-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lý thuyết môn Tâm lý học đại cương | Đại học Nội Vụ Hà Nội
1. KHÍ CHẤT*Khái niệm: Khí chất là thuộc tính tâm lí phức tạp của cá nhân biểu hiện ởcường độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lí, thể hiện sắc thái của hành vi, cửchỉ, cách nói năng của cá nhân. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Tâm lý học đại cương( GP1) 11 tài liệu
Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Lý thuyết môn Tâm lý học đại cương | Đại học Nội Vụ Hà Nội
1. KHÍ CHẤT*Khái niệm: Khí chất là thuộc tính tâm lí phức tạp của cá nhân biểu hiện ởcường độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lí, thể hiện sắc thái của hành vi, cửchỉ, cách nói năng của cá nhân. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Tâm lý học đại cương( GP1) 11 tài liệu
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45619127 TÂM LÍ ĐC 1. KHÍ CHẤT
*Khái niệm: Khí chất là thuộc tính tâm lí phức tạp của cá nhân biểu hiện ở
cường độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lí, thể hiện sắc thái của hành vi, cử
chỉ, cách nói năng của cá nhân.
Khí chất giữ vị trí quan trọng nhất trong những thuộc tính tâm lí khiến
cho cá nhân này không giống với cá nhân khác. Khí chất thể hiện kiểu hoạt
động thần kinh, nó là một động lực của tính cách, làm cho tính cách mang
màu sắc độc đáo, riêng biệt, tạo sự khác biệt giữa tính cách của cá nhân này với cá nhân khác. * Kiểu khí chất: Có 4 kiểu khí chất: + Hăng hái + Nóng nảy +Bình thản +Ưu tư *Đặc điểm:
Kiểu khí chất hăng hái:
Người thuộc kiểu khí chất này thường là người hoạt bát, vui vẻ,
yêu đời, nhanh nhẹn , nhận thức nhanh nhưng cũng nhanh quên,
hướng ngoại, cởi mở, dễ thích nghi, thiếu kiên trì, hay vội vã hấp tấp, thiếu sâu sắc
Vận dụng: sử dụng các ưu điểm của họ: năng động, khả năng làm
việc tốt, tư duy nhạy bén, lạc quan, dễ hòa nhập với mọi người, dễ thích nghi…
Ví dụ: nhân vật Trư Bát Giới trong Tây Du Ký Kiểu khí chất nóng nảy:
Hành động nhanh, mạnh, hào hứng nhiệt tình, hay gắt gỏng, dễ bị
kích động, thẳng thắn, mạnh mẽ, chân tình, khả năng kiềm chế thấp.
Vận dụng : phát huy sự hăng hái , nhiệt tình, sự say mê công việc,
nghị lực, khả năng làm việc cao,... nhưng cũng cần biết được mặt
hạn chế là dễ cáu gắt,...
Ví dụ: nv Tôn Ngộ Không Khí chất bình thản
Không nhanh nhẹn, điềm tĩnh, kiên trì, ưa sự ngăn nắp, trật tự, khả
năng kiềm chế tốt, nhận thức ko nhanh nhưng chắc, tình cảm hình lOMoAR cPSD| 45619127
thành chậm nhưng sâu sắc, ko ba hoa, cãi cọ, khó thích nghi với mtr mới
Vận dụng: sử dụng tính cẩn thận, điềm đạm, kiên nhẫn, tinh thần
trách nhiệm cao, khắc phục tính kém năng động, sự chậm chạp, thụ
động, trầm tính Ví dụ: nv Đường Tăng Kiểu khí chất ưu tư:
Hoạt động chậm chạp, hay lo lắng, thiếu tự tin, nhạy cảm, tình cảm
khó nảy sinh nhưng sâu sắc,dịu dàng, dễ đồng cảm với mn, trọng
nghĩa tình, hướng nội, khó thích nghi với mtr mới
Vận dụng: sử dụng đức tính cần mẫn, cẩn thận, không giao việc
phức tạp, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực cao, khéo léo trong nhận xét đánh giá,...
Ví dụ: nv Sa Ngộ Tĩnh → KẾT LUẬN:
• Ko có kiểu kc nào tốt hoàn toàn, cũng ko có kiểu kc nào xấu hoàn toàn,
mỗi kiểu kc đều có những mặt mạnh, mặt yếu,
• Mỗi cá nhân hiểu biết về đặc điểm kc của mình→ tìm cách từng bước
phát triển ưu điểm, hạn chế nhược điểm, tạo phong cách, hành vi phù hợp
với kiểu khí chất của mình
• Bố trí đúng người đúng việc phù hợp với kiểu khí chất để đạt hiểu quả cao nhất
CÁC THUỘC TÍNH CỦA NHÂN CÁCH ( ĐỘNG CƠ ) 1.Khái niệm
-Vấn đề động cơ là vấn đề trung
tâm trong cấu trúc của nhân cách.
-Động cơ của nhân cách là những
yếu tố nội tại và ngoại tại, như
niềm tin, giá trị, mục tiêu, tác động
đến hành vi và quyết định của một lOMoAR cPSD| 45619127
người. Nó thường là động lực để thúc đẩy họ hướng đến mục tiêu và định hình
hành động trong cuộc sống.
- Các mặt biểu hiện của xu hướng như: nhu cầu, hứng thú, lí tưởng, niềm
tin,…là các thành phần trong động cơ của nhân cách, là động lực trực tiếp của hành vi. 2.Phân loại
-Có nhiều cách phân loại động cơ:
• Động cơ ham thích và động cơ nghĩa vụ.
