Giáo Trình thực tập kiểm nghiệm - Thực hành Hóa Đại Cương | Trường Đại học Nam Cần Thơ
Giáo Trình thực tập kiểm nghiệm - Thực hành Hóa Đại Cương | Trường Đại học Nam Cần Thơ được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Thực hành Hóa Đại Cương (THHDC)
Trường: Đại học Nam Cần Thơ
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP
KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM
(DÙNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC DƯỢC) Cần Thơ, năm 2015 2 MỤC LỤC Trang
Bài 1. Kiểm nghiệm nguyên liệu Calci clorid .................................................................. 5
Bài 2. Kiểm nghiệm viên nang Paracetamol .................................................................. 10
Bài 3. Kiểm nghiệm thuốc tiêm Vitamin B12. ............................................................... 13
Bài 4. Kiểm nghiệm thuốc nhỏ mắt Neodex .................................................................. 17
Bài 5. Kiểm nghiệm thuốc bột Pabemin ........................................................................ 21
Bài 6. Kiểm nghiệm viên nén sulfaguanidin 500 mg ..................................................... 27
Bài 7. Kiểm nghiệm siro Theralen ................................................................................. 30
Bài 8. Kiểm nghiệm viên nén aspirin ............................................................................. 33
Bài 9. Kiểm nghiệm viên mật nghệ ................................................................................ 35 3
NỘI QUI PHÒNG THỰC TẬP KIỂM NGHIỆM
1. Sinh viên phải có mặt trong phòng thí nghiệm suốt buổi thực tập. Ra ngoài phải xin
phép giảng viên hướng dẫn.
2. Sinh viên đến trễ quá 15 phút xem như vắng mặt, nếu có lí do chính đáng phải làm
đơn xin thực tập bù vào buổi khác.
3. Sinh viên vắng 01 buổi thực tập sẽ bị cấm thi.
4. Nếu nghỉ có lí do chính đáng, sinh viên phải làm đơn xin phép ghi thật rõ ràng lí do
(việc gì? ở đâu? thời gian nào?) kèm giấy tờ xác minh lí do và phải trực tiếp đến gặp
giảng viên trong giờ học thực hành của tổ khác để giải trình lí do và xin lịch học bù.
5. Mỗi sinh viên chỉ được nghỉ/ đổi 01 buổi thực hành. Nếu không thể sắp xếp đi học
được, sinh viên xin làm đơn xin tạm dừng học và bảo lưu kết quả học tập để giải quyết
công việc và không bị cấm thi.
6. Những trường hợp sau đây sẽ không được chấp nhận là vắng có phép, không được
thực tập bù và bị cấm thi:
- Nghỉ học không viết đơn xin phép
- Gọi điện thoại/ nhắn tin để xin phép nghỉ học/ học bù
- Viết đơn xin phép với lí do “bận việc gia đình” mà không ghi rõ việc gì? ở đâu? thời
gian nào? hoặc lí do “em bị bệnh” mà không ghi rõ bệnh gì? thời gian phát bệnh? thời gian điều trị?
- Nghỉ học rồi mới viết đơn xin phép (nếu bệnh đột xuất phải viết đơn nhờ bạn gởi hộ
trước khi kết thúc buổi học)
- Tự ý đổi buổi học mà không viết đơn xin phép trước.
- Lí do không chính đáng: về quê chơi, đi du lịch, đi dự tiệc, ở quê chưa lên kịp, giữ
nhà, trông em, trông cháu,…
- Lí do gian dối, không đúng sự thật, không có giấy tờ xác nhận.
7. Sinh viên phải mặc áo blouse có cầu vai màu xanh khi vào phòng thực tập, cặp sách
để gọn gàng, đúng nơi qui định.
8. Đầu mỗi buổi học sinh viên ký nhận dụng cụ. Cuối buổi dụng cụ phải được rửa sạch
sẽ, sắp xếp đúng qui định, kiểm tra và ký trả vào sổ. Tiểu nhóm thực tập phải chịu
trách nhiệm về sự mất mát, hư hỏng, bể vỡ dụng cụ của tiểu nhóm.
9. Cấm hút thuốc, đùa giỡn, nghe điện thoại trong phòng thí nghiệm.
10. Không được cười nói ồn ào, làm việc riêng trong khi thực tập. Không được qua vị 4
trí của tiểu nhóm khác để gây mất trật tự.
11. Không được ăn uống trong phòng thực tập, nước uống phải ể đ bên ngoài.
12. Mỗi sinh viên phải mang theo 01 quyển giáo trình thực tập. Nếu không đem theo
giáo trình sẽ không được thực tập.
13. Không được tự ý sử dụng/ di chuyển những dụng cụ, hóa chất, máy móc ngoài
phạm vi bàn thực tập của mình. Không được tự ý thực hiện những thí nghiệm không có trong bài thực hành.
