 tuổi trở lên và không bị điên đến 25 tuổi, về nguyên tắc đây là
những người có năng lực hành vi toàn phần nhưng nếu họ vẫn phụ thuộc vào gia chủ thì khi
thực hiện các giao dịch làm phát sinh nghĩa vụ tài sản hoặc chấm dứt quyền tài sản thì vẫn
phải có sự đồng ý của gia chủ.
Với phụ nữ
Trong nhiều thế kỉ, năng lực pháp luật và năng lực hành vi của phụ nữ bị hạn chế. Trong thời
kì cộng hòa, pháp luật bắt buộc họ phải phụ thuộc hoàn toàn vào gia chủ. Sau này, điều này
được nới lỏng khi cho phép phụ nữ không còn phải phụ thuộc vào cha hay chồng khi đã lớn
tuổi. Sang đến thời Justinian những hạn chế với phụ nữ được giảm dần. Tuy vậy, xét cho
cùng, phụ nữ bao giờ cũng thiệt thòi hơn nam giới. Infamia
Đây là cụm từ dùng để chỉ những người mắc trọng tội, vi phạm hình sự hoặc hành vi thiếu
đạo đức, vô luân,… những kẻ được gọi là Infamis tức vi phạm 1 hoặc nhiều điều trên sẽ bị
pháp luật La Mã hạn chế nhiều quyền như giới thiệu người khác tham gia tố tụng, cử đại diện
thay cho bản thân trong tố tụng, hạn chế quyền thừa kế và kết hôn với người tự do khác 4 lOMoAR cPSD| 45988283
2. Người Latin và người ngoại quốc
- Người LaTin là dân cư cùng La-xi-um được nhận quốc tịch Latin từ giữa TK III scn. Người
La Mã và người LaTin sống gần nhau nhưng nhà nước của người La Mã xuất hiện sớm hơn ,
TK thứ II TCN La Mã bị quân Phổ xâm lược vì vậy người La Mã phải liên minh với người
LaTin để chống lại quân Phổ, dần dần sau đó nhà nước La Mã cho phép người LaTin nhập quốc tịch La Mã.
- Về địa vị pháp luật: Cơ bản không khác với địa vị của công dân La Mã. Họ có quyền tài sản,
quyền kết hôn khi nhà nước cho phép. Từ năm 268 TCN họ bắt đầ có quyền tố tụng nhưng lại
không có quyền lập di chúc.
- Người ngoại tộc hay dân nhập cư là người dân La Mã nhưng không có năng lực pháp luật
La Mã hay pháp luật Latin. Họ bị coi là dân tộc ngoại lai. Sau này, họ được quyền có năng lực
pháp luật theo hệ thống luật các dân tộc – Ius gentium.
- Từ TK III SCN luật pháp La Mã công nhận tất cả những người LaTin, người ngoại quốc
sống trên lãnh thổ La Mã đều là công dân La Mã.
3. Nông nô và tá điền
-Về nguyên tắc là những người tự do, tá điền là những người có nhà cửa nhưng không có
ruộng đất nên phải thuê đất và nộp tô thuế, nông nô là những nô lệ được giải phóng nhưng
không có tài sản, không có ruộng đất nên phải làm thuê cho chủ cũ và hoàn toàn phụ thuộc
vào chủ cũ, không được thưa kiện và phải cấp dưỡng trong trường hợp chủ cũ bị phá sản. 4. Nô lệ
La Mã là một quốc gia chiếm hữu nô lệ. Nô lệ được coi là vật sở hữu của chủ nô. Tuy vậy, địa
vị của nô lệ trong từng giai đoạn không giống nhau.
Trong thời kỳ đầu, lượng nô lệ trong các gia đình còn chưa nhiều, họ sống và làm việc cùng
các thành viên trong gia đình, không có sự khác biệt rõ nét trong cách sinh hoạt giữa họ. Sau
này, khi số lượng nô lệ tăng lên, họ bắt đầu sống tách biệt với chủ nô. Địa vị của họ ngang
hang với các đồ vật cần thiết trong đời sống (Res mancipi)
Nô lệ không có quyền sở hữu tài sản, trong một số trường hợp nô lệ được chủ nô giao cho một
số tài, đất đai để buôn bán hoặc canh tác nhưng những tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu của
chủ nô. Pháp luật La Mã không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa nô lệ và nô tì
(contubernium), quan hệ đó được coi như mối quan hệ thuần túy giữa hai Res mancipi mà 5 lOMoAR cPSD| 45988283
thôi. Con của nô lệ sinh ra thuộc quyền sở hữu của chủ nô. Chủ nô có quyền định đoạt nô lệ:
quyền sinh, quyền sát, bán, đổi, cho thuê, và có thể giết nô lệ trong trường hợp cần thiết.
Thân phận của người nô lệ cũng phụ thuộc vào chế độ chiếm hữu nô lệ và bị chính chế độ đó
chi phối. Vào thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ V chế độ nô lệ ở La Mã được duy trì theo quy định
của hoàng đế Claudiuxo, cấm bắt nô lệ đau ốm lao động nặng, cấm giết nô lệ đau yếu. Thời
hoàng đế Nero đã cấm đưa nô lệ ra đấu với dã thú. Thời hoàng đế Atoniuxo nếu không có lý
do chính đáng thì không được giết nô lệ.
Trong luật La Mã có khái niệm Peculio, dùng để chỉ một khoản tài sản chủ nô trích ra để nuôi
nô lệ. Nô lệ có quyền sử dụng tài sản nói trên. Nô lệ có quyền sử dụng tài sản này, chịu hậu
quả pháp lý về hành vi của bản thân nhưng không có quyền thu lợi từ tài sản đó mang lại.
Khi cho phép nô lệ sử dụng tài sản Peculio để giao dịch, chủ nô phải chịu trách nhiệm đối với
những giao dịch mà nô lệ tiến hành với người thứ ba. Trong quan hệ về tài sản giữa nô lệ với
người thứ ba và để giải quyết các hậu quả về tài sản, các quan chấp chính đã quy định cho
pháp chủ nợ (bên thứ ba) có quyền kiện chủ nô ở các hình thức như sau:
Nếu nô lệ giao dịch với bên thứ ba bằng một tài sản giới hạn trong Peculio để làm giàu thêm
cho chủ nô một khoản lợi tức nào đó thì người thứ ba chỉ có quyền kiện về khoản lợi tức đó
mà thôi. HÌnh thức kiện này gọi là kiện lợi tức – action de inrem verso
Nếu chủ nô chỉ định nô lệ của mình làm người làm công (institor) trong công việc buôn bán
của mình thì chủ nô phải chịu trách nhiệm về những việc mà nô lệ thực hiện trong giao dịch
với người thứ ba. Nếu nô lệ nhận giữ đồ vật hộ theo yêu cầu của bên thứ ba thì chủ nô không phải chịu trách nhiệm.
