-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giáo trình môn Tâm lý học tội phạm | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Khái niệm người bị hại không còn quá xa lạ đối với xã hội, trong mộtvụ án thì đối tượng chịu tổn thương và tác động mạnh mẽ nhất là người bị hạido những hành vi phạm tội của người tội phạm.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Tâm lý học đại cương( GP1) 11 tài liệu
Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Giáo trình môn Tâm lý học tội phạm | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Khái niệm người bị hại không còn quá xa lạ đối với xã hội, trong mộtvụ án thì đối tượng chịu tổn thương và tác động mạnh mẽ nhất là người bị hạido những hành vi phạm tội của người tội phạm.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Tâm lý học đại cương( GP1) 11 tài liệu
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45476132 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 0
NỘI DUNG ...................................................................................................... 1
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI BỊ HẠI VÀ
ĐẶCĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI BỊ HẠI ............................................ 1
1. Khái niệm người bị hại ........................................................................... 1
2. Đặc điểm tâm lý của người bị hại .......................................................... 2
2.1. Giai đoạn ngay sau khi bị hành vi phạm tội xâm hại ................. 2
2.2. Giai đoạn lấy lời khai ................................................................... 2
2.3. Giai đoạn xét xử ............................................................................ 3
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI VỤ ÁN CỤ THỂ ................................... 4
1. Nội dung vụ án: ....................................................................................... 5
2. Đặc điểm tâm lý của người bị hại trong vụ án trên ............................. 6
2.1. Giai đoạn ngay sau khi bị hành vi phạm tội xâm hại ................. 6
2.2. Giai đoạn lấy lời khai tại cơ quan điều tra .................................. 6
2.3. Giai đoạn xét xử tại phiên tòa ...................................................... 7
2.4. Giai đoạn sau xét xử ..................................................................... 7
III. MỘT SỐ Ý KIẾN CÁ NHÂN ............................................................. 8
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 10 MỞ ĐẦU
Khái niệm người bị hại không còn quá xa lạ đối với xã hội, trong một vụ
án thì đối tượng chịu tổn thương và tác động mạnh mẽ nhất là người bị hại do
những hành vi phạm tội của người tội phạm. Tùy thuộc vào tính chất và mức
độ nghiêm trọng của các hành vi phạm tội mà dẫn đến những hậu quả tâm lý
khác nhau đối với người bị hại. Ví dụ như nạn nhân của tội phạm về tình dục
thì tâm lý sẽ khác tâm lý của nạn nhân của tội cướp giật… Và để làm rõ hơn 0 ) lOMoAR cPSD| 45476132
những đặc điểm tâm lý của người bị hại từ cơ sở lý luận cho đến thực tiễn, em
xin được lựa chọn đề bài số 14: “Đặc điểm tâm lý người bị hại: lý luận và
thực tiễn” làm bài tập học kỳ của mình. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI BỊ HẠI VÀ ĐẶC
ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI BỊ HẠI
1. Khái niệm người bị hại
Tùy theo mỗi góc độ nghiên cứu sẽ hiểu người bị hại theo những khái niệm
khác nhau, dưới đây là một số góc độ mà cá nhân em dựa vào đó để khai thác:
- Dưới góc độ ngôn ngữ có thể hiểu người bị hại là con người cụ thể
trong xã hội, chịu sự tác động tiêu cực của sự việc, hành vi hoặc bất kỳ
những yếu tố nào tác động vào khiến cho họ chịu sự tổn thương, mất
mát cả về vật chất hoặc tinh thần. Những tác động mạnh này không do
người bị hại mong muốn, họ tiếp nhận một cách thụ động mà không hề
biết trước được sự việc, hiện tượng đó sẽ xảy đến với mình. Thiệt hại
gây ra cho người bị hại có thể là vật chất hoặc phi vật chất không cần
phải giới hạn mức độ thiệt hại.
