-
Thông tin
-
Quiz
Giới thiệu và phân tích một loại hình nghệ thuật - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng
Với hàng ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển, con sông Hoàng Hà được biết là biểu tượng ‘cái nôi’ của nền văn minh Trung Hoa. Đây cũng là một trong những nơi đã có loài người cư trú từ rất sớm, cùng với sự biến động của dòng chảy lịch sửvà những đóng góp về sự sáng tạo từ thế hệ trước. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐT121) 250 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Giới thiệu và phân tích một loại hình nghệ thuật - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng
Với hàng ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển, con sông Hoàng Hà được biết là biểu tượng ‘cái nôi’ của nền văn minh Trung Hoa. Đây cũng là một trong những nơi đã có loài người cư trú từ rất sớm, cùng với sự biến động của dòng chảy lịch sửvà những đóng góp về sự sáng tạo từ thế hệ trước. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐT121) 250 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
Nguyễn Phúc Gia Hân-321H0027
Giới thiệu và phân tích một loại hình nghệ thuật tiêu biểu (kiến trúc/
hội họa/ văn học/ âm nhạc, ca kịch,.. hoặc một thành tựu về tôn giáo
của các quốc gia đã học có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam
Với hàng ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển, con sông Hoàng Hà được biết là
biểu tượng ‘cái nôi’ của nền văn minh Trung Hoa. Đây cũng là một trong những
nơi đã có loài người cư trú từ rất sớm, cùng với sự biến động của dòng chảy lịch sử
và những đóng góp về sự sáng tạo từ thế hệ trước, Trung Hoa đã sớm trở thành một
trong những trung tâm văn hóa lớn có nền văn minh phát triển vô cùng rực rỡ cùng
với nhiều thành tựu đáng tự hào, trong đó nghệ thuật cổ điển Trung Hoa từ thời cổ
đại và đến thời đại ngày nay vẫn giữ được giá trị và sức hấp dẫn của nó. Nghệ
thuật điêu khắc, hội họa sinh động, âm nhạc tình cảm, mượt mà đã đưa phong thái
mỹ thuật phương Đông phát triển ra toàn thế giới. Và không thể không nhắc đến
nghệ thuật thư pháp truyền thống mà các thế hệ người Trung Hoa đã đem loại hình
nghệ thuật này lên một tầm cao mới, sánh ngang với những tác phẩm nghệ thuật
quý giá khác của nhân loại.
Việc nằm trong nền văn hóa chữ Hán, từ hàng ngàn năm về trước Việt Nam đã chịu
sự ảnh hưởng rất lớn từ nền văn hóa Trung Hoa và nước ta cũng từng có một nền
nghệ thuật thư pháp phát triển rực rỡ. Tuy sự thay đổi của thời đại đã làm nền nghệ
thuật này mất đi vị thế vốn có nhưng đây là một trong những nét đẹp văn hóa của
cha ông đã góp phần quan trọng trong việc kiến tạo bộ mặt văn hóa và xây dựng
đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.
Cũng như những các quốc gia khác, ban đầu phương tiện giao tiếp chủ yếu của
người Trung Quốc cổ xưa dùng để biểu đạt tình cảm, truyền đạt
tin tức, trao đổi kiến thức và kinh nghiệm là cách truyền miệng
vào các thời trước thời Hoàng Đế. Đến thiên niên kỉ II trước
Công nguyên, người Ân Thương đã sáng tạo ra chữ viết và đó
là chữ giáp cốt. Đến thời Tây Chu thì số lượng chữ nhiều hơn
và đơn giản hóa cách viết. Đến thời đại nhà Tần thì Lý Tư đã
kết hợp chữ nước Tần với các chữ nước khác và sáng tạo thành
một chữ thống nhất và còn được gọi là chữ tiểu triện. Từ cuối
thời Tần Thủy Hoàng đến thời Hán Tuyên đế lại xuất hiện một
kiểu chữ mới đó là chữ lệ, thời gian sử dụng chữ lệ tuy không
lâu nhưng có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là giai đoạn quá độ để
phát triển chữ chân tức chữ Hán ngày nay. Chữ Hán là một Chữ giáp cốt
trong những ngôn ngữ ra đời rất sớm và qua nhiều lần cải tiến
Nguồn ảnh: bahviet18.com
để tạo điều kiện cho nhân dân học biết chữ, xóa mù chữ và đồng thời thúc đẩy việc
học và dạy tiếng Hán cho người nước ngoài.
