-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giới thiệu về trang TMĐT Shopee ( Shopee VN) - Marketing căn bản | Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (trước đây là Garena), được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li.[1] Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015,với định hướng là sàn thương mại điện tử. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Marketing căn bản (MAR104)
Trường: Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|47206521 SHOPEE
Chương 1: Giới thiệu về trang TMĐT Shopee ( Shopee VN) 1) Tổng quan
1.1 Lịch sử hình thành
Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu
của tập đoàn SEA (trước đây là Garena), được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li.[1]
Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015,với định hướng là sàn thương mại điện tử.
Thành lập năm 2015 nhưng cho đến tháng 8/2016 Shopee mới chính thức bước
chân vào thị trường Việt Nam và khuấy đảo thị trường mua sắm online Việt Nam. 1.2 Trụ sở
˗ Shopee có trụ sở chính nằm tại: 5 Science Park Drive, Shopee Building, Singapore
˗ Hiện đã có mặt ở các quốc gia là: SINGAPORE INDONESIA MALAYSIA THAILAND 254 Vị trí 57 Vị trí 85 Vị trí 58 Vị trí lOMoARcPSD|47206521 ĐÀI LOAN VIETNAM PHILIPPINE THÂM QUYẾN VÀ THƯỢNG HẢI 9 Vị Trí 55 Vị Trí 74 Vị Trí 28 Vị Trí
1.3 Tình hình phát triển
+ Tính đến năm 2017, nền tảng này đã ghi nhận 80 triệu lượt tải ứng dụng, tại Việt
Nam là hơn 5 triệu lượt. Hiện đang làm việc với hơn bốn triệu nhà cung cấp với hơn 180 triệu sản phẩm
+ Quý 4 năm 2017, tổng giá trị hàng hóa của Shopee được báo cáo đạt 1,6 tỷ đô
la Mỹ, tăng 206% so với năm trước.
+ Năm 2015, Shopee "chào sân" tại 7 thị trường: Singapore, Indonesia,
Malaysia, Thailand, Taiwan, Philippines và Vietnam
+ Vào năm 2015, Shopee được giới thiệu chính thức tại 7 thị trường trong khu vực.
+ Tổ chức buổi Shopee University đầu tiên
+ Tháng 12/2015, sự kiện Shopee University lần đầu tiên được tổ chức ở Đài Loan.
+ Hiện tại, khoảng 70.000 nhà bán hàng trong khu vực đang hưởng lợi ích từ những sự kiện này.
+ Giới thiệu Shopee Mall ở tất cả 7 thị trường
+ Tháng 6/2017, Shopee Mall chính thức ra mắt lần đầu tại Đài Loan.
+ Tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi đang có hơn 11.000 nhà bán hàng
trên Shopee Mall tại 7 thị trường.
+ Tổng doanh thu (GMV) đạt trên 10 tỷ đô-la Mỹ lOMoARcPSD|47206521
+ Năm 2018, tổng doanh thu (GMV) của Shopee chạm ngưỡng 10 tỷ đô-la Mỹ với
hơn 600 triệu giao dịch tại sàn. + Super Brand Day:
Tháng 5/2018, Shopee hợp tác cùng P&G giới thiệu Super Brand Day lần đầu tiên
tại thị trường Indonesia.
Kể từ đó, tiếp tục tổ chức thêm hơn 70 Super Brand Day khác trong khu
vực. + Đại diện Thương hiệu của Khu vực
Tháng 11/2018, Shopee vui mừng chào đón nhóm nhạc BLACKPINK là Đại
diện Thương Hiệu đầu tiên của Khu vực trong đợt Sale Sinh nhật 12.12
2) Cơ sở vật chất công nghệ:
- Ứng dụng kinh doanh trên thiết bị di dộng:
Shopee đặt cược vào làn sóng di động, họ tin rằng mua và bán trên di động sẽ là xu
thế tất yếu. Vì thế, Shopee thâm nhập vào các thị trường khác đều thông qua ứng dụng di động.
