Giáo trình phần 2 | Tâm lý học xã hội | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bịa tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Tâm lý xã hội học
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
- Chú ý đầy đủ đến việc tổ chức các nhóm sinh viên trong quá trình dạy học và giáo
dục. Nên coi các nhóm sinh viên là đơn vị cơ sở của hoạt động dạy học và giáo dục. Hầu
hết các hoạt động của sinh viên diễn ra trong môi trường nhóm nhỏ, các cơ chế tâm lý xã
hội cũng phát huy tác dụng trong nhóm. Đặc biệt, nhóm nhỏ là môi trường thuận lợi cho
việc phát huy tính tích cực chủ động trong học tập và nghiên cứu của sinh viên, là môi
trường cho việc rèn luyện các “kĩ năng mềm”.
- Hình thành nhóm nhỏ trong dạy học, giáo dục bằng nhóm và thông qua nhóm. Để
thực hiện điều đó cần ý thức rõ việc tổ chức nhóm và tác động để hình thành các hiện tượng
tâm lý nhóm, từ việc lựa chọn quy mô nhóm, đến việc giúp nhóm hình thành các mục tiêu,
các nguyên tắc, khuyến khích sự chủ động trong hoạt động của nhóm, quan tâm đến sự phát triển của nhóm.
- Cần đưa ra những yêu cầu chính thức khi hình thành các nhóm: đánh giá kết quả
của nhóm, của cá nhân trong nhóm trong sự tương quan với kết quả của nhóm, sự luân
chuyển các vai trò xã hội trong cấu trúc chính thức của nhóm.
- Quan tâm đến quá trình ra quyết định nhóm sự hình thành các chuẩn mực nhóm.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III
1. Nhóm xã hội là gì? Có những loại nhóm xã hội nào? Ý nghĩa của việc nghiên cứu các nhóm xã hội?
2. Phân tích sự khác biệt giữa cấu trúc chính thức và cấu trúc không chính thức
của nhóm. Cần có cách ứng xử như thế nào với cấu trúc không chính thức? Tại sao?
3. Chuẩn mức nhóm là gì? Vai trò của chuẩn mục nhóm? Làm thế nào để hình
thành các chuẩn mực nhóm?
4. Nhóm nhỏ là gì? Có các loại nhóm nhỏ nào? Trong dạy học và giáo dục theo
anh (chị) cần quan tâm tới nhóm nhỏ nào? Tại sao?
Chương 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA TẬP THỂ
I. TẬP THỂ VÀ CẤU TRÚC QUAN HỆ CÁ NHÂN TRONG TẬP THỂ
1. Khái niệm tập thể
Tập thể là một loại nhóm nhỏ phát triển cao. Nhóm nhỏ có thể phát triển qua 3 mức độ:
a) Nhóm phân tán: Là loại nhóm các thành viên mới tập hợp lại với nhau, các thành lOMoAR cPSD| 42619430
viên có chung một mục đích chưa thống nhất giá trị chung, do đó chưa liên kết gắn bó với
nhau. Ví dụ: tập hợp người trong một đám cưới, chờ tàu chở xe... loại nhóm này có thể phát
triển nếu có thời gian bình thường thì rất dễ tan rã do chưa có giá trị chung đáng kể.
b) Tổ hợp tác: Là loại nhóm trong đó các thành viên đã tập hợp trong một thơi gian
đủ để có sự thống nhất những giá trị chung, mà giá trị chung đó có ý nghĩa với từng cá
nhân. Do đó các thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ. Ví dụ: phường buôn, tổ đổi công...
Trong loại nhóm này các thành viên tồn tại phải dựa vào nhau. Loại nhóm này có thể phát
triển cao trở thành tập thể khi giá trị chung mà họ theo đuổi có ý nghĩa đối với xã hội. Nhóm
này có thể phát triển theo hướng phi xã hội. Ví dụ: nhóm làm ăn phi pháp buôn lậu...
c) Tập thể: Là tập hợp người có tổ chức, các thành viên gắn chặt với nhau bởi những
giá trị chung, giá trị này vừa có ý nghĩa với các thành viên vừa có ý nghĩa xã hội. Đó là tiêu
chuẩn cơ bản phân biệt tập thể với các loại phường hội.
Như vậy, có thể hiểu tập thể là một loại nhóm có tổ chức, có mục đích và nhiệm vụ chung,
mục đích và nhiệm vụ chung đó vừa có ý nghĩa đối với từng cá nhân vừa có giá trị đối với xã hội.
Thực chất tập thể là một loại nhóm phát triển cao mà ở đó các thành viên được tổ chức chặt
chẽ. Mỗi thành viên giữ một vị trí nhất định trong tập thể nhưng đều hướng tới mục đích,
nhiệm vụ chung của tập thể. Các thành viên đều nhận thức được ý nghĩa của mục đích và
nhiệm vụ chung đối với cá nhân mình, coi đó là một giá trị và phấn đấu để đạt giá trị đó, bảo
vệ giá trị đó. Đồng thời mục đích, nhiệm vụ chung của tập thể có ý nghĩa với xã hội, hay nói
khác đi, giá trị mà tập thể theo đuổi không chỉ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân mà còn có
ý nghĩa với cả xã hội. Chính những giá trị đó đã thu hút, hấp dẫn cá nhân vào tập thể, gắn bó với tập thể.
2. Cấu trúc quan hệ cá nhân trong tập thể
Theo nghiên cứu của A.V.Pêtrôvxki trong tập thể có ba lớp quan hệ cá nhân như sau: lOMoAR cPSD| 42619430
* Lớp thứ nhất: là lớp trên bề mặt, dễ nhận thấy khi nhìn vào một tập thể. Lớp quan
hệ này bao gồm toàn bộ những quan hệ liên cá nhân có tính chất chủ quan, tùy tiện, xuất
phát từ sự thiện cảm với nhau. Đây chính là các nhóm tự phát trong tập thể. Đặc điểm của lớp quan hệ này là:
- Sự hấp dẫn về mặt cảm xúc giữa các cá nhân định hướng cho sự lựa chọn quan hệ.
Sự hoà hợp nhóm được xem như sự phối hợp và ăn khớp các hành động.
- Quan hệ này xuất hiện khi các thành viên của tập thể ở vào những tình huống
không động chạm đến các giá trị chung của tập thể, không có ý nghĩa đối với hoạt động chung.
- Đây là lớp quan hệ dễ thấy nhưng không cơ bản, không đặc trưng cho tập thể đích thực.
* Lớp quan hệ thú hai; Lớp này “chìm” dưới lớp một, gồm toàn bộ những qua hệ
liên nhân cách có tính chất gián tiếp - tạo nên những đặc điểm riêng của tập thể. Các thành
viên quan hệ với nhau thông qua mục đích và nhiệm vụ hoạt động chung. Đặc điểm:
- Sự trội hẳn của các hiện tượng: tự xác định theo tinh thần tập thể của cá nhân
thừa nhận giá trị chung của tập thể phải bảo vệ giá trị chung của tập thể.
- Quan hệ này xuất hiện khi phải bảo vệ giá trị chung của tập thể hoặc phải thực
hiện các hoạt động chung.
- Đây là quan hệ biểu hiện sự đoàn kết đích thực của tập thể.
* Lớp quan hệ thứ ba: Là lớp “chìm” nhất gồm các mối quan hệ liên cá nhân dựa trên
cơ sở có cùng thái độ tích cực đối với mục đích nhiệm vụ chung của tập thể. Nhóm này bao
gồm các phân tử trung kiên nhất của tập thể - dù tập thể có khó khăn thế nào lớp này cũng
vẫn vững vàng. Ngược lại nếu lớp này hỏng là tập thể dễ dàng tan rã.
3. Các giai đoạn phát triển tập thể
Theo quan điểm chung của các nhà nghiên cứu về tập thể thì tập thể có thể được hình thành qua 4 giai đoạn.
a) Giai đoạn tổng hợp sơ bộ
Giai đoạn này bắt đầu khi các cá nhận mới tập hợp lại với nhau vì một mục đích chung hay
yêu cầu nào đó của hoạt động chung như một lớp học, một cơ quan mới thành lOMoAR cPSD| 42619430
lập. Các cá nhân đến từ nhiều nơi khác nhau nên họ chưa hiểu nhau, chưa hiểu và chưa thừa
nhận giá trị chung của tập thể.
Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là các cá nhân chưa hiểu nhau họ không thể thống nhất ý
kiến với nhau. Mỗi người đều giữ gìn, chưa dám bộc lộ bản thân. Điều này làm cho các cá
nhân có sức hấp dẫn lẫn nhau, các quan hệ cá nhân chủ yếu để thăm dò nhau.
Do mới tập hợp lại, chưa hiểu nhau nên trong tập thể chưa hình thành được dư luận. Khi có
một sự kiện nào đó xảy ra thì mỗi người có ý kiến khác nhau và cũng ngại bộc lộ nên các ý
kiến đánh giá về sự kiện khó thống nhất.
Thời gian tồn tại của giai đoạn này tùy thuộc vào tính chất của tập thể và đặc điểm của hoạt
động chung của tập thể. Nếu là tập thể sinh viên thì giai đoạn này có thể tồn tại một học kì.
Nhưng nếu là tập thể công an, bộ đội thì giai đoạn này ngắn hơn rất nhiều. Có khi chỉ một vài tuần.
b) Giai đoạn phân hóa
Khi tập thể tồn tại một thời gian, một số cá nhân đã hiểu nhau phần nào do hoạt động chung
và do giao tiếp. Họ tìm thấy những điểm chung và hình thành nên các nhóm nhỏ.
Căn cứ vào thái độ của các nhóm với yêu cầu của tập thể, có thể chia thành ba nhóm:
- Nhóm tích cực, gồm những người tích cực trong hoạt động, tự giác chấp hành các
yêu cầu của tập thể. Những người này đã thừa nhận giá trị chung của tập thể và tích cực bảo vệ các giá trị đó.
- Nhóm tiêu cực, gồm những người thiếu tích cực trong hoạt động chung, làm việc
thiếu tích cực, không tự giác chấp hành các yêu cầu của tập thể. Những người này không
hẳn chống đối tập thể nhưng họ chưa thừa nhận giá trị chung của tập thể nên vẫn giữ
khoảng cách với mọi người.
- Nhóm trung gian thỏa hiệp, gồm những người không hẳn tích cực, cũng không hẳn
tiêu cực. Họ đứng ở giữa, bên nào mạnh thì họ theo. Nếu thấy xu thế tập thể nhiều người
tích cực thì họ tích cực, không thì ngược lại. lOMoAR cPSD| 42619430
Tỉ lệ thành viên của ba nhóm này tùy thuộc vào mức độ phát triển của tập thể. Lúc đầu có
thể nhóm tích cực ít người, nhưng sau đó số lượng các thành viên sẽ tăng dần. Số người ở
nhóm trung gian và nhóm tiêu cực sẽ giảm dần. Do chia thành các nhóm với những thái độ
khác nhau như vậy nên tập thể khó có sự thống nhất trong đánh giá các sự kiện, dư luận khó
hình thành. Khi có một sự kiện xảy ra, mỗi nhóm sẽ có cách đánh giá khác nhau, khó hình thành đánh giá chung.
Thời gian tồn tại của giai đoạn này cũng tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm hoạt động của
tập thể như giai đoạn một.
c) Giai đoạn tổng hợp thực sự
Tập thể tồn tại một thời gian dài, do cùng hoạt động và sự tiếp xúc thường xuyên làm cho
các thành viên hiểu nhau. Họ thừa nhận giá trị chung và cùng có ý thức bảo vệ giá trị đó.
Không phải 100% số thành viên đều có ý kiến giống nhau nhưng đa số đều có thái độ tích
cực trong hoạt động, đều nhận thấy trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ chung.
Đặc điểm của giai đoạn này là các thành viên gắn bó với nhau trên cơ sở thừa nhận giá trị
chung. Dư luận tập thể được hình thành nhanh và có vai trò điều chỉnh hành vi cá nhân rất
mạnh mẽ. Tập thể đoàn kết thành một khối và rất dễ thống nhất ý kiến khi có vấn đề gì đó cần bàn bạc.
d) Giai đoạn phát triển cao
Đến giai đoạn này, các cá nhân trong tập thể đã hoàn toàn hiểu nhau và có thể chia sẻ với
nhau, dám bộc lộ bản thân và được người khác thừa nhận. Tập thể thực sự đoàn kết, gắn bó.
Các thành viên tự giác và có ý thức trách nhiệm cao với tập thể. Tập thể đã có truyền thống
và mọi người tự hào về truyền thống đó. Giá trị chung của tập thể được đề cao và được bảo vệ.
Mỗi khi có sự kiện gì đó xảy ra, mọi người rất nhanh chóng có tiếng nói chung. Cũng khó
phân biệt rạch ròi giữa giai đoạn này với giai đoạn thứ ba. Hai giai đoạn này có thể tồn tại
vài ba năm. Đối với một cơ quan, đơn vị sự nghiệp giai đoạn này có thể tồn tại 4 - 5 năm.
Nhưng đối với tập thể sinh viên thì giai đoạn này chỉ tồn tại đến trước khi sinh viên bước vào học kì cuối.
Theo các nhà nghiên cứu và thực tế cho thấy, sau giai đoạn này thì tập thể không còn được
như giai đoạn ba và bốn nữa. Sau thời gian làm việc với nhau, các cá nhận hiểu lOMoAR cPSD| 42619430
khá rõ, khá kĩ về nhau nên không còn nhu cầu tìm hiểu thêm về nhau nữa. Mọi người định
hình những đánh giá về nhau nên sự lựa chọn quan hệ cũng trở nên khá ổn định. Các nhóm
không chính thức định hình khá rõ nét nên các quan hệ có biểu hiện “lì”, các cá nhân giảm
sức hấp dẫn do người khác không còn phải “tò mò” để tìm hiểu nữa.
Giai đoạn này có thể xem là giai đoạn suy thoái của tập thể theo một cách hiểu nào đó. Sự
suy thoái này không biểu hiện rõ nét nên khó nhận ra. Tuy nhiên, các cá nhân có thể được
phân hóa thành các nhóm khác nhau với những thái độ khác nhau với giá trị chung. Một số
người cho rằng, muốn tập thể có sức sống mới nên thay đổi khoảng một phần ba số thành
viên của tập thể. Khi có những cá nhân mới, tập thể sẽ lại quay về giai đoạn tổng hợp sơ bộ
và phát triển tuần tự theo bốn giai đoạn
II. SỰ CỐ KẾT TRONG TẬP THỂ
1. Khái niệm và vai trò của sự cố kết
a) Khái niệm sự cố kết
Trong Tâm lý học xã hội có nhiều cách tiếp cận và nhiều quan niệm khác nhau về sự cố kết
nhóm. Tuy nhiên có thể khái quát thành 3 cách tiếp cận chính như sau:
* Cách tiếp cận thứ nhất: Coi nhóm là một hệ thống các quan hệ liên nhân cách được hình
thành trên cơ sở xúc cảm. Do vậy, sự cố kết được hiểu là sự cố kết về mặt xúc cảm. Những
xúc cảm tích cực giữa các thành viên trong nhóm có tác dụng liên kết, ràng buộc họ với
nhau. Ngược lại, những xúc cảm tiêu cực là rào chăn cản trở các quan hệ liên nhân cách và
thậm chí phá hủy các mối quan hệ đó. Đây là quan điểm phổ biến trong Tâm lý học xã hội
phương Tây. Từ cách tiếp cận này có một loạt các phương án định nghĩa sự cố kết nhóm khác nhau:
Phương án thứ nhất - quan điểm trắc đạc xã hội - coi sự cố kết đồng nhất với các quan hệ
xúc cảm, thể hiện sự ở thân thiện hay không thân thiện giữa thành viên. Để xác định mức độ
cố kết, các nhà nghiên cứu thuộc trường phái này sử dụng trắc đạc xã hội và từ đó tính chỉ số
cố kết nhóm. Hạn chế lớn nhất trong phương pháp này là nội dung và động cơ của sự lựa
chọn giữa các thành viên trong nhóm bị bỏ qua.
Phương án thứ hai, coi sự cố kết nhóm đồng nhất với sự hấp dẫn giữa các cá nhân và được
quy định bởi sự hấp dẫn giữa các thành viên. A.Lot & B.Lot định nghĩa sự cố kết nhóm: “Là
thuộc tính của nhóm, là kết quả của số lượng và chất lượng của các thái độ đối lOMoAR cPSD| 42619430
xử tích cực lẫn nhau giữa các thành viên nhóm” (Lot & Lot, 1976). Bên cạnh đó, một loạt
các biến số tạo nên tổ hợp các nguyên nhân của sự cố kết được xác định bao gồm: tần suất
tác động qua lại giữa các cá nhân, tính chất hợp tác trong sự tác động qua lại, phong cách
lãnh đạo nhóm, sự hụt hẫng và nguy cơ từ các nhóm khác... Bản thân tác giả của cách định
nghĩa này cũng thừa nhận định nghĩa chỉ đề cập tới một khía cạnh của sự cố kết nhóm. Rõ
ràng, định nghĩa sự cố kết nhóm chỉ dựa vào sự hấp dẫn liên nhân cách là chưa dầy đủ và
chưa chỉ ra được bản chất thực sự của nó. Sự cố kết nhóm theo cách lý giải này chỉ đơn
thuần là một hiện tượng xúc cảm. Nó không đủ để lý giải sự thống nhất của một nhóm xã hội.
Phương án thứ ba do L.Festinger đề xuất. L.Festinger cho rằng: “Sự cố kết nhóm là tổ hợp
các lực tác động đến các thành viên để giữ họ lại trong nhóm” (Myer D.G. 1996). Các lực
được hiểu là sự hấp dẫn của nhóm đối với cá nhân hay là sự hài lòng của cá nhân đối với
nhóm. Tất cả các nhân tố tạo ra sự hấp dẫn cá nhân đều đóng góp cho sự cố kết nhóm. Sự cố
kết nhóm là sức mạnh của sự hấp dẫn nội nhóm. Trong cách hiểu này sự cố kết nhóm cũng
chủ yếu được khai thác ở khía cạnh xúc cảm.
* Cách tiếp cận thứ hai: Coi sự cố kết nhóm đồng nhất với sự hấp dẫn giữa các thành
viên nhưng lý giải sự hấp dẫn đó không phải dựa trên các xúc cảm giữa các cá nhân đơn
thuần mà dựa trên tổ hợp các động cơ thúc đẩy cá nhân tiếp tục duy trì là một thành viên
của nhóm. Quan điểm này do D.Cartwright đưa ra, được gọi là cách tiếp cận nhu cầu động
cơ đối với nhóm. Trong mô hình của D.Cartwright sự cố kết nhóm được quy định bởi một
tổ hợp các biến số như: các nhu cầu và giá trị của chủ thể, sự kì vọng hay chờ đợi của chủ
thể về những điều kiện thuận lợi hay khó khăn mà nhóm đem lại, đánh giá chủ quan về hệ
quả của việc tham gia vào nhóm, các tính chất của nhóm có ý nghĩa đối với nhu cầu và
động cơ của chủ thể (Zaden J.V. 1994).
Theo mô hình nêu trên, động cơ trở thành thành viên nhóm chủ yếu được quy định bởi các
đặc điểm nhân cách của cá nhân chứ không phải được quy định bởi các thuộc tính của nhóm.
Các đặc trưng của nhóm chỉ có thể có tác dụng lôi cuốn, thúc đẩy cá nhân ở lại với nhóm khi
các đặc trưng đó đáp ứng được các nhu cầu tương ứng của cá nhân. Một gợi ý rất quan trọng
cho việc nghiên cứu sự cố kết nhóm từ ý tưởng này của D.Cartwring là cần nghiên cứu sự
tương ứng giữa 2 dãy biến số: đặc trưng của nhóm và đặc trưng nhu cầu của cá nhân. lOMoAR cPSD| 42619430
Tiếp tục phát triển quan điểm này, M.Robert và F.Tilman cho rằng: một thành viên tham gia
tương tác với các thành viên khác khi họ có được sự thỏa mãn từ sự tương tác đó. Sức mạnh
lôi cuốn của nhóm chính là ở chỗ nhóm có thể giúp cá nhân thỏa mãn cả những nhu cầu
riêng và các nhu cầu chung.
Từ đó có thể hiểu như sau: Sự cố kết là sự bền chặt của các mối quan hệ giữa các
thành viên nhóm như một chính thể được tạo thành bởi sự hấp dẫn xúc cảm lẫn nhau sự
thống nhất các giá trị, mục đích nhóm, được quy định bởi hoạt động cùng nhau của nhóm.
Khái niệm này coi sự cố kết như là một chỉnh thể. Sự cố kết không phải là sự cố kết theo một
loại quan hệ riêng lẻ, độc lập tách rời với các quan hệ khác trong tập thể. Trong tập thể đồng
thời tồn tại các quan hệ công việc và quan hệ liên nhân cách. Mỗi kiểu quan hệ đều có sự
bền chặt (hoặc ít bền chặt hơn) của nó. Các quan hệ đó trong tập thể không tồn tại tách biệt,
song song mà đan xen vào nhau, thâm nhập vào nhau. Trong quan hệ công việc có quan hệ
liên nhân cách, trong quan hệ liên nhân cách không loại trừ yếu tố công việc. Chính sự đan
xen các quan hệ khác nhau này tạo nên một nhóm nhỏ với tư cách là một chỉnh thể Tâm lý
sống động. Do vậy, sự cố kết nhóm phải được coi là một chỉnh thể, là sự bền chặt của các
quan hệ trong nhóm nhỏ. Đồng thời chính sự bền chặt của các loại quan hệ khác nhau tạo ra
sự tương tác, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên nhóm. Điều này tạo ra một “ranh
giới” nhóm nhỏ - như là 1 hệ thống - tương đối độc lập với các nhóm nhỏ khác. Cách hiểu
này không quy sự cố kết nhóm nhỏ về một loại quan hệ cụ thể, cho nên nó tạo điều kiện để
có thể thấy được “tính trồi” của sự cố kết nhóm mà sự cố kết của các loại quan hệ riêng lẻ
trong nhóm không có được.
Bên cạnh đó, khái niệm này cũng đã đề cập đến các phần tử (các yếu tố) tạo ra sự cố kết
chỉnh thể. Có thể gọi đó là các thành tố của sự cố kết, bao gồm: sự hấp dẫn xúc cảm giữa các
thành viên, sự thống nhất các giá trị và sự thống nhất mục đích. Mỗi thành tố này tạo ra một
sức mạnh riêng để lôi cuốn, duy trì, giữ các thành viên lại với nhóm. Với tư cách là các cố
kết thành phần, chúng có tính chất, vai trò không giống nhau trong việc tạo ra sự cố kết
chỉnh thể. Nhưng điều quan trọng cần nhấn mạnh là chúng tác động qua lại, chuyển hóa và
bổ sung cho nhau để tạo ra chất lượng mới mà từng cố kết thành phần không thể có.
Khái niệm này cũng được xây dựng trên nguyên tắc hoạt động, coi nhóm là một chủ thể hoạt
động và là một chỉnh thể tâm lý. Trong Tâm lý học xã hội, nhóm cũng như nhân lOMoAR cPSD| 42619430
cách, được xem xét với tư cách là chủ thể lựa chọn các mục đích, các giá trị. Sự cố kết nhóm
nhỏ được hình thành và phát triển cùng với hoạt động của nhóm. Điều này phù hợp với quan
niệm của tâm lý học hoạt động về sự hình thành và phát triển của các hiện tượng tâm lý. Nếu
coi nhóm là một chủ thể hoạt động rõ ràng cố kết nhóm là một hiện tượng tâm lý nhóm chứ
không phải là các hiện tượng tâm lý cá nhân và hiện tượng tâm lý đó sẽ được hình thành và
phát triển trong hoạt động của chủ thể - nhóm nhỏ. Cách hiểu này giúp hạn chế được sự phụ
thuộc thái quá vào trắc đạc xã hội như một cách thức duy nhất để có được sự cố kết cao
trong nhóm. Đồng thời nó gợi ý một hướng tác động đến nhóm để có được sự cố kết thực sự
bền vững - tác động thông qua hoạt động nhóm.
b) Vai trò của sự cố kết
* Cố kết nhóm và cấu trúc nhóm: Nếu coi cấu trúc nhóm là mối liên hệ giữa các
thành phần để tạo ra một nhóm thống nhất, bền vững và cấu trúc nhóm có thể có nhiều
thành tố khác nhau thì rõ ràng không thể thiếu sự cố kết nhóm. Nếu không có sự cố kết,
nhóm không thể có một cấu trúc ổn định và bền vững, sự cố kết giúp gắn các cá nhân vào
các cấu trúc quan hệ. Ngược lại sự cố kết chính là cố kết theo các mối quan hệ liên nhân
cách, không có cố kết nằm ngoài các mối quan hệ liên nhân cách. Điều cần nhấn mạnh ở
đây là sự thống nhất giữa cố kết nhóm và cấu trúc nhóm. Cố kết nhóm làm cấu trúc nhóm
trở lên chặt chẽ, biến cấu trúc đó thành một chỉnh thể sống động.