Nét đẹp của chữ viết hay nghệ thuật viết chữ từ lâu đã được nhiều nước trên thế
giới coi trọng và ở một số nước phương Đông được coi là một loại hình nghệ thuật
đặc sắc, tinh xảo, một biểu tượng thẩm mỹ của văn hóa dân tộc. Nghệ thuật viết
vừa tạo nên giá trị thẩm mỹ vừa mang ý nghĩa thiết thực trong đời sống của con
người ở mọi thời đại.
Thư pháp được biết đến là nghệ thuật viết chữ đẹp hay là việc viết chữ được phát
triển thành một loại nghệ thuật có thể thể hiện tài viết chữ, và còn là phương tiện
để bày tỏ những suy nghĩ nội tâm của con người. Nghệ thuật thư pháp không chỉ
thịnh hành ở Trung Quốc hay các nước phương Đông khác mà ngay cả phương
Tây, loại hình nghệ thuật này cũng phổ biến rộng rãi và còn được gọi là
Calligraphy - Calligraphie – Calligraphia. Nhưng khác so với phong cách phóng
khoáng trong từng nét chữ của thư pháp phương Đông thì cách viết của phương
Tây lại được nắn nót tỉ mỉ và theo một tỷ lệ nhất định, và chúng thường được dùng
viết trong các văn kiện có tính quan trọng như Kinh thánh. Còn tại các quốc gia
theo đạo Hồi như Ả Rập, thư pháp là một trong những khía cạnh của nền nghệ
thuật Hồi giáo và được phát triền song song với đạo Hồi và ngôn ngữ của họ.
Mỗi nét chữ được viết đều mang phong cách riêng của từng thư pháp gia, không ai
giống ai, mang cốt cách từng người, ngoài ra giúp người viết rèn được sự kiên trì,
Thư pháp của Mễ Phế (Mễ Phất) đời Tống
Nguồn ảnh: nghethuatxua.com
cẩn trọng, tỉ mỉ, suy ngẫm về những triết lý của
cuộc sống. Theo thời gian, thư pháp đã hòa trong
mạch sống nghệ thuật dân tộc và góp phần quan
trọng đến nền nghệ thuật mỹ thuật. Với ý nghĩa này, thư pháp đã trở
Chữ Vĩnh của Vương Hi Chi trong Lan Đình Tự
Nguồn ảnh: thuphapdungpham.com Vương Hi Chi
thành một nghệ thuật biểu đạt thẩm mỹ của mỗi dân tộc, khát vọng, tâm tư và tình
cảm vừa có giá trị đạo đức vừa có giá trị nghệ thuật cao. Từ khoảng thế kỷ II đến
thế kỷ IV, thư pháp Trung Hoa đã sớm được hình thành và là một loại hình nghệ
thuật được nâng tầm mang vẻ đẹp thanh khiết của nền mỹ thuật Trung Hoa. Như
Hán tự, thủ thuật viết thư pháp bao gồm 5 thể chính đó là: Triện thư, Lệ thư, Khải
thư, Hành thư và Thảo thư. Nghệ thuật thư pháp giúp con người rèn luyện óc thẩm
mỹ và không phải ai cũng có thể học tập và hiểu được hết cái hay, cái đẹp của nó
mà phải trải qua khổ luyện, nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm. Như câu nói của người
Trung Quốc xưa từng quan niệm về việc chơi và viết thư pháp: “Thư pháp khả dĩ
tu tâm dưỡng tính, đào dã tâm tình”, tức có nghĩa thư pháp có thể giúp người ta tu
tâm dưỡng tính, rèn luyện tình cảm. Bởi vì thú chơi thư pháp không hề đơn giản
mà lại rất công phu và tỉ mỉ, phải biết cách dùng và đặt bút theo đúng quy tắc, mắt
phải nhìn thẳng và hơn hết là phải luyện tập thường xuyên tính kiên trì, không
nóng vội. Không những thế bốn vật quan trọng không thể thiếu trong thư pháp mà
còn được gọi là ‘Văn phòng tứ bảo’ bao gồm giấy, bút, mực, nghiên. Muốn chữ
phải đẹp thì mỗi thứ đều phải đúng theo quy tắc và phải đúng loại. Giấy phải là
loại giấy ‘xuyến chỉ’ đắt tiền, mực thỏi hoặc mực trấp pha theo đúng tỉ lệ và khi
viết phải điều chỉnh lượng mực khi sử dụng, còn nghiên mực phải có độ nghiêng