- Ứng dụng kinh doanh trên web
Ở Việt Nam, phải đến giữa năm 2016, đơn vị này mới có phiên bản trên máy tính. - Nhà kho:
Shopee phát triển dựa trên mô hình C2C (khách hàng với khách hàng), chỉ xây một
hệ thống công nghệ để kết nối bên bán, bên mua, bên giao hàng, thanh toán... Cách này
tiết kiệm hơn nhiều nếu theo B2C (doanh nghiệp với khách hàng), tức doanh nghiệp nhập hàng 3) Phân tích SWOT A) Điể m mạnh. ˗ Thánh bắt xu hướng
Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” so với Tiki, Lazada, Sendo nhưng khi Shopee xuất
hiện với những chiến dịch quảng cáo rầm rộ, ưu đãi cực hot, mã giảm giá cho đến miễn
phí vận chuyển đã thu hút người tiêu dùng Việt.
˗ Chiếm thị phần cao trong TMĐT lOMoARcPSD|47206521
Trong quý 2/2019 Shopee đứng thứ nhất qoàn quốc cả lượt tải về lẫn sử dụng ứng dụng.
˗ Có nguồn tài chính lướn, rót vốn liên tục:
Trong 6 tháng đầu năm 2018, cũng được công ty mẹ là Tập đoàn SEA (Singapore)
bổ sung thêm hơn 1.200 tỷ đồng vốn điều lệ...
˗ Sản phẩm tiện dụng, đa dạng, gần gũi với đối tượng khách hàng:
Chính sách đổi trả hàng theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua.
Mạng lưới phân phối rộng lớn, nhanh chóng
Chính sách bảo vệ người mua hàng cũng như người bán hàng trên Shopee rất tốt.
Các sản phẩm được bán giá rất ưu đãi, thường xuyên có những
chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Giao hàng nhanh, phí ship hàng lại rẻ.
Thêm tính năng đặc biệt mà chưa có trang thương mại điện tử nào có đó
là chức năng người mua có thể trả giá sản phẩm với người bán thông qua
chuyên mục chat với người bán.
Chức năng thanh toán bằng Shopee xu rất tiện dụng. B) Điểm yếu:
˗ Đổi hàng thì bên mua phải chịu mất thêm phí ship.
˗ Không cho đặt hàng hộ.
˗ Vì thêm tính năng chat với shop nên xảy tình trạng bên mua tranh cãi với shop
về chất lượng hàng không giống như quảng cáo.
˗ Shopee rất khó có thể kiểm soát nguồn hàng của người bán trên nền tảng của
mình. Ở Việt Nam không thiếu các trường hợp người bán hàng kém chất lượng đã để
lại thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp thương mại điện tử. C) Cơ hội:
˗ Thời lượng sử dụng Internet của người Việt Nam cao: lOMoARcPSD|47206521
Trung bình 1 ngày, người Việt sử dụng Internet lên đến 4 tiếng. Đây là một cơ hội
lớn để phát triển kinh doanh online. ˗
Xu hướng mua hàng online đang tăng mạnh
Với sự phát triển vũ bão của kinh doanh online, người tiêu dùng đang có xu
hướng mua hàng online ngày càng nhiều, đây là một cơ hội lớn để phát triển của
Shopee nói riêng và các sàn thương mại điện tử nói chung.
˗ Thuộc top các ngành nghề được chính phủ khuyến khích và ưu tiên phát triển D) Thách thức:
˗ Đối thủ cạnh tranh mạnh:
Đối với sự phát triển như vũ bão của thị trường thương mại điện tử hiện nay,
Shopee có nhiều đối thủ cạnh tranh đáng để lo lắng như Lazada, Tiki, Sendo
˗ Hình thức kinh doanh online:
Tuy việc mua hàng online đang phát triển mạnh, song song đó trước nhiều sự việc
mua hàng fake, lừa đảo, đã tạo nên xu hướng dè chừng khi không được kiểm hàng. ˗ Chi phí bán hàng cao:
Thương mại điện tử là hình thức bán hàng còn khá mới ở Việt Nam, do đó chi phí để
duy trì trang, các kho và hỗ trợ khách hàng là rất cao. Trong khi rủi ro về việc khách
hàng đặt hàng nhưng lại không nhận hàng còn rất lớn, doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn
những phí tổn do việc trả hàng về, chất lượng hàng hóa qua nhiều khâu vận chuyển khó
đảm bảo được chất lượng như ban đầu.
˗ Cố gắng đạt được sự cân bằng của 2 mô hình.