14. Trước khi thực tập, sinh viên phải đọc kỹ bài thực tập trước ở nhà, và bài lý thuyết
liên quan. Chuẩn bị những dụng cụ cá nhân hỗ trợ cho bài thực tập hôm đó như bao
tay, khẩu trang, khăn giấy,…
15. Cuối mỗi buổi thực tập, nhóm trưởng phân công các tiểu nhóm thay nhau trực vệ
sinh phòng (dọn dẹp dụng cụ, hóa chất dùng chung, lau bàn, vệ sinh cân, quét nhà, lau nhà, vệ sin
h các máy móc có sử dụng, dọn lavabo, giặt khăn phơi lên cửa sổ, châm đầy
các bình nước cất, đổ rác, đóng cửa sổ). Nhóm trực bỏ về không trực sẽ nhận 0 điểm.
16. Sinh viên nộp bài báo cáo vào đầu mỗi buổi thực tập của bài kế tiếp vào đúng 15
phút đầu giờ. Sau thời điểm này sẽ không nhận bài và sinh viên phải nhận 0đ cho bài báo cáo đó.
17. Mỗi tiểu nhóm phải mang theo 01 bộ đồ dùng cá nhân như sau:
- 01 khăn vải sạch, 01 bịt khăn giấy
- Găng tay y tế, khẩu trang y tế
- Viết mực, viết chì, thước, đồ bấm
- 01 viết lông màu xanh (loại viết lên thủy tinh được)
- 01 nhíp y tế, 01 muỗng nhựa sạch
- 01 bơm tiêm 1ml, 01 lưỡi lam
Cần Thơ, ngày…… tháng ..… năm…...…. Sinh viên ký tên
Họ tên:……………………..…… 5 BÀI 1
KIỂM NGHIỆM NGUYÊN LIỆU CALCICLORID DIHYRAT
(XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN TẠP CHẤT) MỤC TIÊU
1. Trình bày được cách xác định giới hạn tạp chất trong kiểm nghiệm nguyên liệu.
2. Thực hiện được các phương pháp xác định các giới hạn tạp chất. NỘI DUNG
1. YÊU CẦU KIỂM NGHIỆM
1.1. Hình thức: bột kết tinh trắng, dễ hút nước. Dễ tan trong nước, tan trong ethanol 96%.
1.2. Định tính: phải cho những phản ứng đặc trưng của ion calci và clorid.
1.3. Độ trong và màu sắc dung dịch: có màu không đậm hơn mẫu V6 (phụ lục 9.2 và 9.3)
1.4. Giới hạn acid – kiềm: dung dịch của nguyên liệu không được acid quá hoặc kiềm quá.
1.5. Các giới hạn tạp chất:
1.5.1. Sulfat: không được quá 0,03% (phụ lục 9.4.14) 1.5.2. Nhôm
1.5.3. Bari: không được đục hơn dung dịch gồm 10% dung dịch chuẩn + 1 ml nước.
1.5.4. Kim loại nặng: không được quá 20ppm (phụ lục 9.4.8).
1.5.5. Sắt: không được quá 10ppm (phụ lục 9.4.13).
1.5.6. Magnesi và muối kiềm: cắn không được quá 0,5%.
1.6. Định lượng: hàm lượng CaCl2.2H2O từ 97,0-103,0%.
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1. Hình thức: như ghi trong yêu cầu kiểm nghiệm 2.2. Định tính
- Dung dịch S: Hòa tan 10g CaCl2.2H2O trong nước không có carbon dioxyd (TT) và
thêm nước vừa đủ 100ml (nước cất dun sôi để nguội).
A. Lấy khoảng 2mg chế phẩm cho vào một ống nghiệm, thêm 2ml nước để hòa tan,
acid hóa bằng dung dịch acid nitric 2M (TT), thêm 0,4ml dung dịch bạc nitrat 2% 6
(TT), lắc và để yên, sẽ tạo tủa trắng lổn nhổn. Lọc lấy tủa, rửa tủa 3 lần, mỗi lần với
1ml nước, phân tán tủa trong 2ml nước và thêm 1,5ml dung dịch amoniac 10M, tủa tan ra dễ dàng.
B. Lấy 20mg chế phẩm cho vào một ống nghiệm, thêm 5ml dung dịch acid acetic 5M
(TT) lắc cho tan, thêm 0,5ml dung dịch kali ferocyanid (TT), dung dịch vẫn trong, cho
thêm khoảng 50mg amoni clorid (TT), tạo thành tủa kết tinh trắng.
C. Lấy 2ml dung dịch S cho vào ống nghiệm, thêm vài giọt dung dịch amoni oxalat
4% (TT), tạo thành tủa trắng, tủa này ít tan trong dung dịch acid acetic 6M (TT),
nhưng tan trong acid hydrocloric (TT).
2.3. Độ tan và màu sắc của dung dịch: (bài thực tập 2)
2.4. Giới hạn acid – kiềm
Lấy 10ml dung dịch S mới pha, thêm 0,1ml dung dịch phenolphtalein (TT). Nếu dung
dịch có màu đỏ, thêm 0,2ml dung dịch acid hydrocloric 0,01M (CĐ), dung dịch phải
mất màu. Nếu dung dịch không màu, nó phải chuyển sang màu đỏ khi thêm không quá
0,2ml dung dịch natri hydroxyd 0,01M (CĐ).