nhỏ để tránh bị đọng mực. Nhưng phức tạp nhất là bút chuyên dụng để viết thư
pháp vì có các loại tiểu, trung, đại, ngòi bút phải làm bằng lông để thấm mực và
quan trọng là phải đầy đủ 4 bộ phận: Đào tuyến, bút quản, bút hào và bút căn. Từ
xưa đến nay thư pháp vẫn được người Trung Quốc coi là một nền nghệ thuật hay
thậm chí là một môn học đòi hỏi sự kiên nhẫn và hơn hết là phải trải qua nhiều
năm rèn luyện mới có thể học được. Từ hàng ngàn năm lịch sử Trung Hoa về
trước, không có thời đại nào là không có các nhà thư pháp lẫy lừng, mỗi người đều
có một phong cách riêng cho mình. Trong đó không thể bỏ qua thư pháp gia nổi
tiếng và được dân gian Trung Quốc ca ngợi và truyền tụng, đó là Vương Hi Chi
thời nhà Tấn. Để có thể trở thành ‘Thư thánh’ ông đã phải bỏ đến 15 năm khổ
luyện và say mê những con chữ đến mức phải viết lên vải lụa vì không có giấy, hết
chỗ để viết thì đem những tấm vải đó đi nhuộm rồi may thành quần áo để mặc. Sức
hút mạnh mẽ của nền nghệ thuật này không chỉ với Vương Hi Chi mà đến con
cháu của ông cũng say mê nghiên cứu và học hỏi. Trong đó người con trai của ông
là Vương Hiến Chi cũng nổi tiếng yêu thích thư pháp như cha mình và được người
đời ca tụng hai cha con là ‘Thảo Thánh Nhị Vương’ vì lối viết chữ Thảo vô cùng
đặc biệt, vừa mềm mại vừa uyển chuyển và từ đó trở thành khuôn mẫu cho thế hệ
sau luyện theo. Dòng dõi nhà Vương Hi Chi không được bỏ qua nhà sư Thích Trí
Vĩnh (Vĩnh Thiền Sư) sống ở thời nhà Tấn, tương truyền là cháu bảy đời của
Vương Hi Chi cũng yêu thích thư pháp và luyện thư pháp nhiều đến mức bút bị
cùn do viết chữ chất thành đống, 40 năm luyện chữ ở trên lầu chùa Vĩnh Hân và
không bao giờ xuống đất. Nếu tổ tiên Vương Hi Chi là người sáng tạo ra ‘Vĩnh tự
bát pháp’ (Tám nét cơ bản tạo thành chữ “Vĩnh” trong cách viết chữ Hán) thì Vĩnh
Thiền Sư là người kế tục và phát triển nó, trở thành bài học cơ bản cho người mới
tập viết thư pháp. Có một giai thoại về Thiền Sư kể lại rằng khi tài viết chữ của
ông đạt đến trình độ điêu luyện và tên tuổi ông dần được mọi người truyền tụng
nhiều hơn, mong muốn chữ của ông đến nỗi khiến gạch cửa bị nát do người đến
xin quá nhiều và chen chúc nhau. Hay vào thời nhà Đường cũng có người được
xưng tụng là ‘Thảo thánh’, nhà nghèo và không có
tiền mua giấy bèn phải lấy lá chuối ra tập viết, đó
là nhà sư Hoài Tố. Dần về sau, không chỉ các bậc
vua chúa hay kẻ sĩ yêu thích thư pháp mà đến dân
thường cũng ham thích và luyện theo thế hệ trước,
như Đường Thái Tông nửa đêm đốt thuốc luyện
chữ của Vương Hi Chi là Lan Đình tự, khi rảnh rỗi
thì lấy ngón tay mà viết chữ vào không khí (“Trừu
không luyện tự”). Vì quá say mê nét chữ Thư
thánh nên Hoàng đế nhà Lương đã truyền lệnh thu
thập bút tích và ra lệnh cho hoàng cung phải lấy
chữ của Vương Hi Chi làm chuẩn. Tương truyền
rằng Lương Võ Đế còn gọi Chu Hưng Tự ra biên
soạn lại một ngàn từ không trùng lặp được Vương Hi Chi viết trên văn bia để các
hậu thế lấy mà học tập. Sau một đêm thì bản văn ấy cũng được hoàn thành và dâng
lên cho nhà vua và được đặt tên là “Thiên Tự Văn”, từ đó bản văn ấy đã được lưu
truyền trong việc dạy chữ Hán và viết thư pháp đến tận ngày nay.