- Dưới góc độ thuật ngữ pháp lí thì người bị hại là người bị thiệt hại về
thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản do hành vi phạm tội của tội phạm gây ra.
- Dưới góc độ pháp luật, theo Điều 62 Bộ luật Tố Tụng Hình Sự 2015
quy định người bị hại như sau: “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại
về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về
tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”. Như vậy trong
Bộ luật Tố Tụng Hình Sự mới của nước ta đã quy định thêm bị hại
không chỉ có người bị hại mà còn thêm cả cơ quan và tổ chức. 1 lOMoAR cPSD| 45476132
2. Đặc điểm tâm lý của người bị hại
Đặc điểm tâm lý của người bị hại thể hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau
nhưng rõ nhất ở giai đoạn ngay sau khi bị hành vi phạm tội xâm hại, giai đoạn
lấy lời khai và giai đoạn xét xử. Ở mỗi giai đoạn thì người bị hại có những đặc
điểm tâm lý khác nhau. Cụ thể:
2.1. Giai đoạn ngay sau khi bị hành vi phạm tội xâm hại
Tâm lý chung của người bị hại trong giai đoạn này có đặc điểm như sau:
trạng thái tâm lý không ổn định, tinh thần bị kích động, hoảng loạn, lo sợ và
thậm chí mất khả năng điều khiển hành vi của mình.
Trong nhiều trường hợp, do hành vi mà người phạm tội gây ra quá đột ngột
khiến nạn nhân bị sốc dẫn đến bất tỉnh. Hoặc với những trường hợp nạn nhân
là phụ nữ hoặc trẻ em, người chưa trưởng thành của các vụ bạo hành tình dục,
buôn bán người, nạn nhân có thể bị ảnh hưởng tâm lý vô cùng sâu sắc, mắc các bệnh tâm thần,…
2.2. Giai đoạn lấy lời khai
Giai đoạn này do việc tội phạm xâm hại chỉ mới xảy ra chưa lâu nên ở
người bị hại tình trạng xúc cảm, cảm xúc còn khá mạnh mẽ và sâu sắc, tâm lý
căng thẳng hoang mang có thể lên đến đỉnh điểm hoặc thậm chí xuất hiện các
biểu hiện rối loạn tâm lý (đặc biệt đối với các tội phạm có sử dụng bạo lực, với
tính côn đồ, man rợn hoặc các tội phạm tình dục). Người bị hại có thể có một
số biểu hiện tâm lý sau đây:
- Bức xúc cao độ đối với hành vi phạm tội đã xâm hại đến quyền và lợi
ích hợp pháp chính đáng của bản thân nên đã tích cực khai báo các
thông tin về kẻ phạm tội và những thiệt hại của bản thân.
- Bị ám ảnh về hành vi phạm tội đã xâm hại đến bản thân, nên đôi khi vì
quá sợ hãi mà không dám khai báo. Thông thường sẽ là các vụ án xâm 2 ) lOMoAR cPSD| 45476132
hại đến quan hệ nhân thân của người bị hại như: hiếp dâm, cố ý gây thương tích…
- Lo lắng, sợ bị trả thù do tiếp cúc và cung cấp bằng chứng, chứng cứ cho cơ quan điều tra.
- Rối loạn tâm lý nên khái báo thiếu, sai hoặc quá các tình tiết, khiến các
bằng chứng, lời khai không được thống nhất.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, tâm lý của người bị hại có thể ổn định
dần và thay đổi theo hướng:
- Thông cảm, thương hại đối với hoàn cảnh, nhân thân của bị can nên có
lời khai giảm nhẹ tội cho bị can hoặc xin bãi nại cho bị ban.
- Quanh co, bất hợp tác với cơ quan điều tra vì che dấu một phần thiếu
sót, một phần lỗi của bản thân là nguyên nhân của tội phạm đó hoặc một tội phạm khác.
- Thay đổi nhận thức về hành vi phạm tội do bị mua chuộc, lừa gạt hoặc bị đe dọa.