2.5. Các giới hạn tạp chất
2.5.1. Sulfat: không được quá 0,03% (phụ lục 9.4.14). Lấy 5ml dung dịch S, pha
loãng với nước thành 15ml để thử.
Chuẩn bị đồng thời hai ống chuẩn và thử theo bảng sau:
Bảng 1.1. Quy định chuẩn bị ống thử và ống chuẩn Ống thử Ống chuẩn Bari clorid 25% 1ml 1ml
Dung dịch sulfat mẫu 10 phần triệu 1,5ml 1,5ml Lắc và để yên 1 phút
Chế phẩm thử 5ml dd S + 10ml nước cất 15ml 0ml
Dung dịch sulfat mẫu 10 phần triệu 15ml
Dung dịch acid acetic 5M (TT) 0,5ml 0,5ml Lắc và để yên 5 phút
Độ đục tạo thành trong ống thử không được đậm hơn trong ống chuẩn. 2.5.2. Nhôm
10ml dd S, thêm 2ml dd amoniclorid 10,7% và 1ml dd amoniac 10% (TT) đun nóng 7
tới sôi, dd không được vẩn đục hay tủa. Nếu dùng chế phẩm dùng để pha các dd thẩm
tích thì nó phải đạt yêu cầu phép thử sau đây thay cho phép thử trên: Tối đa 1 phần triệu (Phụ lục 9.4.9)
Dung dịch thử: Hòa tan 4g chế phẩm trong 100ml nước, thêm 10ml dung dịch đệm acetat pH 6,0.
Dung dịch đối chiếu: Trộn 2ml dung dịch nhôm mẫu (2 phần triệu), 10ml dung dịch
đệm acetat pH 6,0 và 98ml nước.
Dung dịch mẫu trắng: Trộn 10ml dung dịch đệm acetat pH 6,0 với 100ml nước. 2.5.3. Bar i
Lấy 10ml dung dịch S, thêm 1ml dung dịch calci sulfat (TT). Sau ít nhất 15 phút, dung
dịch không được đục hơn dung dịch gồm 10ml dung dịch S và 1ml nước.
2.5.4. Kim loại nặng: không được quá 20 phần triệu (phụ lục 9.4.8)
Dung dịch thử: lấy 12ml dung dịch S thử theo phương pháp 1 của phụ lục 9.4.8 trong
DĐVN IV. Dùng dung dịch chì mẫu 2 phần triệu để pha ống mẫu đối chiếu.
Phương pháp 1: chuẩn bị đồng thời 3 ống nghiệm
Bảng 1.2. Quy trình chuẩn bị ống thử, ống chuẩn và ống trắng Ống thử Ống Ống trắng chuẩn Chế phẩm S (ml) 12ml 2ml 2ml
Dung dịch ion chì mẫu 2 phần triệu (TT 10ml (ml) Nước cất (ml) 10ml
Dung dịch đệm acetat pH 3,5 (ml) 2ml 2ml 2ml
Dung dịch thioacetamid (TT) (ml) 1,2ml 1,2ml 1,2ml
Lắc ngay và để yên 2 phút
So sánh màu tạo trong ống thử và ống chuẩn.
Màu nâu trong ống thử không được đậm hơn màu trong ống chuẩn.
Ống chuẩn có màu nâu nhạt khi được so sánh với ống trắng.
2.5.5. Sắt: không được quá 10 phần triệu (phụ lục 9.4.13)
Tiến hành đồng thời theo bảng sau: 8
Bảng 1.3. Quy trình chuẩn bị ống thử và ống chuẩn thử giới hạn sắt Ống thử (Nessler Ống chuẩn thử) (Nessler chuẩn) Chế phẩm S (ml) 10 0
Dung dịch sắt mẫu 1ppm (TT) (ml) 10 Acid citric (ml) 2 ml 2ml Acid mercapto acetic 10M (ml) 0,1ml 0,1ml Lắc đều
Dung dịch amoniac 10M (TT) (ml) Kiềm hóa Kiềm hóa Nước cất (ml) Vừa đủ 20ml Vừa đủ 20ml
Màu hồng tạo thành trong dung dịch thử không được đậm hơn màu chuẩn.
2.5.6. Magnesi và muối kim loại kiềm: không được quá 0,5%
Lấy 20ml dung dịch S, thêm 80ml nước, 2g amoni clorid (TT) và 2ml dung dịch
amoniac 10% (TT). Đun sôi. Rót vào dung dịch đang sôi này một dung dịch đang nóng
gồm 5g amoni oxalat (TT) đã hòa tan trong 75ml nước. Để yên trong 4 giờ. Pha loãng
thành 200ml bằng nước rồi lọc. Lấy 100ml dịch lọc, thêm 0,5ml acid sulfuric (TT).
Bốc hơi cách thủy đến khô rồi nung ở 600 0C đến khối lượng không đổi. Lượng cặn không quá 5mg. 2.6. Định lượng
Cấn chính xác khoảng 0,735g CaCl2.2H2O (khoảng 0,05M) cho vào bình định mức
100ml. Điền nước đến vạch. Lắc đều. Hút chính xác 10ml cho vào bình nón 250ml.