* Sự cố kết và các chuẩn mực nhóm: Các nghiên cứu cho thấy những đặc trưng của
nhóm như tính thân thiện, sự hấp dẫn giữa các thành viên có ảnh hưởng đến các hành vi
tuân theo chuẩn mực nhóm của cá nhân. Sự cố kết nhóm làm tăng ảnh hưởng xã hội của
nhóm đối với cá nhân (tăng tính lệ thuộc nhóm) (Festinger, Gerard, Kelley. 1952). Ngược
lại một trong những nguyên nhân tạo ra những hành vi lệch chuẩn là sự thiếu hấp dẫn của
nhóm đối với cá nhân. Đề cập tới mối quan hệ giữa chuẩn mực nhóm và sự cố kết nhóm,
G.M.Anđrêeva cho rằng nghiên cứu quá trình một tập hợp các cá nhân biến thành một
nhóm, cần phải nghiên cứu quá trình hình thành các chuẩn mực nhóm, quá trình các cá
nhân chia sẻ các mục đích chung của nhóm. Sự phân tích đó lại dẫn tới việc nghiên cứu sự
hình thành cố kết nhóm. Như vậy sự cố kết nhóm không tách rời với các quá trình hình
thành chuẩn mực nhóm và việc thực hiện chức năng của hệ thống chuẩn mực nhóm. Một
mặt nó cùng với quá trình hình thành các chuẩn mực nhóm và hệ thống chuẩn mực nhóm lOMoAR cPSD| 42619430
đảm bảo cho sự thống nhất, ổn định của nhóm. Mặt khác nó thúc đẩy sự tuân thủ chuẩn mực
nhóm của các thành viên.
* Mối quan hệ giữa sự cố kết nhóm và tính hiệu qua của nhóm dường như rất rõ
ràng. Ngay trong những nghiên cứu của trường phái “Động thái nhóm” đã chỉ ra những đặc
trưng chung của tính hiệu quả của hoạt động nhóm: tính hiệu quả của hoạt động nhóm phụ
thuộc vào sự cố kết nhóm, vào phong cách lãnh đạo, vào phương thức ra quyết định nhóm...
Tính hiệu quả ở đây, liên quan đến các thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, chủ yếu được
xem xét ở phương diện giải quyết nhiệm vụ đặt ra trước nhóm và do vậy sau này tính hiệu
quả của nhóm bị quy về hiệu quả hoạt động. Một số tác giả khác coi một nhóm là hiệu quả
khi: “Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận các mục tiêu, đánh giá các ý tưởng đưa ra
các quyết định và làm việc theo những mục tiêu đã định”. Cách hiểu như vậy là chưa đầy
đủ nếu coi nhóm là một chủ thể hoạt động. Tính hiệu quả của nhóm cần được xem xét cả
hai ở hai phương diện: kết quả của công việc cùng nhau (kết quả của hoạt động) và sự hài
lòng của các thành viên nhóm đối với hoạt động chung của nhóm (phương diện liên nhân cách).
Như vậy theo cách nhìn nhận coi cố kết nhóm là một quá trình chứ không chỉ là kết quả thì
tính hiệu quả nhóm (thể hiện ở kết quả) là kết quả cuối cùng của toàn bộ các quá trình nhóm
đó, trong đó có sự đóng góp của cố kết nhóm. Việc sử dụng trắc đạc xã hội để hình thành
các nhóm cố kết cao với mong muốn có được một nhóm hoạt động có hiệu quả cao trong
hoạt động của nhóm (thể hiện ở kết quả cụ thể của hoạt động cùng nhau) là một minh chứng
cho mối quan hệ giữa cố kết nhóm và tính hiệu quả nhóm.
Trên phương diện quan hệ liên nhân cách, E.Shaw cho rằng thành viên của các nhóm cố kết
cao nhìn chung thỏa mãn cao hơn với hoạt động chung của nhóm so với thành viên của
nhóm cố kết thấp. Các tác giả khác khẳng định cố kết nhóm làm tăng tương tác và giao tiếp
giữa các thành viên nhóm, đặc biệt là tăng chất lượng các tương tác (Lot & Lot. 1951,
Moran 1966). Theo quan điểm hoạt động, sự hài lòng với hoạt động cùng nhau không chỉ là
biểu hiện của tính hiệu quả mà ý nghĩa quan trọng hơn của nó là ở vai trò gắn kết các thành
viên và thúc đẩy sự phát triển nhóm. Sự cố kết nhóm do vậy làm tăng tính hiệu quả nhóm ở
2 khía cạnh: 1) Tăng sự hài lòng trong công việc chung; 2) Tăng hiệu quả lao động.
2. Sự cố kết trong tập thể lOMoAR cPSD| 42619430
Tuy sự cố kết nhóm (biểu hiện rõ nhất là sự đoàn kết, sự nhất trí, sự phối hợp hành động là
một chỉ số quan trọng đánh giá sự phát triển của nhóm) không phải là chỉ số quyết định sự
khác nhau giữa nhóm và tập thể. Nhưng là một chỉ số quan trọng đánh giá sự phát triển của nhóm.
Nhóm càng phát triển cao thì sự liên kết càng chặt chẽ, hiệu quả của hoạt động chung càng
cao. Biểu hiện quan trọng nhất của sự liên kết nhóm là sự đoàn kết nhóm.
a) Khái niệm sự cố kết với tư cách là sự thống nhất giao tiếp nhóm
Cố kết là một thông số quan trọng phân biệt nhóm phát triển thấp và tập thể - quan điểm này
được thể hiện rõ trong Tâm lý học xã hội Mỹ.
* Quan niệm về sự cố kết trong Tâm lý học Mỹ.
Đây là vấn đề được các nhà tâm lý học xã hội phương Tây chú ý nhiều. Các tác giả Mỹ quan
niệm “cố kết” với hai biểu hiện cơ bản sau:
- “Cố kết” là hiệu quả của sự tác động của nhóm tới các thành viên, sức lôi cuốn của
nhóm với các thành viên trong nhóm củng cố mối liên hệ giữa các thành viên làm cho các
thành viên có ý thức về nhóm của mình.
- “Cố kết” biểu hiện trong hiệu quả công việc, trong tính “cộng đồng” trong hoạt
động, lôi cuốn mọi người vào hoạt động chung.
Từ đó, các chỉ số của sự cố kết được xác định bởi:
- Mức độ giao tiếp trong nhóm, tần số (số lần giao tiếp trong một đơn vị thời gian và
cường độ giao tiếp trong nhóm).
- Số lượng và tính chất qua lại của sự lựa chọn lẫn nhau kể cả tích cực và tiêu cực.
Ví như, G.Hoffman cho rằng phải xác định sự cố kết bằng tần số giao tiếp, số lần tiếp xúc và
cả thời hạn của giao tiếp. Vì ông cho đó là kết quả của sự thống nhất bên trong nhóm, tăng
số lần giao tiếp (một cách nhân tạo cũng được) sẽ làm cho nhóm từ ít cố kết đến chỗ cố kết.
Theo ông, có tiếp xúc thường xuyên sẽ dẫn đến sự thống nhất chuẩn mực nhóm.
Trong khi đó J.Moreno thì cho rằng: muốn cho nhóm có sự cố kết tốt thì phải loại bỏ những
thành viên bị từ chối trong nhóm, bổ sung bằng những người được nhóm lựa chọn. lOMoAR cPSD| 42619430
Như vậy sự cố kết được xem là một cộng đồng xúc cảm tâm lý. Các tác giả đưa ra hai thành
phần của sự cố kết đó là: sự “đồng thuận” và “sự hấp dẫn”: T.Newcomb đưa ra thuật ngữ
“đồng thuận” nhưng làm thế nào để đo được sự hài lòng thì lại đo bằng tần số những tác
động qua lại. Ông đã đồng nhất sự đoàn kết với những đặc điểm xúc cảm tâm lý: “Một hình
thái giao tiếp bất kì có kết quả của nó là sự tăng cường mức độ “đồng thuận”. Ông cho rằng
“đồng thuận” là kết quả của sự giao tiếp trước đó và quy định sự giao tiếp sau đó.
Sự “đồng thuận” là một trong những cơ chế hình thành chuẩn mực nhóm, là một trong
những phương thức truyền lại những phong tục, tập quán của thế hệ này cho thế hệ khác.
Thành phần thứ hai là “sức hấp dẫn” của nhóm với các thành viên. Biểu hiện của nó là ở sự
thỏa mãn các nhu cầu cá nhân khi nhu cầu này chỉ có thể thỏa mãn trong giao tiếp trong nhóm.
Chỉ số để đo sức hấp dẫn của nhóm đối với các thành viên cũng được đo bằng sự lựa chọn
lẫn nhau: “Sức hấp dẫn” gắn chặt với “sự đồng thuận”. Mức độ “đồng thuận” cao sẽ dẫn đến
“sức hấp dẫn” lớn.
Tóm lại: Sự cố kết trong tập thể đặc trưng bằng sự gắn bó qua lại giữa các thành viên - bằng
mức độ cao hay sức mạnh của sự hấp dẫn lẫn nhau và sức hấp dẫn của nhóm với các thành
viên, bằng sự đồng thuận trong thái độ đối với người xung quanh và ý thức về sự đồng thuận đó.
* Quan điểm trong tâm lý học Xô viết:
Những đặc trưng về cố kết do các nhà tâm lý học xã hội Mỹ đưa ra có vẻ đúng và khó bác
bỏ. Nhưng các tác giả này đã không chỉ rõ được mặt chất lượng của các đặc trưng giao tiếp
nhằm mục đích gì, do động cơ nào chi phối. Nếu chỉ xét về tần số giao tiếp và sự đồng thuận là chưa đủ.
Nhưng nó có hạt nhân hợp lý là trong giao tiếp bao giờ cũng có màu sắc xúc cảm: từ ác cảm
đến thờ ơ và đến thiện cảm. Nhưng đó chỉ là cơ chế là con đường dẫn đến cố kết. Sự cố kết
trong tập thể phải tính đến: Mức độ thống nhất của tập thể về mục đích, nhiệm vụ, lý tưởng
chung, có ý nghĩa thế nào. Trong quan hệ liên nhân cách thể hiện tình đồng chí và sự giúp đỡ lẫn nhau. lOMoAR cPSD| 42619430
Đến nay, nhiều tác giả khẳng định rằng giao tiếp trong tập thể là tiền đề cho sự cố kết, là cơ
chế hình thành sự cố kết. Nhưng bản chất cố kết trong tập thể là gì vẫn là vấn đề chưa được chỉ rõ.
b) Đoàn kết với tư cách là sự thống nhất định hướng giá trị
Nói đến sự cố kết trong nhóm là phải nói đến biểu hiện của nó về mặt chất lượng trong hoạt
động chung: sự thống nhất định hướng giá trị. Đây là một chỉ số của sự cố kết nhóm.
Sự thống nhất định hướng giá trị biểu hiện như là những đặc trưng liên kết của hệ thống các
mối liên hệ bên trong nhóm. Sự liên kết này chỉ rõ trình độ và mức độ trùng hợp những ý
kiến, sự đánh giá, tâm thế trong quan hệ và quan điểm của nhóm về các đối tượng có ý nghĩa đối với nhóm.
Chỉ số của sự cố kết tập thể là tần số trùng hợp có ý kiến hay quan điểm của các thành viên
với quan điểm chung, ý nghĩa của chỉ số này là ở chỗ:
- Chỉ số này có thể cho phép so sánh mức độ tính có tổ chức của các loại nhóm hoặc
mức độ phát triển chính nhóm đó trong các thời kì khác nhau.
- Khi hiểu được các chỉ số này chúng ta hiểu sâu sắc hơn tính chất các mối quan hệ
qua lại trong nhóm, tập thể.
Mức độ trùng hợp (thống nhất) ý kiến, đánh giá quan điểm của các cá nhân không chỉ do
giao tiếp trong nhóm, tập thể, mà là kết quả của hoạt động cùng nhau một cách tích cực -
hoạt động cùng nhau đòi hỏi hợp tác, thống nhất tâm thế, định hướng giá trị, động cơ hoạt động.
Nhưng sự thống nhất định hướng giá trị với tư cách là chỉ số của sự cố kết hoàn toàn không
có nghĩa là các thành viên phải có sự đánh giá, có quan điểm giống nhau trong tất cả mọi
lĩnh vực, mà trong đó mỗi cá nhân vẫn còn những quan điểm, có cách đánh giá riêng. Đặc
biệt trong những vấn đề không đụng chạm đến các giá trị chung của tập thể. Thống nhất định
hướng giá trị trước hết là sự gần gũi trong cách đánh giá về lĩnh vực đạo đức, về công việc,
về quan điểm đối với mục đích và nhiệm vụ của hoạt động chung.
Sự thống nhất định hướng giá trị chỉ bắt đầu có ở tầng thứ hai trong cấu trúc theo tầng của
tập thể và chỉ thật chắc chắn ở tầng thứ ba. Đó là tầng cá nhân có cùng một thái độ đối với
đối tượng của hoạt động. Có thể nói tầng thứ ba là hạt nhân của tập thể. lOMoAR cPSD| 42619430
c) Những quá trình đồng nhất hóa trong tập thể
Một trong những hình thức biểu hiện quan trọng của sự cố kết trong tập thể là sự giao lưu
tình cảm của cá nhân với tập thể. Sống trong tập thể, cá nhân hoặc có ý thức, hoặc không có
ý thức đồng nhất mình với tập thể.
Đồng nhất với tập thể là thái độ đồng cảm với mọi người trong mọi biến cố thành công hay
thất bại trạng thái tình cảm chung của tập thể nhằm hoàn thành nhiệm vụ đã đặt ra. Biểu hiện
của đồng nhất với tập thể là: hoà mình với trạng thái chung của tập thể, biến thái độ thành
động cơ hành động. Đây là một tiêu chuẩn nói lên mức độ phát triển quan hệ cá nhân trong
tập thể và mức độ đoàn kết trong tập thể.
Sự phát triển của sự đồng nhất này từ chỗ lây lan xúc cảm bình thường đến mức có nhu cầu
cùng thể nghiệm các xúc cảm (đồng cảm) và nó phát triển trong quá trình sống của cá nhân trong tập thể.
Tập thể là nơi có các quan hệ gần gũi nên là điều kiện thuận lợi cho việc nảy sinh sự đồng
nhất xúc cảm mà trong nhóm phân tán không có. Vì thế, hiện tượng đồng nhất xúc cảm là
một thông số đặc biệt của mức độ phát triển quan hệ liên nhân cách trong tập thể. Đồng nhất
xúc cảm bắt đầu có ở lớp thứ hai của cấu trúc quan hệ liên nhân cách trong tập thể.
Như vậy, cùng với các chỉ số khác như: đồng nhất xúc cảm, thống nhất định hướng giá trị
cho phép phân biệt mức độ phát triển nhóm để xác định xem nhóm đã là một tập thể thực sự chưa.
3. Tinh thần tập thể
a) Hiện tượng xu thời (theo đuôi, a dua) và áp lực nhóm
Một trong các phương pháp giải quyết xung đột giữa cá nhân và nhóm là xu hướng xu thời.
Xu thời là sự nương theo áp lực nhóm, là sự đồng nhất bắt buộc theo hành vi nhóm.
Những nghiên cứu nổi bật trong vấn đề này thuộc về: L.Festinger. Theo tác giả này có
khoảng 1/3 (33%) người Mỹ không có tính tự lập khi giải quyết các vấn đề mà phải theo ý
kiến của nhóm (tập thể) có cách xử sự theo đuôi số đông (có 2/3 giữ được ý kiến riêng). Tức
là trong nhận thức của số này có mâu thuẫn - mâu thuẫn giữa ý kiến riêng và ý kiến của
nhóm nhưng phải theo ý kiến của nhóm. lOMoAR cPSD| 42619430
Các thí nghiệm khác cũng cho thấy: trong các thành viên thí nghiệm, nhiều người thấy trong
nhận thức của mình có mâu thuẫn nhưng vẫn theo quyết định như vậy là do nhóm. Như vậy
nhóm đã tạo ra áp lực - áp lực này buộc các cá nhân tuân theo. Bên cạnh đó, áp lực của
nhóm phụ thuộc vào số lượng các cá nhân có sự tương đồng ý kiến. Các nghiên cứu cho
thấy: nếu nhóm gồm 1 - 2 người thì không có hiệu quả, nhưng 3 - 4 người thì hiệu quả. Tuy
nhiên tăng số lượng cá nhân liên kết với ý kiến do thì kết quả cũng vẫn dừng lại. Chứng tỏ
có một số người rất kiên định. Thông thường người ta chỉ sắp xếp từ 6 đến 8 người trong
nhóm là vừa. Nghiên cứu của các tác giả Xô viết cho thấy: Dạng a dua chung nhất có thể
thấy đó là hành vi phù hợp những tiêu chuẩn nhất định của nhóm hoặc phù hợp với sự mong đợi của nhóm.
Theo các nhà Tâm lý học xã hội Mỹ, mức độ phù hợp hành vi của cá nhân với sự mong đợi
của nhóm là tiêu chuẩn cho tính a dua.
Nhưng cần lưu ý rằng a dua có những tính chất khác nhau. Sự bắt buộc thực hiện hành vi
của cá nhân theo ý kiến và áp lực nhóm có thể do bên trong và bên ngoài. Nếu do bên ngoài
thì cá nhân lại vẫn giữ lại ý kiến của mình sau khi rời khỏi nhóm - áp lực nhóm mất hiệu lực.
Nếu do bên trong thì cá nhân vẫn bảo vệ ý kiến của nhóm khi nhóm thôi không gây áp lực nữa.
Như vậy sự “theo đuôi, a dua” trong nhóm mà không có sự mâu thuẫn giữa quan điểm của
cá nhân với áp lực bên ngoài (áp lực nhóm) thì có thể gọi là sự ám thị nhóm (tin chắc nhóm
đúng). Trong khi hành vi theo đuôi có bản chất tâm lý là sự sợ hãi bị tách khỏi tập thể, theo
đuôi một cách có ý thức hẳn hoi (biết là mình nghĩ khác) và do vậy, theo đuôi vì ý kiến của
tập thể để xu thời, từ bỏ lợi ích cá nhân. Nói cách khác, cơ chế tâm lý của sự ám thị nhóm
khác với cơ chế hành vi “theo đuôi” ở bản chất tâm lý bên trong của nó. Mặc dù bên ngoài là
có sự giống nhau: đều tuân theo hành vi của nhóm.
Trường hợp “ám thị nhóm” thì diễn ra sự tự điều chỉnh hoạt động của cá nhân dưới ảnh
hưởng của quan điểm và ý kiến nhóm một cách vô ý thức, không cần phê phán (vì luôn luôn
tâm niệm nó đứng rồi, không nghĩ đến nó nữa).
Vấn đề áp lực nhóm trong những công trình về “theo đuôi” đã cho ta hiểu thêm một số đặc
điểm về sự tác động qua lại giữa cá nhân và nhóm. Sự tác động đó làm nảy sinh trong hiện tượng xu thời. lOMoAR cPSD| 42619430
Ngược lại với tính a dua, theo đuôi, là “tính kiên định” của nhân cách (trong tình huống nào
cũng giữ vững ý kiến, không theo đuôi). Tính kiên định thể hiện sự độc lập, chắc chắn của
cá nhân trong việc phải đưa ra quyết định cho một sự lựa chọn, bị sự tự xác định của cá nhân trong tập thể.
b) Sự tự xác định của cá nhân trong tập thể
Sự tự xác định ở đây khác với theo đuôi và cũng khác với ám thị nhóm (cứ tin nhóm là
đúng). Tự xác định là sự suy nghĩ (và hành động) theo những tư tưởng chung của tập thể,
theo những mục đích và giá trị chung của tập thể và hành động phù hợp với ích chung của tập thể.
Nói khác đi đó là giác ngộ mục đích của tập thể và tự nguyện hành động để đạt mục đích đó.
Như vậy ở đây có sự trùng hợp quan điểm của cá nhân với quan điểm chung, với yêu cầu
của tập thể chứ không hề có áp lực với cá nhân.
Vì cá nhân hướng tới giá trị chung mà mọi người cũng cùng thừa nhận. Các giá trị đã được
nội tâm hóa và trở thành chân lý cho chính bản thân cá nhân. Sự tự giác của cá nhân biểu
hiện rõ nhất khi có sự mâu thuẫn giữa các giá trị của nhóm với áp lực của nhóm. Khi hướng
vào giá trị chung của tập thể có thể xảy ra tình trạng cá nhân mâu thuẫn với áp lực của nhóm.
Đó là lúc cá nhân nhận thức được áp lực nhóm đi ngược lại giá trị chung của tập thể và trong
trường hợp đó cá nhân đã tỏ rõ bản lĩnh và tính độc lập của mình. Còn kẻ theo đuôi (xu thời)
sẽ thỏa hiệp với áp lực của nhóm.
Sự tự giác có tính chất tập thể nảy sinh khi các hành vi của cá nhân được xác định không bị
ảnh hưởng trực tiếp của áp lực nhóm hay phẩm chất tâm lý của người khác mà bị ảnh hưởng
của mục đích nhiệm vụ chung.
Đây là chỗ khác giữa tập thể và nhóm phân tán, nhóm phân tán có thể có mâu thuẫn giữa các
nhóm nhỏ trong đó. Còn tập thể thì khi đã tự xác định tính tập thể thì thống nhất cá nhân - nhóm - tập thể.
Trong lĩnh vực niềm tin đạo đức, các thực nghiệm đã được tiến hành cho thấy: Dưới áp lực
của nhóm gài vẫn nhiều người giữ vững niềm tin của mình. Điều đó chứng tỏ là cá nhân có
sự tự xác định theo yêu cầu tập thể.
III. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG TẬP THỂ
1. Thủ lĩnh trong tập thể lOMoAR cPSD| 42619430
* Khái niệm: Trong một tập thể bao giờ cũng xuất hiện những người cầm đầu các
nhóm không chính thức (nhóm tự phát). Những người đó được coi là thủ lĩnh. Đây là hiện
tượng bình thường trong quá trình phát triển của tập thể như là kết quả của sự tác động qua
lại mang tính chất liên nhân cách. Thủ lĩnh và thủ trưởng có gì khác nhau?
- Thủ trưởng: là người đứng đầu một nhóm chính thức đảm nhiệm việc lãnh đạo
quản lý nhóm. Thủ trưởng xuất hiện do yêu cầu từ bên ngoài. Do yêu cầu của hoạt động
chung người ta phải bổ nhiệm hoặc cho bầu thủ trưởng.
- Thủ lĩnh: là người cầm đầu một nhóm không chính thức. Thủ lĩnh xuất hiện do yêu
cầu của nội bộ nhóm tự phát - mọi người tự nguyện thừa nhận người cầm đầu chứ không
phải do bên ngoài áp đặt vào.
Thủ lĩnh và thủ trưởng đều có chức năng điều khiển hoạt động chung của nhóm và điều
chỉnh các mối quan hệ trong nhóm nhưng bằng các phương thức khác nhau. Một bên là bắt
buộc còn một bên là tự giác.
* Có nhiều loại thủ lĩnh:
- Căn cứ vào phong cách có ba loại:
+ Thủ lĩnh độc đoán: tự quyết mọi vấn đề, không cần ý kiến của người xung quanh.
+ Thủ lĩnh dân chủ: quyết định dựa trên căn cứ của những người xung quanh.
+ Thủ lĩnh pha trộn: pha trộn giữa độc đoán và dân chủ.
- Căn cứ vào đặc điểm hoạt động có hai loại thủ lĩnh:
+ Thủ lĩnh vạn năng: tình huống nào cũng cầm đầu.
+ Thủ lĩnh tình huống: chỉ cầm đầu trong từng tình huống.
- Căn cứ vào nội dung hoạt động có ba loại:
+ Thủ lĩnh đề xuất: loại này chỉ nghĩ ra việc, không làm.
+ Thủ lĩnh thực hiện: chỉ thực hiện các quyết định của nhóm.
+ Thủ lĩnh vừa đề xuất vừa thực hiện: nghĩ được mà tổ chức làm cũng
được. - Căn cứ vào mức độ công khai làm thủ lĩnh trong tập thể có hai loại:
+ Thủ lĩnh công khai: công khai làm thủ lĩnh ai cũng biết. lOMoAR cPSD| 42619430
+ Thủ lĩnh ngầm: không công khai làm thủ lĩnh nhưng ai cũng tín nhiệm nghe theo khi phát
biểu. Loại này chỉ xuất hiện tùy từng tình huống.