Nêu chủ nô chỉ đơn giản ủy quyền cho nô lệ làm việc (chỉ thị iusus), đối tác với nô lệ có thể
kiện chủ nô theo action quod iussu. Nếu nô lệ vi phạm pháp luật (như phá hoại tài sản, ổn hại
tài sảncủa người khác) thì kẻ bị hại có thể kiện chủ nô theo action noxalis (noxa – thiệt hại).
Chủ nô phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong những công việc mà chủ nô ra lệnh cho nô lệ làm việc.
Chủ nô chỉ phải chịu trách nhiệm về tài sản trong phạm vi những khoản lợi thu được do sự
hoạt động của nô lệ mang lại. 6 lOMoAR cPSD| 45988283
Nô lệ được giao tài sản Peculio để hoạt động nhưng lợi tức thu được đều thuộc về chủ nô. Tuy
nhiên, chủ nô phải chịu trách nhiệm về những việc làm của nô lệ trong giao dịch với bên thứ ba.
Vai trò của nô lệ trong vấn đề này giống như một công cụ làm việc không hơn không kém.
Những trường hợp bắt đầu trình trạng nô lệ:
1. Tù binh bị bắt giữ trong các cuộc chiến tranh
2. Những con nợ không trả được nợ sẽ bị chủ nợ bắt làm nô lệ
3. Những dân thường bị bắt cóc và bị bán làm nô lệ
4. Những người con do nô lệ sinh ra là nô lệ bất kể bố chúng là ai, có địa vị gì. Nhưng
nếu bố là nô lệ, mẹ là người tự do thì con sinh ra là người tự do.
5. Kẻ tử tù hay thù khổ sai cũng có thể bị niến thành nô lệ
6. Nô lệ được giải phóng nhưng sau khi được giải phóng rồi mà tỏ ra bất nhã với người
trao trả tự do thì có thể bị quay trở lại tình trạng nô lệ.
Những trường hợp chấm dứt tình trạng nô lệ:
1. Được chủ nô giải phóng 2. Khi nô lệ chết đi
 Có rất nhiều con đường dẫn đến tình trạng nô lệ nhưng cơ hội để từ nô lệ trở lại thành
thường dân rất ít. Không có những điều luật bảo vệ người dân thường khi họ bị bắt và đem
bán thành nô lệ, hay khôi phục thân phận dân thường cho những người này. Kết luận:
Ở La Mã, nô lệ được coi là công cụ biết nói, không phải con người, hoàn toàn không có địa vị
pháp lý và không được pháp luật bảo vệ, không được có tài sản cá nhân. Trong các mối quan
hệ xã hội cũng không được coi là con người như không được công nhận quan hệ hôn nhân
hay trong các cuộc giao dịch với người thứ ba bằng tài sản Peculio.
Đời sống vật chất và tinh thần của người nô lệ thiếu thốn, khốn khổ, bị bóc lột tàn bạo và tính
mạng không được đảm bảo. Do đó đã có nhiếu cuộc đấu tranh của nô lệ nổ ra trong suốt quá
trình lịch sử của nhà nước La Mã. 5. “Pháp nhân” 7 lOMoAR cPSD| 45988283
- Trong luật La Mã, chưa có khái niệm về pháp nhân như là một chủ thể của pháp luật vì trong
thời kì này, quan hệ phát sinh pháp nhân ở La Mã chưa phát triển. Tuy vậy trong luật 12 Bảng
có nhắc đến 1 khái niệm có thể coi nó tương đương như một pháp nhân đó là “Hiệp hội tư
nhân mang tính chất tôn giáo”, “Hiệp hội thủ công”,… Sự phát triển rực rỡ về kinh tế, văn
hóa, xã hội đã làm xuất hiện nhiều nghề nghiệp mới cùng với sự xuất hiện của đạo thiên chúa
trên lãnh thổ La Mã, xuất hiện nhiều nhà thờ và nhiều công trình xây dựng khác: rạp hát, nhà
trọ, các nghiệp đoàn mai tán , các tổ chức này có tài sản riêng, tổ chức riêng, tên gọi riêng và
nhân danh tên mình tham gia vào các quan hệ. Cùng với thời gian, số lượng các tổ hợp này càng tăng lên.
Nhận xét về các quy định của chủ thể của Luật La Mã:
- Chủ thể của luật la mã rất hạn chế, địa vị pháp lý của các chủ thể pháp lý không bình
đẳng ( phân ra làm nhiều loại chủ thể với quyền lợi khác nhau ). Tuy nhiên, đây chỉ là
đứng trên quan điểm của thời đại này, còn nếu xét ở tại thời điểm đó thì có thể nói đối
tượng điều chỉnh của Luật La Mã đã trở nên hết sức đa dạng và phong phú so với các
bộ luật trước đó. Luật La Mã không chỉ điều chỉnh những quan hệ tài sản, mà còn có
cả những mối quan hệ phát sinh giữa công dân La Mã với nhau, giữa công dân La Mã
và người ngoại quốc (không mang quốc tịch La Mã), giữa công dân và nô lệ, …
- Chủ thể của luật La Mã trực tiếp tham gia vào các quan hệ mà bản thân của họ có các
quyền và nghĩa vụ và đồng thời họ phải gánh chịu trách nhiệm trong việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ đó.
- Ngoài ra, dấu hiệu về khái niệm Pháp nhân đã manh nha xuất hiện trong Luật La Mã.
Tuy trong bộ luật này không đề cập đến cụm từ pháp nhân, nhưng trong các mối quan
hệ dân sự đã có sự xuất hiện phổ biến của các tổ chức như Tôn giáo, hội buôn, tổ chức
kinh tế và các tổ chức này thông qua hành vi của người đại diện tham gia các quan hệ
tài sản vì lợi ích của tổ chức. Luật còn công nhận quyền của một số tổ chức của nhiều
người với một tài sản nhất định như lập quỹ dù chưa quy định đó là pháp nhân. Tài sản
thuộc sở hữu nhiều người, quyền gắn vào tài sản thuộc về tổ chức.
- Có thể nói đây đã là những điểm rất tiến bộ của Luật La Mã so với các bộ luật trước
đó như Hammurabi, Urnammu của Babylon. 8 lOMoAR cPSD| 45988283 BÀI 2: QUYỀN CHIẾM HỮU I.
KHÁI NIỆM, CÁC HÌNH THỨC CHIẾM HỮU: 1. Khái niệm:
- Chiếm hữu: Sự chiếm dụng , “”thống trị” trên thực tế đối với đồ vật.
- Quyền chiếm hữu( Ius – Possessio): Thực tế kiểm soát và chi phối đồ vật được
pháp luật bảo hộ bằng phương pháp kiện dân sự.
- Yêu cầu: - Có vật thực sự.
+ Có ý chí chiếm hữu luôn coi vật đó là của mình.
2. Hình thức chiếm hữu: - Chiếm hữu hợp pháp:
+ Chủ sở hữu giữu quyền chiếm hữu.
