Giới thiệu phân tích về đặc điểm của kiến trúc Việt Nam Thời Nhà Lý-Trường đại học Văn Lang
Nhà Lý (1010-1225) bắt đầu từ thời Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) lên ngôi vào tháng 10 âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở văn hóa việt nam (hd555)
Trường: Đại học Văn Lang
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45473628
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA MỸ THUẬT & THIẾT KẾ
TIỂU LUẬN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM ―――――
ĐỀ TÀI: “Giới thiệu phân tích về đặc điểm của kiến
trúc Việt Nam Thời Nhà Lý”
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Kim Điền
Sinh viên thực hiện: Nhóm 3
Lớp học phần: 233_71CULT20222_0
TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 06 năm 2024 MỤC LỤC
GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN ........................................................................................... 1
1. SƠ BỘ VỀ BỐI CẢNH THỜI LÝ ............................................................................... 1 lOMoAR cPSD| 45473628
2. KINH THÀNH, CUNG ĐIỆN ...................................................................................... 2
2.1. Bên trong Hoàng thành ............................................................................................. 2
2.2. Bên ngoài Hoàng thành ............................................................................................. 2
2.3. Một số đặc điểm chung của kiến trúc kinh thành thời Lý ........................................ 2
3. KIẾN TRÚC CHÙA, THÁP, ĐỀN, MIẾU .................................................................. 2
4. MÓNG TRỤ VÀ MẶT BẰNG ..................................................................................... 3
4.1. Móng trụ .................................................................................................................... 3
4.1.1. Hệ thống móng trụ có hình vuông ...................................................................... 3
4.1.2. Móng trụ hình chữ nhật (móng trụ kép hay móng trụ cột đôi) ........................... 3
4.2. Mặt bằng ................................................................................................................... 3
4.3. Nền nhà ..................................................................................................................... 4
5. CÁC LOẠI NGÓI VÀ HÌNH THÁI BỘ MÁI ............................................................ 4
5.1. Ngói ống (Ngói dương)............................................................................................. 4
5.2. Ngói úp (Ngói trang trí mái) ..................................................................................... 4
5.3. Chất liệu .................................................................................................................... 5
6. ĐIÊU KHẮC THỜI LÝ ................................................................................................ 5
7. CÁC CÔNG TRÌNH ..................................................................................................... 5
8. HOA VĂN ...................................................................................................................... 6
8.1. Tượng uyên ương ...................................................................................................... 7
8.2. Rồng .......................................................................................................................... 7
9. Ý NGHĨA CỦA KIẾN TRÚC THỜI LÝ VỚI HIỆN TẠI ......................................... 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 8 lOMoAR cPSD| 45473628
GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ CHỨC VỤ 227210404025 1 Huỳnh Ngọc Thúy Vy Trình bày Powerpoint 7 Nhóm trưởng 227210404008 2 Mai Phan Anh Khoa Trình bày Powerpoint 9 Thành viên 3 Phạm Duy Long
2272104040110 Trình bày Powerpoint Thành viên 217210404026 4 Nguyễn Khánh Duy Trình bày Powerpoint 6 Thành viên 227210404016 5 Phan Văn Phú Soạn nội dung 9 Thành viên 6 Dương Quỳnh Mi 2272104040118 Soạn nội dung Thành viên 227210404009 7 Nguyễn Ngọc Khánh Linh Soạn nội dung 8 Thành viên 217210404024 8 Nguyễn Thị Như Ý Tìm kiếm thông tin 1 Thành viên 227210404020 9 Bùi Thị Xuân Thùy Tìm kiếm thông tin 3 Thành viên 227210404018 10 Nguyễn Hoàng Tấn Sang Tìm kiếm thông tin 6 Thành viên
1. SƠ BỘ VỀ BỐI CẢNH THỜI LÝ
Nhà Lý (1010-1225) bắt đầu từ thời Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) lên ngôi vào tháng
10 âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê
Lý Công Uẩn sống dưới thời Lê Hoàn, làm phò tá cho hoàng tử Lê Long Việt. Năm
1005, Lê Hoàn mất, nhà tiền Lê rơi vào cảnh loạn lạc, con cháu thi nhau tranh giành ngôi
báu. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi báu, lấy hiệu là Lê Trung Tông. Nhưng 3
ngày sau khi lên ngôi, ông bị em trai là Lê Long Đĩnh giết hại và chiếm ngôi.
Thời kỳ nhà Lý chấm dứt vào năm 1225 khi Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh.