* Vai trò của thủ lĩnh trong tập thể.
Thủ lĩnh và thủ trưởng có thể trùng hợp hoặc không trùng hợp. Trường hợp lý tưởng là hai
vai trò này trùng hợp với nhau. Trong trường hợp không trùng hợp vai trò của thủ lĩnh có thể có hai mặt:
- Vai trò tích cực nếu muốn giúp tập thể.
- Vai trò tiêu cực khi không muốn giúp tập thể. Đặc biệt nếu thủ lĩnh bất đồng quan
điểm với thủ trưởng, không ủng hộ thủ trưởng thì tập thể sẽ khó đoàn kết. Nếu thủ trưởng
không mạnh mẽ, cứng rắn thì thủ lĩnh dễ lấn át thủ trưởng. Một tập thể sẽ là tập thể lý
tưởng khi thủ trưởng và thủ lĩnh là một.
Trong trường hợp không trùng hợp, thủ trưởng cần khéo léo lôi kéo tận dụng vai trò của thủ
lĩnh đối với công việc chung.
2. Sự tương hợp Tâm lý trong nhóm
Sự tương hợp tâm lý là một khía cạnh của mối quan hệ liên nhân cách hình thành giữa các cá
nhân trong nhóm. Nó biểu hiện sự hài hòa của quan hệ giữa các cá nhân. Theo ý nghĩa này,
sự tương hợp ngược lại với sự xung đột liên nhân cách.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự tương hợp tâm lý.
Theo N.N.Ôbôzôv, tương hợp là sự kết hợp và tác động lẫn nhau thể hiện sự hài lòng cao
giữa các cá nhân. Quan điểm khác lại nhấn mạnh tương hợp ở khía cạnh sự thích ứng lẫn
nhau của các cá nhân trong hoạt động chung. Theo tác giả này, có 3 cách tiếp cận đối với với
hiện tượng tương hợp tâm lý: cấu trúc (xem xét sự giống nhau hay khác biệt của các đặc
điểm cá nhân của các thành viên); chức năng (kết quả của sự thống nhất chức năng nội nhóm
và vai trò của các thành viên) và thích nghi.
Một cách phổ biến có thể hiểu: sự tương hợp tâm lý là sự kết hợp thuận lợi nhất các đặc
điểm tâm lý cá nhân của các thành viên trong nhóm đảm bảo cho công việc chung cũng như
sự hài lòng cá nhân đều đạt ở mức độ cao.
Như vậy, sự tương hợp có hai dấu hiệu cơ bản:
- Tương hợp là sự kết hợp thuận lợi các đặc điểm tâm lý cá nhân. lOMoAR cPSD| 42619430
- Đảm bảo cho công việc đạt kết quả cao đồng thời đảm bảo cho sự hài lòng giữa các
cá nhân cũng ở mức độ cao.
Nếu thiếu một trong hai điều kiện này sẽ không phải là tương hợp.
Sự kết hợp các đặc điểm tâm lý cá nhân có thể theo hai hướng khác nhau: bù trừ cho nhau
hoặc tương đương nhau. Có sự tương hợp dựa trên cơ sở bù trừ những khiếm khuyết của các
cá nhân để tạo ra sự hoàn thiện hơn. Sự bù trừ đó giúp các cá nhân đạt được kết quả cao hơn
trong công việc cũng như đem lại cảm giác an toàn về tâm lý cho các cá nhân. Loại tương
hợp dựa trên sự tương đồng của các đặc điểm tâm lý giúp các cá nhân dễ dàng thống nhất mục đích, hành vi. Có ba mặt tương hợp:
- Tương hợp sinh lý: gồm sự tương hợp về sức khỏe, một số chỉ số sinh lý... mặt này cần sự tương đương.
- Tương hợp tâm sinh lý.
- Tương hợp tâm lý: gồm sự tương hợp về nhận thức, khả năng nhận thức, tính cách
của cá nhân, định hướng giá trị và một số vấn đề khác.
Trong đó tương hợp tâm lý là quan trọng nhất.
Mặt này đòi hỏi sự tương hợp tương đương. Đòi hỏi về sự tương hợp cả ba mặt này thể hiện
rõ nhất trong quan hệ vợ chồng.
Trong nhóm, sự tương hợp có vai trò quan trọng:
- Tạo ra bầu không khí tâm lý thoải mái, lành mạnh, đoàn kết trong tập thể, do đó
nâng cao được năng suất lao động, chất lượng học tập, thành tích thi đấu thể thao... Tinh
thần các thành viên nhóm luôn thỏai mái.
- Tập thể gồm toàn những người tương hợp với nhau gọi là tập thể đồng tâm - luôn
đạt hiệu quả công việc cao, lại tránh được xung đột trong tập thể.
3. Bầu không khí tập thể
* Khái niệm: Là trạng thái tâm lý chung của tập thể, phản ánh tính chất, nội dung và
xu hướng tâm lý thực tế của các thành viên trong tập thể đó.
- Trạng thái tập thể ở đây chủ yếu là tâm trạng của các thành viên trong tập thể. lOMoAR cPSD| 42619430
- Trạng thái này cho biết là mức độ thỏa mãn các nhu cầu của tập thể, mức độ thỏa
mãn các nguyện vọng của các thành viên và kể cả mức độ tương hợp của các thành viên trong tập thể.
- Cơ chế sinh ra bầu không khí tâm lý là sự lây lan tâm lý từ người này sang người khác.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý.
- Hoàn cảnh sống và hoạt động của các thành viên chi phối quan hệ giữa các cá nhân
dẫn đến chi phối bầu không khí tâm lý.
- Lề lối và phong cách làm việc của người lãnh đạo.
- Tính chất của các mối quan hệ trong tập thể.
- Những biến cố lớn của xã hội - gây một tâm trạng chung nên có ảnh hưởng
đến bầu không khí trong tâm lý.
- Bản thân tính chất lao động. - Mức lương. - Uy tín nghề nghiệp.
- Vị trí công tác, khả năng quan hệ với người khác.
- Khả năng phát triển của nghề nghiệp.
- Những đặc điểm và điều kiện cụ thể của nghề nghiệp, địa điểm công tác, địa
điểm cơ quan, chế độ làm việc, tính chất các mối quan hệ ở cơ quan.
Các yếu tố này chi phối đến sự thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân, từ đó ảnh hưởng đến
các mối quan hệ và ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý.
* Điều kiện để xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh:
- Chú ý thích đáng đến mối quan hệ giữa các cá nhân trong tập thể, tạo điều kiện
cho mọi người hiểu và thông cảm với nhau.
- Phân công trách nhiệm rõ ràng, có sự giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau.
- Lãnh đạo có phong cách phù hợp và lưu ý:
+ Quan tâm đến tập thể, có phương pháp lãnh đạo phù hợp với tính chất và mức
độ phát triển của tập thể. lOMoAR cPSD| 42619430
+ Thận trọng khi nhận xét đánh giá cấp dưới.
+ Phối hợp với các cơ quan tập thể bạn để giải quyết các vướng mắc, các nguyên nhân gây ra
căng thẳng tâm lý trong tập thể khi các nguyên nhân này nằm ngoài tập thể mình phụ trách.
4. Dư luận xã hội (tập thể) a) Khái niệm
- Dư luận xã hội là tổng thể những nhận xét đánh giá của nhiều người về một sự
kiện, hiện tượng nào đó ít nhiều liên quan đến quyền lợi của họ.
- Dư luận là ý kiến của nhiều người.
- Ý kiến về những sự kiện ít nhiều liên quan đến quyền lợi, sở thích, mối quan tâm... của những người đó.
- Đây là nhận xét đánh giá của nhiều người có kèm với sự biểu thị thái độ và gắn với
hành động xã hội của một cộng đồng.
Lưu ý: Có một hiện tượng gần gũi với dư luận xã hội - đó là tin đồn. Tin đồn là một phát
ngôn thông tin bình thường. Tin đồn cũng được nhiều người chú ý và truyền đạt cho nhau và
nhanh chóng lan ra một diện rộng.
- Dư luận xã hội là một chỉ báo chính xác nhận về thực trạng tinh thần tư tưởng của một cộng đồng.
b) Phân biệt dư luận xã hội (DLXH) và tin đồn * Giống nhau:
- Đều là hiện tượng tinh thần, tâm lý của mỗi nhóm người.
- Có nguồn gốc từ một sự kiện nào đó.
- Đều lan truyền nhanh và dễ biến dạngtừ một sự thật có thể cấu trúc lại và có thể khác đi.
- Đều chịu sự chi phối của nhu cầu, lợi ích cá nhân, nhóm xã hội, giai cấp. * Khác nhau:
- Về mức độ tham gia của các thành tố tinh thần trong cấu trúc của tin đồn và dư luận xã hội: lOMoAR cPSD| 42619430
+ Mức độ của sự thận trọng DLXH lớn hơn ở tin đồn. DLXH hình thành từ các thông tin
chính thức, khá đầy đủ còn tin đồn thì ngược lại.
+ Thành phần DLXH là trí tuệ cùng với cảm xúc và ý chí còn tin đồn chủ yếu diễn ra trên nền cảm xúc chủ quan.
+ DLXH có tranh luận trao đổi dẫn đến đánh giá chung - từ tâm lý cá nhân hình thành tâm lý
xã hội, do đó mang tính khách quan cao hơn. Tin đồn đề cao chính kiến cá nhân nên dễ bị xuyên tạc.
+ DLXH phản ánh một sự kiện rõ ràng có liên quan đến số đông. Tin đồn đề cập một vấn đề
chưa rõ ràng, liên quan đến ít người.
- Sự khác nhau về sự thể hiện trong xã hội:
+ DLXH lan truyền bằng nhiều hình thức, cả chính thức và không chính thức, tin đồn
truyền bằng con đường không chinh thức.
+ DLXH là nhận xét, đánh giá, biểu thị thái độ của cộng đồng, còn tin đồn chỉ là thông
tin bình thường về sự kiện theo kiểu mô tả lại, có cải biến thêm thắt.
+ DLXH có vai trò tích cực hơn tin đồn, đánh giá, điều chỉnh hành vi, tư vấn giáo dục.
Tin đồn chỉ truyền tin không có các chức năng trên.
+ DLXH gắn bó với hành động xã hội tiếp theo sự đánh giá nhận xét. Tin đồn không có
hành động hoặc đôi khi có thể có hành động bột phát thiếu cơ sở.
c) Bản chất của dư luận xã hội
- Dư luận là một quá trình trí tuệ, là quá trình lý trí của quần chúng nhưng có mang màu sắc cảm xúc.
- Dư luận chịu sự chi phối của hệ tư tưởng, luồng dư luận chính thống, vào luồng dư
luận phù hợp với hệ tư tưởng chính thống của xã hội. Do đó trong xã hội có giai cấp thì dư
luận của các giai cấp khác nhau về cùng một sự kiện có thể khác nhau do mức độ đụng
chạm đến quyền lợi của các giai cấp có sự khác nhau.
- Lưu ý thêm về ý nghĩa của DLXH:
+ DLXH là công cụ mở rộng quyền làm chủ của nhân dân.
+ Là nhân tố tăng cường mối quan hệ giữa quần chúng và lãnh đạo. lOMoAR cPSD| 42619430
+ Giúp cho các nhà quản lý xã hội trên cơ sở khoa học.
d) Chức năng của dư luận xã hội
- Dư luận xã hội điều chỉnh hành vi của mỗi thành viên cộng đồng. Dư luận xã hội
có thể đánh giá hành vi, do đó có chức năng khuyến khích hoặc ngăn chặn hành vi. Dư luận
đúng sẽ khuyến khích làm hành vi phù hợp với chuẩn mực chung, ngăn chặn những hành vi
sai trái. Dư luận sai có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực.
- Chức năng này có thể chia làm ba chức năng cụ thể như:
+ Điều tiết các quan hệ trong xã hội.
+ Giáo dục các thành viên trong xã hội.
+ Kiểm soát giám sát hành vi của mọi người.
Dư luận xã hội có chức năng tư vấn giúp cho các nhà quản lý các giải pháp phù hợp với ý
chí nguyện vọng của quần chúng.
e) Các giai đoạn hình thành dư luận
- Giai đoạn tri giác sự kiện: có một sự kiện, hiện tượng xảy ra nhiều người chứng
kiến hoặc được cung cấp thông tin về sự kiện - mỗi người có những suy nghĩ đánh giá riêng khi biết về sự kiện.
- Trao đổi những suy nghĩ, đánh giá của mình về sự kiện với nhau. Các suy nghĩ
đánh giá của cá nhân chuyển lĩnh vực ý thức cá nhân sang ý thức cộng đồng. Các ý kiến có
thể khác nhau, có khi đối lập nhau họ trao đổi tranh luận với nhau.
- Thống nhất ý kiến: Những ý kiến khác nhau sẽ có thể thống nhất lại xung quanh
các quan điểm cơ bản, dư luận hình thành, nếu không thống nhất dư luận không thành.
- Cuối cùng là các phán xét kiến nghị của tập thể cộng đồng với cấp trên.
Người lãnh đạo lưu ý: Dùng biện pháp tích cực để mọi người hiểu đúng đắn bản chất của sự
kiện không nên ép quần chúng hiểu theo ý kiến cá nhân lãnh đạo. Dư luận nào lành mạnh thì
duy trì, dư luận thiếu lành mạnh thì không duy trì.
g) Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành dư luận
- Tính chất của sự kiện gây nên dư luận ảnh hưởng đến tốc độ và cường độ dư luận:
+ Động chạm đến quyền lợi nhiều người: dư luận hình thành nhanh. lOMoAR cPSD| 42619430
+ Động chạm đến những quyền lợi thiết thân, những chuẩn mực được tôn trọng thì dư luận hình thành nhanh, mạnh.
- Chất lượng và số lượng thông tin về sự kiện ảnh hưởng đến tốc độ hình thành
và mức độ đúng đắn phù hợp của dư luận.
+ Thông tin đầy đủ thì dư luận hình thành nhanh.
+ Thông tin chính xác thì dư luận hình thành đúng với bản chất của sự kiện và chuẩn mực chung.
Nếu thông tin thiếu, không rõ ràng, không chính xác dẫn đến sự phán đoán mơ hồ, kéo dài
thì dư luận chưa chắc đã hình thành lúc đó người ta gọi là “tin đồn”.
- Mức độ chuẩn bị của tập thể đối với sự kiện xảy ra ảnh hưởng đến tốc độ hình
thành dư luận. Nên tập thể được chuẩn bị trước về thái độ, tư tưởng, được hướng dẫn thì
những sự kiện xảy ra dư luận hình thành nhanh chóng và đúng đắn. Nếu tập thể bị bất ngờ
dư luận khó hình thành, ý kiến dễ bị phân tán. Do đó nếu đoán trước được luồng tư tưởng
trong tập thể sẽ điều khiển được quá trình hình thành dư luận.
- Mức độ phát triển của tập thể ảnh hưởng đến cường độ và tốc độ hình thành dư
luận: Tập thể phát triển cao, đoàn kết, dư luận hình thành nhanh mạnh và ngược lại tập thể
mới hình thành, thiếu đoàn kết thì khó có dư luận đúng đắn.
- Nếp nghĩ của mọi người trong tập thể ảnh hưởng đến tính chất của dư luận.
- Nếp nghĩ chủ quan phiến diện, định kiến sẽ dẫn đến phán đoán sai lệch - dư
luận không đúng. Nếp nghĩ toàn diện, không định kiến dư luận sẽ đúng đắn hơn.
- Không khí đạo đức thói quen và tâm trạng chung của cộng đồng cũng có ảnh
hưởng nhất định đến sự hình thành DLXH.
5. Xung đột trong tập thể
a) Khái niệm xung đột
Thực tế hiện nay cho thấy: quá trình vận động và phát triển của các nhóm xã hội không thể
tránh được xung đột. Các cuộc xung đột luôn luôn diễn ra ở tất cả các nhóm xã hội, bất kể
quy mô của nhóm lớn hay nhỏ. Do đó, việc nghiên cứu xung đột của nhóm trở thành nội
dung quan trọng của Tâm lý học xã hội hiện nay. Vậy chúng ta hiểu thế nào là xung đột? lOMoAR cPSD| 42619430
Quá trình hình thành và phát triển các nhóm xã hội tự nó đã chứa đựng các mâu thuẫn. Đó là
mâu thuẫn về quan điểm, về cá tính, về lợi ích của các thành viên và nhóm nhỏ hơn trong đó.
Nhưng không phải mâu thuẫn nào cũng biến thành xung đột, mà chỉ khi mâu thuẫn đó bùng
nổ thì xung đột mới xuất hiện. Theo các tác giả Severy, Bngham và Schlenker, xung đột là
hoàn cảnh mà ở đó mục đích của hai hoặc nhiều người không thống nhất nhau ở một số mức
độ nào đó. Các xung đột cũng có thể xảy ra khi các thành viên của nhóm thống nhất nhau về
các mục đích cơ bản, nhưng lại không thống nhất về các mục đích thứ yếu hoặc về mục đích
có thể thống nhất nhau nhưng lại khác biệt về các phương thức thực hiện mục đích đó. Ví dụ
trong gia đình, hai vợ chồng đều thống nhất với nhau cần phải nghiêm khắc với con cái
nhưng lại không thống nhất với nhau trong phương pháp và mức độ thể hiện sự nghiệm khắc
đó. Một nhà tâm lý học Mỹ là J.P.Chaplin lại cho rằng: xung đột là hai hoặc nhiều xung lực
hay động cơ có tính đối kháng lẫn nhau xay ra một cách đồng thời.
Ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về xung đột. Tác giả Vũ Dũng cho rằng: Xung
đột là sự khác biệt (về quan điểm, mục đích, động cơ) giữa các thành viên trong quá trình
thực hiện hoạt động của nhóm.
Như vậy, dù xem xét ở các góc độ khác nhau nhưng các tác giả đều có sự thống nhất
nhất định trong việc xác định nội hàm của khái niệm xung đột. Từ các quan niệm khác nhau
nêu trên, chúng ta có thể quan niệm xung đột là: sự bùng nổ các mâu thuẫn giữa các thành
viên trong nhóm khi thực hiện hoạt động chung của nhóm.
Như vậy, mâu thuẫn thì lúc nào cũng tồn tại nhưng xung đột có thể xảy ra hoặc không xảy
ra. Chỉ khi nào mâu thuẫn bùng nổ người ta không thể hòa giải nó từ xung đột xảy ra. Những
xung đột lớn hoặc mâu thuẫn ở mức độ sâu sắc có thể dẫn đến bạo lực. Những xung đột nhỏ
thường ít được các thành viên của nhóm quan tâm, nhưng khi các xung đột nhỏ này cứ tích
tụ dần và đến mức độ nào đó nó sẽ xảy ra xung đột lớn, có thể tạo nên sự bất hòa nghiêm
trọng giữa các cá nhân hoặc giữa các nhóm.
b) Bản chất và tác hại của xung đột
Có nhiều quan điểm khác nhau về bản chất của xung đột. Parker Follet cho rằng, xung đột
cần phải được hiểu như sự khác biệt - khác biệt về quan điểm và lợi ích.
C Mác viết: Suy cho cùng, mọi mâu thuẫn trong xã hội là mâu thuẫn lợi ích. Chính lợi ích
mới là nguồn gốc sâu xa của xung đột. Khi con người có mâu thuẫn lợi ích (có thể lOMoAR cPSD| 42619430
là vật chất hoặc tinh thần) thì rất dễ xảy ra xung đột. Mức độ lợi ích của mỗi bên trong mâu
thuẫn sẽ chi phối mức độ xung đột. Nếu lợi ích đối kháng nhau thì xung đột sẽ rất mạnh mẽ
và có thể loại trừ nhau. Trong xung đột, mọi người nhận diện ra sự khác biệt giữa mình và
với người khác. Tùy mức độ mâu thuẫn lợi ích mà họ nhìn người khác như đối thủ hoặc như kẻ thù.
Tác giả Vũ Dũng cũng cho rằng xung đột là sự khác biệt về quan điểm mục đích, động cơ...
khi thực hiện hoạt động nhóm.
Như vậy theo các tác giả, xung đột là do khác biệt về một điều gì đó. Nhưng thực tế, nhiều
sự khác biệt không dẫn đến xung đột. Sự khác biệt là tất yếu trong cuộc sống. Mặc dù có sự
khác biệt nhưng con người vẫn có thể dung hòa với nhau, nhường nhịn nhau và xử lý các
mâu thuẫn bằng hòa giải hoặc một bên chấp nhận sự thua thiệt để giữ lấy sự cân bằng.
Khi có xung đột xảy ra, người ta phải tìm hiểu ngay lợi ích mỗi bên để xác định mức độ
xung đột. Nhìn hình thức bên ngoài, có khi chỉ là vấn đề quan điểm về một vấn đề gì đó.
Nhưng bên trong có thể là sự khẳng định bản thân của mỗi người (lợi ích tinh thần).
Từ các phân tích trên có thể thấy, bản chất của xung đột là các mâu thuẫn lợi ích giữa các
thành viên của nhóm hoặc của các bộ phận trong nhóm. Điều hòa các lợi ích cho phù hợp là
một biện pháp quan trọng để phòng ngừa xung đột xảy ra.
Xung đột có tác hại rất lớn đến nhóm và mỗi cá nhân. Khi nhóm có xung đột, bầu không khí
của nhóm bị phá vỡ. Môi trường sống yên bình của cá nhân bị đảo lộn làm người ta sống
trong trạng thái căng thẳng, không có lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người.
Sau mỗi lần xung đột cá nhân phải mất thời gian thể nghiệm lại bản thân nên vừa mất thời
gian vừa bị phân tán tư tưởng trong công việc. Do đó, những người bị lôi kéo vào xung đột
sẽ làm việc kém hiệu quả và dễ gây tai nạn vì không tập trung.
Đối với toàn nhóm, khi có xung đột, nhóm không thể thống nhất ý kiến và hành động nên
năng suất lao động sẽ giảm đi, mọi người dễ nghi kị nhau.
Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng có những xung đột mang tính tích cực, thông thường đó
là xung đột đơn thuần về ý kiến, phương thức hoạt động, không phải là các xung đột lợi ích.
Các xung đột được gọi là tích cực có thể đem lại một động lực mới cho lOMoAR cPSD| 42619430
sự phát triển của một nhóm. Dạng xung đột này có thể giúp nhóm thoát khỏi trạng thái
ỳ, khi các cá nhân đồng thuận đến mức bị động.
c) Các loại hình xung đột và vấn đề giải quyết xung đột
* Các loại hình xung đột:
Căn cứ vào chủ thể tham gia vào xung đột, người ta có thể chia xung đột thành các loại hình sau:
- Xung đột trong mỗi cá nhân (còn gọi là xung đột nội tâm): Loại xung đột này xuất
hiện khi cá nhân tham gia vào những nhóm xã hội có những lợi ích khác nhau. Họ lúng
túng không biết chọn theo lợi ích nào. Lợi ích của mỗi nhóm đều có sức hấp dẫn với cá
nhân nhưng không cho phép cá nhân chọn cả hai, mà chỉ được phép chọn một.
- Xung đột cá nhân với cá nhân: Loại xung đột này diễn ra khi cá nhân này cho rằng
cá nhân kia cản trở hoặc phá hoại lợi ích của mình.
- Xung đột cá nhân với tập thể: Đây là loại xung đột xuất hiện khi cá nhân cho rằng
tập thể ngăn cản lợi ích của họ và họ không chấp nhận ý kiến, quyết định của tập thể.
- Xung đột tập thể với tập thể: Loại xung đột này vẫn thường xảy ra khi tập thể này
cho rằng tập thể kia ngăn cản hoặc phá hoại lợi ích của tập thể mình.
* Phòng ngừa và giải quyết xung đột:
- Về cơ bản phải phòng ngừa xung đột; không nên để xung đột xảy ra rồi mới giải
quyết. Muốn phòng ngừa xung đột cần xác định rõ bản chất của xung đột và có biện pháp phòng ngừa.
Trước hết, người lãnh đạo nhóm phải điều hòa lợi ích trong nhóm sao cho thỏa đáng, không
nên để có sự chênh lệch quá lớn về lợi ích giữa các thành viên hoặc giữa các bộ phận.
- Cần có phương pháp lãnh đạo khoa học và phù hợp với tính chất và đặc điểm của
đơn vị mình phụ trách.
