-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giáo trình quản lý kinh tế - Kinh tế Chính trị Mác-Lê nin | Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Giáo trình quản lý kinh tế - Kinh tế Chính trị Mác-Lê nin | Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế Chính trị Mác-Lê nin (CTQG221) 9 tài liệu
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 35 tài liệu
Giáo trình quản lý kinh tế - Kinh tế Chính trị Mác-Lê nin | Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Giáo trình quản lý kinh tế - Kinh tế Chính trị Mác-Lê nin | Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế Chính trị Mác-Lê nin (CTQG221) 9 tài liệu
Trường: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 35 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Preview text:
MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát
của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế thị trường
hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế
thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của đất nước. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát
triển; kinh tế tư nhân là động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày
càng được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội.
Trong thời kỳ đổi mới quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn, tuy
nhiên trong thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập; việc đổi mới và phát triển
kinh tế còn chậm, chưa bền vững… Những hạn chế, bất cập này cần được kiên
quyết khắc phục và giải quyết trong thời gian tới. Để làm được điều này thì vai trò
của Nhà nước là hết sức quan trọng, Nhà nước tất yếu phải quản lý nền kinh tế thị
trường, một mặt vừa phát huy những ưu điểm của thị trường, hạn chế, khắc phục
những khuyết tật, những thất bại của thị trường, mặt khác Nhà nước quản lý nền
kinh tế thị trường còn nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội - chính trị trong
mỗi giai đoạn cụ thể….
Xuất phát từ những lý do nêu trên để làm rõ hơn vai trò của Nhà nước trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập quốc tế, hiểu rõ những chức năng của nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa… em đã chọn chủ đề “Nhà nước trong quản 2
lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” làm đề tài nghiên cứu
viết bài thu hoạch môn học Quản lý kinh tế, từ đó củng cố cơ sở khoa học để vận
dụng trong phát triển kinh tế trong bối cảnh, điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. 3 NỘI DUNG
I. MỐI QUAN HỆ NHÀ NƯỚC - THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA
NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TỂ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1. Mối quan hệ Nhà nước - thị trường, cơ sở khoa học trong việc xác lập
vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tể thay đổi tùy theo chế độ chính trị,
yêu cầu và xu hướng phát triển kinh tế của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau.
Có nhiều chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế thị trường, tạo ra các
mối quan hệ tác động qua lại với nhau, nhưng mối quan hệ Nhà nước - thị trường là
mối quan hệ cơ bản, bao trùm nhất, chi phối các mối quan hệ khác.
Việc xác lập vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường dựa trên mối
quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Nhà nứớc và thị trường có chức năng, nhiệm
vụ cụ thể, có vai trò khác nhau và có mối quan hệ tương tác với nhau.
Thị trường vận động theo các quy luật khách quan và có tác động rất mạnh
tới các chủ thể trong nền kinh tế. Mức độ tác động của các quy luật thị trường vào
các chủ thể kinh tế phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường và sự điều chỉnh của Nhà nước.
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua nhiều mô hình phát triển kinh tế, trong
đó kinh tế thị trường là mô hình chứa đựng nhiều ưu điểm mà các mô hình kinh tế
khác không có được, nhất là về tính năng động, hiệu quả. Trong sự tác động qua lại,
thị trường vừa là nhân tố tác động, hình thành mối quan hệ, vừa là kết quả của mối
quan hệ Nhà nước - thị trường, đồng thời thị trường phát triển hay không cũng là
kết quả của quản lý nhà nước về kinh tế.
Ở Việt Nam, xác định mối quan hệ Nhà nước - thị trường được hiểu là việc 4
giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa,
đã được Đảng ta nhấn mạnh trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội XIII của Đảng đã bổ sung thêm mối quan hệ Nhà
nước - doanh nghiệp - người dân bên cạnh mối quan hệ Nhà nước - thị trường - xã
hội trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. Theo đó, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước được đặt trong mối quan
hệ với thị trường, xã hội, doanh nghiệp và người dân. Hơn nữa, Đảng ta còn xác
định đây là mối quan hệ chặt chẽ và để đảm bảo vai trò của Nhà nước trong mối
quan hệ này, cần tập trung vào xây dựng và hoàn thiện thể chế. Như vậy, ở nước ta,
nhận thức về mối quan hệ giữa Nhà nước - thị trường đã có những sự vận động và
phát triển không ngừng, phù hợp với sự vận động thực tế của nền kinh tế.
2. Vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Cũng như các nhà nước khác quản lý nền kinh tế thị trường của Nhà nước
Việt Nam ở tầm vĩ mô cũng phải bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế; thực hiện
công bằng xã hội; bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững của toàn bộ nền kinh
tế... Tuy nhiên cụ thể trong điều kiện của nền kinh tế Việt Nam thì Nhà nước ta có các vai trò cụ thể sau:
, nền kinh tế thị trường dù phát triển ở
trình độ cao vẫn có những hạn chế, khuyết tật, tự nó không khắc phục được mà cần
phải có vai trò của Nhà nước.
chúng ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch, chỉ huy sang
nền kinh tế thị trường, quá trình chuyển đổi đó là một cuộc cách mạng sâu sắc và
toàn diện, nếu cứ để tự phát sẽ rất chậm và phải trả giá lớn. Nhà nước phải tác động
mạnh mẽ và hiệu quả để hỗ trợ thị trường phát triển ngày càng đầy đủ hơn, trình độ
cao hơn, tốc độ phát triển nhanh hơn. 5 Nhà nước là
một trong những nhân tố quyết định mục tiêu, tốc độ của quá trình chuyển đổi,
quyết định định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Quá trình
chuyển sang nền kỉnh tế thị trường đã rất khó khăn, định hướng xã hội chủ nghĩa
của nền kinh tế thị trường còn khó khăn hơn, đòi hỏi sự nỗ lực rất cao của Nhà nước.
Quá trình hội nhập đòi hỏi phải xác định đúng đắn mục tiêu, lộ
trình, cách thức, bước đi cũng như sự chuẩn bị nội lực cho quá trình hội nhập. Ở
đây có vai trò rất lớn của Nhà nước.
đây là mục tiêu hàng đầu của Nhà nước ta hiện nay. Với chức năng là bộ máy hành
chính, bộ máy kiến tạo Nhà nước phải hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của
mình thì mới đưa toàn bộ nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
II. CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1. Nhận thức chung về chức năng của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường
Chức năng của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường là những hoạt
động tổng quát nhất mà Nhà nước phải thực hiện để đạt mục tiêu đã đề ra, tức là
cho thấy nhà nước phải làm gì, là căn cứ để xác định các nhiệm vụ cụ thể, là cơ sở
khách quan để xây dựng hệ thống hộ máy quản lý nhà nước về kinh tế. Nội dung cụ
thể các chức năng của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường không cố
định, mà có sự vận động, phát triển cho phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của các giai đoạn.
2. Những chức năng chính của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 6
Quản lý nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa là quan điểm được Đảng đề ra và nhấn mạnh trong văn kiện của các kỳ
Đại hội từ Đại hội IX đến Đại hội XIII, trong đó gần đây nhất văn kiện Đại hội XIII
khẳng định “Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa Nhà
nước, thị trường và xã hội có quan hệ chặt chẽ. Nhà nước xây dựng vả hoàn thiện
thể chế, bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, các cân
đối lớn của nền kinh tế; tạo môi trường thuận lợi, công khai, minh bạch cho các
doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và thị trường hoạt động; điều tiết, định hướng,
thúc đẩy kinh tế phát triển, gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo
đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân, bảo vệ môi trưởng, bảo đảm quốc phòng, an ninh”.
