Gợi ý ôn tập môn Pháp Luật Đại Cương | Trường Đại học Mở Hà Nội
Gợi ý ôn tập môn Pháp Luật Đại Cương | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (BLAW0001)
Trường: Đại học Mở Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
GỢI Ý ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
1. Vấn đề 1: Một số vấn đề lý luận về nhà nước và nhà nước CHXNCN Việt Nam
- Nắm được nguồn gốc ra đời của nhà nước
- Có mấy kiểu nhà nước, cấu trúc nhà nước
- Phân tích các đặc trưng đặc điểm của nhà nước
- Phân biệt bản chất của các kiểu nhà nước khác nhau.
- Phân tích được bản chất của nhà nước CHXHCN Việt Nam.
2. Vấn đề 2: Một số vấn đề lý luận về pháp luật
- Kể tên các nguyên nhân ra đời của pháp luật
- Nêu các dấu hiệu bản chất của pháp luật
- Phân biệt đặc điểm của các kiểu pháp luật.
- Phân tích các ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam
3. Vấn đề 3: Qui phạm pháp luật
- Phân tích các bộ phận của qui phạm pháp luật.
- So sánh các loại qui phạm pháp luật.
- Phân tích đặc điểm của các loại qui phạm pháp luật
4. Vấn đề 4: Quan hệ pháp luật
- Nêu các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật
- Phân tích các yếu tố của quan hệ pháp luật.
- Phân tích các điều kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.
5. Vấn đề 5: Điều chỉnh pháp luật
- Phân tích phương pháp của các dạng điều chỉnh pháp luật.
- Phân tích các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật
- Phân tích các điều kiện đảm bảo hiệu quả của pháp luật.
6. Vấn đề 6: Thực hiện và áp dụng pháp luật
- Phân tích các trường hợp áp dụng pháp luật.
- Phân biệt hình thức áp dụng pháp luật với áp dụng pháp luật tương tự
- Phân biệt các phương pháp giải thích pháp luật
- Phân biệt thực hiện pháp luật với giải thích pháp luật
7. Vấn đề 7: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
- Phân tích các yếu tố cấu thành hành vi vi phạm pháp luật
- Phân tích định nghĩa truy cứu trách nhiệm pháp lý.
- Phân tích đặch điểm của các loại trách nhiệm pháp lý
8. Vấn đề 8: Ý thức pháp luật và pháp chế
- Phân tích các chức năng của ý thức pháp luật
- Phân tích các yêu cầu cơ bản của pháp chế.
- Phân tích mối quan hệ của ý thức pháp luật với pháp luật và thực hiện pháp luật
9. Vấn đề 9: Pháp luật về phòng chống tham nhũng
- Phân tích các yếu tố cấu thành tham nhũng.
- Phân tích đặc điểm của tham nhũng.
- Phân tích quy định pháp luật về phòng ngừa tham nhũng
- Phân tích nguyên tắc về xử lý kỷ luật, xử lý hình sự và xử lý về tài sản tham nhũng.
Gợi ý các dạng câu hỏi ôn tập
Dạng câu hỏi trắc nghiệm đúng/sai có giải thích:
1. Bản chất của Nhà nước không chỉ có tính giai cấp mà còn có tính xã hội
2. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân chỉ chấm dứt khi cá nhân đó chết
3. Chỉ có cá nhân mới là chủ thể của vi phạm pháp luật
4. Chủ thể của tội phạm là cá nhân và tổ chức
5. Con dâu có quyền hưởng thừa kế của cha mẹ chồng ở hàng thừa kế thứ nhất
6. Việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau được tiến hành tại
UBND xã, phường, thị trân nới cư trú của một trong các bên
7. Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra đều phải là sự thiệt hại về vật chất.
8. Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều trách nhiệm pháp lý.
9. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị xem là có lỗi.
10.Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem là vi phạm pháp luật.
11.Đặc trưng duy nhất của Nhà Nước, đó là Nhà nước phân chia và quản lý dân cư
theocác đơn vị hành chính, lãnh thổ
12.Lịch sử xã hội loài người trải qua 5 hình thái kinh tế- xã hội do đó tương ứng sẽ
có 5kiểu Nhà Nước: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữ nô lệ, phong kiến, tư bản
chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa.
Dạng câu hỏi tình huống và giải quyết vấn đề (gồm các nội dung như xác định
cấu trúc quy phạm pháp luật, xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật ; xác định hành
vi vi phạm pháp luật và xử lý trách nhiệm vồi thường; xác định cơ cấu của quan hệ pháp luật…)
Tình huống 1: "Bình là công nhân vừa bị sa thải của công ty X, do bất mãn Bìnhđã
đến công ty đòi gặp giám đốc. Vì giám đốc đang tiếp khách, mặt khác, thấyBình
đang trong tình trạng say rượu nên An – bảo vệ Công ty đã ngăn chặnkhông cho
vào. Bình chửi bới, dùng những lời lẽ xúc phạm và cố tình xông vàocông ty.