- Giải toả các mâu thuẫn nhỏ, không để cho thâu thuẫn nhỏ tích tụ sẽ dẫn đến mâu
thuẫn lớn đến mức bùng nổ không thể ngăn chặn. lOMoAR cPSD| 42619430
- Khi xung đột xảy ra thì phải nhanh chóng xác định mâu thuẫn của mỗi bên và tác
động để giảm mâu thuẫn đó. Có thể trong nhóm có kẻ phá hoại gây mất ổn định trong nhóm
hoặc có người cố tình không chấp nhận những chuẩn mực của nhóm.
Phương pháp giải quyết là thuyết phục các bên ngồi lại và hòa giải với nhau. Khi không làm
được việc đó thì có thể dùng các biện pháp hành chính như: chuyển cá nhân xung đột sang
đơn vị khác, hoặc kỉ luật kẻ gây rối...
HƯỚNG VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC:
Các vấn đề liên quan đến tâm lý học tập thể là cơ sở quan trọng cho việc tổ chức và quản lý
tập thể sinh viên và tập thể giảng viên (lĩnh vực quản lý và phát triển tổ chức, tập thể).
Hướng ứng dụng này có mục đích là tạo ra sự vận hành thuận lợi và có hiệu quả của tập thể, tổ chức. Cụ thể:
- Điều chỉnh sự vận động và phát triển của tập thể thông qua các giai đoạn, trong đó
có thể nhận biết được tính chất của tập thể trong từng giai đoạn và dự báo được xu hướng
vận động và phát triển của tập thể.
- Có cách tiếp đầy đủ toàn diện đối với tập thể theo các lớp cấu trúc của nó.
- Tác động hình thành các lớp cấu trúc của tập thể sinh viên, giảng viên. Tận dụng
vai trò của từng lớp cấu trúc trong việc tổ chức hoạt động của tập thể, đánh giá mức độ gắn
kết và tính chất của sự gắn kết trong tập thể.
- Tạo ra những sự tương đồng trong hoạt động, thể hiện ở mục đích chung, tạo ra sự
tương hợp trong thái độ và hành vi đối với tập thể.
- Có các cách ứng xử phù hợp với các hiện tượng thủ lĩnh, lãnh đạo các dư luận tập
thể: tạo dư luận hay ngăn ngừa dư luận, nhận biết các xung đột tập thể và đề ra cách thức
giải quyết các xung đột đó.
- Quan tâm tới việc nhận biết các đặc trưng của tập thể trong lĩnh vực hoạt động khoa học.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IV
1. Tập thể là gì? Nêu sự khác biệt giữa nhóm nhỏ và tập thể. Có những giai
đoạn phát triển nào trong tập thể? lOMoAR cPSD| 42619430
2. Sự khác biệt và mối quan hệ giữa thủ lĩnh và thủ trưởng? Cần có cách ửng xử
như thế nào nếu thủ lĩnh và thủ trưởng không phải là một trong nhóm? Tại sao?
3. Sự tương hợp Tâm lý là gì? Vai trò của sự tương hợp Tâm lý? Có thể tạo ra
sự tương hợp tâm lý như thế nào?
4. Thế nào là bầu không khí Tâm lý của tập thể? Làm thế nào để có bầu không khí tập thể tích cực?
5. Dư luận xã hội là gì? Sự hình thành dư luận có những giai đoạn nào? Muốn
hình thành dư luận cần làm gì?
6. Xung đột là gì? Bản chất của xung đột? Làm thế nào để phòng tránh xung đột? Chương 5.
ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI, ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI VÀ SỰ XÂM
KÍCH I. Ảnh hưởng xã hội
1. Khái niệm ảnh hưởng xã hội
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của xã hội đến cá nhân, người ta đã thấy hành vi của cá
nhân khi họ ở trong nhóm và khi họ chỉ có một mình là khác nhau. Rõ ràng, khi ở một mình
họ có thể tự do hơn trong việc lựa chọn hành vi ứng xử với một đối tượng nào đó. Nhưng khi
ở trong nhóm, họ phải căn cứ vào hoàn cảnh thực tế, vào chuẩn mực của nhóm, vào ý kiến
của những người xung quanh để hành động. Rõ ràng, con người không thể hoàn toàn tự
quyết định hành động của mình khi có những người xung quanh, ít nhiều họ phải chịu ảnh
hưởng, tác động từ những người xung quanh. Ví dụ: “nhập gia tùy tục”. Đó chính là ảnh hưởng xã hội.
Vậy ảnh hưởng xã hội thực chất là tác động của những người xung quanh lên hành vi
và cách ứng xử của cá nhân khi họ ở trong một nhóm xã hội nào đó. Khi có những người
xung quanh, hành vi của cá nhân khác rất nhiều khi họ chỉ có một mình. Họ phải tính đến
đặc điểm của những người xung quanh và có hành vi phù hợp với mong đợi của những
người xung quanh. Để thấy rõ ảnh hưởng của nhóm lên hành vi của cá nhân các nhà Tâm lý
học xã hội đã tiến hành những thí nghiệm so sánh kết quả công việc của cá nhân khi họ làm
việc riêng biệt một mình và khi họ làm việc ở trong môi trường nhóm. Các kiểu nhóm khác
nhau ảnh hưởng lên hành vi cá nhân cũng khác nhau. Kết quả cho thấy nhóm là một tác nhân
quan trọng ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân khi họ ở trong nhóm. lOMoAR cPSD| 42619430
Ảnh hưởng của nhóm làm cho hành vi của cá nhân thay đổi so với điều kiện họ ở một
mình bằng một số cơ chế cụ thể. Đó là các cơ chế: giải thích duy lý đồng nhất, đổ lỗi...
- Giải thích duy lý là đưa ra những lý do hợp lý, dễ được nhóm chấp nhận để giải
thích cho hành vi, cách ứng xử của mình. Khi con người có một hành động nào đó, bao giờ
họ cũng giải thích bằng những nguyên nhân nào đó. Nguyên nhân họ đưa ra thường có hai
loại: nguyên nhân hợp lý và nguyên nhân thực tế. Khi một người hành động hoàn toàn đúng
đắn thì hai nguyên nhân này là một. Nhưng khi hai nguyên nhân đó không trùng nhau thì
phải có cách giải thích khác nhưng phải “có lý”. Chẳng hạn khi công việc đang rất bận rộn,
có người rủ bạn ra quán uống cà phê. Bạn nhận lời và bỏ việc để ra quán ngồi. Mặc dù bạn
biết việc đó là không nên, nhưng để biện minh cho hành động của mình, bạn bạn tự lý giải
rằng: “Công việc thì bao giờ mới hết, uống ly cà phê cho tỉnh táo, người thoải mái sẽ làm
việc tốt hơn để bù lại”...
Giải thích duy lý không bị cho là xấu mà là một hiện tượng thực tế, rất phổ biến.
Nhờ cơ chế này mà con người thấy thanh thản hơn khi làm một việc gì đó mà lúc đầu chính
mình thấy chưa thật đúng.
- Cơ chế thứ hai là đồng nhất. Đồng nhất là quá trình con người hòa vào với người
khác, làm cho mình có những hành vi và cách ứng xử giống những người khác. Trong cuộc
sống hàng ngày, cơ chế đồng nhất thể hiện rất rõ. Khi nhiều người trong cộng đồng có cách
nói, cách ăn mặc giống nhau thì những người còn lại cũng không muốn mình khác mọi
người nên cũng có cách nói, cách ăn mặc giống số đông. Sự đồng nhất có cơ sở là tính cộng
đồng, tính xã hội trong mỗi con người. Chính con người phải dựa vào nhau, liên kết với
nhau đề tồn tại nên con người luôn có xu hướng hòa mình vào với người khác.
Sự đồng nhất cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự dễ rung động của tình cảm con người
đối với người khác trước một tình huống nào đó. Đây là cơ sở tâm lý xã hội cho những
người hoạt động từ thiện dùng để tác động vào lòng trắc ẩn của con người, khơi dậy tình cảm của mọi người.
Cơ chế đồng nhất giúp cho con người sống gần gũi, gắn bó với nhau hơn. Khi đồng
nhất mình với người khác, con người dễ hiểu và thông cảm cho nhau vì thế có những hành
động và ứng xử phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. lOMoAR cPSD| 42619430
- Một cơ chế phổ biến của sự ảnh hưởng xã hội là đổ lỗi. Đổ lỗi là một liệu pháp tâm
lý để con người “đẩy ra” hoặc “trút bớt” lỗi lầm, khuyết điểm của chính mình. Nhiều trường
hợp con người không dám nhận sai lầm của mình mà thường đổ lỗi cho khách quan. Các
nhà tâm lý học xã hội đã nghiên cứu và đưa ra nhận xét rằng: khi thành công, con người
thường nghĩ ngay rằng kết quả đó trước hết nhờ sự đóng góp của bản thân họ. Nhưng khi
thất bại người ta lại nghĩ ngay đến những yếu tố khách quan gây ra. Chẳng hạn hôm nay ta
đi làm muộn là vì đường phố đông người, giao thông tắc nghẽn, trời mưa lụt lội. Một số nhà
tâm lý học xã hội Mỹ làm việc ở các trường phổ thông cho biết, ít nhất họ cũng đã một lần
gặp các bà mẹ có con làm test trí tuệ mà đạt điểm số thấp thì họ cho rằng người hướng dẫn
làm test không đúng hoặc test không chính xác.
Cơ chế “đổ lỗi” có lợi về mặt tâm lý ở chỗ nó làm giảm bớt trạng thái nặng nề của cảm giác thất bại.
2. Ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến hành vi cá nhân
Sống trong môi trường xã hội, con người chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường văn
hóa. Hiểu theo nghĩa rộng, văn hóa là tất cả các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra. Môi trường văn hóa có thể được hiểu là toàn bộ yêu cầu về các mối quan hệ, các
chuẩn mực xã hội tác động đến con người. Trong môi trường văn hóa, quan trọng nhất là các
chuẩn mực trong quan hệ, trong ứng xử điều tiết hành vi của con người. Chính các chuẩn
mực đó là khuôn mẫu hành vi mà con người phải tuân theo. Sống trong môi trường văn hóa
nào, con người chịu ảnh hưởng của môi trường đó. Ví dụ, người châu Âu thường không hỏi
tuổi phụ nữ, vì họ quan niệm, phụ nữ là phái đẹp, phái đẹp không có tuổi. Ngược lại, ở châu
Á, mới gặp người ta hay hỏi tuổi tác để thể hiện sự quan tâm và để dễ xác định quan hệ trên
dưới. Vì thế, khi tiếp xúc với người châu Âu chúng ta phải hiểu những đặc điểm văn hóa của
họ để cư xử cho phù hợp. Ngược lại, khi người châu Âu sang châu Á làm việc, họ cũng phải
tìm hiểu đặc điểm văn hóa của phương Đông để có thể hòa đồng với nơi họ tới. Dân gian
Việt Nam có câu: Đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục nghĩa là đến một nơi mới người ta
phải hòa nhập với văn hóa ở nơi đó. Nếu thời gian sống ở một nơi nào đó kéo dài, người ta
sẽ tuân theo phong tục tập quán, sử dụng ngôn ngữ ở nơi đó. Như vậy những đặc trưng văn
hóa của nơi đó đã được phản ánh vào hành vi, cách ứng xử và ngôn ngữ của một con người.
Hay nói khác đi môi trường văn hóa đã để dấu ấn của mình lên hành vi của con người. lOMoAR cPSD| 42619430
3. Ảnh hưởng của nhóm đối với hành vi của cá nhân
Ảnh hưởng của nhóm đối với hành vi của cá nhân đã được phân tích nhiều ở các phần
khác nhau của tài liệu này. Mỗi nhóm đều theo đuổi những giá trị nhất định, có những chuẩn
mực nhất định. Các cá nhân tham gia vào nhóm đều phải tuân theo các chuẩn mực và bảo vệ
các giá trị chung đó. Vì thế, cũng giống như sống trong một môi trường văn hóa, con người
phải có hành vi phù hợp với chuẩn mực chung. Có thể xem xét ảnh hưởng của nhóm đối với
hành vi của cá nhân trong hai lĩnh vực: trong công việc và trong thảo luận nhóm.
- Trong công việc thực nghiệm của các nhà tâm lý học mà cho thấy: khi cá nhân làm
việc trong điều kiện có mặt của nhóm, tốc độ công việc tăng cao hơn. Các cá nhân đều chịu
sự tác động của nhóm nhưng có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của nhóm với từng cá
nhân. Những cá nhân làm chậm chịu ảnh hưởng nhiều hơn những cá nhân làm nhanh ít chịu
ảnh hưởng của nhóm hơn.
Nhà Tâm lý học xã hội Dashiel làm thí nghiệm so sánh hành vi của con người trong
các điều kiện làm việc khác nhau như: 1) Một mình; 2) Trong nhóm không có thi đua; 3)
Trong nhóm có sự thi đua; 4) Trước sự có mặt của cổ động viên. Ở hai trường hợp đầu
không thấy có sự thay đổi rõ nét về tốc độ cũng như tính chính xác của công việc. Nhưng
trong hai trường hợp sau thì tốc độ của công việc tăng lên rõ rệt, còn tính chính xác thì thay
đổi không đáng kể. Trong một thí nghiệm khác: nghiệm thể làm việc trong các phòng riêng
biệt nhưng có tín hiệu thời gian chung do một trung tâm thông báo và các cá nhân làm việc
trong các phòng riêng với tín hiệu thời gian do đồng hồ tự động báo riêng cho từng phòng.
Trong điều kiện thứ nhất tốc độ công việc nhanh hơn còn độ chính xác thì ngược lại. Điều đó
chứng tỏ rằng mặc dầu cá nhân làm việc riêng biệt nhưng vẫn có mối liên hệ với xã hội thì
vẫn chịu ảnh hưởng của nhóm mang tính chất tưởng tượng.
Từ các nghiên cứu, các nhà tâm lý học xã hội đưa ra kết luận: khi làm việc trong
nhóm cùng với những đồng nghiệp thì trong đa số các trường hợp tốc độ công việc có tăng
lên, còn tính chính xác, chất lượng công việc nói chung không có sự thay đổi đáng kể.
- Tình huống thứ hai là thảo luận nhóm. Trong thảo luận nhóm, cá nhân cũng chịu
ảnh hưởng rất nhiều ý kiến của nhóm. Có nhiều nghiên cứu cho thấy: ý kiến đánh giá của
cá nhân được củng cố và hoàn thiện hơn nhờ thảo luận của nhóm. Trong các nghiên cứu thì
đáng chú ý nhất là công trình của Jenness. Ông cho học sinh đoán số hạt đậu trong một lOMoAR cPSD| 42619430
chai thủy tinh. Ông nhận thấy khi các em có bàn nhau về số lượng hạt và biết được các ý
kiến của những bạn khác thì dự đoán của các em sẽ chính xác gấp ba lần so với những bạn
không tham gia thảo luận.
Một số nghiên cứu khác cũng đánh giá cao vai trò của thảo luận nhóm đối với hành vi
cá nhân. Có ý kiến cho rằng, khi cần đưa ra nhiều giả thiết thì nhóm đông người tốt hơn,
nhưng khi cần đưa ra những ý kiến chính xác thì nhóm ít người có lợi hơn. Điều đó có thể
thấy rất rõ qua thực tế của lĩnh vực chính trị và quản lý hành chính.
Dashiel cũng đã chứng minh rằng, hội đồng thẩm vấn thường đưa ra số lượng các tình tiết
đầy đủ và chính xác hơn thột cá nhân hội thẩm. Theo các nhà nghiên cứu sở dĩ tư duy của
nhóm được xem là ưu việt hơn tư duy của cá nhận bởi vì nó có nhiều cách tiếp cận với vấn
đề hơn. Nhóm đưa ra được nhiều giải pháp, sự nhận xét đối với từng ý kiến có hiệu quả hơn;
hơn nữa tư duy của nhóm thì ít có tính độc đoán. Do vậy, trong quá trình ra quyết định
nhóm, cần tạo điều kiện để mọi cá nhân đưa ra ý kiến của mình. Ý kiến đó có thể đóng góp
cho quyết định chung, cũng có thể ý nghĩa của ý kiến đó không lớn, tuy nhiên điều quan
trọng là đưa ra ý kiến giúp cá nhân dễ dàng chấp nhận ý kiến của nhóm hơn
II. ĐỊNH KIẾN XÃ HỘI
1. Khái niệm định kiến xã hội
Định kiến là một vấn đề trọng tâm trong các nghiên cứu về nhóm của Tâm lý học xã hội. Đã
có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Đây là một trong những khía cạnh tâm lý xã
hội đặc trưng của nhóm, phản ánh đời sống tâm lý phức tạp trong ứng xử và quan hệ của con
người trong phạm vi nhóm và phạm vi xã hội. Các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều quan niệm
khác nhau về định kiến.
Theo cách hiểu đơn giản, định kiến là ý kiến đánh giá có trước về một vấn đề nào đó.
Thường người ta dùng từ định kiến để chỉ một sự nhìn nhận không đúng sự thật nhưng người
có định kiến không chịu thay đổi ý kiến của mình. Như vậy, định kiến được hiểu theo nghĩa
tiêu cực. Người ta thường không chấp nhận những người có định kiến về một vấn đề nào đó.
Các nhà tâm lý học Xô viết quan niệm: định kiến là quan niệm đơn giản, máy móc, thường
không đúng sự thật về một vấn đề xã hội, về một cá nhân hay nhóm xã hội nào đó. Như vậy,
theo các nhà tâm lý học Xô viết thì định kiến mang tính tiêu cực trong ứng xử đối với thế giới xung quanh. lOMoAR cPSD| 42619430
Theo J.P.Chaplin, định kiến : 1) Là thái độ có thể tích cực hoặc tiêu cực được hình thành
trước trên cơ sở những dấu hiệu rõ ràng trong đó đặc biệt là yếu tố cảm xúc; 2) Là lòng tin
hoặc cách nhìn, thường là không thiện cảm làm cho chủ thể có cách ứng xử hoặc cách nghĩ
như vậy đối với những người khác.
G.W. Allport cho rằng, định kiến được xem như thái độ có tính ác cảm và thù địch đối với
các thành viên của nhóm (Allport, 1954).
Có thể có nhiều quan niệm nữa về định kiến, nhưng chỉ cần qua các quan niệm đã nêu,
chúng ta có thể nhận thấy, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: định kiến là một
kiểu thái độ có trước, mang tính tiêu cực. Có thể là thái độ tiêu cực đối với nhóm hoặc các
thành viên của nhóm. Người ta có thể có những thái độ tiêu cực đối với các cá nhân hoặc các
nhóm. Không phải tất cả các thái độ tiêu cực đều trở thành định kiến, nhưng định kiến có
nguồn gốc từ các thái đô tiêu cực đó.
Có thể hiểu định kiến là thái độ có trước mang tính tiêu cực, bất hợp lý đối với một hiện
tượng, một cá nhân hoặc một nhóm.
Khi nói định kiến là nói tới sự phán xét, là thái độ đã có sẵn từ trước khi hiện tượng xảy ra
hoặc trước khi biết một cá nhân hay nhóm xã hội nào đó của cá nhân hay của một nhóm.
Định kiến mang tính bất hợp lý, tiêu cực. Điều này thể hiện qua một số khía cạnh sau: Thứ
nhất, thái độ này được dựa trên nguyên nhân sai lầm hoặc thiếu lôgic. Chẳng hạn, khi có
chuyện quan hệ ngoài hôn nhân của một cặp trai gái nào đó thì thường người ta lên án phụ
nữ. Đó chính là định kiến đối với nữ giới. Mặc dù, thực tế chuyện đó là có lỗi thì không phải
chỉ là lỗi của phụ nữ. Tuy mọi người thấy là vô lý nhưng rất khó thay đổi ý kiến và thái độ của họ.
2. Nguồn gốc của định kiến xã hội
Định kiến được hình thành qua một quá trình lâu đài và có thể được truyền lại cho thế hệ sau
thông qua các tập tục của cộng đồng. Lúc đầu có thể muốn giữ vị thế có lợi cho mình nên
người ta đặt ra các luật lệ, quy tắc và có thái độ cảnh giác với một nhóm hoặc cộng đồng
khác. Ví dụ, đàn ông luôn muốn giữ vị thế thống trị trong gia đình và xã hội nên đặt ra các
quy tắc khắt khe với phụ nữ và tạo ra thái độ không tôn trọng phụ nữ. Từ đó hình thành định
kiến giới và cứ thế định kiến giới tồn tại cho đến bây giờ thông qua các tục lệ và các quy tắc
xã hội. Đôi khi, người ta thấy nó vô lý nhưng do nó tồn tại quá lâu lOMoAR cPSD| 42619430
đời nên đã ăn vào tiềm thức con người. Thậm chí ăn vào tiềm thức của chính người bị định
kiến. Muốn xoá bỏ định kiến này phải có thời gian.
Quan niệm không đúng về một vấn đề xã hội hoặc về một nhóm người nào đó cũng là nguồn
gốc dẫn đến định kiến xã hội. Ví dụ, người ta quan niệm rằng: Giọt máu đào hơn ao nước lã,
nên không thể hi vọng con dâu thương bố mẹ chồng, con rể thương bố mẹ vợ. Quan niệm
như vậy nên dẫn đến họ định kiến với con dâu, con rể (những người khác máu tanh lòng), họ
cho rằng con dâu, con rể không bao giờ thương mình nên cũng không dại gì mà thương họ.
Nhưng thực tế lại khác, nhiều cô con dâu rất có tình cảm và trách nhiệm với bố mẹ chồng.
Nhưng do những câu ca dao, tục ngữ, những câu chuyện truyền miệng làm cho người đời
hiểu sai, dần dần hình thành những quan niệm không đúng dẫn đến định kiến về những
người làm dâu, làm rể.
Trong các định kiến xã hội thì định kiến giới và định kiến dân tộc là biểu hiện rõ nét. Các
định kiến này có nguồn gốc từ các chuẩn mực của xã hội do các giai cấp thống trị xã hội đặt
ra từ trước và khuyến khích, cổ vũ cho các định kiến dân tộc đó. Hầu hết các thành viên
trong xã hội chấp nhận các chuẩn mực đó và định kiến càng phát triển và càng được được
thể hiện nhiều hơn. Sự hình thành định kiến này có thể ở ngay trong đời sống gia đình. Như
trước đây, con trai được học cao đến khi không thể học được nữa thì mới thôi. Còn con gái
chỉ được bố mẹ cho học đến một mức độ nào đó thì phải dừng để nhường cho anh trai, em
trai ăn học. Trong trường hợp này, sự phân biệt đối xử thường xuyên xảy ra và trở thành
cách ứng xử của mọi người. Mọi người cho rằng như thế là hợp lý. Ai tuân theo các chuẩn
mực đó thì được chấp nhận, ai không tuân theo sẽ bị tẩy chay. Điều đáng quan tâm hơn là
ngay trong các chuẩn mực của xã hội trước đây đã cổ vũ cho thái độ coi thường phụ nữ nên
định kiến càng sâu sắc hơn.
Ngoài các nguồn gốc nêu trên có thể có một số nguyên nhân khác dẫn đến định kiến xã hội.
Đó là sự xây dựng các biểu tượng xã hội. Ví dụ, một thời gian dài, chúng ta có những tấm pa
nô, áp phích vẽ hình ảnh người nhiễm HIV/AIDS gầy guộc, siêu vẹo. Từ đó, dưới con mắt
của mọi người, người nhiễm HIV/AIDS rất đáng sợ và người ta hình thành một định kiến rất
xấu về họ. Mọi người sợ nên xa lánh những người nhiễm căn bệnh thế kỷ này. Mặc dù, trên
thực tế họ là người bình thường và HIV không thể lây truyền sang người khác qua đường giao tiếp thông thường. lOMoAR cPSD| 42619430
Có thể có một số nguyên nhân xã hội khác dẫn đến định kiến xã hội. Có thể do sự phát triển
xã hội chưa đạt đến một trình độ xóa bớt được khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội về dân
trí và về địa vị kinh tế dẫn dấn có sự chênh lệch trong mức sống và điều kiện sinh hoạt của
các cộng đồng. Điều này có thể tạo nên cách nhìn nhận vấn đề có sự khác nhau dẫn đến ít
nhiều có sự kì thị và định kiến về nhau. Tuy đây không phải là nguyên nhân quan trọng
nhưng nếu xóa bớt đi được khoảng cách về giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa các tầng
lớp xã hội thì cũng bớt đi được một nguyên nhân tạo ra định kiến xã hội
3. Điều chỉnh các định kiến xã hội
Khi nghiên cứu về định kiến, các nhà nghiên cứu vừa chỉ ra nguyên nhân của định kiến, vừa
đưa ra những cách thức để làm giảm bớt định kiến xã hội. Có thể nêu ra một số biện pháp
làm giảm bớt định kiến xã hội dưới đây:
- Tuyên truyền vận động làm thay đổi thái độ của các bộ phận dân cư về một vấn đề
nào đó. Ví dụ, tuyên truyền để người dân thay đổi thái độ đối với người nhiễm HIV, thay
đổi thái độ đối với phụ nữ trong xã hội chúng ta. Ngày nay, thông tin đại chúng hết sức phát
triển, có thể sử dụng sức mạnh của nó để tác động đến tâm lý con người. Qua phương tiện
thông tin người ta đã tổ chức hoạt động truyền thông nhằm làm giảm bớt sự kì thị với người
nhiễm HIV. Đề cao vai trò phụ nữ để mọi người có quan niệm đúng hơn vai trò quan trọng của phụ nữ.