Ở thị trường Việt Nam, có 2 mô hình đang giải quyết bài toán niềm tin. Nhóm thứ
nhất xây dựng đội ngũ kiểm soát chặt chẽ và xác nhận từng sản phẩm trước khi đưa ra thị
trường. Cách này tốn rất nhiều chi phí. Nhóm thứ 2 thì ngược lại, không tốn gì vì hầu
như không kiểm soát và phó mặc cho người tiêu dùng, tiêu biểu là Facebook. sỉ về bán lẻ,
vì phải tốn chi phí kho bãi, quản lý, mua hàng... lOMoARcPSD|47206521
CHƯƠNG 2: QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG WEBSITE CUNG
CẤP DỊCH VỤ TMĐT SHOPEE.VN I.
Sản phẩm kinh doanh:
Điện thoại, máy tính bảng, thời trang và phụ kiện, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp,
đồ chơi và đồ dùng thể thao, nhà cửa đời sống....
Mô hình Loại hình cung cấp dịch vụ trên Website:
+ Đặt hàng trực tuyến và giao tận nơi; + Voucher giảm giá
Sàn giao dịch Thương mại điện tử (TMĐT) shopee.vn do Công ty TNHH
Shopee (“Công ty”, “Shopee”) thực hiện hoạt động và vận hành. Thành viên :
Người Bán: là thương nhân, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Shopee
để: tạo lập gian hàng, đăng tin giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, và hoặc khuyến mại sản phẩm/dịch .
Người Mua: là thương nhân, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu thông tin hay mua
sản phẩm/dịch vụ được đăng bán trên Shopee. Người Mua bắt buộc đăng ký tài khoản để tham gia giao dịch mua bán.
Sản phẩm, dịch vụ tham gia giao dịch trên Sàn giao dịch TMĐT Shopee phải đáp
ứng đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan, không thuộc các trường hợp cấm kinh doanh, cấm quảng cáo
Hoạt động mua bán hàng hóa phải được thực hiện công khai, minh bạch, đảm
bảo quyền lợi của người tiêu dùng. II. Quy trình giao dịch:
A) Quy trình dành cho Người Mua
Khi có nhu cầu mua hàng trên Shopee, Người Mua cần thực hiện các bước sau đây:
- Đăng nhập tài khoản Shopee; lOMoARcPSD|47206521
- Tìm kiếm, tham khảo thông tin sản phẩm, dịch vụ, khuyến mại và các Người Bán
mà Người Mua đang quan tâm.
- Người Mua có thể liên hệ với chủ gian để hỏi thêm thông tin sản phẩm, dịch
vụ hoặc tiếp xúc trực tiếp để xem và mua sản phẩm, dịch vụ;
- Người Mua đưa ra quyết định đặt hàng trực tuyến bằng cách click vào “Đặt hàng”;
- Người Mua lựa chọn cách thức giao dịch tuy theo chính sách của từng gian hàng đặt ra;
- Đơn hàng của Người Mua sẽ được chuyển thông tin đến Người Bán. Tùy vào thỏa
thuận giữa Người Mua và Người Bán mà Shopee có thể hỗ trợ quá trình vận chuyển hàng
hóa và thanh toán đảm bảo hoặc hai bên tự giao dịch với nhau;
- Người Mua nhận sản phẩm, dịch vụ;
- Người Mua thắc mắc, khiếu nại Người Bán (nếu có) qua tổng đài hỗ trợ của Shopee.
(Đăng nhập => Chọn sản phẩm => Đặt hàng => Xác nhận, giao hàng => Nhận hàng)
B) Quy trình dành cho Người Bán
- Đăng ký tài khoản Shopee;
- Shopee xác nhận và kích hoạt tài khoản;
Sau khi đăng nhập, Người Bán tiến hành đăng tải thông tin bán
hàng: + Chuẩn bị tin bài bằng chữ và hình ảnh;
+Các tin bài cần đăng phải được chia thành 2 phần thông tin sản phẩm và hình ảnh sản phẩm
+ Các nội dung bằng chữ bị giới hạn 3000 ký tự cho phần mô tả sản phẩm,
không có quy định về định dạng chữ do Shopee sẽ tự động điều chỉnh phông chữ cho đồng nhất. +
Các nội dung bằng hình ảnh được định dạng theo dạng ảnh jpg, bmp,
hoặc png. Số lượng ảnh tối đa cho 1 lần đăng tin là 9 ảnh.