+ Chủ sở hữu nhượng quyền chiếm hữu cho người khác hoặc giao cho người khác nắm giữ
- Chiếm hữu không hợp pháp:
+ Người chiếm hữu định đoạt trái phép tài khoản của chủ sở hữu ( trộm, cướp)
+ Nhặt được vật của người khác đánh rơi, làm mất vật
⇨ Chiếm hữu bất hợp pháp không ngay thẳng
+ Mua nhầm phải của gian ( người bán không phải chủ sở hữu)
⇨ Chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng
Việc phân biệt chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng hay không ngay thẳng
có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu cũng như xác lập
quyền sở hữu. Người chiếm hữu ngay thẳng có thể trở thành chủ sở hữu theo thời hiệu.
II. PHÂN BIỆT QUYỀN CHIẾM HỮU VÀ CHIẾM HỮU Quyền chiếm hữu Quyền chiếm giữ
- Không theo ý chí của chủ sở hữu
-Thực hiện theo ý chí của chủ sở hữu trong
các trường hợp như cho thuê, cho mượn
Trong trường hợp mất, bị cướp. Còn trong
nhiều trường hợp là do chủ sở hữu thực hiện
Thường thì chủ sở hữu không thực hiện hành
hành vi chiếm hữu hợp pháp vi chiếm hữu đồ vật 9 lOMoAR cPSD| 45988283
- Người chiếm có quyền bảo vệ đồ vật mình
-Người chiếm giữ đồ vật chỉ có thể bảo vệ đồ
chiếm giữ đối với mọi hành vi xâm
vật thông qua chủ sở hữu mà anh ta thuê
phạm( được pháp luật bảo vệ để tránh nguy mướn cơ bị tước đoạt)
-Hành vi chiếm giữ tài sản chỉ là hành vi nắm
- Hành vi chiếm hữu về mặt pháp lý phải thể
giữ quản lý nhưng không coi tài sản đó là của
hiện ý muốn chiếm dụng đồ vật một cách độc mình
lập không phụ thuộc vào ý chí của người
VD:Anh ta có đồ vật để sử dụng nhưng bằng
khác muốn xem đồ vật đó là của chínhmình
hành vi trả tiền thuê, luật La Mã coi người
thuê đồ vật là người giữ đồ vật thay tên cho chủ sở hữu - Các dạng chiếm hữu
+Chiếm hữu hợp pháp: là người chủ sở hữu
+Chiếm hữu bất hợp pháp: người chiếm
hữu không biết mình không có quyền chiếm
hữu đồ vật và kẻ ăn cắp( người biết đồ vật
đấy không phải của mình nhưng làm như là của mình)
III. CĂN CỨ XÁC LẬP VÀ CHẤM DỨT CHIẾM HỮU
1) Căn cứ xác lập/ Phát sinh
Các luật gia La Mã đều cho rằng căn cứ phát sinh chiếm hữu gồm 2 thành tố
là: thực tế chiếm giữ vật ( corpus possessioinis) và có ý chí chiếm giữ mà không phụ
thuộc ý chí của người khác ( animus possessioinis) tức là vừa có vật lại vừa có ý đồ
xem vật đó như là của mình. Thời điểm xác lập chiếm hữu được xem là thời điểm kết
hợp giữa hai thành tố cấu thành này.
Việc xác định và chứng minh corpus possessioinis theo nguyên tắc chung rất
rõ ràng : Người nào đang có vật thì được coi là người chiếm giữ vật
Tuy nhiên, việc xác định animus possessioinis lại phức tạp hơn rất nhiều.
VD: Một người có mặt trên một mảnh ruộng, cày xới và gieo trồng ở
đó. Hoặc một người có ngựa để cưỡi,người đang sinh sống trong một ngôi nhà,
… Chúng ta không thể biết ý đồ muốn chiếm dụng những thứ đó của họ. Trước
mắt chúng ta, họ chỉ là người giữ đồ vật một cách đơn thuần.
Để trả lời cho câu hỏi đó, ta cần làm sáng tỏ cái gọi là Causa possessioinis tức
là căn cứ pháp lý của việc chiếm hữu đồ vật hay mục đích chiếm hữu
VD: Một người có thể có đồ vật vì mua nó qua người bán. Người khác có thể
có đồ vật theo hợp đồng vay mượn để sử dụng. Khi sử dụng đồ vật, cả hai người nói
trên có thể có những hành vi giống nhau nhưng: đối với người thứ nhất hành vi đó là 10 lOMoAR cPSD| 45988283
biểu hiện ý chí chiếm hữu, đối với người thứ hai thì hành vi đó đơn thuần là sự biểu
hiện của việc sử dụng có phụ thuộc. hay là sự chiếm giữ.
Dựa trên cơ sở đó, luật La Mã đặt ra câu hỏi: Kẻ cắp theo luật La Mã là người
chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình nhưng dù sao hắn ta vẫn là người chiếm hữu,
vẫn có ý chí chiếm hữu và luôn coi vật đã ăn cắp được là của mình. Vì vậy, nếu người
chủ sở hữu thực sự muốn yêu cầu người đang chiếm hữu vật trả lại cho mình thì phải
chứng minh vật thuộc sở hữu của họ bị người chiếm giữ ‘ ăn cắp’ . Điều này làm cho
chủ sở hữu đích thực trở nên khó khăn vì rất khó chứng minh được ‘hành vi’ ăn cắp để
có thể yêu cầu hoàn trả lại tài sản từ chiếm hữu bất hợp pháp.
Để chứng minh animus possessioinis, luật La Mã áp dụng nguyên tắc: nemo
sibi causam possessioinis mutare potest – không ai có thể thay đổi căn cứ chiếm hữu
cho chính bản thân ( Bộ Degest, quyển 41, mục 2,3,19). Nguyên tắc này không có
nghĩa là: Nếu vào một thời điểm nhất định ai đó đã có đồ vật ( vd theo hợp đồng vay
mượn) – thì anh ta-( không bao giờ và không vì điều kiện nào) có thể là người chiếm
giữ. Hoặc ngược lại, kẻ chiếm giữ không bao giờ là người giữ đồ vật đơn thuần .
Không chỉ cá nhân mới thực hiện quá trình chiếm hữu, mà chiếm hữu cũng có
thể phát sinh qua người đại diện. Và muốn có quyền chiếm hữu qua đại diện cần có
những điều kiện sau đây: Thứ nhất, người đại diện phải có đủ thẩm quyền chiếm hữu
cho người khác dù thẩm quyền đó xuất phát từ pháp luật hoặc từ một hợp đồng. Thứ
hai, khi trao cho người đại diện thẩm quyền này, chủ thể chiếm hữu phải thể hiện ý chí
chiếm hữu của mình từ trước.Tức là, mặc dù có vật thực sự nhưng anh ta phải có ý
thức không phải lấy đồ vật cho bản thân mà là cho người ủy quyền.