- Đối với một số cá nhân có tầm ảnh hưởng lớn tới mọi người có thể tác động trực
tiếp đến cá nhân họ. Bằng cách đưa họ vào các hoạt động nhằm giúp họ nhận thức đúng các
vấn đề mà họ thành kiến để họ thay đổi nhận thức và có thái độ phù hợp với chuẩn mực chung của xã hội.
- Một số vấn đề xã hội hiện nay có thể đưa vào giáo dục gia đình. Từ trong gia đình,
đứa trẻ đã được giáo dục một cách đúng đắn về các vấn đề xã hội thì các em sẽ có nhận
thức đúng, thái độ phù hợp. Lớn lên các em sẽ là người truyền lại sự thay đổi đó cho thế hệ
sau và xóa đi được những định kiến đã hình thành lâu đời.
- Những chuẩn mực xã hội (tập tục) có thể hình thành định kiến cần được thay đổi.
Ví dụ, các tục lệ cho con cái lấy chồng sớm ở các vùng đồng bào dân tộc hoặc vùng sâu
vùng xa, cần được xóa bỏ. Một số phong tục lạc hậu nên thay đổi. Ví dụ, một số nơi khi nhà
có khách, vợ con không được ngồi ăn chung với khách, khi nào khách và người bố ăn lOMoAR cPSD| 42619430
xong cả nhà mới được ăn. Điều đó đề cao ông chủ gia đình nhưng đã gieo vào lòng đứa trẻ
quan niệm là đàn ông có quyền ngồi ăn uống còn phụ nữ thì phải phục vụ.
Nói tóm lại, nếu quan niệm định kiến là thái độ tiêu cực có trước về hiện tượng hay cá nhân,
nhóm xã hội nào đó thì việc điều chỉnh định kiến trước hết phải tác động vào nhận thức.
Trên cơ sở đó làm thay đổi thái độ và hành vi của mọi người kể cả người bị định kiến. Việc
điều chỉnh các định kiến xã hội không dễ nên cần kiên trì và có những biện pháp tuyên
truyền vận động mạnh mẽ, sâu rộng mới có thể có kết quả. III. SỰ XÂM KÍCH
1. Khái niệm xâm kích
Khái niệm xâm kích được đưa ra gắn liền với giả thuyết ban đầu: sự có mặt của hành vi xâm
kích luôn đi kèm với sự hụt hẫng và ngược lại sự tồn tại của sự hụt hẫng luôn dẫn đến một
hình thức xâm kích nào đó. Giả thuyết này được triển khai với bốn khái niệm cơ bản:
- Sự hụt hẫng: đó là các điều kiện bất kì ngăn cản việc cá nhân đạt đến mục đích mong muốn.
- Sự xâm kích: hành vi có mục đích là xóa bỏ hay làm giảm đi những cản trở hụt hẫng.
- Sự kiềm chế: xu hướng hạn chế hành động để giảm bớt những hậu quả có thể có
trong chính bản thân hành động. Đồng thời nó lại có thể trở thành một sự hụt hẫng mới.
- Sự xâm kích pha trộn: sự xâm kích không hướng tới nguồn gốc trực tiếp của sự hụt
hẫng mà hướng tới một đối tượng khác. Đặc trưng này được phân tích trong mô hình xung
đột của Miller. Sự pha trộn hay “dịch chuyển” theo thuật ngữ của Phân tâm học được Miller
hiểu như một trường hợp khái quát hóa các kích thích. Nhiều hành vi xã hội khác như các
hành vi đạo đức cũng được giải thích theo cách này.
Sau này, cùng với các kết quả nghiên cứu mới, các tác giả chỉnh sửa lý thuyết này và cho
rằng xâm kích là một hiện tượng tự nhiên không nhất thiết là hệ quả của sự hụt hẫng. Nhờ
kết quả của sự học có thể có được các đáp ứng phi xâm kích với các hụt hẫng. (Ví dụ: trẻ
được dạy cách kiềm chế bản thân). Tuy nhiên, sự xâm kích vẫn được coi như là một phản
ứng nổi trội đối với hụt hẫng và hụt hẫng vẫn được xem xét như là nhân tố diễn ra trước sự xâm kích. lOMoAR cPSD| 42619430
Lý thuyết về xâm kích và hụt hẫng bị phê phán từ nhiều hướng: với các thực nghiệm động
thái nhóm, K.Lewin, Zimbardo cho thấy có thể có các phản ứng khác đối với hụt hẫng chứ
không chỉ sự xâm kích. A.Maslow, Rozenweig thì cho rằng sự hụt hẫng không phải là nhân
tố duy nhất dân tới sự xâm kích. Có nhiều nhân tố dẫn tới sự xâm kích, ví như sự nhục mạ
hay đe dọa có thể gây ra sự xâm kích chứ không chỉ sự hụt hẫng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra
tính chất phức tạp trong mối quan hệ giữa sự trừng phạt và sự xâm kích. “Phụ thuộc vào tính
chất và sự tác động qua lại với các yếu tố khác, sự trừng phạt có thể làm tăng cường hoặc
làm giảm thiểu, thậm chí không tạo ra tác động nào đến hành vi của cá nhân”. (Bandura, 1973, p34).
Từ những góc độ xem xét khác, các nhà tâm lý học đưa ra những quan niệm khác nữa về
xâm kích. Có thể dẫn ra một số quan niệm:
J.P.Chaplin cho rằng: xâm kích là sự tấn công (attack); là hành động không thân thiện chống
lại một cách trực tiếp con người hoặc một đối tượng nào đó.
S.Freud cho rằng xâm kích là sự biểu hiện hoặc phóng chiếu một cách có ý thức của bản
năng về cái chết. Còn theo A.Adler, xâm kích là sự biểu hiện của ý chí về quyền lực đối với
người khác. Nhà tâm lý học Mỹ A.H.Murray cho rằng xâm kích là nhu cầu tấn công hoặc
xúc phạm đến người khác để hạ thấp, làm tổn thương, nhạo báng hoặc buộc tội người đó.
Albert Bandura đưa ra quan niệm về xâm kích rất ngắn gọn. Theo tác giả xâm kích là hành
vi mang lại hậu quả tiêu cực. Vì thế, những hành vi tiêu cực được xem là sự xâm kích. Hai
nhà Tâm lý học xã hội Berkowitz (1965) và Fesbach (1971), đã phân chia hai hình thức của
xâm kích: Xâm kích phương tiện và xâm kích thù địch. Xâm kích phương tiện có mục đích
là tìm cách thu lấy lợi ích ở người khác hơn là gây tổn thương cho họ. Xâm kích thù địch có
mục đích là gây ra sự tổn thương hoặc sự đau khổ một cách có chủ tâm đối với người khác.
Như vậy xâm kích là một hành vi có tính chất làm hại con người hoặc phá hủy một đối
tượng nào đó thuộc quyền người khác.
Từ các quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu xâm kích là hành vi tấn công người khác hoặc
những tài sản thuộc quyền người khác với mục đích làm hại họ.
Người có hành vi xâm kích có thể tấn công trực tiếp hoặc có thể gián tiếp người khác có thể
dùng lời lẽ hoặc hành động để làm hại người khác. Hành vi xâm kích có thể mang lại lợi ích
cho chủ thể hành vi, hoặc có thể để thỏa mãn một nhu cầu, động cơ nào lOMoAR cPSD| 42619430
đó. Dù xem xét dưới góc độ nào thì xâm kích cũng được xem là hành vi gây hại cho người
khác. Đôi khi người ta có thể ngụy biện cho hành vi xâm kích của mình nhưng về cơ bản, so
với các chuẩn mực xã hội nói chung, hành vi xâm kích bị lên án và phê phán.
2. Những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi xâm kích
Từ những năm 40 của thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu đã xem xét xâm kích với tư cách là một
vấn đề rất đơn giản. Họ coi xâm kích là sản phẩm của sự chán nản, thất vọng. Song, thực tế
không hề đơn giản như vậy. Nếu coi xâm kích là một hiện tượng tâm lý xã hội thì việc
nghiên cứu xâm kích đòi hỏi chúng ta phải tiếp cận ở góc độ rộng hơn. Những phản ứng xâm
kích của con người hiện nay được xem xét là một vấn đề phức tạp có nhiều yếu tố ảnh hưởng
mà yếu tố xã hội phải được tính đến đầu tiên.
Những yếu tố xã hội trước tiên là những cảm xúc khác nhau của con người. Theo Leonard
Berkowitz và các cộng sự: phim ảnh bạo lực có ảnh hưởng lớn đến hành động xâm kích của
con người. Ông cho rằng đối với những cá nhân có tính tình nóng nảy thì dễ bị kích thích bởi
các phim bạo lực hơn những người khác. Một yếu tố khác làm cho cá nhân dễ có hành động
xâm kích bằng hành vi bạo lực đó là những người không muốn bộc lộ bản thân, họ thường
giấu tên, mạo danh hoặc nặc danh.
Nghiên cứu của Epstein, Taylor (1967); Shortell, Epstein và Taylor (1970), cho thấy những
cá nhân trong trạng thái tinh thần mệt mỏi, tinh thần không sáng suốt thì hành động xâm kích
mạnh mẽ hơn những cá nhân có tinh thần ở trạng thái tích cực, hoặc khi hành vi của cá nhân
có chủ ý thì tính xâm kích thể hiện rõ hơn là khi hành động của chủ thể mang tính ngẫu nhiên.
3. Xâm kích có tổ chức
Một điều kiện tốt của xâm kích là nó được thực hiện trong bối cảnh có tổ chức. Những con
người bình thường phạm phải sự xâm kích và thậm chí cả hành vi bạo lực cho rằng đó là sự
thực hiện các hành động cũng giống như một phần của “công việc của họ” (Vander Zanden,
James Wilfrid, 1977). Đó chính là sự xâm kích có tổ chức. Stanley Milgram đã tiến hành
một số thí nghiệm và đã phát hiện ra rằng, nhiều người có hành động xâm kích và bạo lực lại
là những người ngoan ngoãn vâng theo quyền lực. Khi hành động trong một tổ chức, con
người dám làm những việc mà một mình họ không dám làm. Họ cảm thấy mình được quyền
tha thứ cho hành động của mình. Họ cảm thấy mình như là lOMoAR cPSD| 42619430
một “con tốt” nhiều hơn là “người sáng tạo ra hành vi”. Họ nghĩ “Nếu tôi không làm việc đó
(hành động xâm kích) thì ai đó sẽ thực hiện” (De Charms, 1968, Kipnis, 1974).
Bạo lực là dẫn chứng điển hình của hành động xâm kích. Hai nhà tâm lý học Mỹ Vander
Zanden và James Wilfnd đã thống kê một số liệu về hành vi bạo lực ở Mỹ trên cơ sở phỏng
vấn 1.176 người dân Mỹ đã trưởng thành cho thấy:
- Có 13% những người Mỹ trưởng thành đã chống lại hoặc dùng tay đánh những
người khác. 18% người Mỹ đã bị nhắc nhở về hành vi chống lại hoặc dùng tay đánh người nào đó.
- Có 1/5 người Mỹ tán thành việc tát vợ (hoặc chồng) trong trường hợp được phép:
16% trẻ em Mỹ ở tuổi dưới 16, đang học trong trường phổ thông và 25% sinh viên đại học đồng ý việc này.
- Có 41% người Mỹ trưởng thành nói rằng họ có một khẩu súng của mình (một số có vài khẩu).
- 43% người da trắng và 27% người da đen có súng ngắn.
- 50% người dân Mỹ ủng hộ việc giáo viên trong trường phổ thông sử dụng các biện
pháp trừng phạt (về thể xác) khi có nguyên nhân chính đáng.
- Cứ 10 người Mỹ thì có 9 người nói rằng họ đã sử dụng hình thức phát vào đít đứa trẻ.
- Chỉ có 18% người da trắng quả quyết rằng họ không có hành vi bạo lực, 9% cho
rằng mình có thể có những hành vi bạo lực. 43% người da đen cho rằng mình là những viên
chức không vâng lời, 25% cố gắng để không có hành vi bạo lực.
- 28% người dân Mỹ cho rằng cảnh sát thường sử dụng vũ lực nhiều hơn là thuyết phục.
- 58% đồng ý với quan điểm: Bản chất của con người là thường xuyên tạo nên chiến tranh và xung đột.
- 62% người dân Mỹ biện minh rằng chiến tranh là sự hợp pháp hóa công cụ của
đường lối chính trị. Rõ ràng, khi đứng trong tổ chức và được tổ chức “bảo lãnh” hành vi
xâm kích sẽ phát triển và mức độ bạo lực sẽ gia tăng.
HƯỚNG VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC: lOMoAR cPSD| 42619430
Tri thức tâm lý học xã hội về ảnh hưởng xã hội, định kiến và xâm kích xã hội có thể được
xếp chung vào những hiện tượng tâm lý xã hội chi phối quá trình hình thành, vận hành các
quan hệ xã hội. Do vậy, hướng vận dụng chủ yếu là giúp giảng viên có thể xây dựng và vận
hành các quan hệ xã hội với sinh viên một cách thuận lợi hơn (lĩnh vực can thiệp tâm lý xã
hội, hình thành kĩ năng xã hội).
- Trong việc đánh giá sinh viên, cần quan tâm đến môi trường sinh viên, môi trường
văn hóa sinh viên đang hoạt động để đánh giá một cách khách quan, không quy chụp chủ
quan rút ngắn khoảng cách thế hệ.
- Tránh các định kiến xã hội trong quan hệ với sinh viên, đồng nghiệp; chủ động
điều chỉnh, phá bỏ các định kiến xã hội đối với sinh viên và đồng nghiệp. Một khi cá nhân
nhận biết mình bị điều khiển bởi các định kiến xã hội, cá nhân có thể thay đổi định kiến một cách có ý thức.
- Hình thành khả năng tự chủ, điều khiển các hành vi của bản thân. Trong quan hệ
với sinh viên tránh sắc thái bạo lực trong ngôn ngữ, thái độ và hành vi. Đồng thời cũng lưu
ý uốn nắn các hành vi từ phía sinh viên.
- Thông qua các hoạt động làm việc nhóm. Thảo luận, các nhóm T - training để hình
thành các kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng tương tác xã hội.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG V
1. Ảnh hưởng xã hội là gì? Môi trường văn hóa và nhóm có thể ảnh hưởng như thế
nào đến hành vi của cá nhân? Có thể vận dụng các tri thức này vào việc dạy học như thế nào?
2. Phân tích một số định kiến xã hội để làm rõ bản chất của nó. Đưa ra các biện
pháp cụ thể cho việc điều chỉnh 1 định kiến xã hội mà anh, (chị) cho là cần thay đổi.
3. Xâm kích là gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự xâm kích? Cần làm gì
để giảm các hành vi xâm kích?
Chương 6: Nhân cách trong TLH xã hội
I. KHÁT NIỆM NHÂN CÁCH TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
Nhân cách là khái niệm được phổ biến rộng rãi trong đời sống xã hội. Khái niệm nhân cách
được nhắc đến nhiều trong cuộc sống hàng ngày, trên các phương tiện thông tin lOMoAR cPSD| 42619430
đại chúng cũng như trong sinh hoạt cộng đồng. Lúc đó người ta thường nói đến nhân cách
với nghĩa là cốt cách làm người. Còn hiểu đúng nghĩa khái niệm nhân cách với nhãn quan
của nhà khoa học thì khác với cách hiểu theo nghĩa đời thường.
Nhân cách là đối tương nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như: Triết học, Xã
hội học, Đạo đức học, Giáo dục học Tâm lý học... Bất cứ khoa học nào nghiên cứu về con
người đều quan tâm đến nhân cách. Dưới góc độ của mỗi khoa học khác nhau, nhân cách
được quan niệm khác nhau.
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về con người, vì vậy nhân cách là một phạm trù cơ bản
của tâm lý học. Tâm lý học bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau. Các chuyên ngành của
tâm lý học đều xem xét nhân cách từ các phương diện khác nhau. Cho nên, phân biệt một
cách rạch ròi sự khác nhau về khái niệm nhân cách trong tâm lý học đại cương hay Tâm lý
học xã hội, tâm lý học nhân cách là rất khó. Nhưng nhân cách thuộc về Tâm lý học xã hội
hơn là nhân cách thuộc về tâm lý học nói chung. Về khía cạnh nào đó, nhân cách trong Tâm
lý học xã hội bao trùm rộng hơn nhân cách trong tâm lý học. Cho đến giờ phút này, sự tranh
luận về khái niệm nhân cách vẫn còn đang tiếp diễn. Có thể nêu một số quan điểm cơ bản dưới đây.
1. Quan điểm của các tác giả nước ngoài
a) Quan niệm của các nhà tâm lý học phương Tây
Những người theo trường phái Phân tâm học mà đại diện là S.Freud cho rằng, bản chất của
nhân cách phát sinh từ các quá trình tâm lý nội tại. Sự xung đột này xảy ra giữa sự thúc đẩy
của cái nó, cái tôi và cái siêu tôi. Động lực của sự phát triển nhân cách nằm trong vô thức.
Hầu hết các đặc trưng cơ bản của nhân cách được hình thành khi con người ở độ tuổi lên
năm, lên sáu. Sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này diễn ra mạnh mẽ hơn ở tuổi thanh niên.
Nhân cách có thể thay đổi ở độ tuổi lớn với quan điểm như vậy, những người theo trường
phái Phân tâm học đã coi nhân cách là cái có sẵn, như một yếu tố bẩm sinh di truyền.
Những người theo quan niệm của chủ nghĩa nhân văn, đại diện là Carl Rogers và Abraham
Maslow, xem xét con người trong sự mâu thuẫn. Theo họ, nhân cách được phát sinh từ sự
mâu thuẫn giữa cái tôi nội tâm và sự ép buộc của xã hội. Con người có thể nhận biết được
cái tôi bên trong của mình, mặc dù cái tôi có thể bị che đậy khi cá nhân chấp nhận các cá
nhân khác và biến nó thành sự nhận biết bản thân. Cũng giống như quan điểm lOMoAR cPSD| 42619430
của các nhà phân tâm học, những người theo chủ nghĩa nhân văn cũng thừa nhận giai đoạn
tuổi thơ là rất quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách. Nhưng theo họ, ở giai đoạn
tuổi thơ, cha mẹ hoặc người lớn có thể làm méo mó cách nhìn nhận của trẻ. Cha mẹ có thể
đồng ý với suy nghĩ này của trẻ nhưng lại cản trở những suy nghĩ khác của chúng. Cái tôi
nội tâm luôn bị chèn ép bởi những yêu cầu của xã hội, như vậy sự biến đổi nhân cách là luôn xảy ra.
Một số nhà tâm lý học Mỹ xem xét nhân cách trong mối quan hệ tác động qua lại giữa bốn yếu tố:
1. Yếu tố sinh học: Giống nòi, vóc dáng, sức khỏe, giới tính...
2. Yếu tố môi trường: Môi trường tự nhiên (điều kiện địa lý, khí hậu...) và
môi trường xã hội (văn hóa, lối sống, phong tục tập quán...).
3. Quá trình Tâm lý xã hội như: Thái độ, sự giao tiếp, sự đồng nhất...
4. Thuộc tính Tâm lý cá nhân.
Có thể biểu diễn mối quan hệ của 4 yếu tố như sau: Yếu tố di truyền Yếu tố môi trường
Quá trình tâm lý xã hội
Thuộc tính tâm lý cá nhân
Như vậy nhân cách là sự tổng hợp của bốn yếu tố nêu trên. Khi xem xét nhân cách phải xem
xét nó trong sự tác động qua lại giữa 4 yếu tố, trong đó nhân cách là yếu tố trung tâm của sự tác động qua lại đó.
b) Quan điểm của các nhà tâm lý học Xô viết
Các tác giả Xô viết có rất nhiều quan niệm khác nhau về nhân cách với những tên tuổi nổi
tiếng như: B.G.Ananiev, A.N.Lêonchiev, K.K.Platonov...
A.N.Lêonchiev coi nhân cách như một cấu tạo tâm lý mới được hình thành trong các quan
hệ sống của cá nhân do kết quả của hoạt động cải tạo của người đó. Theo ông, lOMoAR cPSD| 42619430
nhân cách là sản phẩm của quá trình tiến hóa. Ông phân biệt giữa hai khái niệm cá nhân và nhân cách.
Cá nhân là một chỉnh thể, một sản phẩm của sự tiến hóa chủng loài và tiến hóa cá thể.
Nhân cách là một cấu tạo tâm lý đặc biệt có tính trọn vẹn, là kết quả của quá trình
chín muồi những yếu tố bẩm sinh dưới tác động của môi trường xã hội. Sự phát triển nhân
cách diễn ra theo quá trình phát triển của cá nhân. Đối với đứa trẻ sự hình thành nhân cách
được bắt đầu từ sự hình thành mối quan hệ giữa trẻ em với người lớn, trẻ em với thế giới
xung quanh. Nhân cách được hình thành theo một quá trình từ nhỏ đến lớn. Đặc biệt ông
nhấn mạnh đến vai trò của hoạt động, đặc biệt là hoạt động chủ đạo của mỗi giai đoạn lứa tuổi.
Muốn hiểu nhân cách một con người, phải dựa vào hoạt động của họ và đồng thời phải đề
cập đến các yếu tố động cơ, nhu cầu, mục đích...
B.G.Ananhiev coi nhân cách là một cá thể mang tính xã hội lịch sử. Nhân cách tồn tại trong
một xã hội nhất định. Vì vậy phải nghiên cứu nhân cách cùng với tính chất lịch sử xã hội và
tâm lý xã hội của nó. Đồng thời dựa trên cơ sở của các khái niệm cá thể, cá nhân, hoạt động,
chủ thể, khách thể để lý giải các vấn đề về nhân cách. Ông cho rằng chủ thể và nhân cách
không có sự tương đồng. Chủ thể là sản phẩm của hoạt động, là thái độ tích cực của hoạt
động. Nhân cách là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, xác định vị thế của con người trong xã
hội. Vì vậy phải nghiên cứu nhân cách gắn liền với hoàn cảnh xã hội nhất định, nghiên cứu
vị trí của cá nhân trong xã hội và chức năng xã hội gắn liền với vị trí đó.
K.K.Platonov coi nhân cách là con người có ý thức. Bàn về sự hình thành nhân cách, ông
cho rằng sẽ là không biện chứng khi xác định lúc nào nhân cách được hình thành ở trẻ. Khi
đứa trẻ biết nói “tôi” thì đó chính là một nhân cách rồi. Nhân cách được hình thành trong
giao tiếp. Vì vậy, không thể nói một cách chỉnh xác nhân cách hình thành từ khi nào.
2. Quan niệm của các nhà Tâm lý học Việt Nam
Các tác giả Việt Nam đưa ra nhiều cách hiểu khác nhau về nhân cách. Có thể nêu một số quan niệm như sau: lOMoAR cPSD| 42619430
- Theo Nguyên Quang Uẩn: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính
tâm lý của cá nhân biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân đó.
- Theo Nguyễn Ánh Tuyết: Nhân cách là bộ mặt xã hội tâm lý của một người, là tổ
hợp những thuộc tính tâm lý vừa đặc trưng cho cá nhân vừa mang ý nghĩa xã hội. Người có
nhân cách được coi là một thành viên của xã hội, chịu sự chi phối của xã hội, đồng thời là
chủ thể có ý thức của sự phát triển xã hội...
Hai quan niệm trên cho thấy: muốn đánh giá một nhân cách của một con người phải đánh
giá giá trị xã hội con người đó.
- Theo Nguyễn Khắc Viện: Nhân cách là toàn bộ những gì hợp thành một con người,
một cá nhân với bản sắc và cá tính rõ nét, với các đặc điểm thể chất (tạng), tài năng, phong
cách, ý chí, đạo đức, vai trò xã hội. Nhân cách là một cá nhân có ý thức về bản thân đã tự
khẳng định được, giữ được một phần nào tính nhất quán trong mọi hành vi.
