-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Hành vi phối hợp của người dân với hệ thống chính trị cơ sở xã Thanh Liệt trong thời kỳ đại dịch Covid-19 | Tiểu luận xã hội học
Đại dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2020. Từ đó đến nay, nước ta đã trải qua nhiều đợt bùng phát dịch, quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mỗi đợt đều có xu hướng phức tạp hơn. Nó đã gây ra bao nhiêu tổn thất cho đất nước, cho xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Xã hội học 21 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Hành vi phối hợp của người dân với hệ thống chính trị cơ sở xã Thanh Liệt trong thời kỳ đại dịch Covid-19 | Tiểu luận xã hội học
Đại dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2020. Từ đó đến nay, nước ta đã trải qua nhiều đợt bùng phát dịch, quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mỗi đợt đều có xu hướng phức tạp hơn. Nó đã gây ra bao nhiêu tổn thất cho đất nước, cho xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Xã hội học 21 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
A
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XÃ HỘI HỌC ----------------------- TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC
Đề tài: Hành vi phối hợp của người dân với hệ thống chính trị cơ sở
xã Thanh Liệt trong thời kỳ đại dịch Covid-19 Sinh viên: CHU YẾN NHI
Mã số sinh viên: 2051100028 Lớp: Quảng Cáo K40
Hà Nội, tháng 03 năm 2022 MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................2
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................2
2. Tổng quan nghiên cứu.................................................................................3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................3
3.1. Mục đích nghiên cứu...............................................................................3
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................4
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................4
4.2. Khách thể nghiên cứu..............................................................................4
4.3. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................4
6. Khung phân tích...........................................................................................5
7. Bảng hỏi........................................................................................................7 NỘI DUNG
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đại dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2020.
Từ đó đến nay, nước ta đã trải qua nhiều đợt bùng phát dịch, quy mô, địa bàn và
mức độ lây lan qua mỗi đợt đều có xu hướng phức tạp hơn. Nó đã gây ra bao
nhiêu tổn thất cho đất nước, cho xã hội. Kinh tế bị thiệt hại nặng nề, sản xuất
kinh doanh đình trệ, các ngành dịch vụ, cửa hàng kinh doanh phải đóng cửa.
Nhiều người dân lâm vào cảnh thất nghiệp, nghèo đói. Dịch bệnh khốc liệt còn
đặc biệt ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân và đã cướp đi sinh mạng của biết bao người.
Trước diễn biến đó của dịch Covid-19, trên cơ sở chỉ đạo của Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và sự vào
cuộc của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành, địa phương đã đưa ra được nhiều
chính sách và giải pháp thiết thực để phòng chống dịch bệnh như khoanh vùng
cách ly y tế, xét nghiệm diện rộng, mô hình tổ covid cộng đồng, lập chốt bảo vệ
vùng xanh, rà soát đối tượng được nhận hỗ trợ, … Những biện pháp này đã và
đang mang lại nhưng hiệu quả tích cực trong việc đẩy lùi dịch bệnh giúp người
dân thích ứng nhanh với cuộc sống bình thường mới.
Để triển khai đồng bộ và đạt được những kết quả như trên là sự tin tưởng
phối hợp của toàn thể người dân “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là
một pháo đài”. Nếu như trước kia, trong cuộc sống bình thường không có dịch
bệnh, rất nhiều người dân đã sinh sống và làm việc ở địa phương một thời gian
nhưng vẫn khá thờ ơ và không quan tâm đến các cấp chính quuyền ở địa
phương, những vị trí như trưởng thôn, tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận,
cảnh sát khu vực,… Thì nay với nhu cầu được quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ trong
đại dịch, người dân đã có sự hiểu biết, tôn trọng với cán bộ địa phương đồng
thời tích cực tham gia, phối hợp với hệ thống chính trị nơi mình ở trong công tác
phòng chống dịch bệnh. Cùng với đó hệ thống chính trị địa phương cũng có thể
nắm chắc hơn tình hình đời sống người dân, hoàn cảnh của từng hộ, từng người
để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch phù hợp và có sự hỗ trợ kịp thời.