Thêm 90ml nước cất, 10ml NaOH 2N, thêm 0,1g chỉ thị Muretxit (khoảng một hạt đậu
xanh). Định lượng bằng dung dịch EDTA 0,05M.
1ml dung dịch EDTA 0,05M tương đương với 7,35mg CaCl2.2H2O
Định lượng Calci clorid theo DĐVN IV (sinh viên tham khảo thêm)
Hòa tan 0,280g chế phẩm trong 100ml nước và tiến hành định lượng calci bằng
phương pháp chuẩn độ complexon (phụ lục 10.5).
1ml dung dịch Trilon B 0,1M (CĐ) tương đương với 14,70mg CaCl2.2H2O. Lấy một
lượng dung dịch chế phẩm như chỉ dẫn trong chuyên luận cho vào một bình nón 500ml
rồi pha loãng với nước cất thành 300ml. Thêm 6ml dung dịch natri hydroxyd 10M
(TT) và khoảng 15mg hổn hợp calcon (TT) rồi chuẩn độ bằng dung dịch trilon B 0,1M 9
(CĐ) đến khi màu của dung dịch chuyển từ tím sang xanh hoàn toàn.
1ml dung dịch trilon B 0,1M tương đương với 14,70mg CaCl2.2H2O.
3. BÁO CÁO KẾT QUẢ: viết báo cáo theo phiếu kiểm nghiệm. CÂU HỎI
1. Tại sao phải xác định giới hạn acid- base trong kiểm nghiệm nguyên liệu ?
2. Tại sao phải xác định giới hạn tạp chất trong nguyên liệu ?
3. Định lượng Calci clorid theo nguyên tắc nào trong phép chuẩn độ thể tích. 10 BÀI 2
KIỂM NGHIỆM THUỐC VIÊN NANG
DOPAGAN (PARACETAMOL 500 mg) (TCCS) MỤC TIÊU
Thực hiện những yêu cầu kỹ thuật đã được học trong phần lý thuyết của bài KIỂM NGHIỆM THUỐC VIÊN NANG. NỘI DUNG
1. YÊU CẦU KIỂM NGHIỆM
1.1. Hình thức cảm quan: Viên nang cứng, một đầu đỏ, một đầu trắng. Mặt nang khô,
bóng, thuốc chứa trong nang màu trắng.
1.2. Thời gian thử rã: không quá 15 phút (phụ lục 11.6 DĐVN IV)
1.3. Chênh lệch về khối lượng: được phép ±7,5% so với khối lượng trung bình của
bột thuốc trong một nang (phụ lục 11.3 DĐVN IV)
1.4. Định tính: phải có phản ứng đặc trưng của paracetamol và phổ IR của
paracetamol trong nang phải giống với phổ IR của paracetamol đối chiếu.
1.5. Định lượng: chế phẩm phải chứa 475 – 525 mg paracetamol trong một nang tính
theo khối lượng trung bình của bột thuốc chứa trong một nang.
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1. Hình thức cảm quan: thử bằng cảm quan chế phẩm phải đạt yêu cẩu nêu trên
2.2. Độ đồng đều khối lượng: tiến hành với 20 nang. Cân riêng từng nang (cả vỏ và
thuốc). Sau đó, dốc hết hoạt chất ra có thể dùng bông gòn để lau cho thật sạch đối với
nang cứng hoặc dùng ether hay một dung mội thích hợp để rửa nang cho sạch đối với
nang mềm. Cân vỏ nang rỗng, khối lượng của từng nang là hiệu số giữa hai lần cân.
Xác định khối lượng trung bình của nang. Mẫu thử đạt yêu cầu khi có khộng được quá
2 viên có khối lượng lệch quá độ lệch phần trăm của khối lượng trung bình và không
có viên nào vượt quá 2 lần độ lệch đó.
Bảng 3.1. Bảng quy định độ đồng đều khối lượng của viên nang Khối lượng trung bình
% chênh lệch so với khối lượng trung bình Nhỏ hơn 300mg ±10
Lớn hơn hoặc bằng 300mg ±7,5 2.3. Định tính
- Lắc 0,5 gam chế phẩm trong 10 ml nước, thêm vài giọt dung dịch sắt (III) clorid (TT) 11
xuất hiện màu xanh tím hơi nâu, để lâu chuyển thành màu nâu.
- Lấy 0,5 gam chế phẩm đun trong 2ml dung dịch hydroclorid 10% (TT) đun sôi trên
đèn cồn trong 3 phút, thêm 10 giọt nước, để nguội, vài 1 giọt dung dịch kali dicromat
5% (TT) xuất hiện màu tím hơi đỏ sau 30 phút sẽ chuyển sang tím hoàn toàn, không được chuyển sang đỏ.