Trải qua các thời đại Trung Hoa thì số lượng thư pháp gia nổi bật và mang dấu ấn
cá nhân thực sự rất nhiều. Điểm qua một vài cái tên tiêu biểu như thừa tướng Lý
Tư dưới đời nhà Tần, đời nhà Hán phải nêu tên Trương Chi, một trong những thư
pháp gia với thuật ngữ “lâm tri” nổi tiếng, dòng dõi nhà Vương Hi Chi đã có công
rất lớn trong sự hình thành nên một loại hình nghệ thuật truyền thống này của
Trung Hoa, ngay cả thời hiện đại số lượng thư pháp gia không hề giảm sút mà vẫn
xuất hiện rất nhiều, nổi bật nhất có thể kể đến nhà thơ có sức ảnh hưởng rất lớn là
Lỗ Tấn. Sức hấp dẫn của bộ môn nghệ thuật này vẫn phát triển rất mạnh mẽ Trung
Quốc ngày nay do các thế hệ sau tiếp nối truyền thống coi trọng chữ nghĩa cũng
như niềm yêu thích với thư pháp. Nghệ thuật “cho chữ” còn là một nét đẹp văn hóa
mà người Trung Hoa từ xưa đã rất quý trọng đến chữ mà mình được tặng. Vì các
nhà thư pháp đều rất coi trọng đến người mà họ muốn cho chữ và không phải ai là
họ cũng tặng. Những người được nhận chữ phải là những người có học thức và biết
nâng niu những con chữ mà các thư pháp gia đã đặt hết những tâm huyết và cảm
xúc của họ vào từng con chữ. Hơn nữa đó còn là sự khổ luyện không ngừng của
người viết để nét chữ được đẹp và thỏa mãn được tấm lòng của mình. Vì vậy để thể
hiện sự quý trọng và đề cao chữ được tặng, người Trung Quốc thường treo chúng ở
phòng khách hay trước cửa nhà của họ như là một vật quý giá và có giá trị rất quan
trọng trong không gian sống của họ.
Thư pháp là một loại hình nghệ thuật độc đáo và còn là truyền thống văn hóa của
người Trung Quốc có sức ảnh hưởng rất lớn đối với các quốc gia khác và không
thể không kể đến Việt Nam. Từ thời nhà Hán những năm đầu Công nguyên, thư
pháp đã sớm du nhập vào nước ta và Vương Sĩ Nhiếp là người có công truyền bá
đầu tiên. Ngay từ khi tiếp nhận chữ Hán, cha ông ta đã sớm nhận thức được tầm
quan trọng của chữ nghĩa và từ đó luôn quý trọng nền nghệ thuật thư pháp. Cho dù
tại Việt Nam không có những nhà thư pháp nổi bật như Vương Hi Chi ở Trung Hoa
hay thiền sư Bạch Ẩn của Nhật Bản, thư pháp của Việt Nam cũng thể hiện được cái
tinh hoa và sức sống mạnh mẽ của nó qua hàng năm tháng. Như nhà thơ Cao Bá
Quát nổi tiếng văn hay chữ tốt, hay nhà yêu nước lớn đầu thế kỷ XX cụ Phan Bội
Châu cũng thể hiện được nét bút tài hoa của mình vào các tác phẩm của mình và có
giá trị đến ngày nay. Ngay trên trán bia ở làng Trường Xuân (Thanh Hóa) được đắp
bởi dòng chữ “Đại Tuỳ Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn”và cùng với
đó là vô số lệnh chỉ, sắc phong, các câu đối, áng văn,...Đó đều là những chứng tích
về thư pháp cổ xưa rất quý giá và đặc biệt là nó vẫn giữ được nét hào hùng, chí khí
của thời đại ngày trước.