Đối với công tác phòng chống dịch ở xã Thanh Liệt là địa phương em đang
sinh sống, em có thể quan sát và nhận thấy một số hành vi thể hiện sự phối hợp
chặt chẽ giữa người dân với hệ thống chính trị cơ sở đã tác động rất lớn đến kết
quả của công tác phòng chống dịch. Trong đó có mặt tích cực nhưng cũng tồn tại
một số bất cập trong việc chủ động, linh hoạt của người dân đối với chính quyền
địa phương. Vậy để làm rõ hơn vấn đề này, em đã chọn đề tài “Hành vi phối hợp
của người dân với hệ thống chính trị cơ sở xã Thanh Liệt trong thời kỳ đại dịch
Covid-19” làm đề tài nghiên cứu.
2. Tổng quan nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu về những thông tin về đề tài mình lựa chọn, em nhận thấy
chưa có nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề hành vi phối hợp của người dân
với hệ thống chính trị cơ sở trong thời kỳ covid 19. Đa số các tài liệu hay bài
báo chỉ nói đến các biện pháp phòng chống đã được triển khai trên địa bàn xã và
những yêu cầu đối với người dân phải tuân thủ một cách nghiêm túc. Chưa có
nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu hành vi phối hợp của người dân có tác động như
nào, họ có thực sự chủ động, tự nguyện hay còn có hành vi khác vì nguyên nhân
nào đó. Chính vì vậy việc chọn đề tài “Hành vi phối hợp của người dân với hệ
thống chính trị cơ sở xã Thanh Liệt trong thời kỳ đại dịch Covid-19” nhằm góp
phần tìm hiểu hành vi của người dân, tiếp thu ý kiến đóng góp để cải thiện sự
gắn hết, tăng hiệu quả phối hợp với hệ thống chính trị cơ sở. Từ đó đưa các biện
pháp phòng chống dịch trên địa bàn xã Thanh Liệt hiệu quả hơn trong thời gian tới.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu về các biện pháp phòng chống dịch có sự tham gia, phối hợp
của người dân trên địa bàn xã Thanh Liệt
- Khảo sát, phân tích hành vi phối hợp của người dân sinh sống và là việc ở
xã Thanh Liệt với hệ thống chính trị cơ sở trong công tác phòng chống dịch covid
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu thái độ, hành động của người dân xã Thanh Liệt với các biện pháp phòng chống dịch
- Nhận thức, đánh giá tác động của sự phối hợp của người dân với kết quả
công tác phòng chống dịch do cơ quan địa phương đề ra
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm giúp sự phối hợp
của người dân và hệ thống chính trị cơ sở được chặt chẽ, hiệu quả hơn
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những hành vi phối hợp với hệ thống chính trị cơ sở của người dân sinh
sống trên địa bàn xã Thanh Liệt
4.2. Khách thể nghiên cứu - Công dân từ 18-50 tuổi
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về không gian: trên địa bàn xã Thanh Liệt
- Giới hạn về thời gian: Tính đến hết ngày 23/3/2022
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu: Thu thập, xử lí các tài liệu, thông báo về
các biện pháp phòng chống dịch bệnh từng được ban hành trên địa bàn xã
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: phương pháp này được thực hiện
bằng bảng hỏi trên 500 người dân có độ tuổi từ 18-50 sinh sống trên địa bàn xã
Thanh Liệt để có những đánh giá sơ bộ về độ tin cậy và tính hiệu lực của thang
đo, đồng thời chuẩn hóa các thuật ngữ và bổ sung thang đo sao cho phù hợp. 6. Khung phân tích Đặc điểm cá nhân, gia đình Hành vi chủ động, chặt chẽ, hiệu quả Hành vi phối hợp của của người dân Hệ thống chính trị trong công tác cơ sở phòng chống dịch của địa phương Hành vi thờ ơ, không chấp hành Tình hình dịch bênh trên địa bàn xã
Đối với hành vi phối hợp của người dân trong công tác phòng chống dịch
bệnh nhìn chung có 3 yếu tố tác động.