- Đo phổ IR: lấy cắn trên đo phổ IR, so sánh với phổ IR của paracetamol chuẩn 2.4. Định lượng
2.4.1. Bằng phương pháp đo quang
Lấy 20 viên tán thành bột mịn. Cân một lượng bột viên tương ứmg với 100m
paracetamol, cho vào bình định mức 100ml, thêm 20ml dung dịch NaOH 0,1N (TT),
thêm 10ml nước cất, lắc 15 phút, thêm nước cất tới vạch. Lắc đều, lọc qua giấy lọc
khô, bỏ 20 – 30 ml dung dịch đầu. lấy chính xác 5 ml dịch lọc cho vào bình định mức
50ml, thêm nước cất tới vạch, lắc đều. Lấy chính xác 5ml dunh dịch trên cho vào bình
định mức 50 ml, thêm 5ml dung dịch NaOH 0,1N, thêm nước cất tới vạch, lắc đều. Đo
độ hấp thu của dung dịch này ở bước sóng 257 nm, cốc dày 1cm. Mẫu trắng là dung dịch NaOH 0,01N, lấy 1
A của paracetamol tinh khiết ở 257 nm là 715. 1
Kết quả: lượng paracetamol có trong một viên được tính theo công thức A 1 m C (m ) g x 10 7 tb ( m )g x 715 100 P
2.4.2. Bằng phương pháp sắc ký hiệu năng cao
Điều kiện sắc ký tối ưu
- Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao Hitachi L-2000 elite.
- Cột Phenomenex lunar RP – C18 (250 x 4,6mm, 5µm)
- Pha động (MP): MeOH: H2O: acid acetic băng = (20:76:4)
- Đầu dò UV – Vis: phát hiện ở bước sóng 257 nm
- Thể tích tiêm mẫu: 20µl - Tốc độ dòng 1ml/phút
Pha dung dịch chuẩn đối chiếu:pha dung dịch Paracetamol đối chiếu trong pha động.
Cân 50 mg pha động trong bình định mức 50ml vối pha động, hút chính xác 2ml pha
loãng trong bình định mức 50ml, lọc qua màng lọc milipore 0,46µm.
Pha dung dịch thuốc thử: lấy 20 viên, tán thành bột mịn. cân một lượng bột viên tương
ứng với 100mg paracetamol, cho vào bình định mức 100ml. Cho pha động vào siêu 12
âm 10 phút. Lọc qua giấy lọc bỏ 20-30 ml, thu được dung dịch B. Hút chính xác 2ml
dung dịch B cho vào bình định mức 50 ml. thêm pha động vào tới vạch, lọc qua màn
lọc milipore 0,46µm. Dung dịch này sẽ được dùng để định lượng paracetamol có trong
viên nang bằng phương pháp sắc ký lỏng, kết quả: lượng paracetamol có trong 1 viên
được tính theo công thức S m 100 25 m P(mg t c tb ) S 50 25 p c
St: dt đỉnh paracetamol có trong dung dịch mẫu thử
Sc: dt đỉnh paracetamol có trong dung dịch mẫu chuẩn tiêm vào cột (mg/ml)
m: khối lượng trung bình của bột thuốc trong một viên nang
p: lượng mẫu thử đã cân để pha dung dịch thử (g)
3. BÁO CÁO KẾT QUẢ: theo phiếu kiểm nghiệm. CÂU HỎI
1. Nêu rõ cácch kiểm nghiệm độ chênh lệch về khối lượng của viên nang?
2. Nêu vài phương pháp định tính paracetamol?
3. Nêu vài phương pháp định lượng paracetamol?
4. Thiết lập công thức tính hàm lượng paracetamol khi định lượng paracetamol khi
định lượng bằng phương pháp đo quang? 13 Bài 3
KIỂM NGHIỆM THUỐC TIÊM VITAMIN B12 1000 ( g/ml) (TC DĐVN IV) MỤC TIÊU
1. Thực hiện được những yêu cầu kỹ thuật chung đã học trong bài “Kiểm nghiệm
thuốc tiêm” (xem phụ lục thuốc tiêm PL27 DĐVN IV).
2. Thực hiện phương pháp UV-Vis để định tính và định lượng NỘI DUNG
1. YÊU CẦU KIỂM NGHIỆM
1.1. Tính chất: chế phẩm ở dạng lỏng, trong suốt, màu đỏ mận, đóng trong ống thủy tinh không màu.
1.2. Độ trong: chế phẩm phải trong và hầu như không có tạp chất cơ học nhìn thấy được
1.3. Độ đồng đều thể tích: thể tích của mỗi ống phải từ 100-115% của thể tích ghi trên nhãn.
1.4. pH: 4,0-5,5 (PL 6.2 DĐVN IV, trang PL144)
1.5. Tạp chất liên quan: không quá 6%
1.6. Định tính: phải có các phản ứng đặc trưng của vitamin B12 khi đo phổ UV-Vis.
1.7. Định lượng: hàm lượng vitamin B12 trong 01 ống phải ạ đ t từ 950-1150 mcg/ml.
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
Theo chuyên luận thuốc tiêm vitamin B12, DĐVN IV, trang 203. 2.1. Tính chất
Quan sát các ống thuốc tiêm dưới ánh sáng ban ngày bằng mắt thường và so sánh với yêu cầu. 2.2. Độ trong
Dung dịch thuốc tiêm khi soi bằng mắt thường ở điều kiện thích hợp phải trong và hầu
như không có tạp chất cơ học (PL 11.8). Thực hiện trên 20 ống (V 5 ml), có 02
ống có nhiều nhất 01 vật t ể h nhìn thấy được.