Ông cũng cho rằng, trong con người có ba mặt: tạng, tâm và phận. Tạng là thể tạng của con
người, tâm là tâm lý, đời sống tinh thần của con người, phận là bổn phận con người phải
đảm nhiệm (vai trò xã hội mà các nhân phải đóng).
Với tính chất giao thoa giữa Tâm lý học và Xã hội học, Tâm lý học xã hội không thể xem xét
cá nhân một cách riêng rẽ mà luôn đặt cá nhân trong mối quan hệ qua lại với cá nhân khác,
với nhóm và với cộng đồng xã hội. Mỗi cá nhân là một thành viên của một nhóm xã hội. Cá
nhân chịu tác động của các chuẩn mực nhóm, chuẩn mực xã hội. Tâm lý học xã hội nghiên
cứu nhân cách bao gồm toàn bộ các đặc điểm tâm lý của cá nhân được thể hiện trong các
mối quan hệ xã hội thông qua hoạt đông và giao tiếp của mỗi cá nhân đó
II. CẤU TRÚC CỦA NHÂN CÁCH
Dưới góc độ Tâm lý học xã hội, người ta thấy nhân cách bao gồm hai thành phần cơ bản:
Lõi bên trong và các biểu hiện bên ngoài. Lõi bên trong của nhân cách là cái tôi biểu hiện
bên ngoài là vai trò xã hội mà cá nhân đảm niệm. Có thể lần lượt phân tích từng thành phần như sau. 1. Cái tôi
Cái tôi là chủ đề nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như triết học, xã hội
học, tâm lý học... Ngay trong Tâm lý học xã hội cũng có nhiều công trình nghiên cứu về cái
tôi và có nhiều ý kiến khác nhau về cái tôi. Tuy nhiên, mọi ý kiến đều có điểm lOMoAR cPSD| 42619430
thống nhất cho rằng: cái tôi là sự cảm nhận về chính bản thân mình. Cụ thể hơn, cái tôi là sự
nhận nhận xét, đánh giá về chính mình.
Người đưa ra khái niệm cái tôi được nhiều người thừa nhận là nhà tâm lý học Mỹ William
James. Theo ông, cái tôi là một thể phức hợp của các yếu tố: cá nhân đó là người như thế
nào, cá nhân đó muốn gì và người khác muốn gì ở anh ta. Theo quan niệm đó thì cái tôi
chính là sự hiểu biết về chính mình, biết mình là ai, biết mong muốn điều gì và có thể làm gì.
Trong đó bao gồm cả sự cảm nhận và tỏ thái độ với chính mình. Cái tôi có thể có hai thành
phần chính: Cái tôi chủ quan và cái tôi được phản ánh.
a) Cái tôi chủ quan
Cái tôi chủ quan là quan niệm về bản chất thực sự bên trong của cá nhân. Nó có nguồn gốc
xã hội sâu xa chứ không hoàn toàn chủ quan.
Trước hết nó do ảnh hưởng của cha mẹ, người thân quen, hàng xóm láng giềng... Đó chính
là cái tôi chủ thể. Lúc này được hình thành sớm và thường có 2 tình trạng:
Cái tôi chủ quan hình thành sớm nên ít bị thay đổi ở giai đoạn sau này của lứa tuổi. Đối với
mỗi cá nhân sự hiện diện của cái tôi là khá ổn định. Nó không hề thay đổi khi con người thay
đổi vai trò xã hội. Tuy nhiên, người ta thấy rằng cái tôi phát triển theo sự phát triển lứa tuổi.
Cá nhân nhận thức về cái tôi linh hoạt và chững chạc hơn khi họ trưởng thành. Người lớn
cũng có một số thay đổi về cá tính khi họ tham gia vào một vai trò mới. Nhưng sự thay đổi
này là không đáng kể. Cái tôi chủ quan là cái gì rất vững chắc xét về mặt tâm lý rất khó phân
biệt và thường có tình trạng quá cao hoặc quá thấp. Thường trong xã hội, người ta hay đánh
giá mình cao vì nếu đánh giá thấp mình sẽ không có sinh lực, sẽ chết dần. Đó là năng lượng của sức sống tâm lý.
Cái tôi chủ quan là hạt nhân của nhân cách kể cả khi xã hội đánh giá không đúng về mình,
người ta vẫn sự tự tin vào bản thân. Nhưng đôi khi cái tôi chủ quan có thể mang sắc thái
tượng tượng, bệnh hoạn không hợp lý do con người không hiểu đúng về mình, đánh giá về mình thiếu khách quan.
b) Cái tôi được phản ánh
Đó là toàn bộ nhưng quan điểm của cá nhân về bản thân dựa trên những điều suy nghĩ và
đánh giá của người khác. Cũng giống như chúng ta nhìn mình qua gương. Tấm gương đây là
những người khác. Sự khác nhau giữa cái tôi chủ quan và cái tôi được phán lOMoAR cPSD| 42619430
ánh: cái tôi chủ quan thường có màu sắc tích cực lạc quan hơn cái tôi được phản ánh. Cái tôi
được phản ánh có thể điều chỉnh cái tôi chủ quan. Điều chỉnh này có thể tích cực, có thể tiêu cực.
Sự đánh giá của người khác đối với cá nhân rất quan trọng. Phương châm động viên khích lệ
có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển cái tôi chủ quan. Đôi khi sự động viên và khích lệ làm
cho một con người luôn hổ thẹn về bản thân thay đổi thành một người hoàn toàn khác lạ.
Giữa cái tôi chủ quan và cái tôi được phản ánh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cái tôi chủ
quan thường là những nhu cầu tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Nhiều khi chủ thể không đánh giá
đúng về bản thân và thường theo xu hướng đề cao bản thân. Cái tôi khách quan giúp cho chủ
thể tìm ra cách xử sự đúng đắn. Cái tôi khách quan là đạo lý xã hội của cái tôi, là cái tổng
quan, chỉ đạo sự tự phát của cái tôi chủ quan theo những hành vi mang tính đạo lý xã hội.
Cũng giống như sự phát triển của nhân cách, sự phát triển của cái tôi chịu sự ảnh hưởng
mạnh mẽ của môi trường nhà trường gia đình và xã hội. Mỗi cá nhân đồng thời là thành viên
của nhiều nhóm xã hội khác nhau nên các nhóm xã hội này đều có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành cái tôi.
2. Vai (vai trò) xã hội của cá nhân
a) Khái niệm vai xã hội
Khi tham gia vào các nhóm, các quan hệ xã hội, cá nhân phải thực hiện các vai xã hội. Quan
hệ xã hội thực chất là quan hệ giữa các vai xã hội.
Việc phân tích tâm lý xã hội về vai xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu hành vi xã
hội của con người. Do vậy, vấn đề này được cả các nhà tâm lý học xã hội rất quan tâm. Đến
cuối những năm 60 của thế kỉ XX, trong Tâm lý học xã hội có đến hàng trăm các nghiên cứu
thực nghiệm và lý thuyết về vấn đề này.
G.Mead đề cập đến vai xã hội trong tương tác xã hội như là một điều kiện: tiếp nhận vai của
người khác, tức là nhìn nhận bản thân từ vị trí của người khác trong quá trình giao tiếp. Sau
này các nhà tâm lý học xã hội theo định hướng tương tác tiếp tục sử dụng khái niệm này.
Trong tâm lý học phương tây khái niệm này cũng được sử dụng phổ biến. lOMoAR cPSD| 42619430
Linton là nhà nhân học xã hội có đóng góp lớn cho sự phát triển lý thuyết vai. Theo ông cần
đề cập đến 2 khái niệm “vị trí” và “vai”. Vị trí là vị trí mà cá nhân chiếm giữ trong hệ thống,
còn vai dùng để chỉ tất cả các hình mẫu hành vi văn hóa liên quan đến vị trí đó. Như vậy, vai
bao hàm các thái độ, giá trị và các hành vi được xã hội yêu cầu (định trước) cho tất cả các cá
nhân ở vị trí đó. Vai chính là mặt năng động của vị trí.
Vai xã hội là khái niệm phức tạp. Có thể có 2 mặt: mặt xã hội học của nó như là mặt nội
dung hoạt động và chuẩn mực hành vi không bao hàm tính chủ thể do xã hội quy định để
thực hiện chức năng xã hội; mặt khác là mặt tâm lý xã hội liên quan đến các nhân tố của chủ
thể trong việc thực hiện các vai xã hội như cơ chế tâm lý xã hội và các quy luật của việc tiếp
nhận và thực hiện vai xã hội.
Bên cạnh đó còn tồn tại một số quan điểm sau:
* Quan điểm thứ nhất: Những người theo quan điểm này cho rằng vai trò như cái
mặt nạ đeo cho các thành viên của xã hội. Vai trò xã hội có tính chất bề ngoài nên về cơ
bản mọi thành viên trong xã hội đều là con rối. Khi đóng vai trò xã hội thì không nói lên
bản chất thật của con người.
Các thành viên không thực, thay đổi luôn và trong từng giai đoạn cuộc đời ta đóng nhiều vai
trò nên con người không cố định. Vai trò xã hội là hời hợt bên ngoài, ngụy trang nên chỉ gây tác hại cho con người.
Đây là quan điểm quá nhấn mạnh đến tính thụ động của con người. Tất nhiên vai trò chi phối
con người nhưng con người là người tổ chức xã hội là chủ thể của các vai trò. Trong thực tế
có nhiều người do không toại nguyện nên đóng vai một cách hời hợt nhưng cơ bản là con
người còn là chủ thể của các vai trò nên con người có tính chủ động trong đó.
* Quan điểm thứ hai: Đây là quan điểm phi lịch sử, duy tâm về vai trò, cho là vai trò
ở thời đại nào, xã hội nào cũng như nhau (giáo viên thời đại nào cũng thế). Nam Cao: “Tây
mặc Tây, ta mặc ta, thuốc cứ thuốc”.
Quan điểm này sai ở chỗ đây chỉ là bề ngoài. Đúng là chức năng người thầy vẫn là giảng dạy
và giáo dục nhưng mỗi chế độ sẽ có nội dung khác nhau do mục đích và phương tiện khác
nhau chưa nói đến chức năng của người thầy ngày nay khác với người thầy trước kia. Do đó
vai trò có tính lịch sử và giai cấp. lOMoAR cPSD| 42619430
Từ những những phân tích nêu trên, có thể đi đến một cách hiểu như sau:
Vai xã hội của cá nhân là toàn bộ những hành động mà xã hội đòi hỏi và mong nơi
ở mỗi cá nhân khi người đó giữ một vị trí nhất định trong hệ thống quan hệ xã hội để thực
hiện những quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Ví dụ: Giáo viên, bác sĩ, cha mẹ - con, thủ trưởng - nhân viên là vai xã hội.
Có thể chỉ ra các khía cạnh của vai xã hội như sau: (từ các công trình của nhiều tác giả).
- Vai xã hội như là hệ thống các kì vọng của các cá nhân khác đối với các hành vi
của cá nhân chiếm giữ một vị trí trong xã hội, trong quan hệ với những người khác.
- Vai xã hội như hệ thống các kì vọng đặc trưng trong quan hệ đối với chính bản thân
của cá nhân chiếm giữ một vị trí nhất định trong xã hội, tức là chính cá nhân hình dung về
mô hình hành vi của bản thân trong sự tương tác với người khác.
- Vai xã hội như hành vi của cá nhân chiếm giữ một vị trí xã hội có thể quan sát thấy.
Như vậy, vai trò xã hội là sự xác nhận về vị trí của cá nhân trong hệ thống quan hệ xã
hội. Vai trò xã hội còn được hiểu là chức năng, hình ảnh chuẩn mực của hành vi mà qua đó
thể hiện sự mong muốn của xã hội đối với cá nhân, khi cá nhân đảm nhận vị trí nhất định
trong hệ thống các quan hệ xã hội. Những mong muốn này không phụ thuộc vào ý thức và
hành vi của cá nhân cụ thể. Với cách hiểu về vai trò xã hội như vậy chúng ta thấy rằng, bản
chất ở đây không những chỉ là việc ghi nhận quyền lợi và nghĩa vụ của vai trò xã hội mà còn
là sự liên hệ của vai trò xã hội với các loại hoạt động xã hội của nhân cách. Có thể nói rằng,
vai trò xã hội là một loại hình hoạt động cần thiết và phản ánh phương thức hành vi của nhân
cách tương ứng với những tiêu chuẩn được quy định bởi vị trí hay chỗ đứng của cá nhân ấy
trong xã hội. Ngoài ra, trên vai trò xã hội còn in đậm những dấu ấn của xã hội: xã hội có thể
tán thành hay không tán thành một số vai trò xã hội (ví dụ xã hội không tán thành vai trò “tội
phạm”). Đôi khi sự tán thành hay không tán thành đó có thể được phân hóa ở các nhóm xã
hội khác nhau, bởi vì trong sự đánh giá đó còn tùy thuộc vào quan điểm và kinh nghiệm xã
hội của từng nhóm xã hội. Điểm cần nhấn mạnh ở đây
là xã hội tán thành hay không tan
thành không phải một khuôn mặt cụ thể mà trước hết là
sự tán thành hay không tán thành
một loại hình hoạt động xã hội. Tóm lại, khi nói đến vai lOMoAR cPSD| 42619430
xã hội, chúng ta đã “xếp” con người vào một nhóm xã hội nhất định, đồng nhất nó với nhóm.
b) Đặc điểm của vai xã hội
Vai xã hội vừa có tính chất lịch sử vừa có tính chất khách quan:
- Tính khách quan của vai xã hội: Khi con người sinh ra, họ đã được xã hội phân cho
(dù muốn hay không) phải đóng những vai khác nhau: làm học sinh phải thực hiện những
hoạt động của học sinh; làm giáo viên phải thực hiện nhiệm vụ của người thầy giáo; làm
bác sĩ phải thực hiện nhiệm vụ của người thầy thuốc. Đây là những yếu tố mới có thể điều
khiển được mọi người do nó quy định chặt chẽ.
- Vai trò xã hội là một dạng hoạt động được thể chế hóa hay là một đơn vị hoạt động
của xã hội. Chức năng, nội dung, cấu trúc bên trong đã quy định rõ cá nhân làm sai sẽ bị lên
án thậm chí bị đào thải và có thể bị trừng trị.
- Vai trò có tính lịch sử: mỗi thời đại, mỗi giai đoạn phát triển xã hội, đặc điểm, tính
chất... của các vai trò cũng khác nhau.
c) Phân loại vai xã hội
Không có sự phân biệt rạch ròi về các loại vai xã hội, tuy nhiên có thể phân thành các loại như sau:
- Vai chính thức: có các biểu tượng rõ ràng và thống nhất về quyền và nghĩa vụ của
người mang vai này. Mức độ thống nhất và rõ ràng của vai này có lý do là gắn liền với các
hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội mang tính khách quan.
- Vai không chính thức : không có được sự rõ ràng như vai chính thức vì nó mang
đặc trưng tâm lý cá nhân với sự đa dạng và ít xác định của chúng.
Theo Sibutanhi (1999), có thể có vai công cộng - với các biểu tượng thống nhất rộng rãi về
hành vi của các vai này và vai liên nhân cách - không có biểu tượng thống nhất. Theo
Thibau và Kelley, có thể phân chia thành các vai “được quy trước – prescribed” tức là được
quy định từ bên ngoài và không phụ thuộc vào sự nỗ lực của chủ thể và các vai “đạt được –
achieved” tức là các vai có thể thực hiện được nhờ sự nỗ lực cá nhân của người mang vai đó. lOMoAR cPSD| 42619430
P. Linton chia thành các vai tích cực và tiềm ẩn bởi vì cùng lúc cá nhân tham gia vào nhiều
mối quan hệ khác nhau và cùng lúc mang nhiều vai khác nhau nhưng tại mỗi thời điểm cá
nhân chỉ thực hiện được một vai. Vai đó gọi là vai tích cực các vai còn lại gọi là vai tiềm ẩn.
Một vai có thể trở thành tích cực phụ thuộc vào điều kiện, cũng như loại hoạt động của cá nhân.
c) Ý nghĩa của việc đóng các vai xã hội
Toàn bộ nhân cách của cá nhân không thể hiện ra hết trong các vai trò mà chỉ thể hiện một
phần (mặc dù là phần quan trọng). Nhưng mỗi vai trò đòi hỏi con người phải tuân theo các
yêu cầu khách quan của nó nên nhập vai nào, con người sẽ hình thành các đặc điểm tâm lý
tương ứng với vai trò đó. Con người càng tham gia nhiều vai trò thì nhân cách con người càng phong phú.
Vai trò chỉ là mảng hành động của con người chứ chưa bao quát toàn bộ con người. Tuy
nhiên, khi con người hành động theo vai trò, chưa chắc con người đã nhập vai nên nếu chỉ
qua hành động bên ngoài không thể thấy hết nội tâm bên trong con người. Mỗi lần tiếp xúc,
chúng ta chỉ tiếp xúc với con người trong một vai trò nào đó nên cũng không thể thấy hết sự
phong phú của con người. Họ chỉ thể hiện một phần con người theo vai trò họ đang đóng.
Nếu đóng vai trò một cách thành thạo (vai trò chủ yếu như lao động, nghề nghiệp...) là yếu
tố rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Con người sẽ tuân thủ hoàn
toàn các yêu cầu của vai trò và hình thành các phẩm chất năng lực theo vai trò đòi hỏi.
Cùng một lúc con người đóng nhiều vai trò nên cũng rất khó thuần thục tất cả các vai trò. Do
đó, có thể họ đóng tốt vai trò này nhưng lại đóng không tốt vai trò khác. Thậm chí có những
vai trò trái ngược nhau hoặc không bị trùng nhau về thời điểm làm cho con người lúng túng
và không hoàn thành được vai trò của mình. Ví dụ, vào cùng một thời điểm, một người vừa
đảm nhiệm việc cơ quan đã rất bận rộn, nhưng yêu cầu công việc gia đình cũng rất cần họ.
Vì thế, họ rất khó làm tốt cả hai vì thời gian không cho phép
Do đó, vấn đề của mỗi cá nhân là sắp xếp các vai trò theo thứ bậc ưu tiên và đóng tốt các vai
trò theo mức độ quan trọng của nó. Ví dụ, người công chức mới đi làm thì công việc cơ quan
là quan trọng hơn công việc gia đình. Nhưng khi có gia đình có con thì cả hai lOMoAR cPSD| 42619430
việc đều quan trọng. Nhưng lưu ý nếu nhập vai một cách quá đáng (quá sự cần thiết) có thể
dẫn tới sự méo mó nghề nghiệp.
Vì tính đa dạng của các vai xã hội mà cá nhân phải thực hiện cũng như sự phù hợp hay
không phù hợp của cá nhân với các vai xã hội khác nhau làm nảy sinh hiện tượng “xung đột vai”.
Xung đột vai được hiểu là tình huống trong đó cá nhân đối mặt với các kì vọng không tương
ứng. Nói cách khác cá nhân không đủ khả năng để thực hiện các yêu cầu đặt ra đối với vai đó.
Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sâu sắc và cường độ của xung đột vai:
- Một là: mức độ khác biệt giữa các vai. Các vai mà cá nhân đồng thời phải thực hiện
càng có nhiều yêu cầu chung thì xung đột vai càng ít xảy ra.
- Hai là: Các yêu cầu đối với vai. Các yêu cầu đối với vai càng chặt chẽ, tính nghiêm
khắc của yêu cầu đối với vai càng cao càng dễ tạo ra các xung đột vai nghiêm trọng.
Trong các lý thuyết về vai, thường được chia thành 2 loại xung đột vai: xung đột giữa các
vai và xung đột bên trong vai. Xung đột giữa các vai diễn ra khi cá nhân phải thực hiện đồng
thời nhiều vai. Do vậy không thể thực hiện tất cả các yêu cầu của các vai đó do thiếu thời
gian, sức lực hay do các vai đó có các yêu cầu không tương thích.
Mâu thuẫn bên trong vai xuất hiện khi có những yêu cầu mâu thuẫn của các nhóm xã hội đối
với một vai. Các nhóm xã hội khác nhau có thể có sự kì vọng và yêu cầu khác nhau với cùng
một vai. Chẳng hạn phụ huynh đánh giá và kì vọng vào kết quả của sinh viên, trong khi đó
với chính bản thân sinh viên lại xem nhẹ điều đó.
Xung đột vai nói chung ảnh hưởng tiêu cực đến sự tương tác cho nên các tác giả có xu
hướng tìm kiếm các phương thức giải quyết xung đột vai. Có 3 nhóm nhân tố được coi là có
thể làm giảm xung đột vai:
- Nhóm thứ nhất: liên quan đến thái độ của chủ thể đối với vai (các yêu cầu của vai
có ý nghĩa đến mức nào đối với cá nhân, cá nhân cho rằng các yêu cầu đó chính đáng đến mức nào).
- Nhóm thứ hai: bao hàm sự thưởng phạt có thể có đối với việc thực hiện hay không thực hiện vai. lOMoAR cPSD| 42619430
- Nhóm thứ 3 : các định hướng giá trị của các cá nhân (định hướng giá trị đạo đức
hay định hướng giá trị thực tế).
III. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Sự hình thành và phát triển nhân cách theo quan điểm của Tâm lý học hoạt động được hiểu
là một quá trình khách quan mang tính quy luật, trong đó một người thể hiện mình vừa với
tư cách là đối tượng của sự tác động, vừa với tư cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp.
Như thế, nhân cách không bẩm sinh, không phải có sẵn trong các gen di truyền mà được
hình thành trong suốt quá trình sống. Nếu như việc đưa ra một khái niệm thống nhất về nhân
cách là một vấn đề khó khăn đối với các nhà tâm lý học, thì việc đưa ra các yếu tố cơ bản
ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách lại đạt được sự thống nhất cao. Đó là các yếu tố: 1/ Yếu tố sinh học. 2/ Yếu tố môi trường. 3/ Yếu tố giáo dục.
4/ Yếu tố hoạt động của cá nhân.
1. Ảnh hưởng của yếu tố sinh học
Nhóm yếu tố sinh học bao gồm: Não bộ và hệ thần kinh, gen, di truyền, khí chất, năng khiếu.
Những người theo trường phái sinh học cho rằng yếu tố bẩm sinh di truyền có sẵn trong mỗi
cá nhân từ khi cá nhân còn là một thai nhi là nguồn gốc, động lực hình thành nhân cách của
cá nhân. Sự phát triển nhân cách chẳng qua là sự bộc lộ dần những thuộc tính ấy. Tính tích
cực cá nhân, sự giáo dục và ảnh hưởng của môi trường chỉ làm tăng thêm hay giảm đi những
yếu tố tiền định trước đó mà thôi. Quan điểm này là cơ sở lý luận cho sự giáo dục tự phát.
Nó là chỗ dựa cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phân biệt giai cấp, coi thường, khinh rẻ
những người lao động đã tồn tại nhiều năm liền trong lịch sử loài người.
Theo quan điểm của Tâm lý học khoa học, tâm lý được coi là chức năng của não, não bộ là
cơ sở vật chất của tâm lý. Tất cả các hiện tượng tâm lý đều có cơ sở sinh lý là các phản xạ có
điều kiện. “Sự vận hành của hệ thần kinh tạo thành một tiền đề không thể thiếu đối với sự
phát triển nhân cách” (Leonchiev, Hoạt động - Ý thức - Nhân cách - NXB Giáo dục, 1989).
Ở đây cũng cần nhấn mạnh tới mối quan hệ mật thiết giữa sinh lý và tâm lOMoAR cPSD| 42619430
lý: Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở của nhận thức cảm tính, tư duy cụ thể, cảm xúc cơ thể
và hệ thống tín hiệu thứ hai là cơ sở của nhận thức lý tính, tư duy ngôn ngữ, ý thức, tình
cảm, các chức năng tâm lý cấp cao. Sự kết hợp chặt chẽ giữa hai hệ thống tín hiệu và tương
ứng là các hiện tượng sinh - tâm lý cho thấy sự hình thành và phát triển của nhân cách trên
cơ sở tiền đề sinh học. Bên cạnh đó, khí chất - thuộc tính phức hợp của nhân cách quy định
sắc thái và mức độ sự thể hiện ra bên ngoài các hoạt động tâm lý bên trong của nhân cách
cũng có cơ sở sinh lý là các kiểu hoạt động của hệ thần kinh.