Thứ nhất là đặc điểm cá nhân, gia đình. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
đến suy nghĩ, nhận thức và thái độ của người dân đối với sự việc. Từ suy nghĩ
mới dẫn đến hành vi của con người. Mà cụ thể ở đây là những người dân có ý
thức tốt, nhận thức được tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh, hiểu rằng tham
gia phối hợp, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch ở địa phương là cách tốt
nhất để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và xã hội. Trái lại những người
có phần ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho bản thân và chưa có đủ nhận thức về tầm quan
trọng của dịch bệnh sẽ dẫn đến thiếu sự phối hợp với chính quyền địa phương.
Thứ hai là yếu tố tác động của hệ thống chính trị cơ sở. Đây là cầu nối giữa
chính quyền nhà nước và người dân. Cán bộ cơ sở có gương mẫu, trong sạch hệ
thống chính trị có nhất quán, vững mạnh thì mới được người dân tin tưởng. Từ
đó các hình thức truyền thông, vận động thực thi các biện pháp phòng chống
dịch mới được người dân dễ dàng đón nhận và có các hành vi phối hợp chặt chẽ.
Bên cạnh đó cách truyền thông, vận động sao cho gần gũi, dễ hiểu, dễ làm cũng
có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và nhận thức của người dân.
Thứ ba, yếu tố về thực trạng tình hình dịch bệnh đang diễn ra trên địa bàn
xã Thanh Liệt cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí và hành vi của người dân như
diễn biến về số ca F0, F1, số người được tiêm vaccin, tình hình hàng hoá, hoạt
động của các cửa hàng,…
Từ những yếu tố tác động trên có thể tạo ra 2 xu hướng hành vi phối hợp
hoặc không, mà thông qua bài nghiên cứu này chúng ta có thể tìm ra một số
nguyên nhân tác động đến hành vi để từ đó rút kinh nghiệm và tìm ra giải pháp phù hợp. 7. Bảng hỏi
Trong nghiên cứu này, bảng hỏi được thực hiện dưới hình thứ tạo trên mẫu
của Google Biểu mẫu. Bảng hỏi được gửi cùng lời mời đến 500 người dân có độ
tuổi từ 18-50 đang sinh sống trên địa bàn xã Thanh Liệt.
KHẢO SÁT HÀNH VI PHỐI HỢP CỦA NGƯỜI DÂN XÃ THANH LIỆT
VỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRONG THỜI KÌ ĐẠI DỊCH COVID-19 Xin chào mọi người!
Em/Mình là sinh viên lớp Quảng Cáo K40, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền. Trước hết, em/mình muốn dành lời cảm ơn đến các bạn, cũng như các
anh/chị đã dành thời gian quý báu của mình để tham gia bài khảo sát này.
Bài khảo sát nhằm mục đích tìm hiểu về sự phối hợp của người dân xã
Thanh Liệt đối với hệ thống chính trị cơ sở, từ đó đưa ra phương hướng và đề
xuất một số giải pháp cải thiện dựa trên ý kiến của mọi người. Vậy mong mọi
người sẽ trả lời theo trải nghiệm của bản thân để có bài khảo sát đúng với thực tế nhất.