2.3. Độ đồng đều thể tích (PL 11.1)
Lấy 6 ống (01 ống tráng bơm tiêm, 05 ống để đo thể tích). Kiểm tra bằng cảm quan 14
các ống thử phải có thể tích thuốc tiêm gần bằng nhau.
Dùng bơm tiêm khô sạch có kim tiêm thích hợp, có dung tích không quá 2,5 lần so với
thể tích cần đo. Lấy thuốc vào bơm tiêm sao cho bơm tiêm không có bọt khí và trong
kim tiêm vẫn chứa đầy thuốc tiêm. Lần lượt lấy hết thuốc trong từng ống để đo theo cách đó.
Kết quả thể tích của từng ống phải từ 100 -115% của thể tích ghi trên nhãn. 2.4. pH Theo PL 6.2
Đo trên pH kế với điện cực Calomel- thủy tinh. Chuẩn hóa máy với
2 dung dịch đệm chuẩn 4,01 và 6,86 (250C).
Thể tích dung dịch đo: 10ml
2.5. Tạp chất liên quan
Chế phẩm phải đáp ứng các yêu cầu của chuyên luận thuốc tiêm cyanocobalamin của
DĐVN IV trang 204. Tiến hành như sau: Cột R - P C18 (150 x 4,6mm, 5 m)
Pha động (MP): MeOH – acid phosphoric 0,1% (26: 74) Bước sóng: 361 nm
Thể tích tiêm mẫu: 20 l
Tốc độ dòng: 1 ml/ phút Dung dịch thử:
Pha loãng mẫu thử trong pha động để có 500 g cyanocobalamin/ 1ml. Dung dịch chuẩn a:
Pha loãng mẫu thử trong pha động để có 30 g cyanocobalamin/ 1ml. Dung dịch thử b:
Pha loãng mẫu thử trong pha động để có 10 g cyanocobalamin/ 1ml. Dung dịch thử c:
Lấy 1 thể tích mẫu thử có chứa 5mcg cyanocobalamin, thêm 1ml cloramin T 0,1%
(kl/tt) và 0,1 ml dung dịch HCl 0,05M rồi thêm nước cho vừa đủ 10ml, lắc đều để yên
5 phút. Pha loãng 2ml dung dịch này với pha động cho vừa đủ 10ml.
Chú ý: dung dịch chuẩn c phải đo ngay sau khi pha, các dung dịch khác không được để
quá 1 giờ. Thời gian phân tích mẫu trên HPLC gấp ít nhất 3 lần thời gian lưu của cyanocobalamin. 15 Cách đánh giá:
Trong sắc ký đồ của dung dịch thử, tổng diện tích của các pic phụ ngoài pic chính
không được lớn hơn diện tích pic chính thu được trong sắc ký đồ của dung dịch chuẩn a (3%).
Bỏ qua tất cả các pic mà diện tích của chúng nhỏ hơn diện tích pic chính thu được
trong sắc ký đồ của dung dịch chuẩn b.
Phép thử chỉ có giá trị khi trong sắc ký đồ của dung dịch chuẩn c có 2 pic chính và hệ
số phân giải giữa 2 pic này ít nhất là 1,5.
Sắc ký đồ của dung dịch chuẩn b có 1 pic chính và tỉ số diện tích của pic này so với độ
nhiễu của đường nền không nhỏ hơn 5. 2.6. Định tính
Trong phần định tính, phổ tử ngoại của dung dịch mẫu thử có các hấp thụ cực đại ở
278 nm, 361 nm và ở khoảng 547 đến 559 nm. Tỷ số độ hấp thụ ở cực đại 361 nm so với ộ
đ hấp thụ ở cực đại khoảng 547nm đến 559 nm từ 3,15 đến 3,45. Tỷ số độ hấp thụ
ở cực đại 361 nm so với ộ
đ hấp thụ ở cực đại 278 nm từ 1,70 đến 1,90. 2.7. Định lượng 2.7.1. Phương pháp UV-Vi s
Pha loãng dung dịch chế phẩm với nước để có nồng độ 0,0020% (20 g/ml). Lấy chính
xác 1ml cho vào bình định mức 50ml. Thêm nước cất đến vạch để pha loãng. Đo độ
hấp thu ở bước sóng 361 nm trong cốc đo dày 1cm, mẫu trắng sử dụng là nước cất pha
tiêm (chú ý trong suốt quá trình định lượng phải tránh ánh sáng).
Hàm lượng vitamin B12 tính theo % hàm lượng ghi trên nhãn được tính theo công
thức sau (lấy A(1%, 1cm) = 207). A 1 . 0 5 .4 T 0 X 207 Trong đó:
X: Hàm lượng của vitamin B12
AT: độ hấp thu của mẫu thử 2.7.2. Phương pháp HPLC
Dung dịch thử: pha loãng chính xác 1 ml chế phẩm với nước để có nồng độ 0,002%
(20 mcg/ml) trong bình địnhm mức 50 ml.