Xuyên suốt quan điểm của đảng có thể khái quát thành năm chức năng quản
lý nhà nước về kinh tế ở nước ta hiện nay như sau:
Các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế chỉ có thể hoạt động tốt khi có môi
trường thuận lợi. Bằng quyền lực và sức mạnh kinh tế của mình, Nhà nước có trách
nhiệm chính trong việc xây dụng và bảo đảm môi trường thuận lợi, bình đẳng cho
hoạt động sản xuất, kỉnh doanh, đồng thời còn bảo đảm môi trường phủ hợp cho
chính cơ chế mới đang hình thành, phát triển và phát huy tác dụng. Có nhiều loại
môi trường, trong đó bao gồm các môi trường chính như:
xây dựng môi trường chính trị ổn định, xây dựng hệ thống pháp luật
ổn định thuận lợi, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế vận động và phát triển thuận lợi. 7
xây dựng môi trường văn hóa xã hội phù hợp với nền kinh tế thị
trường, xã hội ngày càng tôn trọng và tôn vinh nghề kinh doanh và người kinh doanh.
bảo đảm môi trường an ninh trật tự, kỷ luật, kỷ cương, mọi cá nhân
và tổ chức đều phải tuân thủ pháp luật.
xây dựng và hoàn thiện môi trường thông tin. Nhà nước phải là
trung tâm cung cấp thông tin tin cậy nhất cho các doanh nghiệp một cách thường
xuyên, kịp thời và chính xác...
Với chức năng này, Nhà nước có vai trò như một bà đỡ giúp cho các cơ sở
sản xuất kinh doanh phát triển, đồng thời bảo đảm các điều kiện tự do, bình đẳng trong kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước định hướng xã hội
chủ nghĩa, nhà kinh doanh và các tổ chức kinh tế được tự chủ kinh doanh nhưng
không thể nắm được hết tình hình và xu hướng vận động của thị trường. Do vậy,
việc Nhà nước thực hiện chức năng định hướng, hướng dẫn sẽ góp phần quan trọng
hướng nền kinh tế phát triển theo quỹ đạo và mục tiêu kinh tế - xã hội đã được
Đảng và Nhà nước định ra cho mỗi giai đoạn.
Nền kinh tế quốc dân của Nhà nước được thực hiện qua các hoạt động cụ thể
nhằm sắp xếp, tổ chức lại các ngành, các lĩnh vực, các vùng kinh tế quan trọng, đây
là những công việc nhằm tạo cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo phát triển ổn định kinh tế vĩ mô.
Nhà nước điều tiết hoạt động của nền kinh tế theo định hướng của mình và
thông qua các công cụ quản lỷ nhà nước. Trong khi điều hành nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước vừa tuân thủ và vận dụng các quy 8
luật khách quan của thị trường, phát huy mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực của
thị trường, vừa điều tiết sự hoạt động của thị trường theo định hướng của Nhà
nước, đảm bảo cho kinh tế phát triển ổn định, công bằng và có hiệu quả.
Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm nhằm
thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế, phát hiện và ngăn ngừa các hiện
tượng vi phạm pháp luật, sai phạm chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích
của nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và từng bước thực hiện công bằng xã hội.
Hiện nay, các chức năng của Nhà nước phải thể hiện và bảo đảm thật sự là
Nhà nước kiến tạo, Nhà nước phục vụ doanh nghiệp, phục vụ nhân dân, Nhà nước
khích lệ, hỗ trợ, bảo hộ và bảo vệ cho các chủ thể kinh tế, cho nhân dân kinh doanh đúng pháp luật.
III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở ĐỊA PHƯƠNG
Hiện nay kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế của các địa phương nói riêng
đang có những dấu hiệu tích cực, phát triển bền vững nhờ vào các chính sách, giải
pháp đúng đắn, kịp thời đã đưa nền kinh tế vững vàng vượt qua khó khăn, thách
thức và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện. Nền kinh tế duy trì được
đà tăng trưởng, lạm phát được kiểm soát, tỉ giá khá ổn định. Các công trình, dự án
quan trọng quốc gia, tạo không gian phát triển mới cho các địa phương, vùng và cả
nước được đẩy mạnh; củng cố thêm niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư, hỗ trợ
hướng tới phát triển bền vững các ngành, lĩnh vực.