• Động cơ quá trình và động cơ kết quả.
• Động cơ gần và động cơ xa.
• Động cơ cá nhân, động cơ xã hội, động cơ công việc.
• Động cơ bên ngoài và động cơ bên trong.
• Động cơ tạo ý và động cơ kích thích.
Các loại động cơ, các thành phần trong hệ thống động cơ có quan hệ chi
phối lẫn nhau. Tuỳ theo sự khác nhau về nội dung và tính chất mà sự tác
động của chúng tới hoạt động của chủ thể là khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau. 3.Đặc điểm
- Động cơ nhân cách thường bao gồm các yếu tố như giáo dục, giảng dạy,
và trải nghiệm cá nhân. Đặc điểm này đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành quan điểm, giá trị, và hành vi của mỗi người.
- Động cơ còn bao gồm nhu cầu cơ bản như tự duy trì, an toàn, tình cảm,
tự trọng và phát triển cá nhân. Theo thuyết học
thức của Maslow, nhân cách được thúc đẩy bởi lOMoAR cPSD| 45619127
việc đáp ứng những nhu cầu này để đạt được sự tự hoàn thiện. 4.Ví dụ
- Có thể là sự đam mê nghệ thuật, điều này có thể thúc đẩy một người phát
triển sự sáng tạo và tinh thần nghệ sĩ trong cuộc sống hằng ngày.
- Có thể là sự khao khát đạt được thành công, điều này có thể thúc đẩy
người ta chăm chỉ học hỏi và làm việc để đạt được mục tiêu cá nhân và sự phát triển.
- Có thể là sự khao khát vươn lên, ham muốn thành công hoặc niêm đam
mê trong việc đóng gọp cho cộng đồng. XU HƯỚNG
1. Khái niệm xu hướng nhân cách là thuộc tính của
nhân cách, là tổng hòa các động cơ ổn định định hướng hoạt động
của cá nhân và quy định sự lựa chọn các thái độ của con người. 2. Phân loại •
xu hướng cá nhân ( xu hướng ích kỷ) •
xu hướng tập thể (xu hướng xã hội) • xu hướng công việc 3. Các mặt biểu hiện • nhu cầu •
là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của con người đối với hoàn
cảnh, là sự đồi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn
để tồn tại và phát triển • đặc điểm: •
có đối tượng cụ thể •
nội dung do những điều kiện, phương thức thỏa mãn quy định •
có nhiều mức độ khác nhau •
có tính chu kì, khi thỏa mãn một nhu cầu nào đó không có nghĩa là
nhu cầu ấy bị chấm dứt lOMoAR cPSD| 45619127 •
nhu cầu con người phong phú và đa dạng: nhu cầu vật chất, nhu
cầu tinh thần, nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn,... •
ví dụ: con người có nhu cầu sử dụng smartphone nên số lượng
smartphone bán ra rất nhiều • hứng thú •
là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa
có ý nghĩa trong đời sống vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho
cá nhân trong hoạt động • đặc điểm: •
có sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú •
làm nảy sinh khát vọng hành động •
ví dụ: Khi em đi xin việc làm, công việc đầu tiên của em là tại một
cơ quan hành chính, công việc đó khô khan, cứng nhắc, môi
trường làm việc gò bó tạo cho em sự nhàm chán và sau đó em xin
vào một Công ty Quảng cáo, môi trường làm việc ở đó rất thoải
mái và dễ chịu, ở đó em có thể phát huy tính sáng tạo của em. Từ
đó, tạo ra cho em một hứng thú với công việc mình đang làm,
trong quá trình làm việc nó mang lại cho em rất nhiều niềm vui… • thế giới quan •
là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân được
hình thành ở mỗi người và xác định phương châm hành động của họ • đặc điểm •
phản ánh tồn tại cá nhân và những điều kiện sống của tầng lớp xã
hội, của dân tộc, của xã hội nói chung •
ví dụ: Sau khi em tốt nghiệp ra trường, để tìm được việc làm phù
hợp với bản thân thì em phải dựa vào khả năng chuyên môn của
bản thân, nhu cầu việc làm của xã hội. Từ đó, em sẻ tìm được công
việc phù hợp với bản thân. niềm tin •
là kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí và được thể
nghiệm trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân • đặc điểm: •
tạo con người ý chí , nghị lực để hành động •
ví dụ: đã từng có niềm tin sai lệch trong hằng ngàn năm là trái đất
hình phẳng.Tuy nhiện, vào khoảng thế kỉ thứ 16, nhà khoa học
Galileo Galiei đa chứng minh rằng trái đất không phải một mặt
phẳng bằng cách quan sát các sao trong đêm. Năm 1967, vệ tinh lOMoAR cPSD| 45619127
TIROS-1 đã gửi về những hình ảnh đầu tiên của Trái đất chụp từ
ngoài không gian và càng khẳng định rằng Trái đất có hình cầu.
Nhờ niềm tin vào trái đất hình cầu đã mở ra một thời kì khoa hoạc
và khám phá vũ trụ mới trong tương lai. • lý tưởng •
là một mục tiêu cao đẹp, một hình cảnh mẫu mực tương đối hoàn
chỉnh có sức lôi cuốn con người vươn tới nó • đặc điểm: •
có tính hiện thực và lãng mạn, tính xã hội và giai cấp •
tập trung nhất xu hướng của nhân cách •
ví dụ: em là một sinh viên ngành nhân lực nên lý tưởng của em là
trở thành một nhà quản trị nhân lực mẫu mực trong tương lai sau khi em ra trường