Mọi thông tin cá nhân của bạn/anh/chị sẽ được giữ kín và đảm bảo chỉ sử
dụng kết quả khảo sát cho mục đích nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN 1: THÔNG TIN CƠ BẢN
Câu 1: Bạn đang cư trú ở thôn/TDP nào trên địa bàn xã Thanh Liệt 1. Thôn Thượng 2. Thôn Tràng 3. Thôn Nội. 4. Thôn Vực 5. Thôn Văn 6. TDP số 1 7. TDP số 2
Câu 2: Độ tuổi của bạn 1. Từ 18-30 2. Từ 30-40 3. Từ 50-40
Câu 3: Giới tính của bạn 1. Nam 2. Nữ 3. Khác
PHẦN II: THỰC TRẠNG
Câu 4: Bạn có thường xuyên theo dõi các thông báo mới về các biện pháp phòng dịch không? 1. Có 2. Không
Câu 5: Bạn nhận được những thông báo đó trên phương tiện nào? 1. Đài phát thanh xã
2. Thông báo dán ở bảng đen
3. Trang nhóm trên Facebook, Zalo 4. Truyền miệng 5. Tổ Covid cộng đồng
Câu 6: Thái độ của bạn khi đọc những thông báo đó?
1. Luôn đồng tình ủng hộ
2. Suy nghĩ, hỏi ý kiến mọi người
3. Lan truyền cho mọi người cùng biết
4. Nghi ngờ về tính hiệu quả
Câu 7: Một số hình thức phòng chống dịch ở địa phương mà bạn biết?
1. Thực hiện nghiêm túc 5K
2. Khai báo y tế khi có triệu chứng
3. Hạn chế tụ tập đông người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện
4. Tuân thủ quy tắc cách ly y tế
5. Quét mã QR khi ra vào các địa điểm của hàng, kinh doanh
6. Không ra ngoài khi không có việc thực sự cần thiết
7. Tham gia đội Covid cộng đồng 8. Ủng hộ quỹ vaccin 9. Khác: (ghi rõ)
Câu 8: Một số hình thức phòng chống dịch mà bạn đã thực hiện?
1. Thực hiện nghiêm túc 5K
2. Khai báo y tế khi có triệu chứng
3. Hạn chế tụ tập đông người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện
4. Tuân thủ quy tắc cách ly y tế
5. Quét mã QR khi ra vào các địa điểm của hàng, kinh doanh
6. Không ra ngoài khi không có việc thực sự cần thiết
7. Tham gia đội Covid cộng đồng 8. Ủng hộ quỹ vaccin 9. Khác: (ghi rõ)
Câu 9: Đánh giá của bạn về tính hiệu quả của những biện pháp trên? 1. Rất hiệu quả
2. Còn vài yếu điểm nhưng không đáng kể 3. Không hiệu quả
Câu 10: Khi có vấn đề liên quan đến dịch bệnh hay cần hỗ trợ bạn sẽ liên hệ với ai, cơ quan nào? 1. Trưởng thôn 2. Tổ Covid cộng đồng 3. Trạm y tế xã 4. Uỷ ban nhân dân xã 5. Hội phụ nữ 6. Hội nông dân 7. Hội cựu chiến binh 8. Đoàn thanh niên
9. Ban công tác mặt trận 10. Khác: (ghi rõ)
Câu 11: Cách giải quyết của cơ quan tổ chức đó như thế nào?
1. Được tiếp nhận và giải quyết ngay lập tức
2. Phải chờ đợi rồi mới được giải quyết
3. Phải đề nghị nhiều lần
4. Bị từ chối giải quyết
Câu 12: Có điều gì khiến bạn ngại phối hợp với hệ thống chính trị trong việc
thực hiện các hình thức phòng chống dịch không? (Có thể chọn 1 hoặc nhiều đáp án)
1. Biện pháp quá cứng nhắc 2. Thông báo khó hiểu
3. Nghi ngờ tính hiệu quả
4. Mọi người xung quanh không làm
5. Không thấy đem lại lợi ích cho bản thân
6. Không tin tưởng hệ thống chính trị 7. Khác: (ghi rõ)
Câu 13: Đề xuất của bạn để có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa người dân và hệ thống chính trị? (Câu trả lời ngắn)
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. -- HẾT --
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn bản đã hoàn thành bài khảo sát!