Tóm lại, để xác định animus possessoinis, cần làm rõ mục đích chiếm hữu trên
cơ sở pháp lý dẫn đến việc chiếm hữu đối với vật
2) Chấm dứt quyền chiếm hữu
Chiếm hữu không thể tồn tại nếu thiếu một trong hai thành tố corpus
possessoinis và animus possessoinis.
Chủ thể không còn chiếm hữu vật nữa trong các trường hợp sau: - Vật rời khỏi anh ta
- Anh ta vứt bỏ đồ vật ấy đi ( muốn chấm dứt chiếm hữu)
- Vật bị hỏng hoặc không thể lưu thông được nữa
Với chiếm hữu được thực hiện qua đại diện thì nó chấm dứt theo ý chí của
người chiếm hữu. Đồng thời, khả năng chiếm giữ đồ vật của người đại diện hay
người ủy quyền cũng chấm dứt.
IV. BẢO VỆ QUYỀN CHIẾM HỮU
1) Đặc điểm nổi bật của sự bảo vệ chiếm hữu được thể hiện ở chỗ: Trong quá trình xét
xử về chiếm hữu theo Luật La Mã, không phải chứng minh quyền đối với vật đó, thậm
chí không được phép dựa vào vật quyền.
Có 2 quan điểm để giải thích: 11 lOMoAR cPSD| 45988283 ●
Do hiện tượng một chủ thể vừa là người chiếm hữu và là chủ sở hữu trong thực
tế đời sống quá phổ biến đến mức có thể cho rằng người chiếm giữ đồ vật đó là chủ sở
hữu và người không có trong tay đồ vật thì không có quyền với vật đó.
Xuất phát từ tình hình thực tế nói trên mà nhà nước ban hành pháp luật bảo vệ
cho chủ sở hữu đồ vật- người đang chiếm giữ đồ vật trên thực tế, và không cho
phép kéo dài việc xét xử bằng luận cứ quyền sở hữu của bị cáo. Nếu người
chiếm giữ đồ vật( nguyên cáo) nói trên rõ ràng là kẻ chiếm giữ bất hợp pháp
thì bị cáo được quyền pháp đơn khiếu nại theo vật tố tụng để đòi lại đồ vật của mình.
Trong trường hợp nàynđã thể hiện sự phù hợp với quy phạm của luật La Mã:
Đối tượng chiếm hữu là những đồ vật thuộc quyền sở hữu( chẳng hạn đường sá
công cộng, nhà hát công cộng,… không phải là những thứ thuộc quyền sở hữu của cá nhân) ●
Việc đơn giản hoá bảo vệ chiếm hữu là một biện pháp của nhà nước để chống
lại tình trạng sử dụng tuỳ tiện. Chỉ có thể khẳng định quyền sở hữu thông qua xét xử,
toà án và pháp luật bảo vệ cho những kẻ chiếm giữ đồ vật thực tế. Điều này cho thấy
đa phần công dân La Mã là những người chiếm giữ, còn chủ sở hữu lại là tầng lớp giàu có.
2) Chiếm hữu được bảo vệ không phải bằng đơn kiện mà bằng những điều cấm của
quan toà xét xử (interdicta), đó là: điều cấm để giữ quyền chiếm hữu và điều cấm để
trả lại quyền chiếm hữu.
1. Interdicra Retinendae Possessionis (điều cấm để giữ quyền chiếm hữu)
Interdictum uti possidetis để bảo vệ cho những ai chiếm hữu bất động sản.
Khái niệm "Nec vi nec clam nec precarioab" dùng để chỉ luật pháp không bảo vệ
chiếm hữu cho những kẻ dùng sức mạnh ( Vi) để chiếm hữu bất động sản của bên mà
trong khi xét xử gọi là ab avercario. Kẻ nào bí mật (clam) chiếm bất động sản của bị
cáo hoặc sử dụng bất động sản của bị cáo trong lúc xét xử thì không được pháp luật
bảo vệ ( Theo bộ Degest, quyển 43, mục 27, trích đoạn 1). ●
Interdictum utrubi bảo vệ cho những người giữ đồ vật lần cuối cùng trước khi
xét xử với thời gian hơn một năm với điều kiện anh ta không chiến giữ bằng Vi, Clam, Precario.
2. Interdicra Recuperandae Possessionis (điều cấm để trả lại quyền chiếm hữu)
Interdictum unde vi dùng để bảo vệ người chiếm hữu hợp pháp bị người khác
tước đoạt quyền chiếm hữu. ●
Interdictum de precario dùng để bảo vệ người cho thuê khi bị người thuê từ
chối trả lại đồ vật. ●
Đối với người chiếm hữu bất hợp pháp ngay thẳng còn được trao quyền Actioc
in rem publiciana. Quyền kiện này được trao cho ai chiếm hữu vật theo thời hiệu.
Quan toà chỉ cần khẳng định thời hiệu chiếm hữu của nguyên đơn là đủ cho anh ta có quyền sở hữu 12 lOMoAR cPSD| 45988283
BÀI 3: SỰ HÌNH THÀNH QUYỀN SỞ HỮU TƯ NHÂN
I,Sự hình thành quyền sở hữu ở luật La Mã:
Tài sản thể hiện tư cách nhân thân của chủ sở hữu. Đây là giai đoạn sơ khai trong lịch sử
phát triển chế định sở hữu. Khái niệm quyền sở hữu ban đầu được hiểu khác xa rất nhiều so
với cách hiểu của chúng ta ngày nay. Tài sản khi đó được hiểu như là sự tiếp nối tư cách cá
nhân của chủ sở hữu. Ai xâm phạm đến tài sản của một người (lấy mất con thú săn được, hoa
trái thu lượm được) là xúc phạm tới cá nhân người đó. Thời La mã cổ đại có quan niệm rằng:
Một người kiện kẻ trộm không phải vì mình có quyền sở hữu, mà vì người ăn trộm đã xúc
phạm đến danh dự của mình thông qua hành vi ăn trộm đó. Kẻ trộm khi đó bị coi là kẻ xúc
phạm (bị kiện theo phương thức kiện hành vi trộm cắp – actio furti), chứ chưa được coi là
người chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của người khác (chưa áp dụng các phương thức kiện
bảo vệ quyền sở hữu như kiện đòi lại tài sản thuộc sở hữu của mình – actio rei vindicatio, hay
phương thức kiện đòi lại tài sản bị trộm – condictio furtiva). Quan niệm đó dẫn đến một loạt
các hệ quả pháp lý quan trọng sau đây:
- Theo quan niệm đó mà pháp luật La mã giai đoạn cổ đại đã quy định cho phép chủ sở hữu
không những được lấy lại tài sản bị trộm mà còn được trả thù lại sự xúc phạm đó đối với kẻ
trộm: chặt tay, giam giữ, giết, bán làm nô lệ, phạt gấp nhiều lần tài sản trộm, …(1).