Tấm bia “Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn”
Nguồn ảnh: redsvn.net
Tại Việt Nam thì thư pháp chữ Hán cũng được hình thành song song với thư pháp
tại Trung Hoa, dù vậy cái mỹ cảm lại được biểu hiện rất khác nhau. Nét chữ của
thư pháp Việt vừa uyển chuyển nhưng không yếu đuối, vừa sâu sắc và phóng
khoáng. Vì bản chất văn hóa của người Việt là mộc mạc, khiêm tốn nhưng vẫn có
nét cá tính của riêng mình. Cái bình dị, gần gũi vẫn luôn gắn liền với nền nghệ
thuật nước nhà từ văn chương, mỹ thuật và đến cả thư pháp tạo ra sức hút đặc biệt
và độc đáo cho nghệ thuật thư pháp của Việt Nam.
Bắt đầu từ thế kỷ XVII, các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha
cùng với sự giúp đỡ giáo sĩ của Việt Nam đã du nhập Thiên Chúa giáo vào nước ta
để Latinh hóa chữ viết, đồng thời văn hóa Khổng giáo từ thời đại phong kiến cũng
được tách khỏi Việt Nam. Đến nửa đầu thế kỉ XX, do sự tiếp xúc văn hóa phương
Tây chữ Quốc ngữ dần được công nhận là ngôn ngữ chính thống của người Việt
Nam ta bởi chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó tiếng Việt ngày càng phát triển mạnh mẽ
cùng với sự xuất hiện phong trào thơ mới, các nhà Nho sĩ lúc bấy giờ hay những ai
biết chữ Hán cũng chuyển sang viết chữ Quốc ngữ. Điều này cũng đồng nghĩa thư
pháp chữ Hán cũng được dần bị thay thế bởi thư pháp chữ Việt Latinh hiện đại.
Đây là một bước tiến mới cho nền nghệ thuật thư pháp của Việt Nam, tuy nhiên
thư pháp hiện đại dù có sự đổi mới độc đáo hơn nhưng nó vẫn giữ được nét truyền
thống vốn có từ những năm về trước. Sau khi chữ Quốc ngữ phổ cập, nghệ thuật
thư pháp có sự phát triển theo hai hướng. Hướng thứ nhất là biểu đạt theo như chữ
Hán xưa trên các khối vuông hoặc tròn dọc từ trên xuống, khi nhìn xa trông giống
một câu đối. Ngoài ra cũng không thể bỏ qua kiểu chữ viết ‘ngược’ của một số thư
pháp gia và chỉ có thể đọc và nhìn được từ phía sau trang giấy. Hướng còn lại là
kiểu chữ nghệ thuật mà chúng ta nhìn thấy các thư pháp ngày nay, đó là viết theo
dạng chữ có khuôn mẫu chữ Latinh có nguồn gốc từ phương Tây. Đây là nét đặc
biệt nhất của nền thư pháp tại Việt Nam khi kết hợp nét chữ Quốc ngữ và ngọn bút
lông tạo ra một nền thư pháp chữ Việt đột phá và sáng tạo hơn bao giờ hết.
Không theo một khuôn khổ nhất định như thư pháp chữ Hán, thư pháp chữ Việt lại
phóng khoáng và phá cách hơn. Tính biểu cảm trong nghệ thuật thư pháp chữ Việt
thể hiện rõ tính thẩm mỹ hướng đến sự giản dị, hài hòa, lãng mạn của người viết.