2.3. Giai đoạn xét xử
Bước sang giai đoạn này, tâm lý của người bị hại có nhiều thay đổi do các yếu tố khác nhau như:
- Thiệt hại của người bị hại có thể giảm bớt hoặc tăng lên theo thời gian;
thiệt hại được bồi thường hoặc chưa được bồi thường khắc phục.
- Hoàn cảnh của phiên tòa công khai, người bị hại phải tiếp xúc tâm lý
với nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là họ phải đối mặt với bị cáo
đã xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Người bị hại cũng đã có thời gian để suy nghị cân nhắc hơn về vụ án đã
gây thiệt hại cho họ; cân nhắc lại lợi ích khi tham gia phiên tòa cung
cấp lời khai so với công việc hằng ngày của họ. 3 lOMoAR cPSD| 45476132
- Vụ án xảy ra quá lâu và có thể làm ảnh hưởng đến trí nhớ của người bị
hại, đến sự quan tâm của hộ đối với vụ án, đặc biệt đối với vụ án mà
phải mất nhiều thời gian điều tra.
- Mối quan hệ gữa người bị hại và bị cáo.
Từ những thay đổi về hoàn cảnh ở trên đã dẫn đến những thay đổi nhất
định trong đặc điểm tâm lý của bị cáo trong giai đoạn này. Cụ thể:
- Bức xúc đối với bị cáo và hành vi phạm tội của bị cáo (mức độ có thể
giảm hơn so với giai đoạn điều tra do tâm lý của người bị hại đã ổn định
hơn, thiệt hại đã được bồi thường một phần hoặc toàn bộ) nên sẵn sàng
khai báo hoặc thậm chí thồi phồng sự thật.
- Sợ sệt, lo lắng rằng bị cáo sẽ trả thù (do giao tiếp công khai tại phiên
tòa nên bị cáo biết được người bị hại và nội dung tố cáo của họ) nên
khai báo thiếu trung thực.
- Bị ám ảnh, mất bình tĩnh, xấu hổ trong một số vụ án xâm phạm đến
danh dự, nhân phẩm nên từ chối khai báo, khai báo không đúng.
- Thương hại, thông cảm cho hoàn cảnh của bị cáo (cũng có thể là do biết
được hoàn cảnh của bị cáo, do bị mua chuộc hoặc được bồi thường thỏa
đáng) nên khai báo có phần giảm nhẹ hoặc xin bãi nại.
- Che dấu một phần tội lỗi của mình và bất hợp tác hoặc khai báo không đúng.
- Không quan tâm đến việc xét xử nên vắng mặt hoặc đề nghị cơ quan
tiến hành tố tụng xem lại lời khai ở giai đoạn điều tra đã được lưu trong hồ sơ vụ án.
II. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI VỤ ÁN CỤ THỂ
Để tìm hiểu đặc điểm tâm lý của người bị hại, sau đây em sẽ tìm hiểu một
vụ án thực tế, đã gây lên nỗi phẫn nộ trong dư luận cả nước. Vụ án gây trấn
động dư luận năm 2011 “Vụ án giết người cướp tài sản” ở phố Sàn, Lục 4 ) lOMoAR cPSD| 45476132
Nam – Bắc Giang. Thủ phạm là Lê văn Luyện và người bị hại là gia đình anh
Ngọc cùng vợ và hai con.
1. Nội dung vụ án:
Vì lỡ cầm mất chiếc xe máy đi mượn, mang tiền tiêu mất nên Luyện không
có tiền để chuộc xe, Luyện nảy sinh ý định cướp tiệm vàng Ngọc Bích của vợ
chồng anh Trịnh Thành Ngọc, Đinh Thị Chín ở phố Sàn – xã Phương Sơn –
huyện Lục Nam – tỉnh Bắc Giang.