Triều đại nhà Lý trải qua 216 năm tồn tại với 9 đời vua nối nhau trị vì:
Lý Công Uẩn – hiệu Lý Thái Tổ (974 – 1028), trị vì 19 năm (1009 – 1028)
Lý Phật Mã (tên khác: Lý Đức Chính) – hiệu Lý Thái Tông (1000 – 1054), trị vì 26 năm (10280- 1054) 1 lOMoAR cPSD| 45473628
Lý Nhật Tôn – hiệu Lý Thánh Tông (1023 – 1072), trị vì 18 năm (1054 – 1072)
Lý Càn Đức – hiệu Lý Nhân Tông (1066 – 1127), trị vì 55 năm (1072 – 1127)
Lý Dương Hoán – hiệu Lý Thần Tông (1116 – 1138), trị vì 11 năm (1127 – 11138)
Lý Thiện Tộ – hiệu Lý Anh Tông (1136 – 1175), trị vì 37 năm (1138 – 1175)
Lý Long Cán – hiệu Lý Cao Tông (1194 – 1126), trị vì 34 năm (1176 – 1210)
Lý Hạo Sảm – hiệu Lý Huệ Tông (1194 – 1226), trị vì 14 năm (1211 – 1225)
Lý Phật Kim (tên khác: Lý Thiên Hinh) – hiệu Lý Chiêu Hoàng (1218 – 1278), trị vì 1 năm (1224 – 1225)
2. KINH THÀNH, CUNG ĐIỆN
Các cung điện thời Lý đều được làm bằng gỗ, lợp ngói ống, có đầu bít ngói hình rồng,
hình phượng, hình hoa sen, tạo thành một diềm mái trước lầu rồng, gác phượng. Ngoài một
số cung điện, còn có lầu gác hai - ba tầng, từ xa đã thấy cung điện vua ngự cao đến bốn tầng.
2.1. Bên trong Hoàng thành
• Có một khu vực được bảo vệ đặc biệt, gọi là Cấm thành.
• Dành riêng cho vua, xung quang có vườn hoá, cây trái, ao hồ và cầu để đi dạo.
2.2. Bên ngoài Hoàng thành
• Có khu dân cư với hệ thống chợ - bến.
• Phường phố công thương nghiệp và những xóm trại nông nghiệp. Có cung cho Hoàng thái tử.
2.3. Một số đặc điểm chung của kiến trúc kinh thành thời Lý • Đẹp và công phu.
• Phong phú về loại hình (từ 3 hàng chân cột tới 6 hàng chân cột một vì).
• Quy mô rộng lớn (có kiến trúc dài 13 gian vẫn chưa kết thúc trong hố khai quật).
• Trang trí rất tinh xảo, kết hợp hài hòa giữa các chất liệu gỗ - đá - gạch - đất nung.
Quy hoạch thống nhất và cân xứng.
3. KIẾN TRÚC CHÙA, THÁP, ĐỀN, MIẾU
Nét đặc trưng để nhận biết các thời kỳ lịch sử. Mỗi ngôi chùa đều nói lên nền văn hóa
của các triều đại, thể hiện qua đôi tay khéo léo cũng như khối óc của các nghệ nhân lúc bấy
giờ, đồng thời thể hiện khát vọng về tâm linh của nhân dân.
Một số đặc điểm của chùa thời Lý: 2 lOMoAR cPSD| 45473628
• Chùa thời Lý chia làm 3 hạng: Đại, Trung và Tiểu danh lam.
• Thường có nhiều tầng nền giật cấp, bạt vào sườn núi, cao dần lên đỉnh; mỗi tầng dài khoảng 120m và 70m rộng.
• Có bố cục đối xứng qua trục chính tâm.
• Thường đặt tượng thờ, đồ thờ với nhiều chất liệu khác nhau, kết hợp cả ba yếu tố
thiên, tịnh, mật của các tông phái Phật giáo.
• Các chùa thường có tháp lớn.
• Được trang trí tượng tròn, phù điêu bằng đá, đất nung và nhiều tranh vẽ Phật trên
tường, các bức chạm lộng bằng gỗ với chủ đề động vật, thực vật tươi vui.
4. MÓNG TRỤ VÀ MẶT BẰNG 4.1. Móng trụ
Là một thành tựu quan trọng của vương triều Lý.
Được phát minh để xây dựng các kiến trúc có quy mô to lớn trên nền đất yếu của
đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Kỹ thuật dựng nền móng được gia cố rất vững và cải tiến từ cách dùng sỏi pha cát để
lót dưới đáy hố móng cột chôn từ thời Đinh - Tiền Lê.