Thư pháp chữ Việt thường là những câu ca dao, tục ngữ của ông bà tổ tiên xưa,
hoặc là những lời dạy của thế hệ trước để lại, hoặc có thể là một câu thơ mang đậm
chất trữ tình. Tùy vào suy nghĩ bên trong và cảm xúc của người viết, mỗi tác phẩm
mang trong mình một nét thanh thoát, đặc sắc, cá tính khác nhau tạo nên một nền
nghệ thuật chữ viết vô cùng phong phú, đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc và có
giá trị thẩm mỹ cao của nước ta. Mặt khác, sự đa dạng phong phú đó còn được thể
hiện ở chất liệu, không còn đơn thuần là viết trên giấy, thư pháp ngày càng được
sáng tạo bằng cách viết lên đá, gốm sứ, tranh tre hoặc thậm chí là khắc lên trái cây.
Có thể nói nghệ thuật thư pháp hiện đại của Việt Nam là sự kết hợp giữa văn hóa
phương Đông và phương Tây, giữa nét truyền thống quý trọng chữ nghĩa và cái
hiện đại trong chữ viết làm nên sự độc đáo cho nghệ thuật thư pháp chữ Việt ngày nay.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, song song với những biến đổi của chữ viết từ chữ
Hán, chữ Nôm thời phong kiến đến chữ Quốc ngữ thời hiên đại, thì nền văn hóa
nước nhà cũng ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Từ khi phong trào thư pháp
chữ Việt được khởi sắc đến những năm gần đây, thư
pháp vẫn giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu
trong những ngày lễ lớn tại Việt Nam. Từ thời xưa dân
tộc ta rất coi trọng truyền thống trân quý chữ nghĩa và
vai trò của các thầy đồ, người đã có công góp sức làm
nên nghệ thuật thư pháp độc đáo này được lưu truyền
cho đến ngày nay. Dù là thời hiện đại đã có nhiều sự
thay đổi mới mẻ thì hình ảnh ông đồ ngồi viết câu đối
vào dịp Tết đến xuân về vẫn là một hình ảnh độc đáo
và quen thuộc đối với văn hóa và cả thơ ca Việt Nam.
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Phố ông đồ tại đường Phạm Ngọc
Bên phố đông người
Thạch, quận 1, TPHCM qua...”
Ông đồ- Vũ Đình Liên
Hằng năm vào dịp tết hàng người đổ xô về Văn Miếu-Quốc Tử Giám, một trong
những địa điểm đáng tham quan và thu hút rất nhiều khách du lịch vào những ngày
xuân tại miền Bắc. Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, phố ông đồ tại đường Phạm
Ngọc Thạch, quận 1 vẫn có rất nhiều bạn trẻ nô nức ghé thăm và chụp ảnh, cũng
như xin chữ về để trang trí nhà cửa hoặc để cầu may mắn. Mỗi năm vào dịp Tết là
đường xá Sài Gòn lại tràn đầy sắc đỏ rực rỡ tạo nên nét đặc trưng của truyền thống
văn hóa nước ta. Yêu thích thư pháp không đơn thuần là những sở thích của các thế
hệ trước mà thế hệ trẻ ngày nay và cả các du khách ngoại quốc đến thăm Việt Nam
cũng rất quan tâm đến bộ môn nghệ thuật này. Không ít những câu lạc bộ hay lớp
giảng dạy về thư pháp đã được mở để giới trẻ có thể tìm hiểu thêm và tham gia,
cũng như thể hiện tài năng của mình, góp phần làm thêm sự mới mẻ và đa dạng
hơn cho loại hình thư pháp tại Việt Nam.
Có thể thấy rằng sự ra đời của thư pháp Việt là một bước đổi mới cho nghệ thuật
dân tộc. Cũng như Trung Quốc, thư pháp Việt Nam vẫn được tiếp nối phát triển
đến bây giờ là do truyền thống quý trọng chữ nghĩa của dân tộc đã có từ thời xa
xưa mà ông cha ta đã luôn cố gắng gìn giữ nó. Vì đây là một nét đẹp văn hóa mang
đậm nét tiêu biểu của người Việt Nam, đồng thời là hình ảnh quảng bá du lịch nước
nhà thu hút rất nhiều khách du lịch rất đáng tự hào cho một nền nghệ thuật độc đáo
và đặc sắc mà không phải quốc gia nào cũng có được sự đặc trưng này.