- Đưa nội dung lên Sàn giao dịch TMĐT Shopee; lOMoARcPSD|47206521
- Shopee kiểm duyệt thông tin sản phẩm, dịch vụ của Người Bán khi đưa lên Sàn giao dịch TMĐT Shopee.
(Đăng kí => Đăng nhập => Đăng thông tin sản phẩm => Kiểm duyệt => Bán sản phẩm.)
III. Các chính sách của shopee
Chính sách giao nhận vận chuyển
Sau khi nhận được đơn hàng từ Người Mua, Shopee sẽ chuyển thông tin
đơn hàng đó đến Người Bán và xác nhận hình thức giao dịch.
Nếu Người Mua đặt đơn hàng "Thanh toán trước qua thẻ tín dụng", Người
Bán sẽ tự sắp xếp vận chuyển hàng hóa đến địa chỉ mà Người Mua đã đăng
ký mà không sử dụng dịch vụ vận chuyển do Shopee hỗ trợ.
Nếu hai bên đồng ý sử dụng dịch vụ vận chuyển của Shopee, Shopee sẽ cử
đơn vị vận chuyển tới chỗ Người Bán và vận chuyển sản phẩm đó tới địa
chỉ đăng ký của Người Mua.
Thời gian giao hàng cụ thể phụ thuộc vào khoảng cách địa lý giữa Người Mua và Người Bán.
Trong phạm vi Nội thành Hà Nội/TP Hồ Chí Minh/Đà Nẵng: 1 - 3 ngày
Hà Nội/TP HCM/Đà Nẵng đến thành phố/thị xã: 2-5 ngày
Hà Nội/TP HCM/Đà Nẵng đến tuyến huyện/xã của các tỉnh khác: 4-7 ngày
Lưu chuyển giữa các tỉnh thành khác: Từ 4-7 ngày
Chính sách bảo trì, bảo hành
Người Bán có trách nhiệm tiếp nhận bảo hành sản phẩm dịch vụ cho
Người Mua như trong cam kết giấy bảo hành sản phẩm.
Người Mua có quyền khiếu nại, khiếu kiện Người Bán trong trường hợp
Người Bán từ chối bảo hành bảo trì sản phẩm khi đang còn trong thời hạn
bảo hành bảo trì ghi trên giấy bảo hành.
Chính sách Trả hàng/Hoàn tiền lOMoARcPSD|47206521
Shopee hiện tại hỗ trợ tất cả trừ hàng hóa thuộc Danh Sách Sản Phẩm Bị
Cấm/Hạn Chế Mua Bán theo Chính Sách Cấm/Hạn Chế Sản Phẩm của
Shopee & các tặng phẩm kèm sản phẩm.
Yêu cầu Trả hàng do sai hoặc thiếu sản phẩm
Trường hợp quá thời hạn cho phép. Shopee sẽ không đồng ý yêu cầu Trả
hàng/ Hoàn tiền trong mọi điều kiện.
Người bán và Người mua tự thương lượng về hình thức trả hàng/ đổi hàng/ bổ sung hàng. Điều kiện Trả hàng
Sản phẩm không thuộc danh mục hạn chế đổi trả;
Không có dấu hiệu đã qua sử dụng, còn nguyên bao bì đóng gói của nhà sản
xuất, đầy đủ phụ kiện (tem, phiếu bảo hành....) cùng quà tặng kèm (nếu có).
Không quá 03 ngày (khi mua từ Shop bình thường) và không quá 07 ngày
(khi mua từ Shopee Mall) kể từ ngày nhận hàng; IV.
Quy trình giải quyết tranh chấp/Xử lý khiếu nại
Tranh chấp hoặc khiếu nại sẽ được Shopee xử lý theo trình tự sau:
Bước 1: Người mua cần bấm khiếu nại ngay trong trang “Mua hàng”, mục đơn
hàng “Đã thanh toán”. Việc tạo khiếu nại Trả hàng/Hoàn tiền là để Shopee tạm giữ
khoản tiền hàng cần thanh toán cho Người Bán lại cho đến khi giải quyết xong. Các
tranh chấp không phải là khiếu nại Trả hàng/Hoàn tiền có thể được gửi đến cho Shopee
qua email support@shopee.vn hoặc Tổng đài hỗ trợ: 19001221.
Bước 2: Bộ phận Chăm Sóc Khách Hàng của Shopee sẽ tiếp nhận các yêu cầu
của người khiếu nại/các bên tranh chấp.