4.1.1. Hệ thống móng trụ có hình vuông
• Được gia cố bằng sỏi, gạch ngói hoặc mảnh sành (phổ biến nhất là sỏi sông trộn với
đất đồi nhằm chống lún chân cột).
• Dùng trong kiến trúc cung điện, lầu, gác,...
• Trung bình mỗi chiều rộng từ 110cm đến 150cm.
• Được đào sâu từ 150cm đến hơn 300cm xuống lòng đất.
4.1.2. Móng trụ hình chữ nhật (móng trụ kép hay móng trụ cột đôi)
• Có chiều dài đủ đặt hai chân tảng kê cột.
• Chỉ xuất hiện ở những công trình kiến trúc có quy mô nhỏ. Có kết cấu
bộ khung rất độc đáo. 4.2. Mặt bằng
Mặt bằng kiến trúc cung điện thời Lý có rất nhiều loại, gồm: hình chữ nhật, hình
vuông, hình lục giác, hình bát giác,...
Phổ biến nhất là kiến trúc có mặt bằng hình chữ nhật với diễn biến kết cấu vì kèo khá
đa dạng: 2 hàng cột, 3 hàng cột, 4 hàng cột, 6 hàng cột, 8 hàng cột. 3 lOMoAR cPSD| 45473628
Kiến trúc 8 hàng cột là công trình có quy mô to lớn nhất và kiên cố nhất.
Các công trình kiến trúc nói trên thường là kiến trúc kiểu nhà dài, có nhiều gian:
• Kiến trúc có số gian chẵn 2 gian, 6 gian, 8 gian, 10 gian.
• Kiến trúc có số gian lẻ 7 gian, 9 gian, 11 gian, 13 gian.
• Ngoài ra, còn có những kiến trúc hành lang kéo dài dọc tường bao hoặc bao quanh
các công trình kiến trúc chính ở bên trong. 4.3. Nền nhà
Nền được đắp bằng nhiều loại đất sét từ nhiều nơi khác nhau, nhiều chỗ được đắp
cùng với phế thải đồ gốm hoặc gạch ngói vỡ.
Xung quanh nền bó gạch hình chữ nhật, trên nền lát gạch vuông được làm từ loại đất
sét vàng có độ nung rất cao.
5. CÁC LOẠI NGÓI VÀ HÌNH THÁI BỘ MÁI
5.1. Ngói ống (Ngói dương)
Có thân nửa hình ống, lợp bên trên ngói cong nên còn gọi là ngói dương.
Gồm hai loại: ngói lợp diềm mái và ngói lợp thân mái.
Trên lưng của ngói ống diềm mái thời Lý thường được gắn hình một chiếc lá đề cân,
bên trong trang trí hình rồng, hình phượng với đường nét tạo tác rất khéo léo và mang tính nghệ thuật rất cao.
5.2. Ngói úp (Ngói trang trí mái)
Để tạo nên tính thống nhất với trang trí ở phần diềm mái.
Trên lưng các loại ngói úp thời Lý được gắn hình lá đề lệch trang trí rồng, phượng
hay gắn tượng uyên ương.
Đối với ngói úp loại lớn (dùng để lợp ở chính giữa nóc mái) thường được gắn hình lá
đề cân có kích thước to lớn, hai mặt trang trí tinh xảo hình rồng hoặc hình phượng.
Loại ngói úp ở hai đầu bờ nóc: Thường được tạo tác dưới dạng phù điêu hay tượng
tròn hình đầu rồng, hoặc đầu chim phượng có kích thước khá to lớn với cái cổ cao vươn lên trời.
Có những lỗ nhỏ để xâu dây buộc chặt vào bờ nóc mái. 4 lOMoAR cPSD| 45473628 5.3. Chất liệu
Ngói thời Lý có 2 loại chất liệu:
Ngói đất nung màu đỏ: được làm từ đất sét đồi lẫn nhiều đất sét trắng
Ngói tráng men (men trắng và men xanh lục): chủ yếu từ loại đất nguyên liệu làm đồ
gốm sứ, bao gồm đất sét trắng và thạch anh.
6. ĐIÊU KHẮC THỜI LÝ
Phản ánh đời sống thời đại.
Vô cùng đa dạng và phong phú về đề tài
Hình tượng con người với thiên nhiên, cây cỏ, muông thú chứa đựng các giá trị sâu
sắc của triết lý phương Đông nói chung và các hình tượng trong triết lý Phật giáo (hoa sen,
hoa cúc). Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo là một đặc trưng quan trọng của điêu khắc thời
Lý (Tượng tròn nguyên khối, chạm khắc trang trí phù điêu là những loại hình phổ biến) .