Dung dịch chuẩn: cân chính xác khoảng 0,01 g vitamin B12 chuẩn đối chiếu, pha 16
trong bình định mức 50 ml với nước, sau đó pha loãng 10 lần với nước để có dung
dịch chuẩn có nồng độ 0,002% (20 mcg/ml). Điều kiện sắc ký: Cột R - P C18 (150 x 4,6mm, 5 m)
Pha động (MP): MeOH – acid phosphoric 0,1% (26: 74) Bước sóng: 361 nm
Thể tích tiêm mẫu: 20 l
Tốc độ dòng: 1 ml/ phút
3. BÁO CÁO KẾT QUẢ
Viết phiếu kiểm nghiệm và phiếu phân tích. Trả lời câu hỏi. CÂU HỎI
1. Vẽ công thức cấu tạo của vitamin B12. Tên IUPAC của chất này là gì? Vitamin B12
còn có tên gọi khác là gì?
2. Điều kiện để một chất có thể định lượng bằng phương pháp UV-Vis là gì? Vitamin
B12 thỏa được điều kiện nào?
3. Kể tên một số tạp chất liên quan trong thuốc tiêm vitamin B12
4. Vitamin B12 khi đo quang có bao nhiêu đỉnh cực đại? Người ta hay dùng đỉnh nào
để định lượng? Tại sao?
5. Nêu 2 phương pháp xác định thể tích thuốc tiêm
6. So sánh 2 phương pháp định lượng UV-Vis và HPLC
7. Mục đích của việc xác định tỉ số hấp thu trong phần định tính là gì?
8. Khi đo pH của dung dịch vitamin B12 phải sử dụng cặp điện cực gì? Cấu tạo của cặp điện cực trên.
9. Tại sao phải chuẩn máy pH với dung dịch đệm 4,01 và 6,86? Qua ngày hôm sau có
cần chuẩn lại không? Cơ chế đo pH của cặp điện cực trên là gì?
10. Tại sao trong quá trình định lượng vitamin B12 phải tránh ánh sáng? Viết phương trình phản ứng xảy ra.
11. Kể tên một số chế phẩm có chứa vitamin B12.
12. Trình bày các bước tiến hành quét phổ (định tính) trên máy UV đã học
13. Trình bày các bước tiến hành đo điểm (định lượng) trên máy UV đã học.
14. Vẽ hình hệ thống máy UV-Vis đã học. Chú thích các bộ phận. 17 BÀI 4
KIỂM NGHIỆM THUỐC NHỎ MẮT NEODEX MỤC TIÊU
1. Thực hiện những yêu cầu kỹ thuật đã được học trong phần lý thuyết của bài KIỂM NGHIỆM THUỐC NHỎ MẮT
2. Ứng dụng được kỹ thuật sắc ký lớp mỏng vào kiểm nghiệm chế phẩm nhiều thành phần hoạt chất. NỘI DUNG
1. YÊU CẦU KIỂM NGHIỆM 1.1. Hình thức
Dung dịch không màu hoặc có màu vàng nhạt, không mùi, vị mặn, hơi đắng.
1.2. Chênh lệch thể tích: + 10% so với thể tích ghi trên nhãn.
1.3. Độ trong: phải đạt theo tiêu chuẩn quy định 52 TCN 315-87. 1.4. pH: 6,0 – 7,7. 1.5. Định tính
Phải có phản ứng hóa học đặc trưng của neomycin sulfat và dexamethason natri phosphat hoặc dexamethason. 1.6. Định lượng Chế phẩm phải chứa:
- Neomycin từ 306,000 – 442,000 UI.
- Dexamethason natri phosphat từ 90 – 110% hàm lượng ghi trên nhãn cho 100 ml chế phẩm .
1.7. Độ nhiễm khuẩn
Phải đạt các tiêu chí quy định thử nghiệm vô khuẩn (PL 13.7 trang PL 266).
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1. Hình thức: chế phẩm phải ạ
đ t các yêu cầu đã nêu trên.
2.2. Chênh lệch thể tích
Lấy 5 chai bất kỳ, xác định thể tích thuốc nhỏ mắt có trong từng chai bằng bơm tiêm
chuẩn hoặc bằng ống đong sạch, khô, có độ chính xác phù hợp. Thể tích mỗi đơn vị
phải nằm trong giới hạn cho phép. Nếu có 1 chai không đạt thì phải kiểm tra lại lần thứ
2 giống như lần đầu. Chế phẩm này đạt yêu cầu nếu trong lần thử này không có đơn vị
nào có thể tích nằm ngoài giới hạn cho phép. 18 2.3. Độ trong
Dùng ống nghiệm có nút đậy, rửa sạch và dùng nước cất soi đảm bảo không có bụi, tạp
chất cơ học. Đổ nước ra, cho dung dịch chế phẩm vào soi. Chế phẩm phải trong suốt
không có bụi, cặn, xơ bông hay những tạp chất cơ học khác,…
2.4. pH: thử theo DĐVN IV, phụ lục 6.2 – PL 144. 2.5. Định tính
2.5.1. Định tính Neomycin sulfat
Lấy 2 ml chế phẩm cho vào ống nghiệm, thêm 0,1 ml Pyridin và vài giọt dung dịch
Ninhydrin 0,1%, đun cách thủy ở 65 – 70 0C trong 5 – 10 phút sẽ xuất hiện màu tím đậm.