Bước 3: Khiếu nại Trả hàng/Hoàn tiền được xử lý theo Chính Sách Trả Hàng Và
Hoàn Tiền của Shopee. Đối với các tranh chấp không phải là khiếu nại Trả hàng/Hoàn
tiền, Shopee yêu cầu các bên tranh chấp cung cấp đầy đủ thông tin/tài liệu liên quan đến
vụ việc, và đưa ra hướng giải quyết dựa trên các thông tin/tài liệu thu thập được trong
vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các thông tin/tài liệu có liên quan đến vụ việc. lOMoARcPSD|47206521
Bước 4: Trong trường hợp nằm ngoài khả năng và thẩm quyền của Sàn Giao Dịch
Thương Mại Điện Tử, Shopee sẽ yêu cầu các bên tranh chấp đưa vụ việc ra giải quyết
tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. V.
Cam kết bảo mật thông tin cá nhân
Việc thu thập và sử dụng thông tin của mỗi thành viên chỉ được thực hiện
khi có sự đồng ý của khách hàng đó trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.
Không sử dụng, không chuyển giao, cung cấp hay tiết lộ cho bên thứ 3 nào
về thông tin cá nhân của thành viên khi không có sự cho phép đồng ý từ thành viên.
Trong trường hợp máy chủ lưu trữ thông tin bị hacker tấn công dẫn đến mất
mát dữ liệu cá nhân thành viên, Shopee sẽ có trách nhiệm thông báo vụ
việc cho cơ quan chức năng điều tra xử lý kịp thời và thông báo cho thành viên được biết.
Bảo mật tuyệt đối mọi thông tin giao dịch trực tuyến của Thành viên bao gồm
thông tin hóa đơn kế toán chứng từ số hóa tại khu vực dữ liệu trung tâm an toàn cấp 1 của Shopee. VI. Quy trình thanh toán
Người Mua và Người Bán có thể tham khảo các phương thức thanh toán sau đây
và lựa chọn phương thức phù hợp:
Cách 1: Thanh toán khi nhận hàng (COD – giao hàng và thu tiền tận nơi):
Bước 1: Người Mua tìm hiểu thông tin về sản phẩm, dịch vụ được đăng tin;
Bước 2: Người Mua đặt đơn hàng trên Shopee;
Bước 3: Shopee xác nhận thông tin Người Mua và chuyển tới Người Bán;
Bước 4: Người Bán chuyển hàng thông qua Shopee;
Bước 5: Người Mua nhận hàng và thanh toán cho Shopee;
Bước 6: Sau khi hết thời gian khiếu nại của đơn hàng hoặc Người Mua xác nhận
không có khiếu nại, Shopee thanh toán tiền hàng cho Người Bán thông qua Ví Shopee. lOMoARcPSD|47206521
Cách 2: Thanh toán online qua Ví Shopee (phiên bản thử nghiệm) hoặc thẻ tín dụng/ghi nợ:
Shopee chấp nhận thanh toán thẻ của tất cả các ngân hàng tại Việt Nam với điều
kiện phải là thẻ của thương hiệu thẻ Visa hoặc Master Card.
Bước 1: Người Mua tìm hiểu thông tin về sản phẩm, dịch vụ được đăng tin;
Bước 2: Người Mua đặt đơn hàng trên Shopee;
Bước 3: Người mua thanh toán;
Bước 4: Shopee xác nhận thông tin Người Mua và chuyển tới Người Bán;
Bước 5: Người Bán chuyển hàng theo kênh vận chuyển người mua lựa chọn trong
đơn hàng: vận chuyển thông qua Shopee hoặc Người Mua và Người Bán tự giao nhận;
Bước 6: Người Mua nhận hàng;
Bước 7: Sau khi hết thời gian khiếu nại của đơn hàng hoặc Người Mua xác nhận
không có khiếu nại, Shopee thanh toán tiền hàng cho Người Bán thông qua Ví Shopee.