Hình tượng rồng trong điêu khắc:
Nhắc đến điêu khắc thời Lý là nhắc đến hình tượng rồng gắn với cư dân vùng lúa nước.
Dựa trên những hiện vật còn lưu lại đến ngày nay, thời Lý xuất hiện khá nhiều hình
rồng với các loại trang trí có bố cục tròn, hình cánh sen, hình lá đề, hình chữ nhật.
Điêu khắc rồng gắn với lá đề vô cùng phổ biến, là minh chứng cho mối quan hệ mật
thiết với đời sống Phật giáo của thời đại này.
Ngày nay, một số điêu khắc hình tượng rồng còn lưu lại chủ yếu ở các chùa cổ thuộc
các trung tâm Phật giáo thời Lý như chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi
(Hà Nam), chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh), chùa Linh Xứng (Thanh Hóa), chùa Sùng
Nghiêm Diên Khánh (Thanh Hóa)…
Đặc điểm chung của điêu khắc thời Lý là đơn giản, chân thực và sống động khi kế
thừa các giá trị truyền thống của người Việt cùng với sự tiếp thu thêm nhiều đề tài, kỹ thuật
từ nghệ thuật điêu khắc Chăm Pa, Ấn Độ. 7. CÁC CÔNG TRÌNH
• Chùa Một Cột (Chùa Diên Hựu): Được xây dựng vào thế kỷ 11 bởi vua Lý Thái
Tông vào năm 1049. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và độc đáo nhất ở
Việt Nam. Ngôi chùa được xây trên một cột đá trên một hồ sen nhân tạo. 5 lOMoAR cPSD| 45473628
• Hoàng Thành (Thăng Long – Hà Nội): Kinh đô của nhà Lý.
• Chùa Phật Tích (Vạn Phúc Tự): ngôi chùa nằm bên dãy núi Phật Tích (Lạn Kha) ở
Bắc Ninh. Trong chùa có tượng Đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam.
• Chùa Dạm: Được xây dựng vào năm 1086 bởi vua Lý Nhân Tông, Chùa Dạm có
kiến trúc độc đáo và là một trong những ngôi chùa quan trọng tại Hà Nội thời Lý.
• Chùa Long Đọi Sơn: Xây dựng bởi vua Lý Thánh Tông vào năm 1054 và sau đó
được mở rộng thêm bởi vua Lý Nhân Tông. Đây là một ngôi chùa quan trọng thuộc
hệ thống chùa tháp của thời kỳ Lý.
• Cầu Thê Húc: Là một trong những cây cầu cổ nhất ở Hà Nội, được xây dựng vào thời nhà Lý.
• Chùa Bà Tấm: Đây là một cụm di tích đền – chùa nằm ở huyện Gia Lâm, ngoại
thành Hà Nội. Chùa Bà Tấm được xây dựng từ thời nhà Lý và được liên kết với
hoàng hậu Nguyên Phi Ỷ Lan.
• Các công trình nhà truyền thống: Nhà cổ Đinh Liệt và Làng Du lịch Cổ Đô Thành Đường.
• Những công trình này thể hiện sự thịnh vượng và phồn thịnh văn hóa của nhà Lý
thời phong kiến ở Việt Nam. 8. HOA VĂN
Trong số hàng nghìn hiện vật đất nung tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội),
lá đề chim phượng là một hiện vật tiêu biểu, được các nhà nghiên cứu đánh giá cao về giá
trị văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, điêu khắc. Lá đề chim phượng đã được Chính phủ công nhận
là Bảo vật quốc gia năm 2021.
Lá đề chim phượng Hoàng thành Thăng Long là hiện vật nguyên gốc, được tìm thấy
tại Hố A20 Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu (quận Ba Đình, Hà Nội).
Lá đề chim phượng gồm 2 phần, thân và bệ. Thân lá đề có hình dáng giống hình lá
cây bồ đề, một loại cây mang tính biểu tượng của Phật giáo. Sự kết hợp hài hòa giữa biểu
tượng và triết lý của Phật giáo với biểu trưng uy quyền của hoàng gia.
Được tạo tác hoàn toàn thủ công. Đây là một tác phẩm mỹ thuật hài hòa, tinh mỹ thể
hiện sự trau chuốt, tài hoa của các nghệ nhân thời Lý.
Hoa văn trang trí cũng rất tinh xảo, hoàn mỹ.