Không kiềm chế nổi, An dùng dùi cui đánh túi bụi vào lưng Bình chođến khi Bình
ngã quy. Kết quả Bình bị trấn thương nặng." a, Hành vi của An có phải là phòng vệ
chính đáng không? b, Bình có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khoẻ
không? c, Ai phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Bình và trách nhiệm bồithường
được giải quyết như thế nào?
a, Hành vi của An có phải là phòng vệ chính đáng không? Hành vi của An
không được coi là phòng vệ chính đáng. Mặc dù Bình cố ý xông vào công ty
trong tình trạng say, bị kích động mạnh nhưng hành vi của Bình không phải
đang tấn công gây thiệt hại hoặc sẽ gây thiệt hại ngay tức khắc. An có nhiệm vụ
bảo vệ công ty nhưng việc An đánh Bình túi bụi cho đến khi Bình ngã quỵ
không phải là hành vi chống trả lại một cách tương xứng với hành vi của Bình.
b, Bình có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khoẻ không? Mặc dù Bình
cũng có lỗi xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của cá nhân cũng như
công ty X (Điều 611 BLDS 2005) nhưng việc An gây thiệt hại cho Bình đáp ứng
đầy đủ 4 yếu tố làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hướng dẫn
của Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-
HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: có thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm; có
hành vi đánh người trái pháp luật của An; An có lỗi; có mối quan hệ nhân quả
giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Vì vậy, Bình có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
c, Ai phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Bình và trách nhiệm bồi
thường được giải quyết như thế nào? An gây thiệt hại cho Bình khi đang thực
hiện công việc bảo vệ do công ty giao cho. Vì vậy, theo Điều 618 của BLDS
2005 “pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi
thực hiện hiệm vụ pháp nhân giao cho”, Công ty X có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại về sức khoẻ cho Bình. Theo Điều 618 BLDS 2005, “nếu pháp nhân đã
bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây ra thiệt hại
phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”, vì vậy, xem xét An
có lỗi đánh Bình đến mức trấn thương nặng nên An có trách nhiệm bồi hoàn lại
cho Công ty. Bình cũng có lỗi do xâm phạm đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của
An cũng như thành viên công ty, xông vào công ty một cách trái phép nên Bình
cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Theo Điều 617 BLDS 2005, “khi người bị
thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi
thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”
Tình huống 2: Biết cả nhà anh Khánh về quê, An, Bình, Cường bàn bạc với
nhauchờ đêm đến sẽ phá khóa nhà Khánh để vào trộm cắp. Đêm đó, chỉ có An,
Bìnhphá khóa vào lấy xe máy, tiền, vàng và một số tài sản khác, trị giá khoảng
100triệu đồng. Cường nhận trách nhiệm tìm chỗ tiêu thụ số tài sản trộm cắp
trên.Dũng thuê nhà gần đó, khi đi chơi đêm về thấy nhà Khánh cửa mở toang,
liềnlẻn vào, bê nốt ti vi và một số đồ đạc khác (do An, Bình bỏ lại vì nặng
quákhông bê đi nổi) trị giá khoảng 10 triệu. Sau thời gian điều tra, công an tìm
raAn, Cường, Dũng; còn Bình hiện vẫn đang bỏ trốn. Số tài sản trộm cắp chúngđều
đã bán và tiêu dùng hết. a, Khánh có quyền kiện ai để yêu cầu bồi thường? b, Trách
nhiệm bồi thường của An, Bình, Cường, Dũng được xác địnhnhư thế nào?
Trong vụ án trên, An, Bình, Cường, Dũng đều có hành vi trái pháp luật gây
thiệt hại cho Khánh. Hành vi gây thiệt hại của Dũng hoàn toàn độc lập và riêng
rẽ với An, Bình, Cường nên Dũng phải bồi thường phần thiệt hại về tài sản mà
Dũng gây ra trị giá 10 triệu đồng. Cường mặc dù không trực tiếp trộm cắp tài
sản của Khánh nhưng do đã có sự bàn bạc, thoả thuận trước với An, Bình, có
nghĩa là An, Bình, Cường cùng thống nhất về ý chí trong việc trộm cắp tài sản
của Khánh. Theo Điều 616 BLDS 2005, “trong trường hợp nhiều người cùng
gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại”.
Vì vậy, An, Bình, Cường phải liên đới bồi thường thiệt hại cho K số tài sản trị
giá 100 triệu đồng. Khánh có thể yêu cầu bất kỳ ai trong số An, Bình, Cường
phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
Tình huống 3: Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật sau đây:
a. “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp
luật không cấm” (Điều 33, Hiến pháp năm 2013) (Quy định)
b. “Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm” (Khoản 1, Điều 169, BLHS năm 2015) (nếu cấu trúc QPPL)
Giả định: Ng nào ...tài sản Chế tài: Phạt từ...
Tình huống 4: Xác định dấu hiệu của vi phạm pháp luật trong tình huống sau đây:
X, Y là hàng xóm của nhau. Do có mâu thuẫn, X biết được y đang ngủ trong nhà
một mình nên đã lẻn vào nhà Y đâm nhiều nhát vào ngực Y làm Ytử vong. Biết
rằng X 40 tuổi và nhận thức hoàn toàn bình thường.
- Là hành vi nguy hiểm cho xã hội: X đã có hành vi xâm hại đến tính mạng
của Y bằng việc đâm nhiều nhát vào ngực Y khiến Y tử vong
- Trái pháp luật, xâm hại đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ
- Có lỗi của chủ thể: X cố ý đâm nhiều nhát vào ngực Y
- Chủ thể có năng lực pháp lý: X 40 tuổi và nhận thức hoàn toàn bình
thường. Vì vậy X có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình
Tình huống 5: Phân tích cơ cấu của quan hệ pháp luật (xác định chủ thể, nội dung,
khách thể trong quan hệ pháp luật)
Bà B có vay của chị T số tiền 500 triệu đồng. Bà B hẹn sau 5 tháng sẽ trả đủ vốn
và lãi là 30 triệu đồng cho chị M.
- Chủ thể: Bà B và chị T cùng tham gia vào quan hệ pháp luật, có đầy đủ
năng lực pháp luật và hành vi
- Nội dung: bà B có quyền nhận đủ số tiền 500tr cx vs 30tr tiền lãi từ chị T sau 5 tháng
Chị T phải có nghĩa vụ trả đủ 500tr vs 30tr lãi cho bà B sau 5 tháng
- Khách thể: số tiền chị T vay của bà B