VII. MUA GÌ CŨNG CÓ TRỪ NHỮNG THỨ KHÔNG CÓ:
Tuy là kênh mua sắm lớn,nhưng cũng có những sản phẩm cấm giao dịch
và/hoặc giao dịch có điều kiện tại Shopee
- Rượu các loại;Động vật và chế phẩm từ động vật (bao gồm động vật hoang dã),
Đồ cổ và các tạo tác nghệ thuật, Tiền tệ, Các chất ma túy (bao gồm cả ma túy tổng hợp),
các loại thuốc chỉ bán theo đơn, thuốc kích dục, Súng, vũ khí như bình xịt hơi cay, súng gây mê
- Bất kì mặt hàng thực phẩm nào gây hại đến sức khỏe con người;
- Huy hiệu, huy chương, đồng phục hay những vật dụng liên quan đến Chính
phủ, Cảnh sát, Quân đội;
- Bộ phận cơ thể người hoặc hài cốt; - Vé xổ số;
- Hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ: Hàng nhái, hàng giả, bản sao trái phép của một
sản phẩm hay hiện vật mà có thể xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các bên thứ ba;
- Dịch vụ: Việc cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ bất hợp pháp như
mại dâm, bị cấm trên nền tảng của Shopee lOMoARcPSD|47206521 VIII. Ưu nhược điểm: Ưu điểm:
Shopee là ứng dụng mua bán trên di động dạng C2C – tức là sàn giao dịch giữa
những cá nhân với nhau. Ở mô hình thương mại điện tử dạng C2C như Shopee thì người
bán có thể đăng bán một món quà bất kỳ mà không mất chi phí và người mua có thể mua
hàng trực tiếp từ người bán mà không cần qua đơn vị trung gian.
Shopee – mua gì cũng có
Shopee vẫn đang được giới thiệu là một trong những địa chỉ để bạn mua tất cả mọi
thứ trên đời. Điều này có thể hơi quá nhưng vẫn đúng
Hàng hóa trên Shopee không qua trung gian
Người mua có thể tìm hiểu rõ nhất hàng hóa mình đang giao dịch, người bán có cơ
hội tiếp xúc với khách hàng và Shopee không đánh mất uy tín nếu có vấn đề về hàng hóa giữa hai bên.
Số lượng khách hàng ổn định, cơ hội quảng bá thương hiệu
Shopee là trang TMĐT được đông đảo người sử dụng vì vậy sẽ là môi trường
lý tưởng để phát triển “sự nghiệp” buôn bán của các chủ shop.
Giao diện Shopee trực quan – dễ sử dụng
Dù là trên App hay trên Website thì khách hàng đều có thể dễ dàng đi tới khu vực
hàng hóa theo nhu cầu. Hàng hóa trên Shopee được phân biệt theo ngàng hàng, rất
gọn gàng và dễ tìm kiếm.
Shopee và những chương trình khuyến mãi
Riêng trên Shopee, các chương trình khuyến mại đang diễn ra sẽ được chạy ở ngay đầu trang.
Shopee cập nhật những xu hướng mua sắm mới nhất thông qua hình thức #hastag
để khách hàng chủ động lựa chọn, tiết kiệm thời gian khi mua sắm. Nhược điểm:
- Khách không thể mua hàng nếu web bị lỗi lOMoARcPSD|47206521
Bất tiện lớn nhất của TMĐT chính là việc website đột nhiên gặp vấn đề, dẫn đến
khách không thể tiếp tục mua hàng. Việc này rất hiếm khi xảy ra nên sẽ không ảnh
hưởng đến công việc kinh doanh của bạn đâu.
- Khách hàng không thể thử sản phẩm trước khi mua
Dẫn tới các vấn đề như sản phẩm không giống như hình, hay như miêu tả của người bán.
- Mức độ cạnh tranh cao
Tìm ra được nhiều sản phẩm phù hợp cũng là một trong những bất lợi cho các
shop trên Shopee khi mức độ cạnh tranh cao.
- : Khách hàng thường thiếu kiên nhẫn
Ở các cửa hàng truyền thống, nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, nhân viên bán
hàng sẽ sẵn sàng trả lời họ. Tuy nhiên, đối với cửa hàng trực tuyến, các câu hỏi của
khách hàng thường được trả lời chậm hơn.
- Bạn phải vận chuyển hàng hóa tới khách hàng
Khách hàng thường cân nhắc thời gian giao hàng là một trong những nhược điểm. Khi
mua hàng tại cửa hàng truyền thống, người mua có thể mang sản phẩm ngay về nhà.
Nhưng, khi mua hàng trực tuyến, khách hàng thường nhận được hàng sau một vài ngày.