Trung tâm lá đề được trang trí hình đôi chim phượng dâng ngọc báu trên nền văn sen
dây lá. Hình ảnh đôi chim phượng được thể hiện ở tư thế nhún đẩy dâng ngọc báu, đầu
ngẩng cao, thân hình mềm mại, thanh thoát. 6 lOMoAR cPSD| 45473628
8.1. Tượng uyên ương
• Tượng uyên ương trang trí trên ngói còn gọi là “tượng vịt”
• Motif trang trí này có mặt ở hầu khắp các di tích thời Lý như chùa Phật Tích, chùa
Dạm (Bắc Ninh), Thăng Long (Hà Nội)…
• Tượng uyên ương thời Lý có đặc điểm chung là được trang trí tỉ mỉ, chi tiết.
• Các chi tiết của tượng được thể hiện rõ: đầu ngẩng cao, mỏ dẹt hướng lên trên, mồm
ngậm ngọc, hai cánh xòe rộng có từ 2 đến 4 lớp cánh, thân tròn lẳn, lưng nổi cao
thành một khối, đuôi 2 lớp uốn cong lên phía trên từ 3 đến 5 khúc.
• Trang trí trên ngói thời Lý chủ yếu được trang trí trên các loại ngói cong được lợp
ở diềm mái, bờ nóc, bờ dải của mái. Hoa văn được chạm khắc tỉ mỉ, chi tiết với
nhiều loại hoa văn khác nhau như hình rồng, chim phượng, hoa sen, hoa mai, tượng
uyên ương, hình hoa lá và ngọc báu. Sắc màu đỏ và màu xanh trên mái ngói cũng
góp phần làm rõ hơn đặc trưng của trang trí trên ngói thời kỳ này.
• Cũng như trang trí hình lá đề, tượng uyên ương thời Lý được làm bằng chất liệu
mịn, độ nung cao. Bên cạnh loại chất liệu để mộc, xương gốm màu đỏ, màu đỏ sắc
vàng hoặc màu vàng nhạt, không tráng men, loại chất liệu có tráng men màu xanh, xương gốm màu trắng. 8.2. Rồng
Rồng thời Lý (rồng rắn hay rồng giun) có mình trơn nhỏ, thân uốn cong hình sin uyển
chuyển, mềm mại nhẹ nhàng theo kiểu thắt miệng túi và nhỏ dần về phía đuôi, trên đầu có
mào lửa. Các chi tiết bờm, râu, lông khuỷu chân luôn uốn theo một nhịp điệu tương đồng
với thân rồng… Rồng thời Lý có 03 móng, móng cong dài nhọn như cựa gà, đôi khi xuất
hiện tạo hình rồng 05 móng như hình rồng trên cột đá chùa Dạm. Tạo hình rồng thời Lý là
sự chuẩn mực, hoàn thiện cao về trình độ mỹ thuật từ tạo hình rồng đã có trước đó thời Đinh-Tiền Lê.
9. Ý NGHĨA CỦA KIẾN TRÚC THỜI LÝ VỚI HIỆN TẠI
Nghệ thuật thời Lý phát triển đa dạng, độc đáo, mang những nét riêng của dân tộc,
phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta thời bấy giờ.
Nhiều công trình nghệ thuật có giá trị thể hiện trình độ khéo léo, tinh vi của bàn tay người nghệ nhân.
Kiến trúc thời Lý mang phong cách đa dạng, độc đáo, linh hoạt đã đánh dấu sự ra đời
của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long. Đây chính là thời kì định
hình một nền văn hóa riêng, đậm đà bản sắc dân tộc. 7 lOMoAR cPSD| 45473628
Phát triển nghệ thuật trang trí họa tiết cổ của dân tộc ở thời Lý - Trần không chỉ là
vấn đề của sự bảo tồn, mà còn lưu giữ và phát huy những giá trị của nghệ thuật thủ công
mỹ nghệ Việt Nam. Qua đó, giúp cho thế hệ trẻ ngày nay hiểu được cái hay, cái đẹp trong
nghệ thuật trang trí và chủ động hơn trong việc tìm đến với cội nguồn dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/hinh-thai-kien-truc-cung-dien-viet-
namthoi-ly-duoi-goc-nhin-khao-co-hoc-phan.html
https://kientrucsuvietnam.vn/kien-truc-thoi-ly/
#Mong_tru_va_mat_bang_kien_truc_thoi_Ly
https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3101/71209/trang-tri-tren-ngoi-thoi-
ly.html#:~:text=Ng%C3%B3i%20v%C3%A0%20c%C3%A1c%20b%E1%BB
%99%20ph%E1%BA%ADn%20trang%20tr%C3%AD%20tr%C3%AAn%20th
%E1%BB%9Di%20L%C3%BD,v%C4%83n%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c
%20l%C3%A0m%20b%E1%BA%B1ng%20khu%C3%B4n. 8