Khoảng 03 giờ ngày 24/8/2011, Luyện nấp cách tiệm vàng một quãng. Khi
không thấy bóng người, Lê Văn Luyện nhanh chóng đột nhập lên tầng ba ngôi
nhà. Công cụ của Luyện là một con dao nhọn và một con dao phớ. Sau khi dùng
đèn pin soi tầng ba không tìm thấy gì, Luyện xuống tầng 2. Suy tính vàng và
nữ trang giấu ở tầng 2 nên Luyện ngắt cầu dao và camera. Lúc 5 giờ rưỡi, thấy
anh Trịnh Thành Ngọc – chủ nhà – lên phơi quần áo tầng 3, Lê Văn Luyện vung
dao đâm anh ta. Anh Ngọc tuy bị thương nhưng vẫn cố đoạt vũ khí và kêu cứu.
Vợ anh Ngọc là chị Chín chạy lên bị chém thêm nhiều nhát. Chủ nhà sau đó
cướp được con dao nhọn. Luyện liền rút dao phớ đâm tiếp. Anh Ngọc ngã lăn
xuống tầng 2. Luyện tiếp tục chém nhiều nhát đến khi anh bất tỉnh.
Con gái lớn là bé Ngọc Bích nghe thấy tiếng kêu bật dậy và tìm điện thoại
liên lạc bên ngoài. Lê Văn Luyện sợ bị bắt nên vung dao chém đứt tay cô bé rồi
đâm thêm nhiều nhát. Vì tưởng rằng cô bé đã chết nên Luyện bỏ đi.
Cô con gái thứ 18 tháng tuổi là bé Thảo khóc to nên Luyện dùng dao phớ sát hại.
Sau đó, Luyện đi lấy ba lô và cất vũ khí vào trong rồi xuống tầng 1. Luyện
phá tủ kính và lấy vàng rồi mở cửa bếp thoát ra ngoài. Lúc này, trời đã sáng,
khu phố đã bắt đầu nhiều người qua lại. Sợ bị phát hiện, Luyện gọi điện cho
người anh họ đến đón rồi bỏ trốn. 5 lOMoAR cPSD| 45476132
Ngày 31/08/2011, sau 6 ngày lẩn trốn, Luyện rơi vào tay lực lượng biên
phòng ở Thụy Hùng, Văn Lãng, Lạng Sơn. Luyện định chạy trốn sang Trung
Quốc nhưng không kịp, bị bắt đưa về Bắc Giang.
Trong vụ thảm sát cướp tài sản mà thủ phạm gây ra đã có 3 nạn nhân trong
một gia đình tử vong còn duy nhất cháu Bích là con gái lớn của anh Ngọc còn
sống nhưng bị thương rất nặng. Sau đây em sẽ đi phân tích diễn biến tâm lý của
Cháu Bịch là nạn nhân duy nhất thoát khỏi những vết dao tử thần của kẻ phạm tội.
2. Đặc điểm tâm lý của người bị hại trong vụ án trên
2.1. Giai đoạn ngay sau khi bị hành vi phạm tội xâm hại
Trong quá trình gây án thủ phạm đã mất hết nhân tính ra tay sát hại rất dã
man nạn nhân, thủ phạm đã dùng dao đâm, chém cho đến khi biết là nạn nhân
đã chết thì mới dừng tay. Sau khi giết xong anh Ngọc, chị Chín biết trong nhà
vẫn còn người nên Luyện đã xuống để thực hiện hành vi giết người đối với cháu
Bích và em bé 18 tháng tuổi. Sau khi tưởng tất cả đã chết Luyện mới xuống lấy
vàng và bỏ trốn. Nhưng sau khi phát hiện ra hiện trường thì cháu Bích vẫn còn
sống và thương tích rất nặng 76%. Ta có thể thấy giai đoạn ngay sau khi bị hành
vi phạm tội xâm hại đến thân thể đã khiến cho cháu Bích rơi vào trạng thái đau
đớn, hoảng sợ đến bất tỉnh. Đây có thể nói là một cú sốc vô cùng lớn, nỗi đau
cả về thể xác lẫn tinh thần của một đứa trẻ mới có 9 tuổi.