Ngày nay, người ta chứng minh được rằng sinh học là yếu tố cơ sở nền tảng và không thể
thiếu được trong quá trình hình thành nhân cách. Yếu tố bẩm sinh di truyền cùng những đặc
điểm về thể chất sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây những khó khăn nào đó trong quá trình
hoạt động. Chẳng hạn, một người có thính giác nhanh nhạy sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc
hình thành năng lực chơi âm nhạc hoặc hưởng thụ âm nhạc. Các cơ quan của cơ thể và chức
năng của nó đôi khi cũng hoạt động theo nguyên tắc bù trừ. Ví dụ: một người bị mù bẩm
sinh thì cảm giác xúc giác hoặc thính giác của họ rất phát triển.
Tuy nhiên, vai trò của các yếu tố sinh học được nhấn mạnh ở tính chất tiền đề của chúng.
Các yếu tố tự nhiên không quy định sẵn sự phát triển nhân cách. Luận điểm này được chứng
minh bằng một số các nghiên cứu: Những trẻ sinh đôi cùng trứng với các phương pháp dạy
học khác nhau có kết quả khác nhau trong một số hoạt động sáng tạo (A.R.Luria,
V.N.Konhanovsky, A.N.Mirenova). Sự khác biệt về tính cách của trẻ do vị trí nhất định của
chúng trong quan hệ xã hội quy định.
2. Ảnh hưởng của môi trường
Đánh giá về ảnh hưởng của môi trường đến sự hình thành và phát triển nhân cách có ba loại quan điểm khác nhau:
Thứ nhất: Phủ nhận vai trò của môi trường (những người theo trường phái sinh vật học).
Thứ hai: Thổi phồng vai trò của môi trường xã hội (quan điểm của thuyết nguồn gốc
xã hội của sự phát triển). Quan điểm này cho rằng, môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự
hình thành và phát triển nhân cách. Họ coi đứa trẻ như tờ giấy trắng, muốn vẽ gì lên đó cũng
được. Theo họ, môi trường xung quanh như thế nào thì nhân cách cá nhân như thế. Bởi thế,
khi nghiên cứu nhân cách cá nhân chỉ cần phân tích cấu trúc môi trường xã hội xung quanh
là có thể hiểu được. lOMoAR cPSD| 42619430
Thứ ba: Thừa nhận vai trò quan trọng, không thể thiếu của môi trường đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách, nhưng không thừa nhận nó là yếu tố quyết định.
Theo quan điểm của Tâm lý học khoa học, nhóm yếu tố môi trường đóng vai trò là nguồn
gốc và điều kiện cho sự hình thành nhân cách. Trong đó, môi trường vĩ mô là toàn bộ những
sự kiện, hiện tượng và đời sống xã hội trong phạm vi rộng: giai đoạn lịch sử, các di sản văn
hóa, các điều kiện xã hội quá khứ, hiện tại và tương lai... Các điều kiện lịch sử này quy định
sự hình thành nhân cách, chiều hướng phát triển, hình mẫu nhân cách mà xã hội yêu cầu.
Những dấu ấn của một thời kì xã hội in đậm lên nhân cách của một cá nhân nhiều khi vượt
ra ngoài sự nhận biết đơn thuần của cá nhân đó. Chính môi trường vĩ mô quy định bản chất
xã hội và tính lịch sử của nhân cách.
Môi trường vi mô được giới hạn trong phạm vi hẹp gần gũi với cuộc sống thường ngày: gia
đình, trường lớp, bạn bè, cộng đồng dân cư (các nhóm nhỏ xã hội). Trong môi trường vĩ mô,
các quan hệ xã hội được cụ thể hóa, các giá trị và chuẩn mực xã hội ảnh hưởng trực tiếp lên
hành vi của cá nhân. Mỗi yếu tố trong môi trường vi mô có vai trò nhất định trong sự hình
thành nhân cách. Gia đình là nhóm nhỏ xã hội đặc biệt, có ảnh hưởng thường xuyên, liên tục
và trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Nhà trường có vai trò chủ đạo,
định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Đây được coi là nơi tổ chức chuyên
biệt quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
Một cách khác, có thể phân chia thành hai loại: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách. Môi trường tự nhiên bao gồm: điều
kiện địa lý, khí hậu, sông ngòi, miền, vùng... Môi trường xã hội bao gồm: các hệ thống, thiết
chế xã hội như gia đình, nhà trường, cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội... cùng với các
phong tục tập quán, lối sống, đạo đức, chuẩn mực...
Môi trường có ảnh hưởng nhất định đến nhân cách cá nhân. Chúng ta có thể nhận thấy con
người ở mỗi nước khác nhau có tính cách khác nhau: người Nhật cần cù, yêu lao động;
người Đức ưa chính xác, tiết kiệm; người Trung Quốc thâm trầm và kín đáo; người Việt
Nam thông minh, cần cù, chịu khó và rất dũng cảm... Điều kiện địa lý, khí hậu, hoàn cảnh xã
hội, lịch sử của mỗi nước cũng như văn hóa, phong tục tập quán đã tạo nên nét đặc trưng về
tính cách cho mỗi dân tộc. Môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách. Sự phát
triển nhân cách tăng dần về mặt số lượng cũng như chất lượng theo sự phát triển của lứa
tuổi. Sự gia nhập vào các nhóm, các tổ chức xã hội giúp cho cá nhân ngày lOMoAR cPSD| 42619430
một trưởng thành. Những chuẩn mực, quy tắc phương thức giao tiếp dần dần hình
thành nhân cách sống cho mỗi cá nhân sao cho phù hợp với xã hội.
3. Giáo dục và nhân cách
Giáo dục tác động đến sự hình thành và phát triển của nhân cách một cách có chủ định và có
hệ thống. Giáo dục trước khi tiến hành các tác động để hình thành nhân cách đã xác định
một cách rõ ràng hình mẫu nhân cách cần đạt đến theo các yêu cầu của xã hội. Các hình thức
và phương pháp tác động cũng được vạch ra từ trước dựa trên các cơ sở khoa học. Từ đó,
quá trình tác động để hình thành và phát triển nhân cách là quá trình có kế hoạch được điều
chỉnh, điều khiển. Do vậy, giáo dục được coi là đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành và
phát triển nhân cách, đặc biệt trong việc quy định xu hướng hình thành và phát triển nhân cách.
4. Ảnh hưởng của hoạt động cá nhân
Môi trường được coi là nguồn gốc, là điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhân cách
chứ không quyết định trực tiếp. Trung tâm của môi trường đó, đồng thời là người mang các
tiền đề sinh học chính là chủ thể. Hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng mực con người
cải tạo hoàn cảnh. Do vậy nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển của nhân
cách chính là hoạt động của chủ thể. C.Mác cho rằng sự tiếp thị một tổng thể các công cụ
sản xuất cũng là sự phát triển một cách tổng thể các năng lực trong bản thân. Trong hoạt
động, nhờ quá trình chủ thể hóa mà chủ thể lĩnh hội được nền văn hóa nhân loại, biến chúng
thành nhân cách và cũng trong hoạt động, nhân cách bộc lộ năng lực của bản thân với tư
cách là một chủ thể cải tạo hoàn cảnh. Nếu hoạt động với đối tượng chủ yếu giúp con người
hình thành và phát triển các năng lực của bản thân thì giao tiếp với tư cách là một dạng đặc
biệt của hoạt động lại giúp con người lãnh hội các chuẩn mực, các giá trị xã hội, các kinh
nghiệm xã hội để hình thành các phẩm chất nhân cách. A.N.Leonchiev chỉ rõ: Quá trình đứa
trẻ lĩnh hội những hành động đặc thù của con người diễn ra trong giao tiếp. Thực tế hoạt
động có đối tượng và giao tiếp quyện chặt với nhau không tách biệt. Như vậy có thể coi hoạt
động nói chung bao gồm hoạt động với đối tượng và hoạt động với người khác (giao tiếp)
đóng vai trò quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách. lOMoAR cPSD| 42619430
Những nghiên cứu về trẻ em sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng được tiến hành vào
cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX đã chứng minh một điều rằng: Sự phát triển nhân cách còn
phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động bản thân mỗi cá nhân.
Với phương pháp nghiên cứu trẻ em sinh đôi trong nhiều năm qua của các nhà tâm lý học và
sinh lý học như T.Gardner, H.Newman, I.I.Caraep... đã chỉ ra rằng ngay những trẻ em sinh
đôi cùng trứng có đặc điểm di truyền giống nhau, môi trường sống giống nhau nhưng chiều
hướng phát triển nhân cách ở mỗi em lại hoàn toàn khác nhau. Điều đó chỉ có thể giải thích
được rằng hoạt động ở mỗi cá nhân khác nhau quy định chiều hướng phát triển nhân cách
khác nhau của các cá nhân đó.
Tâm lý học mác xít đã khẳng định tính quyết định của hoạt động cá nhân đến sự hình thành
và phát triển nhân cách.
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, đặc biệt là phép biện chứng tự nhiên
trong quá trình biến đổi từ vượn thành người nhờ lao động, các nhà tâm lý học mác xít đã
khẳng định hoạt động và phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp
đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
Khác với các động vật khác, hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính
xã hội tính cộng đồng và được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định.
Sự hình thành và nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo của họ ở lứa
tuổi đó. Việc lựa chọn hình thức hoạt động nào cho phù hợp cần phải tính đến hoạt động chủ
đạo. Ví dụ đối với trẻ mẫu giáo, hoạt động chủ đạo là trò chơi đóng vai, còn đối với học sinh
phổ thông lại là hoạt động học tập. Trong quá trình giáo dục chúng ta nên chọn lựa, tổ chức
và hướng dẫn hoạt động sao cho phù hợp và có hiệu quả. Vai trò của người hướng dẫn, tổ
chức, điều khiển là rất quan trọng. Nó giúp định hướng cho sự phát triển nhân cách.
Như vậy trong ba yếu tố kể trên, chúng ta không thể xem nhẹ hay bỏ qua ảnh hưởng của bất
kì một yếu tố nào. Tuy nhiên mỗi yếu tố có những vai trò khác nhau đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách. Yếu tố sinh học là cơ sở vật chất, là tiền đề, là nền tảng; môi trường giữ
vai trò quan trọng không thể thiếu; còn hoạt động là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
IV. SỰ SUY THOÁI NHÂN CÁCH lOMoAR cPSD| 42619430 1. Khái niệm
Nhân cách được hiểu là giá trị xã hội của cá nhân do cá nhân lĩnh hội các giá trị xã hội tạo
nên. Tuy nhiên không phải mọi nhân cách đều là những nhân cách phù hợp hoàn toàn với
hình mẫu nhân cách mà xã hội mong muốn. Hiện tượng nhân cách có hành vi phi xã hội
không phù hợp với các chuẩn mực xã hội trong mối quan hệ với người khác hoặc với xã hội
được gọi là sự suy thoái nhân cách. Sự biến thái nhân cách và phá vỡ cấu trúc tâm lý của
nhân cách thường có lịch sử lâu dài bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Có quan điểm cho
rằng sự biến thái nhân cách có nguồn gốc từ thời kì thơ ấu. Ngay trong những thời kì đầu của
sự hình thành nhân cách, cá nhân đã chịu ảnh hưởng của những nhân tố không thuận lợi cho
sự phát triển nhân cách sau này. Đặc biệt trong một số thời kì nhạy cảm trong quá trình phát triển nhân cách.
Trong sự hình thành nhân cách một cách thuận lợi, môi trường xã hội xung quanh được tiếp
nhận một cách phù hợp. Cá nhân có thể lĩnh hội các chuẩn mực xã hội và tuân thủ chúng với
tư cách là một chủ thể tích cực trong các quan hệ xã hội.
Ngược lại, với những nhân cách mà các cấu tạo tâm lý mới mang tính tiêu cực dần được
hình thành và được củng cố ngày một vững chắc hơn. Chúng dần làm suy thoái nhân cách,
cản trở sự điều chỉnh hành vi của cá nhân một cách lành mạnh. Các cấu tạo tâm lý này ngày
một phát triển một cách độc lập, hình thành xu hướng vận động riêng của chúng. Hình thành
các cấu trúc nhân cách bất bình thường và những hình thức sai lệch của các mặt khác của
nhân cách. Càng ngày, sự sai lệch càng rõ rệt. Các thuộc tính bất bình thường ngày càng bắt
rễ vào hệ thống nhân cách và tiếp tục phát triển ngay cả khi các điều kiện tạo ra chúng không
còn tiếp tục tác động nữa.
2. Các mức độ suy thoái nhân cách
Có nhiều mức độ suy thoái nhân cách khác nhau với các biểu hiện ở các thuộc tính của nhân
cách như xu hướng nhân cách, tính cách. Căn cứ vào tính chất không phù hợp với các chuẩn
mực xã hội có thể có một số mức độ như sau:
- Mức độ thấp nhất là ở nhân cách hình thành một số các nét tính cách không phù
hợp với các chuẩn mực đạo đức, các giá trị xã hội như: tính tham lam, tính lừa dối, tính độc
ác. Các loại tính cách đó đi ngược lại mong muốn của xã hội làm giảm giá trị của nhân
cách. Tuy vậy, mức độ này thường không được nhắc đến như là sự suy thoái nhân cách mà
chỉ được hiểu đơn giản là các nét tính cách tiêu cực. Cũng chính vì lẽ đó, dạng suy thoái lOMoAR cPSD| 42619430
nhân cách này không được chú ý nhiều trong đời sống, thậm chí có những quan niệm cho
rằng những nét tính cách như vậy là những điều vốn có ở cá nhân và có thể chấp nhận ở một
mức độ nhất định. Sự hình thành và bộc lộ những nét tính cách đó không chỉ đơn giản có từ
thơ ấu mà nó còn có thể xuất hiện trong quá trình sống, khi một nhân cách đã tương đối ổn
định. Trong sự thay đổi có tính bước ngoặt của điều kiện sống, hoàn cảnh sống các nét tính
cách này có thể xuất hiện và bộc lộ rõ ràng.
- Mức độ thứ hai của sự suy thoái nhân cách là các nhân cách có các hành vi lệch
chuẩn mang tính hệ thống và thường xuyên: lừa đảo, hành vi tội phạm, tệ nạn xã hội... Các
nhân cách này có các hành vi đi ngược lại các chuẩn mực xã hội. Mặc dù cá nhân vẫn nhận
thức được tính phi đạo đức của các hành vi của bản thân nhưng lại coi các hành vi đó là hợp lý.
- Mức độ thứ ba: rối nhiễu nhân cách. Đây là hiện tượng kết hợp một số nét nhân
cách lệch lạc rõ rệt với chuẩn mực văn hóa ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống và hoạt động
của nhân cách. Có thể đề cập đến nhiều loại rối nhiễu nhân cách như rối nhiễu chống đối xã
hội - Cá nhân đặt bản thân trong sự đối lập với xã hội và có các hành vi chống đối xã hội
một cách có ý thức. Mức độ suy thoái này thực chất đã làm mất nhân cách, các giá trị xã hội
được nhập tâm hóa chuyển thành các phản giá trị. Sự tồn tại của cá nhân được khẳng định
bằng cách đi ngược lại các yêu cầu của xã hội, rối nhiễu dạng hoang tưởng, rối nhiễu ái kỷ,
rối nhiễu xa lánh xã hội, rối nhiễu đóng kịch... Các rối nhiễu này có thể được xác định dựa
trên các tiêu chí đánh giá của bộ tiêu chí ICD của Tổ chức Y tế Thế giới hoặc bộ tiêu chí
DSM của Hiệp hội Tâm thần Mỹ.
3. Các nguyên nhân suy thoái nhân cách
Có nhiều nguyên nhân làm nhân cách suy thoái. Song chủ yếu là các nguyên nhân về mặt xã
hội. Trong đó có 3 nguyên nhân chủ yếu sau:
Đó là khi cá nhân tham gia vào một nhóm xã hội, trong đó các giá trị mà cá nhân đã chấp
nhận và tuân thủ trở nên ít có giá trị. Hệ thống các giá trị, các chuẩn mực không được tôn
trọng. Thậm chí các giá trị được thừa nhận chung trong xã hội không còn ý nghĩa. Môi
trường sống trực tiếp tạo điều kiện cho các nét tính cách tiêu cực hình thành hoặc bộc lộ rõ
hơn. Đặc biệt, khi có điều kiện để củng cố, nó ngày càng trở nên chi phối hành động của cá nhân. lOMoAR cPSD| 42619430
Cá nhân có thể rơi vào mâu thuẫn giữa những nhu cầu, mong muốn cá nhân với các vai trò
của xã hội mà cá nhân phải đảm nhiệm hay với sự hạn chế của các điều kiện có thể giúp cá
nhân thỏa mãn các nhu cầu đó. Do không thực hiện được các vai trò của mình, hoặc không
thỏa mãn được nhu cầu, cá nhân có thái độ chống đối và có các hành vi lệch chuẩn. Đối với
các cá nhân này, các giá trị đã lĩnh hội chưa đủ mạnh để ngăn chặn những hành vi lệch
chuẩn. Bên cạnh đó các tác động từ bên ngoài có các tác động theo xu hướng xô đẩy cá nhân
thực hiện các hành vi lệch lạc.
Nguyên nhân thứ ba của sự suy thoái nhân cách là do cá nhân bị hủy hoại các chức năng tâm
lý. Nhân cách bị suy thoái do nguyên nhân bệnh lý. Cá nhân bị bệnh tâm thần và không còn
ý thức nên cũng không còn nhân cách. Trường hợp này phải có sự can thiệp của các chuyên gia y tế
V. KIỂU NHÂN CÁCH XÃ HỘI
1. Khái niệm kiểu nhân cách
Kiểu nhân cách là một mẫu người bao gồm những đặc điểm điển hình về mặt xã hội chung
cho một lớp hay một loại người. Việc phân kiểu nhân cách mang tính mô tả. Nó cho phép
hình dung một cách chung nhất về một nhóm nhân cách trong xã hội giữa nhiều kiểu nhân cách khác nhau.
- Đây là một mô hình bao gồm các đặc điểm xã hội của con người do các nhà nghiên
cứu phác họa lên để nghiên cứu. Trong thực tế, con người không hoàn toàn trùng khớp lên
các mô hình này mà mô hình này có tính đại diện cho một số người trong cộng đồng.
- Các đặc điểm (hay tiêu chuẩn) được lấy làm căn cứ phân kiểu người thường là các
đặc điểm xã hội như: thái độ đối với công việc, với những giá trị trong xã hội. Các kiểu
nhân cách này, trong một xã hội thường không đối lập mà có nét tương đồng khác nhau ở
thái độ ưu thế nổi bật đối với một giá trị nào đó: ham địa vị, ham tiền tài.
Ngoài ra vẫn còn những nét theo đuổi những giá trị chung của xã hội song không như nhau.
Điều lưu ý phải phân biệt hai loại kiểu nhân cách: kiểu nhân cách cơ bản và kiểu nhân cách lý tưởng: lOMoAR cPSD| 42619430
+ Kiểu nhân cách cơ bản: là kiểu nhân cách có tính chất đại diện cho cùng tầng xét về
mặt thống kê. Nó thường xuất hiện, vốn có ở phần lớn các thành viên trong cộng đồng.
+ Kiểu nhân cách lý tưởng là mẫu người cần xây đựng cho một giai đoạn lịch sử nhất định.
Giữa hai loại này bao giờ cũng có khoảng cách, thậm chí có khi đối lập nhau.
Nhưng cũng có thể kiểu nhân cách cơ bản đang tiến tới kiểu nhân cách lý tưởng.
2. Sự khác nhau giữa hai khái niệm “nhân cách” và “kiểu nhân cách”.
- Khái niệm “nhân cách” ngoài những nét đặc điểm, đặc tính điển hình về mặt xã hội
(có ý nghĩa xã hội) còn bao hàm cả những nét, đặc điểm, đặc tính cá biệt nữa. Do đó nói tới
nhân cách là nói tới cái chung và cả cái riêng cá biệt của một con người cụ thể. Nói khác đi
tâm lý không phải của bất kì cá nhân nào cũng đều là kiểu tâm lý là kiểu nhân cách xét về mặt giai cấp - xã hội.
Ta hiểu rằng nhân cách tất nhiên mang bản chất xã hội lịch sử nhưng Tâm lý học nhân cách
coi nhân cách có tính chất chung hơn, trừu tượng hơn về mặt cấu trúc nhưng không bỏ qua
những nét đặc điểm cá biệt.
Còn nói đến kiểu nhân cách là nói các điển hình phi cá tính, phi cá nhân, xem các điển hình
không phải là cái đơn nhất mà là một cái gì chung cho một giai cấp, một tầng lớp, một xã
hội. Đó là hình ảnh thực, “tập trung hóa” của các cộng đồng người.
3. Phân biệt kiểu nhân cách xã hội và nhân vật điển hình của nghệ thuật
Nhân vật điển hình của nghệ thuật là nhân vật được điển hình hóa, có những đặc điểm điển
hình được mô tả dưới hình thức cảm tính trực quan. Khái quát từ nhiều người có thực trong
thực tế nhưng nó còn là một cá tính nữa với nghĩa là một cái đơn nhất không có người thứ hai như vậy.
Như vậy kiểu nhân cách không có nét chung với nhân vật điển hình mà nó có những nét tiêu
biểu cho một kiểu nhân cách xã hội nhưng hai khái niệm này khác nhau.
Vì Tâm lý học xã hội làm việc với các kiểu có tính chất đại diện ít nhất có tính chất phổ
biến, trung bình xét về mặt thống kê toán học theo quy luật số lớn. lOMoAR cPSD| 42619430
Tóm lại, điển hình nghệ thuật bao giờ cũng hiện lên với vẻ đơn nhất của một nhân vật, có
xương, nhưng không có tính chất đại diện xét về số lớn mà nó có tính chất cá biệt nhiều hơn.
Song Tâm lý học xã hội phải khai thác nhiều ở chỗ nhân vật điển hình trong nghệ thuật vì
chính nó phản ánh phần nào các kiểu nhân cách của một giai đoạn lịch sử nhất định. Đó là
nguồn tài liệu phong phú của những công trình nghiên cứu vấn đề này.
4. Ví dụ về nghiên cứu kiểu nhân cách xã hội
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Olsanxki đưa ra 8 kiểu nhân cách trên cơ sở xác định thái
độ ưu thế của mỗi kiểu đối với một giá trị nào đó trong xã hội Nga hồi bấy giờ. Kết quả nghiên cứu như sau:
1. Vlađimir: tiến nhanh từ một công nhân bình thường thành một cán bộ phụ trách cỡ
lớn. Chưa đầy 40 tuổi mà Vlađimir đã chỉ huy hàng mấy trăm người đang sản xuất một loại
sản phẩm quan trọng. Cấp lãnh đạo thừa nhận năng lực của anh ta, có cơ sở để chờ đón anh
ta sẽ tiếp tục lên cấp.
Đặc trưng của người này là địa vị, chức vụ.
2. Mátvây: công việc anh làm không mang lại tiếng tăm và cơ hội thăng chức nhưng
tiền lương khá. Mátvây không từ chối việc gì, không tiếc thời gian làm việc nên có nguồn
thu nhập chắc chắn. Anh đã mua được ôtô con và đang giành tiền mua biệt thự ở ngoại ô.
Đặc trưng của người này là giá trị tiền, của cải.
3. Vaxily: không chú ý tính toán đến lương bổng và những tiện nghi sinh hoạt, được
làm việc ở những nơi nào khó khăn nhất có lợi ích nhất và cần thiết nhất là thấy thích nhất,
đẹp nhất, tự hào nhất. Vaxily và những đồng chí của mình đã cùng nhau vượt qua mọi khó
khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đặc trưng của người này là ham việc, tinh thần công tác cao.
4. Nicolai: công việc của anh ta chẳng có gì là anh hùng và cũng chẳng hứa hẹn tăng
thêm thu nhập công việc nhàn hạ, không có gì là đột xuất, vất vả song điều độ và bình lặng
có một căn hộ riêng xinh xắn, trang trí bày biện đẹp mắt.
Đặc trưng của người này là an phận, bình lặng. lOMoAR cPSD| 42619430
5. Paven: sống quan tâm nhiều đến số phận của người khác, giúp đỡ nhiều khi người
họ gặp khó khăn có lương tâm, tốt bụng ân cần, hồ hởi. Khi đấu tranh với những khuyết
điểm của người khác có lúc vấp váp với một vài cán bộ lãnh đạo khiến cho anh ta chậm
được đề bạt, tăng lương.
Đặc trưng của người này là đấu tranh cho chân lý, lẽ phải.
6. Anđrây: còn trẻ nhưng đã nổi tiếng, ai cũng biết đến tên tuổi của anh ta. Anh ta
thường xuyên xuất hiện trên báo chí, vô tuyến truyền hình. Anh ta không ham tiền, thích
biểu hiện (khoe) tài năng của mình trước mọi người.
Đặc trưng của người này là ham tiếng tăm, danh vọng.