Tuy nhiên kinh tế Việt Nam nói chung và tinh tế của các địa phương nói
riêng còn đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách, trong đó nhiều diễn biến
mới xuất hiện, gay gắt, nặng nề hơn so với dự báo, hoạt động sản xuất, kinh doanh
gặp khó khăn, nhất là về thị trường đầu ra, dòng tiền, huy động vốn, thủ tục hành
chính và áp lực từ yêu cầu của thị trường và đối tác về phát triển bền vững ngày 9
càng gia tăng. Thị trường lao động gặp khó khăn khi doanh nghiệp phải giảm giờ
làm, giảm ca. Đây đều là những vấn đề vừa cơ bản, dài hạn, vừa mang tính thời sự,
cấp bách, đòi hỏi phải có giải pháp ứng phó ngay trong ngắn hạn và giải pháp căn
cơ có tầm chiến lược lâu dài để khắc phục của Nhà nước.
Ngọc Lặc là huyện miền núi, nằm về phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, cách
thành phố Thanh Hóa 76 km, có tổng diện tích đất tự nhiên 490,98 km2. Tổng dân
số 140.171 người (Dữ liệu Chi cục Thống kê huyện cập nhật tháng 6 năm 2023),
mật độ dân số 285,5 người/km2, thành phần dân tộc gồm: Mường 71,6%, Kinh
25,5%, Dao 1,3%, Thái 1,3%, dân tộc khác 0,3%. Về kinh tế năm 2023, tốc độ tăng
giá trị sản xuất đạt 5,04%; Thu nhập bình quân đầu người (GRDP) đạt 50,24 triệu
đồng. Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục tăng trưởng, quốc
phòng - an ninh được giữ vững; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính
trị được kiện toàn củng cố; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên.
Tổng thu ngån sách nhà nước thực hiện quý I/2023: 13.855 triệu đồng đạt
8,59% dự toán tỉnh giao, đạt 3,35% chỉ tiêu phấn đấu, bằng 22,41% so với cùng kỳ;
Tổng thu ngân sách địa phương 248.405 triệu đồng đạt 28,09% so với tỉnh giao và
bằng 22,3% so với huyện giao và bằng 102,45% so với cùng kỳ. Tổng chi trong cân
đối 202.651 triệu đồng đạt 25% so với tỉnh giao bằng 18,32% so so với huyện giao
và bằng 105,63% so với cùng kỳ.
Kết quả nêu trên cho thấy công tác quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế
đã được thực hiện có hiệu quả, đồng bộ, có sự tham gia của cấp ủy đảng và chính
quyền đã tạo ra cơ chế mở cho phát triển kinh tế, Cụ thể huyện đã ban hành kế
hoạch hành động cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của
tỉnh năm 2023 trên địa bàn huyện nhằm cải thiện môi trường kinh doanh thu hút
đầu tư, tạo điệu kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thực
hiện đầu tư trên địa bàn huyện, góp phẩn cải thiện các chỉ số thành phần PCI của 10
tỉnh, đồng thời tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, các
cấp trên địa bàn huyện trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ.
Tuy nhiên để duy trì những kết quả nêu trên, cấp ủy, chính quyền huyện cần
phải nâng cao hơn nữa công tác quản lý, chỉ đạo điều hành tiếp tục thực hiện cải
cách thủ tục hành chính, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ người dân,
doanh nghiệp phát triển kinh tế bền vững; có giải pháp nâng cao năng lực nội sinh,
có giải pháp căn cơ nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tăng cường
nội lực, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trong năm
2023, 2024 và cho cả nhiệm kỳ. 11 KẾT LUẬN
Để nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững cần rất nhiều yếu tố,
trong đó đòi hỏi nền kinh tế phải là một nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập
quốc tế sâu rộng, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị
trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của đất nước. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam
cần duy trì với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được
củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài ngày càng được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy
hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Trong thời kỳ đổi mới quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn, tuy
nhiên trong thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập; việc đổi mới và phát triển
kinh tế còn chậm, chưa bền vững… Những hạn chế, bất cập này cần được kiên
quyết khắc phục và giải quyết trong thời gian tới. Để làm được điều này thì vai trò 12
của Nhà nước là hết sức quan trọng, Nhà nước tất yếu phải quản lý nền kinh tế thị
trường, một mặt vừa phát huy những ưu điểm của thị trường, hạn chế, khắc phục
những khuyết tật, những thất bại của thị trường, mặt khác Nhà nước quản lý nền
kinh tế thị trường còn nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội - chính trị trong
mỗi giai đoạn cụ thể…/.