Lấy 0,5 ml chế phẩm cho vào ống nghiệm, thêm 0,5 ml dung dịch HCl (TT) và 1 ml
dung dịch BaCl2 (TT), lắc đều, để yên trong 10 phút sẽ xuất hiện tủa trắng.
2.5.2. Định tính Dexamethason
2.5.2.1. Bằng phản ứng hóa học
Lấy 2 ml chế phẩm cho vào ống nghiệm, thêm 1 ml dung dịch HCl loãng (TT) và 2 ml
dung dịch INH 0,05% trong MeOH, đun cách thủy ở 65 – 70 0C trong 5 – 10 phút sẽ xuất hiện màu vàng.
Lấy 2 ml chế phẩm cho vào ống nghiệm, thêm 3 giọt dung dịch xanh tetrazolium 1%
trong MeOH, 1 ml NaOH/MeOH, 1 ml tetramethylamonium hydroxyd 10%, lắc đều
và để tránh ánh sáng (hay đun cách thủy 5 phút) dung dịch sẽ có màu hồng tím.
2.5.2.2. Bằng sắc ký lớp mỏng
Bản mỏng 5 x 20 cm Silicagel F254 tráng sẵn.
Dung dịch thử: lấy 2 ml chế phẩm cô cách thủy còn khoảng 0,1 ml, chấm khoảng 20 µl
dịch này lên bản mỏng.
Dung dịch đối chiếu: 10 mg dexamethason natriphosphat hòa tan trong 1 ml nước,
chấm khoảng khoảng 20 µl dịch này lên bản mỏng.
Hệ dung môi khai triển: n-butanol – acid acetic – nước (4: 1: 5).
Thuốc thử phát hiện: phun H2SO4 10%/cồn và thêm vài giọt formol rồi sấy ở 110 0C
trong 10 phút (hay hơ hơi iod).
Kết quả: dịch chấm của chế phẩm phải cho 1 vết tương đương về màu sắc và Rf với
dung dịch dexamethason natriphosphat chuẩn (có thể soi UV). 2.6. Định lượng 19
2.6.1. Phương pháp UV – Vis
Hút chính xác 1 ml chế phẩm cho vào bình định mức 50 ml, thêm nước cất tới vạch,
lắc đều. Đo mật độ quang của dung dịch này ở bước sóng 241 nm trong cốc đo dày 1
cm, dùng nước cất làm mẫu trắng.
% Hàm lượng dexamethason natri phosphat tính theo công thức: A 50 5 T 100 297 5 , 5
Với AT: độ hấp thu của dexamethason natri phosphat trong mẫu thử ở 241 nm.
297: E1cm của dexamethason natri phosphat trong mẫu chuẩn ở 241 nm. 2.6.2. Phương pháp HPLC
Điều kiện sắc ký tối ưu
- Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao Shimadzu - Cột R - P C18 (150 x 4,6 mm, 5 µm).
- Pha động (MP): CAN: đệm phosphat (20: 80)
(KH2PO4 0,01 M pH 3,97 trong hỗn hợp đồng lượng MeOH-H2O)
- Đầu dò UV – Vis: phát hiện ở bước sóng 242 nm
- Thể tích tiêm mẫu: 20 µl.
- Tốc độ dòng: 1,4 ml/phút.
Dung dịch chuẩn (được pha chế ngay khi dùng): dung dịch dexamethason natri
phosphat chuẩn trong pha động có nồng độ chính xác khoảng 110 µg/ml, tính theo dexamethason phosphat.
Dung dịch thử: lấy chính xác một lượng chế phẩm tương ứng với khoảng 1,1 mg
dexamethason phosphat pha loãng thành 10 ml bằng pha động và trộn đều.
Cách tiến hành: kiểm tra khả năng thích hợp của hệ thống sắc ký: tiến hành sắc ký với
dung dịch chuẩn, độ lệch chuẩn tương đối của các diện tích đáp ứng từ 6 lần tiêm lặp
lại không được lớn hơn 2,0%. Tiến hành sắc ký lần lượt với dung dịch thử và dung dịch chuẩn.
% Hàm lượng dexamethason natri phosphat tính theo công thức: S 5 T C 10 100 C S 5 , 5 C
CC: nồng độ mẫu chuẩn (µg/ml)
ST: diện tích đỉnh mẫu thử 20
SC: diện tích đỉnh mẫu chuẩn
3. BÁO CÁO KẾT QUẢ: theo phiếu kiểm nghiệm CÂU HỎI
1. Hãy kể vài dạng chế phẩm nhỏ mắt có chứa dexamethason trên thị trường (nội và ngoại nhập)
2. Nhóm chức nào trong phân tử dexamethason phản ứng với thuốc thử Fehling?
3. Nêu các phản ứng đặc trưng để định tính dexamethason.
4. Trình bày các chỉ tiêu chung của thuốc nhỏ mắt cần thực hiện theo quy định (PL 1.14 trang PL-21)
5. So sánh kết quả giữa hai phương pháp định lượng.