- Nếu tài sản rời khỏi chủ sở hữu mà không có sự xúc phạm đến nhân thân của chủ sở hữu (Ví
dụ như: chủ sở hữu cho người khác mượn tài sản, sau đó người mượn lại đem bán tài sản đó
đi), thì chủ sở hữu không được quyền đòi lại(2). ☺
- Cũng theo quan niệm đó mà Luật La mã thời kỳ cổ đại đã từng quy định rằng, nếu như có
nhiều kẻ trộm cùng ăn trộm một tài sản, thì hành vi của mỗi kẻ trộm được coi là những sự xúc
phạm riêng biệt đối với chủ sở hữu. Khi đó mỗi kẻ trộm phải trả cho người bị trộm toàn bộ tài
sản đã ăn trộm (có bao nhiêu kẻ trộm cùng thực hiện việc trộm cắp thì chủ sở hữu được
hưởng ngần ấy lần tài sản của mình)(3). Ví dụ như hai kẻ trộm cùng ăn trộm một con ngựa, thì
khi bị bắt mỗi kẻ trộm phải nộp cho người bị trộm một con ngựa.
- Do tài sản là sự tiếp nối tư cách nhân thân của chủ sở hữu, do đó khi chủ sở hữu chết thì tư
cách nhân thân chấm dứt, tài sản trở thành vô chủ. Một số tài liệu khảo cổ cho thấy thời xa
xưa tại nhiều dân tộc có tồn tại tập quán rằng sau khi một người chết đi thì tài sản của người
đó (tiền bạc, đồ dùng quý giá, thậm chí cả nô lệ) cũng được chôn theo. Cùng với đó một
nguyên tắc pháp lý được hình thành dưới thời La mã cổ đại có nội dung như sau: “Việc lấy đi
tài sản của người chết không được coi là ăn trộm
” – “Rei hereditariae furtum non fit(4).
Trong giai đoạn này chế định thừa kế chưa được hình thành rõ nét, chưa có quy định cụ thể
cho việc dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho những người còn sống.
Quyền sở hữu vật là quyền của chủ thể được chi phối tuyệt đối và theo ý chí của mình đối
với vật
.
Với sự phát triển của giao lưu dân sự, thì khái niệm quyền sở hữu thế hệ thứ hai dần
được hình thành và được hiểu là “quyền thống trị tuyệt đối của một chủ thể lên vật”. Quyền
sở hữu là một loại vật quyền quan trọng nhất thể hiện sự phụ thuộc tuyệt đối và vô hạn của vật 13 lOMoAR cPSD| 45988283
đối với chủ sở hữu. Chủ sở hữu có mọi quyền năng đối với vật. Việc xác lập quyền sở hữu đối
với vật trả lời cho câu hỏi: Vật này của ai?
Đối với một vật cụ thể thì không thể có bất kỳ chủ thể nào có nhiều quyền năng hơn chính
chủ sở hữu vật đó. Mọi hành vi tác động lên vật hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chính chủ
sở hữu đó. Cũng từ khi có cách hiểu này mà chủ sở hữu mới được bảo vệ bằng những phương
thức kiện vật quyền. Ví dụ như kiện đòi lại tài sản thuộc sở hữu của mình (rei vindicatio).
Cũng trong giai đoạn này mới hình thành nên nguyên tắc: “Một người không thể chuyển giao
cho người khác nhiều hơn những gì mình có
” (Tiếng La-tinh: “Nemo ad alium plus juris
transferre potest, quam ipse habet
”). Và hệ quả trực tiếp của nguyên tắc này là: nếu như tài
sản đã được chuyển giao từ người chiếm hữu bất hợp pháp sang cho người thứ ba thông qua
giao dịch dân sự thì chủ sở hữu vẫn được đòi lại tài sản từ người thứ ba đó. Ví dụ như một
người mua phải tài sản do trộm cắp có được thì phải trả lại cho chủ sở hữu khi chủ sở hữu đòi
lại. Bởi lẽ bản thân kẻ trộm không có quyền sở hữu đối với vật trộm được, do đó không thể
chuyển giao quyền sở hữu sang cho người mua (không thể chuyển giao cái mà chính mình
không có), khi đó người mua phải tài sản trộm cắp sẽ không thể trở thành chủ sở hữu tài sản mua được.
Tại đây phát sinh một vấn đề: Khi đó một người khi mua tài sản nào đó thường sẽ rất băn
khoăn rằng: Không biết người bán cho mình có đích thực là chủ sở hữu tài sản không. Nếu
người bán mà không phải chủ sở hữu tài sản thì đến một lúc nào đó sau khi mua chủ sở hữu sẽ
đến đòi lại, bên mua khi đó bị buộc phải trả lại cho chủ sở hữu tài sản mình đã mua. Nhằm
khắc phục tận gốc vấn đề đó mà pháp luật các nước mới bắt đầu hình thành cơ chế đăng ký tài
sản. Phương thức đăng ký tài sản đó ban đầu được áp dụng đối với bất động sản, sau đó áp
dụng dần cho các loại tài sản khác là động sản.
Cách hiểu này đã cho phép chủ sở hữu có mọi quyền năng đối với tài sản, do đó ở thế hệ thứ
hai này ta không thấy có sự liệt kê các quyền năng cơ bản của chủ sở hữu.
Quyền sở hữu vật được hiểu thông qua việc liệt kê cụ thể các quyền năng cấu thành của
chủ sở hữu đối với vật của mình
.

Trên thực tế thì trong một xã hội công dân, mọi hành vi của mỗi thành viên, trong đó kể cả
hành vi đối với tài sản của chính mình, cũng chỉ giới hạn trong phạm vi cho phép sao cho
không làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác, cũng như lợi ích
của toàn xã hội, của cộng đồng nói chung.
Chính vì lý do đó quyền năng của chủ sở hữu mới luôn bị hạn chế trong một giới hạn luật
định. Quyền năng vô hạn của chủ sở hữu đối với vật “của mình” chỉ được thể hiện với ý nghĩa
lớn hơn so với bất kỳ một chủ thể nào khác, chứ không bao giờ có thể nhiều hơn những gì
pháp luật quy định. Nói cách khác, quyền sở hữu khi đó được hiểu là tập hợp một số quyền
năng cụ thể của chủ sở hữu mà pháp luật quy định. Bắt đầu hình thành khái niệm quyền sở
hữu thế hệ thứ ba – liệt kê cụ thể các quyền năng cấu thành của quyền sở hữu vật.