2.2. Giai đoạn lấy lời khai tại cơ quan điều tra
Sau khi được đưa vào bệnh viện chờ cho cháu Bích dần tỉnh lại các cơ
quan chức năng đã lấy lời khai của cháu Bích. Trong quá trình lấy lời khai các
cơ quan điều tra phải vô cùng thận trọng tránh làm cho tâm lý của cháu khủng
hoảng. Sự việc quá kinh khủng khi xảy ra đối với một đứa trẻ không biết bố mẹ
và em mình bây giờ ra sao và nó phải chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng ngay 6 ) lOMoAR cPSD| 45476132
trong chính ngôi nhà thân yêu của mình tạo nên một nỗi ám ảnh, dư trấn quá
lớn. Nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần đối với một đứa bé là quá giới hạn chịu
đựng. Nên khi lấy lời khai do sức khỏe và tâm lý của Bích không ổn định nên
không thể đưa ra được những khai rõ ràng, xác thực mà còn mơ hồ, hoảng loạn.
Để nạn nhân có thể hồi tưởng lại ngay những cảnh tượng đáng sợ ấy trong một
khoảng thời gian ngắn này là không thể.
2.3. Giai đoạn xét xử tại phiên tòa
Sau khi đã bắt được hung thủ là Lê Văn Luyện trọng vụ thảm sát thì các
phiên tòa đã xét xử tội phạm sau ngày gây án khoảng 4 tháng. Sáu 4 tháng thì
sức khỏe cũng như tâm lý của người bị hại còn sống là cháu Bích đã dần ổn
định. Những lời khai của người bị hại sẽ chi tiết và xác thực hơn. Tâm lý oán
hận thủ phạm đã gây ra cái chết cho cả gia đình, gây ra nỗi đau cả về thể chất
lẫn tinh thần. Tâm lý của cháu Bích cũng như người nhà của người bị hại sẽ
muốn cho thủ phạm phải trả giá, đền mạng cho những người đã bị hành vi phạm
tội gây ra. Hơn nữa cháu Bích còn quá nhỏ tuổi nên rất dễ bị kích động, nghe
theo lời của người thân mà khai những lời khai chưa đúng, cơ quan điều tra cần xác thực.
2.4. Giai đoạn sau xét xử
Khi thủ phạm đã phải trả giá cho tội ác của mình thì tâm lý của Bích và
những người thân đã được an ủi phần nào, nhưng nỗi đau mất mát thì còn mãi.
Tâm lý chung những người thân của người bị hại là căm phẫn, phẫn nộ ngay
sau khi phiên tòa xét xử kết thúc. Thủ phạm bị kết án 14 năm tù đã khiến cho
tất cả những người thân của Bích phẫn nộ không đồng tình vì những tội ác
Luyện gây ra cho gia đình cháu Bích là quá lớn, họ yêu cầu pháp luật tử hình
kẻ phạm tội. Đây cũng là điều dễ hiểu khi họ quá đau đớn trước sự ra đi của 3
người trong một gia đình và người bị hại còn sống sót duy nhất thương tật cũng
lên đến 76% thì không biết sau này cháu Bích sẽ sống ra sau khi không còn gia 7 lOMoAR cPSD| 45476132
đình và thương tật nặng như thế. Có thể hiểu được tâm lý của cháu Bích trong
giai đoạn sau xét xử là rất hoang mang vì không còn bố mẹ, gia đình. Sự việc
xảy ra quá bất ngờ khiến cho một đứa trẻ 9 tuổi không thể hiểu và chấp nhận
được. Nỗi ám ảnh về cái ngày định mệnh đó sẽ theo em đến suốt cuộc đời. Sự
việc đã xảy ra cho đến nay là 10 năm nhưng có lẽ người bị bị hại vẫn chưa thể
chấp nhận và quên đi được những hình ảnh kinh hoang ấy.