7. Kirin: có công việc lý thú nên dồn hết sức mình vào đó, không có thời gian cho
cuộc sống cá nhân và tiêu khiển; thích nghiên cứu một cách tự do, suy nghĩ độc đáo và táo
bạo; ít người biết đến nhưng được thừa nhận là một chuyên gia cỡ lớn.
Đặc trưng của người này là thích sáng tạo, thích ứng với khoa học.
8. Côngxtăngtin: không gắn bó với một nghề nghiệp nhất định nào, làm ăn thu nhập
thất thường, có khi không còn đồng tiền nào. Côngxtăngtin tự đánh giá mình cao, có xu
hướng thích đi lang thang, phiêu bạt nay đây mai đó có nhiều thời gian rảnh rỗi để tiêu
khiển; thích đàn đúm “vui vẻ, trẻ trung”. Khi người ta hỏi bao giờ thì ổn định cuộc sống,
anh ta trả lời rằng: “về già cũng chưa muộn”.
Đặc trưng của người này là ham chơi, không có chí hướng
Khi nghiên cứu hơn 200 người gồm có công nhân, sinh viên, nghiên cứu sinh nhân viên
hàng không... thì được kết quả như sau:
- Kiểu Paven là kiểu được đánh giá cao nhất, sau đó đến kiểu Vaxili, rồi đến Kirin - đến
Vlađimir, bị lên án nhiều nhất là kiểu Côngxtăngtin, rồi đến Matvây, Nicôlai và Anđrây.
Thái độ đối với các kiểu nhân cách nêu trên ở Nam và Nữ có sự khác biệt.
- Nữ thích kiểu Vaxili nhưng cũng kém cương quyết hơn trong việc phủ định và bác bỏ kiểu Mátvây.
- Đặc biệt số nữ được nghiên cứu tỏ ra lo lắng thương hại số phận Paven và cần lưu
ý một số phụ nữ tỏ ra không hiểu, không thông cảm với kiểu Kirin: không thể tưởng tượng lOMoAR cPSD| 42619430
được rằng có người quên gia đình, quên cuộc sống cá nhân: những mặt khác thì Vaxili vẫn
được đánh giá cao nhất.
Kết luận: Nhìn chung đối với nữ, vấn đề gia đình và xây dựng quan hệ gia đình là vấn đề hết
sức thiết yếu và điều đó không phải chỉ do nguyên nhân sinh vật mà chủ yếu do nguyên nhân xã hội.
Lòng yêu đời về cơ bản giữa nam và nữ không khác nhau nhưng nghiên cứu cho thấy tính
năng động (kể cả việc mình tin rằng sẽ đạt được mục đích này), nữ thấp hơn nam tới gần 2
lần (vấn đề có tính chất lịch sử).
Các kiểu nhân cách này là ở Liên Xô trong những năm 1960 đặt ra cho ta suy nghĩ: Cần và
nên nghiên cứu một số kiểu người hiện nay trong xã hội ta và nên tham khảo tài liệu của
Nga nhưng phải nghiên cứu trên thực tế Việt Nam
VI. QUAN HỆ LIÊN NHÂN CÁCH
1. Khái niệm quan hệ liên nhân cách
a) Quan hệ xã hội
Nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội, cũng có nghĩa là nghiên cứu cá nhân trong các
nhóm, trong các quan hệ xã hội. Nói cách khác là nghiên cứu cá nhân trong hệ thống chung
các mối quan hệ xã hội, trong một số “ngữ cảnh xã hội”. “Ngữ cảnh” này bao gồm hệ thống
các mối quan hệ thực của nhân cách với thế giới khách quan. Xác nhận các mối quan hệ có
nghĩa là thực hiện nguyên tắc chung về phương pháp luận - nghiên cứu con người trong sự
liên hệ với môi trường xung quanh. Nhưng nội dung, mức độ các mối quan hệ của con người
với thế giới khách quan lại rất khác nhau bởi vì mỗi cá nhân lại là chủ thể của rất nhiều mối
quan hệ khác nhau. Trong sự đa dạng đó có thể có thể chia ra làm hai loại mối quan hệ: quan
hệ xã hội và quan hệ “tâm lý” của nhân cách - quan hệ liên nhân cách.
Cấu trúc quan hệ xã hội được bộ môn Xã hội học nghiên cứu. Trong lý thuyết của khoa học,
Xã hội học đã đưa ra rất nhiều loại quan hệ xã hội: quan hệ kinh tế, quan hệ pháp quyền,
quan hệ chính trị... Tổng hoà các mối quan hệ này tạo nên quan hệ xã hội. Đặc trưng của
quan hệ xã hội được biểu hiện ở chỗ, trong các mối quan hệ này không chỉ đơn giản là cá
nhân “gặp gỡ” với cá nhân hay cá nhân “quan hệ” với cá nhân khác mà những cá nhân này
với tư cách là những người đại diện cho các nhóm xã hội nhất định (đại diện cho giai cấp
nghề nghiệp, các tổ chức chính trị, đảng phái...). Do vậy, có thể hiểu: lOMoAR cPSD| 42619430
quan hệ xã hội là quan hệ giữa các cá nhân với tư cách đại diện cho một nhóm xã hội, do xã
hội quy định một cách khách quan vai trò của mỗi cá nhân trong nhóm. Ví dụ: thầy - trò;
người mua - người bán; thủ trưởng - nhân viên.
Đặc trưng cơ bản của quan hệ xã hội là các mối quan hệ này được thiết lập không phải dựa
trên nền tảng có thiện cảm hay không thiện cảm của các cá nhân mà dựa trên cơ sở về vị trí
nhất định của mỗi cá nhân trong xã hội, trên cơ sở những chức năng, hành vi mà cá nhân
phải thực hiện khi đứng ở vị trí đó (gọi là vai xã hội). Bởi vậy, các mối quan hệ này được xã
hội quy định một cách khách quan. Đây là mối quan hệ giữa các nhóm xã hội hay giữa các
cá nhân với tư cách là những đại diện các nhóm xã hội đó. Điều này nói lên rằng quan hệ xã
hội không có tính bản sắc. Bản chất của các mối quan hệ này không nằm trong sự tác động
qua lại giữa các nhân cách mà nằm trong sự tác động qua lại giữa các vai trò xã hội.
Trong thực tế, mỗi cá nhân đảm nhiệm không chỉ một vai trò mà là nhiều vai xã hội: Họ có
thể là một giáo viên, một người bố, là một thành viên một câu lạc bộ, là một trưởng họ... Có
những vai xã hội được quy định trước cho con người từ khi mới sinh ra (ví dụ là nam hay
nữ), những vai xã hội khác được hình thành trong cuộc sống. Mặc dù vậy, bản thân vai xã
hội không quyết định hoạt động và hành vi của mỗi người mà tất cả những điều đó phụ thuộc
vào nhận thức của cá nhân và sự nhập vai của cá nhân đó. Sự nhập vai mang màu sắc cá
nhân rõ rệt vì được xác định bằng hàng loạt các đặc điểm tâm lý cá nhân của người mang vai
đó. Bởi vậy các quan hệ xã hội, mặc dù thực chất là các quan hệ theo vai, không phải là quan
hệ nhân cách, nhưng trong thực tế, trong mỗi sự biểu hiện cụ thể vẫn có “sắc thái nhân
cách”. Trở thành nhân cách trong hệ thống các quan hệ xã hội, con người nhất định phải
tham gia vào quá trình tác động qua lại, vào quá trình giao tiếp vì thông qua các quá trình đó
những đặc tính cá nhân nhất định được biểu hiện. Bởi vậy mỗi vai trò xã hội không có nghĩa
là sự định trước tuyệt đối của hành vi, mà nó thường xuyên giữ lại một vài “phạm vi cơ hội”
cho người thực hiện. Ta có thể ước lệ gọi đó là “phong cách nhập vai”. Chính phạm vi này
trở thành nền tảng để xây dựng các quan hệ khác bên trong của hệ thống quan hệ xã hội - quan hệ liên nhân cách.
b) Khái niệm, vai trò và bản chất của quan hệ liên nhân cách
Khi tham gia vào các quan hệ với người khác, cá nhân, một mặt có thể thực hiện vai xã hội
do mối quan hệ đó quy định. Khi đó cá nhân đang tiến hành mối quan hệ xã hội. lOMoAR cPSD| 42619430
Mặt khác, cá nhân có thể quan hệ với người khác không phải trên cơ sở của vai xã hội mà
chủ yếu dựa trên cơ sở của tình cảm, xúc cảm của quan hệ mang tính tâm lý. Khi đó cá nhân
đang thực hiện quan hệ liên nhân cách.
Quan hệ liên nhân cách là quan hệ cá nhân với cá nhân trên cơ sở tâm lý, tình cảm và sự
đồng nhất với nhau ở mức độ nhất định.
Như vậy, nói đến quan hệ liên nhân cách là nói đến quan hệ mang tính người - người, nói
đến nội dung tâm lý của quan hệ đó chứ không nói đến nội dung “công việc” của quan hệ đó.
c) Quan hệ giữa quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách
Quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách gắn bó rất chặt chẽ với nhau. Trong Tâm lý học xã
hội có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề xác định vị trí của quan hệ liên nhân cách
với hệ thống quan hệ xã hội. Đôi khi quan hệ liên nhân cách được coi như ngang hàng với
quan hệ xã hội, một thành phần tạo nên các quan hệ xã hội, hoặc ngược lại quan hệ liên nhân
cách ở mức độ cao hơn quan hệ xã hội, hay quan hệ liên nhân cách là sự phản ánh trong ý
thức của quan hệ xã hội...Theo quan điểm khác, bản chất của quan hệ liên nhân cách có thể
được hiểu đúng nếu như chúng không đặt ngang hàng với quan hệ xã hội mà được nhìn nhận
như một hàng quan hệ đặc biệt xuất hiện bên trong mỗi loại quan hệ xã hội và nó không thể
nằm ngoài các quan hệ này (ví dụ như “thấp hơn”, “cao hơn” hay “bên cạnh”).
Có thể có sơ đồ biểu diễn hai loại quan hệ này như sau: Xã hội
Các quan hệ xã hội- chính trị
Các quan hệ liên nhân cách Xã hội Kinh tế
Quan hệ giữa các nhóm
Quan hệ liên nhân cách nằm trong quan hệ xã hội, chúng đan xen vào nhau. Bất kì một quan
hệ xã hội nào cũng bao hàm quan hệ liên nhân cách ở một mức độ nhất định. lOMoAR cPSD| 42619430
Ngược lại bất kì một quan hệ liên nhân cách nào cũng bao hàm một quan hệ xã hội nhất
định. Ví dụ, trong quan hệ tình yêu, thoạt nhìn đây là quan hệ có vẻ như là quan hệ liên nhân
cách đơn thuần nhưng thực tế nó cũng không thể thoát khỏi một kiểu quan hệ xã hội (một vai
trò xã hội là nam giới và vai kia là nữ giới). Sự tồn tại quan hệ liên nhân cách bên trong các
hình thức khác nhau của quan hệ xã hội như là sự thực hiện các quan hệ trong hoạt động của
các nhân cách cụ thể, trong các hoạt động giao tiếp và sự tác động qua lại. Trong quá trình
thực hiện đó, mối quan hệ giữa con người với con người (trong đó có môi quan hệ xã hội)
một lần nữa được tái tạo lại. Hay nói một cách khác, trong toàn bộ tiến trình vận hành hệ
thống khách quan các quan hệ xã hội có sự hiện diện của các yếu tố thuộc về các cá nhân.
Chính vì vậy ở đây có sự giao thoa giữa quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách.
Bản chất quan hệ liên nhân cách khác với bản chất quan hệ xã hội được thể hiện ở nét đặc
trưng quan trọng: quan hệ liên nhân cách được thiết lập trên nền tảng xúc cảm, tình cảm.
Điều đó có nghĩa là những quan hệ liên cách đó xuất hiện và hình thành trên nền tảng những
tình cảm nhất định nảy sinh ở con người trong mối quan hệ giữa con người với con người.
Chính vì vậy quan hệ liên nhân cách được xem như là nhân tố của bầu “không khí tâm lý” trong nhóm.
2. Các yếu tố chi phối quan hệ liên nhân cách
a) Giao tiếp trong hệ thống quan hệ liên nhân cách
Không thể có quan hệ người - người (bao hàm cả quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách)
nói chung nếu thiếu giao tiếp. Giao tiếp là phương tiện là công cụ để thực hiện các quan hệ
đó. Do vậy, giao tiếp có một vị trí trung tâm trong hệ thống phức tạp các quan hệ của con
người. Hiểu chung nhất, giao tiếp như là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều người để trao
đổi thông tin, nhận thức hay tình cảm. Trong cấu trúc của giao tiếp có những phương diện
sau: 1) Sự gắn kết, thành lập cộng đồng; 2) Sự trao đổi thông tin; 3) Sự hiểu biết lẫn nhau.
Cả ba phương diện này của giao tiếp đều tác động mạnh mẽ đến quan hệ liên nhân cách.
Giao tiếp là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nó vừa là phương
thức phát triển cá nhân vừa là phương thức để thống nhất các cá nhân. Cần đặc biệt nhấn
mạnh ý tưởng rằng, trong giao tiếp, cá nhân lĩnh hội các chuẩn mực, các giá trị xã hội, đồng
thời biểu hiện sự gắn bó tình cảm, sự ghét bỏ, chối từ hay đơn giản là thờ ơ, lOMoAR cPSD| 42619430
lãnh đạm đối với các cá nhân khác. Cũng trong giao tiếp, các định hướng giá trị của cá nhân
có thể xích gần lại với định hướng giá trị của cá nhân khác hay theo chiều ngược lại là phân
hóa rõ ràng hơn. Chính điều này tác động đến quan hệ liên nhân cách.
Hai hàng quan hệ của con người - quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách được bộc lộ và
thực hiện chính trong giao tiếp. Vì vậy có thể nói, nguồn gốc khởi thủy của giao tiếp được
bắt nguồn từ hoạt động trong cuộc sống của cá nhận. Giao tiếp là thực hiện toàn bộ hệ thống
các quan hệ của con người. Các mối quan hệ đa dạng của con người chỉ có thế thực hiện
trong giao tiếp. Xã hội loài người không thể tồn tại nếu không có giao tiếp. Nó vừa như một
phương thức thống nhất các cá nhân vừa như là một phương thức phát triển các cá nhân đó.
Chính vì vậy giao tiếp cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ: vừa thực hiện quan hệ xã hội và
vừa thực hiện quan hệ liên nhân cách.
Mỗi loại quan hệ vận hành trong các hình thức đặc trưng của giao tiếp. Giao tiếp với tư cách
thực hiện quan hệ liên nhân cách được nghiên cứu rất nhiều trong Tâm lý học xã hội. Giao
tiếp liên nhân cách được nảy sinh từ hoạt động cùng nhau của con người. Vì vậy, nó được
thực hiện trong các quan hệ liên nhân cách đa dạng, có nghĩa là nó được hình thành trong
trường hợp khi quan hệ giữa con người với con người mang tính tích cực và ngay cả khi
quan hệ đó mang tính tiêu cực.
Giao tiếp khi thực hiện các quan hệ xã hội là giao tiếp giữa các nhóm hay các cá nhân như là
đại diện của các nhóm xã hội. Trong trường hợp này hoạt động giao tiếp cần thiết phải được
diễn ra thậm chí ngay cả khi có sự đối kháng giữa các nhóm. Trong tác phẩm của mình, Mác
đã viết rằng: giao tiếp là người bạn đồng hành tuyệt đối của lịch sử nhân loại. Theo
Lêônchiev, giao tiếp cũng là người bạn đồng hành tuyệt đối trong hoạt động hàng ngày,
trong sự tiếp xúc hàng ngày của con người. Như vậy, chúng ta có thể nghiên cứu lịch sử thay
đổi các hình thức của giao tiếp trong phạm vi phát triển xã hội cùng với sự phát triển các
quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị và các quan hệ xã hội khác. Với tư cách là người đại diện
cho một số nhóm xã hội, con người giao tiếp với đại diện của nhóm xã hội khác và cùng một
lúc đã thực hiện được hai loại quan hệ: quan hệ xã hội và quan hệ nhân cách. Ví dụ, người
nông dân khi bán sản phẩm của mình ngoài chợ và nhận được một số tiền, số tiền này như
một công cụ cần thiết của giao tiếp trong hệ thống quan hệ xã hội. Mặt khác, người nông dân
này khi bán hàng đã bộc lộ những đặc điểm tâm lOMoAR cPSD| 42619430
lý riêng của mình, tác động qua lại với khách hàng hay nói cách khác là chính bằng
nhân cách của mình để giao tiếp với khách hàng.
b) Những yếu tố tâm lý xã hội
Với tư cách là quan hệ tâm lý giữa các cá nhân, quan hệ liên nhân cách chịu sự tác động của
một loạt các yếu tố tâm lý xã hội. Đó là sự gần gũi giữa các cá nhân, sự tương tác và hình
ảnh “cái tôi” của các cá nhân.
Sự gần gũi giữa các cá nhân bao hàm sự gần gũi về địa lý và về tâm lý. Sự gần gũi về địa lý
thường tạo cơ hội cho sự giao tiếp thường xuyên giữa các cá nhân, từ đó làm nảy sinh sự
hiểu biết lẫn nhau, sự gắn bó và đồng nhất lẫn nhau ở mức độ nhất định, đặc biệt trong các
trường hợp các cá nhân đó cùng ở trong môi trường lạ, không quen thuộc. Sự gần gũi về địa
lý càng gần thì càng tạo điều kiện cho việc hình thành nhiều quan hệ liên nhân cách. Sự gần
gũi về địa lý còn tạo ra những sự tương đồng nhất định về tâm lý giữa các cá nhân trong cùng một cộng đồng.
Sự gần gũi giữa các cá nhân về tâm lý trong Tâm lý học xã hội thường được gọi là sự tương
hợp tâm lý. Sự tương hợp tâm lý có thể hiểu là sự giống nhau của các đặc điểm tâm lý của
các cá nhân và sự thích ứng lẫn nhau dễ dàng giữa các cá nhân. Sự tương hợp tâm lý về thái
độ, sở thích, về quan điểm, về cách thức ứng xử... là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành
các quan hệ liên nhân cách. Các yếu tố đó có thể giúp quan hệ liên nhân cách trở nên gắn bó
chặt chẽ hơn. Sự tương hợp tâm lý tạo ra sự hài hòa trong quan hệ mà các cá nhân không cần
phải điều chỉnh nhiều để thích ứng với cá nhân khác. Đây được coi là tiền đề tốt cho một
quan hệ liên nhân cách bền chặt. Các cá nhân có xu hướng tìm kiếm và thiết lập quan hệ với
các cá nhân khác giống mình. Điều này lại được giải thích bằng cơ chế đồng nhất hóa và nhu
cầu được khẳng định bản thân của cá nhân trong đời sống xã hội. Sự giống nhau giữa một số
cá nhân tạo điều kiện cho cá nhân cảm thấy sự tự tin, tôn trọng vào bản thân, thúc đẩy cá
nhân quan hệ tích cực hơn với các cá nhân giống mình. Tuy nhiên, trong Tâm lý học xã hội
cũng có những ý kiến ngược lại cho rằng không chỉ sự tương hợp tâm lý giúp quan hệ liên
nhân cách có thể tạo ra và làm tăng cường quan hệ liên nhân cách mà ngay cả sự khác biệt
cũng có vai trò nhất định trong việc tạo ra quan hệ liên nhân cách. Không ít khi, sự khác biệt
lại tạo ra sự cuốn hút các đối tượng khác trong quan hệ liên nhân cách. lOMoAR cPSD| 42619430
Quan hệ liên nhân cách diễn ra trên cơ sở sự tương tác giữa các cá nhân. Tương tác được
hiểu là sự tác động lẫn nhau giữa các cá nhân nhằm thực hiện những mục đích nhất định nào
đó. Trong quá trình tương tác, các cá nhân nằm trong sự tác động qua lại trực tiếp, trao đổi
thông tin, điều chỉnh, phối hợp hành động với nhau, nhận thức lẫn nhau. Chính trong quá
trình này, các đặc điểm tâm lý của cá nhân được bộc lộ, biểu hiện ra bên ngoài và được các
cá nhân khác nhận biết. Tính chất của sự tương tác có thể ảnh hưởng đến quan hệ liên nhân
cách. Có hai loại tương tác chính: hợp tác và cạnh tranh. Mỗi loại có tính chất riêng. Hợp tác
là sự tương tác theo chiều hướng phối hợp hành động, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động.
Hợp tác có thể tạo quan hệ liên nhân cách tốt khi các cá nhân tham gia vào quan hệ đó tích
cực và thiện chí. Ngược lại, nếu các cá nhân ỷ lại, bị động, sự tương tác sẽ không đem lại
hiệu quả mong muốn. Cạnh tranh là loại tương tác giúp cá nhân phát huy tốt nhất tiềm năng
của mình, bộc lộ rõ rệt bản thân. Tuy nhiên cạnh tranh với mục đích tiêu cực có thể làm hủy
hoại quan hệ liên nhân cách.
Hình ảnh “cái tôi” của mỗi cá nhân là một cấu trúc tâm lý, là biểu tượng của cá nhân về
chính bản thân, hình thành nhờ quá trình tự nhận thức, tự đánh giá bản thân. Cái tôi là hạt
nhân của hệ thống điều khiển của nhân cách. Nó chi phối thái độ, hành vi của con người
trong các quan hệ xã hội. Trong quá trình hoạt động với người khác cái tôi được thể hiện ở 5
phương diện: tính đồng nhất, tính ổn định, quá trình tự ý thức, tự đánh giá về bản thân và ý
thức xã hội (theo Shibutani). Tính đồng nhất thể hiện ở hành vi, ứng xử của một cá nhân.
Trong cùng một tình huống, một thời điểm, một cá nhân không có những cách ứng xử trái
ngược nhau. Cá nhân lựa chọn và hành động theo một lập trường nhất định. Bên cạnh đó, cái
tôi tương đối ổn định, nó không dễ dàng thay đổi khi cá nhân thay đổi vai xã hội của mình.
Do vậy, xác định được vị trí của bản thân trong các quan hệ với người khác đóng vai trò to
lớn đối với việc điều chỉnh quan hệ liên nhân cách. Bên cạnh đó, chính nhờ các quan hệ với
người khác, cá nhân có thể hình thành cái tôi ngày càng chính xác hơn.
HƯỚNG VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC:
Các tri thức tâm lý học xã hội về nhân cách giúp nhận biết các yếu tố chi phối sự phát triển
nhân cách, từ đó tác động nhằm phát triển nhân cách của sinh viên trong hoạt động giáo dục.
Đồng thời, dựa trên các kiểu nhân cách để có những cách thức ứng xử phù hợp trong quan
hệ với sinh viên. Trong hoạt động dạy học và giáo dục cần chú ý: lOMoAR cPSD| 42619430
- Tạo điều kiện cho sự phát triển nhân cách lành mạnh ở sinh viên, giúp sinh viên có
được sự thích ứng tốt nhất với hoạt động học tập hình thành nghề nghiệp thông qua việc tổ
chức nhóm, tổ chức môi trường hoạt động tích cực, phát huy những điểm mạnh, tính chủ động của sinh viên.
- Phân loại và nhận biết các kiểu nhân cách khác nhau ở sinh viên. Việc đó giúp
giảng viên có thể dự đoán được các chiều hướng hành vi ở sinh viên, đồng thời có khả năng
dự kiến các tác động hay cách thức ứng xử phù hợp với các kiểu nhân cách. Bên cạnh đó,
việc chỉ ra các hình mẫu của các kiểu loại nhân cách xã hội giúp dự đoán và tác động đến
sự thích ứng của sinh viên với các tình huống xã hội.
- Chú ý đến sự tác động và các yếu tố chi phối sự hình thành quan hệ liên nhân cách
trong quá trình tiến hành các quan hệ xã hội với sinh viên. Một mặt có thể xây dựng quan
hệ liên nhân cách tích cực, mặt khác có ý thức thoát khỏi sự chi phối của các quan hệ liên
nhân cách trong quá trình vận hành các quan hệ xã hôi.
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VI
1. Nhân cách là gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển nhân cách? Vai trò của các yếu tố đó?
2. Có các thành phần nào tạo nên cấu trúc của nhân cách?
3. Thế nào là kiểu nhân cách xã hội? Ý nghĩa của việc nghiên cứu kiểu nhân cách
xã hội? Anh/Chị cho biết có những kiểu nhân cách xã hội nào? Mô tả kiểu nhân cách đó.
4. Phân biệt quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách. Làm cách nào để điều
chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ liên nhân cách?