Dưới thời cộng hoà La mã thì quyền sở hữu được hiểu bao gồm năm quyền năng là: 1) Quyền
chiếm hữu, 2) Quyền sử dụng, 3) Quyền hưởng dụng lợi ích từ việc sử dụng vật, 4) Quyền
định đoạt số phận vật, 5) Quyền kiện đòi lại vật từ người chiếm hữu bất hợp pháp. 14 lOMoAR cPSD| 45988283
Hạn chế đối với quyền sở hữu
Ưu tiên lợi ích cộng đồng. Ví dụ: người chủ sở hữu 1 BĐS chỉ có thể phá dỡ 1 công trình khi
cam kết xây dựng 1 công trình mới; chủ sở hữu BĐS phải chịu trách nhiệm bảo vệ những
người láng giềng có nguy cơ gặp nguy hiểm do BĐS, công trình trên BĐS của mình
Lạm dụng quyền: một người thực hiện quyền của mình mà gây hại cho người khác thì có thể
có chế tài cho hành vi lạm dụng quyền này. Ví dụ: chủ sở hữu một dòng chảy có quyền thay
đổi một dòng chảy, nhưng nếu nó làm tổn hại đến dòng chảy của người láng giềng thì phải chịu trách nhiệm
II, Khái niệm quyền sở hữu:
-Quyền sở hữu là loại chế định duy nhất mà người La Mã chưa đưa ra được một khái niệm
chính xác cho nó. Nhưng ta có thể hiểu người chủ sở hữu vật là người có quyền năng thống trị
đối với vật đó. (Những quyền năng đó được luật pháp công nhận)
III, Nội dung của quyền sở hữu:
Quyền sở hữu là một dạng quyền tuyệt đối và có phạm vi rất rộng. Có 5 dạng quyền năng cơ bản của chủ sở hữu:
+ Ius Utendi (Quyền sử dụng): quyền khai thác những lợi ích kinh tế từ tài sản phù
hợp với tính năng, tác dụng của tài sản đó
+ Ius Fruendi (Quyền thu nhận thành quả từ tài sản) : về nguyên tắc chủ sở hữu là
người hưởng thành quả và lợi nhuận từ tài sản thuộc sở hữu của mình
+ Ius Possidendi (Quyền chiếm hữu tài sản)
+ Ius Abutendi (Quyền định đoạt tài sản): bao gồm định đoạt số phận thực tế cũng như
số phận pháp lý của tài sản như bán, thừa kế, ban tặng, thậm chí là hủy bỏ
+ Ius Videcandi (Quyền kiện đòi tài sản) .
Quyền sở hữu hạn chế với bất động sản liền kề. Ví dụ: chủ sở hữu BĐS phải chấp
nhận cho cành lá cây nhà láng giềng trổ sang đất đai nhà mình; phải để cho nước mưa
chảy tự nhiên trên đất nhà mình. BÀI 4: QUYỀN SỞ HỮU I/ Quyền sở hữu
Chế định quyền sở hữu là chế định duy nhất mà các luật gia La Mã chưa đưa ra được khái
niệm chính xác về quyền sở hữu cũng như nội dung quyền sở hữu. Tuy nhiên trong Luật La
Mã, quyền sở hữu có thể được hiểu là quyền sử dụng, và quyền định đoạt của chủ sở hữu đối
với tài sản của mình. Quyền sở hữu không được coi là quyền tuyệt đối vì vẫn bị một số giới
hạn do pháp luật quy định.
Các luật gia La Mã đã chỉ ra được những quyền năng cơ bản của chủ sở hữu tài sản. Những quyền năng đó bao gồm: 15 lOMoAR cPSD| 45988283
- Quyền sử dụng tài sản (Ius Utendi): đây là quyền khai thác những lợi ích kinh tế từ
tài sản phù hợp với tính năng, tác dụng của tài sản đó;
- Quyền thu nhận thành quả và lợi nhuận (Ius Fruendi): về nguyên tắc chủ sở hữu là
người hưởng thành quả và lợi nhuận từ tài sản thuộc sở hữu của mình;
- Quyền định đoạt tài sản (Ius Abutendi): bao gồm định đoạt số phận thực tế cũng
như số phận pháp lý của tài sản như bán, thừa kế, ban tặng, thậm chí là hủy bỏ;
- Quyền chiếm hữu tài sản (Ius Possidendi)
- Quyền đòi lại tài sản (Ius Vicicandi).
Về nguyên tắc chung, chủ sở hữu tài sản có toàn quyền đối với tài sản của mình, thực
hiện hành vi mà pháp luật không cấm.
Người La Mã căn cứ vào giá trị về mặt pháp lý của tài sản để chia tài sản thành hai loại là Res
mancipi
(đất đai, nô lệ, động vật - những phương tiện sản xuất chủ yếu của người nông dân)
Res nes mancipi(những tài sản còn lại). Lúc đầu chỉ có công dân La Mã mới được quyền
sở hữu ruộng đất còn dân nhập cư và dân ở các địa phương khác không có quyền. Tuy nhiên
quyền sở hữu được pháp luật ghi nhận còn thực tế bình dân khác cũng sở hữu ruộng đất.Khác
với luật La Mã, ở pháp luật Lưỡng Hà, bộ luật Hammurabi phân loại tài sản căn cứ theo giá
trị, khả năng di dời của tài sản nên chia thành hai loại là động sản (nô lệ, gia súc..) và bất động
sản (đất đai, nhà ở…). Nhưng có điểm giống nhau giữa hai bộ luật là họ đều coi trọng loại tài
sản là đất đai (bất động sản), điều này có thể giải thích được bởi trong xã hội cổ đại, đất đai
chủ yếu là loại tư liệu sản xuất quan trọng nhất và cũng là loại tài sản có giá trị lớn nhất. Cần
lưu ý rằng, không phải tài sản nào cũng là đối tượng của quyền sở hữu, và không phải tài sản
nào cũng được chiếm giữ, “ lưu thông” đó là tài sản chung như nước chảy trên sông, không
khí là của tất cả mọi người, đồ cấm như thuốc độc, sách cấm, tài sản nhà nước..
II/ Căn cứ xác lập quyền sở hữu
Những sự kiện mà với sự phát sinh của chúng, chủ thể đã có quyền sở hữu được gọi là các
phương thức thủ đắc quyền sở hữu (còn gọi là modus acquirendi). Những sự kiện pháp lý là
căn cứ để thủ đắc quyền sở hữu gọi là hạng mục thủ đắc (tirulus acquirendi)
Phương thức thủ đắc quyền sở hữu được chia thành 2 loại:
Phương thức tự nhiên (căn cứ nguyên sinh)
- Là những căn cứ mà từ đó quyền sở hữu đc xác lập mà không phụ thuộc vào
quyền sở hữu trước đó đối với tài sản (vật không thuộc sở hữu của ai, chiếm hữu
theo thời hiệu, chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu…).
- Đối tượng của quyền sở hữu phải là vật đc phép lưu thong (/tự do lưu thong, hạn chế lưu thông)
- Luật La Mã có quy tắc: Vật không thuộc quyền sở hữu của ai thì ai là người chiếm
giữ vật đó đầu tiên sẽ là chủ sở hữu của vật đó, với ý định chiếm giữ cho mình.