III. MỘT SỐ Ý KIẾN CÁ NHÂN
Đây chỉ là một trường hợp với diễn biến tâm lý không quá phức tạp và
hành vi phạm tội diễn ra nhanh đã được cá nhân em lựa chọn và đưa vào bài,
tuy nhiên với sự phát triển của xã hội, nhưng dường như các chuẩn mực đạo
đức lại lệch lạc, thì có không ít các loại tội phạm phức tạp, diễn ra trong một
thời gian dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc đời của người bị hại.
Như trong các vụ bạo hành về tình dục, khiến cho các nạn nhân ảnh hưởng
đến sức khỏe, cuộc sống, tinh thần sau này, không chỉ có phụ nữ mà ngày nay
nạn nhân có thể là đàn ông. Cần một sự quan tâm, sự giáo dục của cả xã hội,
kết hợp việc hoàn thiện thiết chế pháp luật công bằng, nghiêm minh.
Hoặc nạn nhân là các trẻ em, trẻ vị thành niên, các em còn quá non nớt,
yếu đuối cần được bảo vệ, che chở, nuôi nấng, dạy dỗ, các tổn thương chắc
chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ sau nay. Nếu có cần phát hiện và chấm
dứt sớm các hành vi phạm tội, xét xử thích đáng những kẻ phạm tội, mặt khác
quan tâm, bù đắp tình cảm, giáo dục đúng mực đối với các trẻ.
Trên đây chỉ là một số trường hợp cá nhân em thấy là những trường hợp
người bị hại đặc biệt, cần có những phương án khắc phục tâm lý sau hành vi
phạm tội của bị cáo gây ra. 8 ) lOMoAR cPSD| 45476132 KẾT LUẬN
Đặc điểm tâm lý của con người nói chung và đặc điểm tâm lý của người
bị hại nói riêng đều diễn ra hết sức phức tạp và phụ thuộc vào tính chất, mức
độ tác động của hành vi phạm tội đối với người bị hại mà họ lại có những đặc
điểm tâm lý riêng biệt. Hay nói cách khác, đặc điểm tâm lý của người bị hại từ
lý thuyết đến thực tiễn không thực sự trùng khớp với nhau. Và việc nắm bắt
được những đặc điểm tâm lý của người bị hại trong các vụ án sẽ là cơ sở để các
cơ quan điều tra có thể nhanh chóng tìm ra kẻ phạm tội và đưa sự thật ra ngoài ánh sáng. 9 lOMoAR cPSD| 45476132
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Thanh Nga (chủ biên), Giáo trình tâm lí học đại cương, Trường
Đại học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2010.
2. Đặng Thanh Nga (chủ biên), Giáo trình tâm lí học Tư pháp, Trường Đại
học Luật Hà Nội, Nxb. CAND, Hà Nội, 2012.
3. Hoàng Thị Bích Ngọc (chủ biên, 2012), Tâm lí học hình sự, trong bộ
Khoa học hình sự Việt Nam, Nxb. CAND.
4. Ths Lê Tiến Châu – Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Người bị hại
trong tố tụng hình sự - Tạp chí Khoa học pháp lý số 1/2007.
5. https://123doc.net/document/4234805-dac-diem-tam-ly-nguoi-bi-hai-ly- luan-va-thuc-tien.htm
6. https://luatquanghuy.vn/dac-diem-tam-ly-cua-nguoi-bi-hai-ly-luan-va-
thuc-tien/#Lien_he_thuc_tien_voi_vu_an_cu_the
7. https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_%C3%A1n_L %C3%AA_V%C4%83n_Luy%E1%BB%87n
8. https://infonet.vietnamnet.vn/phap-luat/tom-tat-cao-trang-vu-tham-sat-
tiem-vang-cua-le-van-luyen-94276.html 10 )