VD: Cá ở sông, biển, thú rừng,vật mà chủ sở hữu đã từ bỏ quyền sở hữu,.. 16 lOMoAR cPSD| 45988283
Căn cứ xác định sở hữu ban đầu với từng loại vật:
Vật vô chủ (Res nullius): bất kì một vật nào đó có thể sở hữu (kể cả nô lệ) mà
chưa thuộc quyền sở hữu của một chủ thể cụ thể nào đó – được coi là vật vô chủ vf
được sở hữu một cách tự do.
⇨ Quan niệm này trở thành cơ sở pháp lý, lý luận để các quốc gia tuyên bố những
vùng đất vô chủ (terra nullius) là lãnh thổ thuộc chủ quyền lãnh thổ của nước mình
vì đã phát hiện ra, chiếm giữ hoặc đánh dấu chủ quyền lên lãnh thổ đó.
Trong luật La Mã không được phép đánh đòng vật bị vứt bỏ với vật bị đánh mất hặc cất giấu.
Xác nhận theo từng trường hợp cụ thể:
- Nếu người nào đó nhặt được mảnh giẻ cũ, quần áo rách rưới thì có thể xem như
những thữ nhặt được là đồ vật bị vứt bỏ.
- Nếu thấy đồ vật tương đối có giá trị (tiền, kim khí, đá quý,..) thì không được xem
như đồ vật bị vứt bỏ mà được xem như đồ vật bị đánh rơi.
- Theo luật, kẻ nhận được đồ vật bị đánh có giá trị mà chiếm thành của riêng thì mắc
vào tội ăn cắp. Anh ta phải tìm ra chủ của nó bằng mọi cách và nếu tìm được thì có
thể yêu cầu bồi thường chi phí tìm kiếm và trông giữ, nhưng về nguyên tắc luật thì
không được xử bồi thường.
● Vật chôn, giấu – Kho báu
- Vật bị cất giấu vẫn xem như là vật có chủ vì vậy quyền sở hữu vẫn thuộc chủ sở hữu của vật đó.
- Nếu bị cất giấu quá lâu mà không tìm ra chủ của chúng thì chúng được gọi là vật
bị chôn cất (thesaurus). Theo luật La Mã, chủ nhân của vị trí tìm thấy vật bị chôn
cất (thường là đất) được xem là chủ sở hữu của vật đó.
- Từ thế kỉ II SCN, đồ vật bị cất giấu là sở hữu của chủ nhân vị trí chôn cất và của
người tìm ra chúng (mỗi bên một nửa).
VD: B tìm thấy một viên đá quý trong vườn của A thì A được hưởng một nửa, B được
hưởng một nửa giá trị của viên đá quý đó.
Chế biến vật:
Đây là hình thức tạo một vật mới từ nguyên liệu (chuyển từ dạng này sang dạng khác).
- Nếu nguyên liệu thuộc sở hữu của một người và họ bỏ công sức hoặc chi phí của
chính mình ra để tạo ra một sản phẩm mới thì vật mới được tạo thành đương nhiên
thuộc quyền sở hữu của người đó (quyền sở hữu đối với nguyên vật liệu và vật tạo
thành được xác lập liên tục).
- Nếu nguyên vật liệu thuộc sở hữu của chủ thể này nhưng sức lao động bỏ ra hoặc
chi phí chế biến vật đó thuộc chủ thể khác thì vật mới tạo thành sẽ thuộc sở hữu
của ai? Trong pháp luật La Mã ở những thời điểm lịch sử khác nhau, vấn đề về vật
tạo thành thuộc sở hữu của ai được giải quyết khác nhau. Vào thời hoàng đế
Justinian, sản phẩm tạo thành từ nguyên vật liệu của người khác được giải quyết theo nguyên tắc sau: 17 lOMoAR cPSD| 45988283
+ Nếu vật mới được tạo thành có thể quay về trạng thái ban đầu (không phụ thuộc
vào công sức chế biến) thì vật mới tạo thành thuộc sở hữu của người sở hữu
nguyên vật liệu (VD: Vàng tạo thành đồ trang sực thì có thể nung lại thành hình khối vàng ban đầu)
+ Nếu vật mới được tạo thành không thể quay về trạng thái ban đầu (VD: gỗ được
chế biến thành đồ gỗ) thì vật mới tạo thành thuộc sở hữu của người chế biến với
điều kiện người chế biến đó phải là người chiếm hữu ngay tình. Người chế biến
phải hoàn trả người có nguyên vật liệu khoản lợi mà mình có được từ việc chiếm hữu ngay tình đó.
● Sáp nhập, trộn lẫn:
- Nếu một vật kiên kết với một vật khác và biến thành một phần của vật liên kết mà
không còn tồn tại độc lập thì vật đó thuộc sở hữu của người có vật liên kết
VD: Phần gỗ được dùng làm càng xe ngựa thì gỗ thuộc quyền sở hữu cua người có xe ngựa.
Người có vật liên kết phải hoàn trả lại cho chủ sở hữu có vật ban đầu hai lần giá trị
của vật, nếu vật có thể tách được vật đã lien kết thì quyền sở hữu được khôi phục
nếu học không nhận được phần đền bù 2 lần giá trị đó.
- Việc liên kết một vật vào vật khác, trên cơ sở đó làm phát sinh quyền sở hữu được
coi là căn cứ đầu tiên: trồng cây hay xây dựng công trình trên đất nước của người khác.
- Trộn lẫn vật là hình thức liên kết mà sau đó không phân biệt được các thành phần
đã liên kết (hợp kim, vàng, bạc) vật được liên kết được tạo thành vật mới thuộc sở
hữu chung của những người có các vật thành phần.
- Nếu vật bị trộn lẫn là những vật cùng loại (VD: lương thực cùng loại cới số lượng
và chất lượng khac nhau) thì hỗn hợp tạo thành là sở hữu chung theo phần của các
chủ sở hữu có thành phần hỗn hợp. ● Theo thời hiệu
- Quyền sở hữu xác lập theo thời hiệu là một dạng đặc biệt của căn cứ đầu tiên.
Theo quan niệm của các luật gia La Mã thì một người chiếm hữu tài sản trong một
thời gian nhất định và thực hiện quyền như chủ sở hữu mà không có bất kì tranh
chấp nào sẽ được công nhận quyền sở hữu đối với vật mà họ đã chiếm hữu ngay tình. Lý do có điều trên:
- Trong thời gian đó người chủ thực sự có đủ thời gian để tìm lại tài sản đã mất của
mình nhưng đã không tìm, nên suy đoán là họ đã từ bỏ quyền sở hữu.
- Nếu họ không tìm thấy, không phát hiện được là tài sản của mình đang do người
chiếm hữu ngay tình chiếm hữu thì đã mất quyền khởi kiện để đòi lại. Về mặt
khách quan thì quyền sở hữu đồ vật nói trên thuộc về người khác. Người thứ 2 này
có quyền phát đơn kiện và chững minh được quyền sở hữu của mình trong phiên
tòa xét xử. Trong trường hợp này thì người thủ đắc ngay thẳng phải trả lại vật. Tuy
nhiên nếu thời hạn khởi kiện đòi quá hạn thì người thủ đắc thiện chí hoàn toàn có
thể là chủ sở hữu của đồ vật. Cần công nhận người chiếm hữu theo thời hiệu là chủ 18 lOMoAR cPSD| 45988283
sở hữu tài sản để ảo đảm tính ổn định của lưu thông. Quy định thời hiệu chiếm hữu
để trở thành chủ sở hữu khác nhau trong từng thời kì lịch sử:
+ Trong luật 12 bảng thì thủ đắc theo thời hiệu (usucapio) được chấp nhận tương đối đơn giản: Đất đai: 2 năm Các vật khác: 1 năm
Người thủ đắc theo thời hiệu được công nhận là chủ sở hữu của vật nếu chiếm giữ
đồ vật trong thời gian nói trên và không phải đồ do ăn cắp mà có.
+ Ở các địa phương quy định một dạng thời hiệu gọi là Longi temporis paraescriptio:
Đối với người sống trong 1 tỉnh (inter paraesentes) thời hiệu là 10 năm
Đối với người khác tỉnh (inter absentes) là 20 năm
Đối với vật bị mất do trộm cắp thì không có thời hiệu.
+ Dưới thời hoàng đế Justinian thống nhất 2 dạng thời hiệu usucapio Longi temporis paraescriptio:
Cần thiết phải chiếm giữ đồ vật.
Người chiếm hữu phải là người chiếm giữ ngay tình đang thực tế chiếm hữu vật.
Chiếm hữu phải dựa trên cơ sở của pháp luật về chiếm hữu.
Thời hiệu chiếm hữu với động sản là 3 năm, bất động sản là 10-20 năm.
Vật phải được phép lưu thông và không phải vật bị mất trộm. ● Hoa lợi
- Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại
VD: trái cây, trứng gà,..
- Hoa lợi, trong một chừng mực nào đó được coi là vật phụ của tài sản gốc, vì vậy,
chủ sở hữu của tài sản gốc cũng là chủ sở hữu hoa lợi, dù hoa lợi đã hay chưa được
thu hoạch. Nếu chủ sở hữu chăm sóc vật mang hoa lợi thì hoa lợi thuộc về chủ sở
hữu, còn nếu chủ sở hữukhông chăm sóc mà do 1 người khác thì hoa lợi chia theo
thỏa thuận hay hợp đồng. -
Nếu vật làm ra hoa lợi bị mất hoặc bị ăn cắp thì chủ sở hữu có thể khởi kiện:
+ Nếu có người chiếm hữu ngay tình đối với vật sinh hoa lợi bị mất đó thì trong
trường hợp hoa lợi được thu hoạch, chế biến trước thời điểm khởi kiện thì hoa lợi
sẽ thuộc về người chiếm hữu ngay tình đó. Còn nếu hoa lợi thu hoạch hoặc chế
biến sau thời điểm khởi kiện thì phải để lại.
+ Nếu là người chiếm hữu không ngay tình thì người chiếm hữu không bao giờ thành chủ sở hữu
Căn cứ phái sinh (căn cứ kế tục): là phương thức mà trong đó quyền sở hữu của chủ
thể đc phát sinh từ quyền sở hữu của chủ sở hữu trước đây
- Phương thức thủ đắc quyền sở hữu kế tục là sự chuyển giao đồ vật (tradition),
nghĩa là quyền sở hữu vật đc dịch chuyển từ chủ thể nay sang chủ thể khác (không
phải sự chuyển giao nào cũng đều kèm theo sự chuyển nhượng quyền sở hữu). Và
ý chí của người trao và người nhận phải đồng nhất, người chuyển giao tài sản phải
có ý định chuyển giao cả quyền sở hữu, đồng thời người nhận phải có ý định tiếp nhận quyền sở hữu.
- Việc chuyển giao tài sản phải thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Việc chiếm hữu phải đc chuyển giao cho người tiếp nhận chuyển giao 19 lOMoAR cPSD| 45988283
+ Người chuyển giao phải có quyền chuyển giao tài sản
+ Việc chuyển giao kèm với mục đích chuyển giao
+ Đối tượng chuyển giao phải đc phép lưu thông
III/ Chấm dứt quyền sở hữu
1/ Vật bị tiêu hủy do quy định của nhà nước bị cấm lưu thông Vd: sách cấm
2/ chủ sở hữu bị tước quyền sở hữu
Tài sản bị tịch thu do phạm tội hay hây tổn thất phải đền bù cho bên bị hại
Tài sản có thời hiệu bị người khác xác lập quyền sở hữu.
3/ chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản
-Vứt đồ vật đó đi coi như từ bỏ quyền sở hữu. Tuy nhiên sẽ phát sinh vấn đề nhặt được đồ vật
phải xác minh đó là đồ vật bị đánh rơi, vứt bỏ hay chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đồ vật đó.
Theo đó luật la mã quy định rất rõ ràng :
+Nếu người nào nhặt được một mảnh giẻ cũ, quần áo rách -> được xem là đồ vật bị bỏ rơi
+Nếu đồ vật có giá trị thì phải coi là đồ vật bị đánh rơi; nếu chiếm lấy sẽ mắc vào tội ăn cắp.
Phải trình báo để tìm ra chủ của nó bằng mọi cách.Trong thời gian nhất định nếu không tì đc
=> người thủ đắc thiện chí hoàn toàn có thể là chủ sở hữu.
Ngoài ra, khi biết tài sản sở hữu của mình bị chiếm hữu mà không có khiếu kiện, ý kiến thì
sau 1 thời gian nhất định người chủ sở hữu đó sẽ mất quyền sở hữu
Bán đi tài sản của mình hoặc cho đi.
4/ Quyền sở hữu không hoàn toàn
Trong trường hợp chủ sở hữu đem tài sản ra cầm cố thì chủ sở hữu sẽ tạm thời mất các quyền
năng đối với đồ vật đó tuy nhiên vẫn là chủ sở hữu của tài sản.quyền sở hữu sẽ bị mất và
chuyển sang cho người cầm đồ nếu trong thời hạn mà chủ sở hữu không thể trả nợ hoặc không trả nợ. 5/ Khác
- Sau khi một người chết đi thì quan hệ sở hữu cũng kết thúc
- Cũng như trong phần bắt đầu quyền sở hữu. nếu một người làm rơi, thất lác một đồ vật mà
người thủ đắc thiện chí trong khoản thời gian nhất định cố gắng tìm ra chủ sở hữu mà không
được thì sẽ mất quyền sở hữu và quyền sở hữu đồ vật đó sẽ thuộc về người thủ đắc thiện chí
kia. Cụ thể là 10-20 năm đối với bất động sản và3 năm với động sản.
IV/ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU 20